Search This Blog

Friday, 27 March 2020

[Truyện cổ tích] Cô Bé quàng khăn đỏ.

[Truyện cổ tích] Cô Bé quàng khăn đỏ.
#grimm #cotich #truyen
Chúng ra hay nghĩ rằng Cô bá quàng khăn đỏ viết ra là để cho các bạn nhỏ nhìn đấy.
Nhưng nó ban đầu sinh ra không phải để cho con nít nhìn, nó là cho người lớn xem.
Charles Perrault vào năm 1697 viết Cô bé quàng khăn đỏ mục đích chính là để phê phán thói hoang dâm vô độ của quý tộc nước Pháp.
Cung đình lúc bấy giờ: lạm giao, ngoại tình, luyến đồng đều là chuyện hằng ngày. Bản thân "Cô bé quàng khăn đỏ" là một chuyện ngụ ngôn.
Phiên bản "Cô bé quảng khăn đỏ" của Charles Perrault đương nhiên không có thợ săn đến cứu hai bà cháu (tình tiết thợ săn là của Grimm's)
Câu chuyện tóm tắt là vầy:
1. Có cô bé mang khăn quàng đỏ mang đồ đến nhà ngoại
2. Đi đường cô bé gặp một con sói, bằng "lời ngon tiếng ngọt", con sói đã lừa được cô bé địa chỉ của nhà bà ngoại.
3. Con sói muốn "ăn" cô bé và đến nhà bà ngoại "ăn" bà trước.
4. Sau đó cô bé bị con sói lừa "lên giường" và bị "ăn" luôn.
Charles Perrault ở cuối chuyện có tổng kết: Bé gái không được tin người xa lạ, nhất là bọn "sói". Càng đẹp trai càng dễ lừa người, các cô bé nên cẩn thận. Cuối cùng là: Miêng càng ngọt, răng càng bén.
Cô bé quàng khăn đỏ chính là một cô gái ngu xuẩn và ngây thơ, đi tin tưởng người xa lạ, nói cho người ta biết địa chỉ và bị ăn luôn.
Chúng ta phải để ý là cô bé quàng khăn đỏ thật không phải "cô bé", bởi vì lối ăn mặc ấy là của những cô gái 16,17 tuổi của giai cấp trung sản, bình dân.
Và màu sắc sặc sỡ (khăn đỏ) cũng là một dạng ám hiệu dụ dỗ nhà trai.
Cuối cùng, sói giả dạng bà ngoại dụ dỗ cô bé quàng khăn đỏ nằm lên giường và nói rất trực tiếp "lên giường đi nào"
 - Put the cake and the little pot of butter upon the stool, and come get into bed with me.
Cô bé sau đó làm gì ? Không phòng bị, cởi quần áo và nằm lên giường.
Tất cả tình tiết này là một dạng ám hiệu tình dục.
Không sai, câu chuyện này không những dùng để phê phán nhà trai còn dùng để phê phán nhà gái: Cô gái thanh danh và trong trắng rất quan trọng, dù kết quả thế nào thì phái nữ cũng là người thiệt thòi.
Cô Bé quàng khăn đỏ theo phiên bản của Grimm thì đã bỏ một số lời thoại tán tỉnh. Ý nghĩa thuần khiết hơn rất nhiều: Trẻ con phải nghe lời cha mẹ, không nói chuyện với người lạ. Lại thêm vào hình tượng thợ săn để tăng lên quyền uy của đàn ông (cha) trong gia đình.
Càng về sau này, Cô bé quàng khăn đỏ càng thay đỏi nhiều.
Nếu như các bạn từng xem "Cô bé quàng khăn đỏ 2011" thì đó cũng là một phiên bản ở thời đại này.
Ref: http://www.pitt.edu/~dash/perrault02.html

#tapluan

No comments:

Post a Comment