Search This Blog

Friday, 20 March 2020

NGHĨ RỜI

https://www.facebook.com/bacvanvuong/posts/3150724361606848

NGHĨ RỜI
1/ những ẩn dụ
a/
đang chạy lúp xúp bỗng trước mắt hiện ra cảnh tượng huy hoàng: tám bà (chính xác: 8) sồn sồn vận đồ hệt nhau, shorts (quần sooc) trắng bó căng ngắn sát bẹn, áo pull mầu cam cũng bó sát. vì chúng đều bó sát nên đập mắt tôi là những cái bụng phì nhiêu núng nính và những quả mông tụt tới đầu gối. ngoài ra là những cặp chân không khác mấy với những cái chân giò heo, nghĩa là to và rất ngắn.
các bà ấy đang đứng sắp măng tí tởn hớn hở selfie. khi tôi chạy tới gần, các bà toe toét nói rất to "nhờ anh kia chụp...", "anh ơi hí hí...", "chụp bọn  em nhát hehe...". trong đầu tôi chưa kịp nghĩ gì thì cặp chân tôi đã guồng tít. tôi nghĩ tốc độ chạy của tôi lúc đó phải ngang ronaldo. có lẽ lệnh cho đôi chân tôi guồng tít xuất phát từ vô thức. adrenalin tiết ra do nỗi sợ hãi, không, không phải sợ hãi mà là hoảng hốt, khiến tôi ba chân bốn căng bon nhanh.
lão bukowski bảo, đàn bà ba mươi muộn cho tình yêu và quá muộn cho thơ. tôi thì nghĩ, muộn cho tình yêu đã đành, nhưng đàn bà sồn sồn lại còn béo không chỉ muộn cho thơ mà còn là những kẻ giết thơ. các bà ấy không chỉ không thể là "nàng thơ" mà còn là nhân tố khiến thi nhân tụt hết thi hứng.
đàn ông có tuổi thường trở nên điềm đạm hơn nhưng đàn bà có tuổi thì ngược lại. mọi ý tứ, phong thái, nữ tính của họ dường như trôi tuột theo dòng thời gian. đàn bà sồn sồn và béo thường hớ hênh, vô duyên, thậm chí thô bỉ (các mẹ sồn sồn béo do sinh con nên cơ vùng đít rất yếu, do đó họ thường tương rắm cách rất thuận tự nhiên). đây là sự trình diễn của ẩn dụ: trym đàn ông có tuổi luôn gật gù ủ rũ như triết gia, không cương cứng bắng nhắng như lúc trẻ. còn trym đàn bà có tuổi thường tóe tòe loe, thông thống, thè lè..., không chúm chím e ấp ý tứ như trym thời con gái
b/
văn hóa phương đông coi nặng chữ "hiếu" (hiếu thảo, hiếu đễ). chữ hiếu ấy thường áp cho con trai, bởi "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô". một trong những tiêu chí để trọn hiếu, đó là con trai phải có vợ, có con (nối dõi tông đường). tại sao người con trai phải có vợ mới có thể trọn chữ hiếu?
thực ra thì về mặt sinh học, thằng con trai chẳng thể có hiếu, mà nó phải thông qua vợ nó để tròn chữ hiếu. điều này diễn đạt bằng ẩn dụ: con trai có hai đầu, cái đầu trên nó chui ra khỏi bướm mẹ còn cái đầu dưới nó chui vào bướm vợ. chui ra (out) là ẩn dụ vượt thoát. thoát khỏi rồi là xong, khỏi vòng cong đuôi, làm sao mà hiếu thảo được? còn chui vào (in) là qui phục, là mang ơn, là nô lệ. bởi vậy với thằng con trai trưởng thành, vợ quan trọng hơn mẹ. nếu vợ nó tử tế, vợ nó sẽ hiếu thuận với cha mẹ chồng, và từ đó, thằng con trai có vợ sẽ tròn đạo hiếu.
2/ chó hít rắm
ngoài hai hấp lực lớn thu hút đám đông là quyền lực chính trị và quyền lực đồng tiền thì còn một hấp lực khác cũng thu hút một đám đông, đó là hấp lực của uy tín, của thẩm quyền. đại gia, chính trị gia tạo hấp lực thì đám uy tín, thẩm quyền (người nổi tiếng, nghệ sĩ nhớn, bằng cấp, giải thưởng, hàm vị... ) cũng có hấp lực, nhưng đám này chỉ tạo hấp lực cho lũ chó hít rắm.
chó hít rắm nghĩa là chả được cái mẹ gì, chỉ hít và hít. không như đám xun xoe bên chính trị gia và đại gia có bổng lộc, có quyền lợi, đám chó hít rắm chả được gì (may lắm thì được chụp hình chung với người nổi tiếng). chả được gì nhưng vẫn xun xoe, vẫn hít.
ai đã đọc cuốn "mặt trăng và đồng xu" của nhà văn somerset maugham sẽ nhớ có một thằng chó hít rắm điển hình. anh chàng hít rắm danh họa paul gauguin. rất khổ sở, rất đáng thương, và cũng cực đáng ghét.
tôi chẳng dám khuyên ai điều gì, nhưng cá nhân tôi luôn coi bọn nổi tiếng (văn nghệ sĩ, trí thức) không khác gì đống cứt. chẳng tránh xa thì cũng dứt khoát không hít hà
3/ báo chí
một chính khách huê kì từng nói rằng "thà không đọc gì còn hơn chỉ đọc báo".
ngày nay, vây quanh chúng ta không chỉ có báo chí truyền thống mà còn các loại báo chí hiện đại (web, các trang tin, và đặc biệt là các mạng xã hội). điều kiện này khiến hầu hết chúng ta "chỉ đọc báo", nghĩa là hầu hết chúng ta còn tệ hại hơn đám mù chữ "không đọc gì".
nếu từ bỏ thói quen "chỉ đọc báo" chúng ta không bỏ lỡ điều gì nhưng nếu cứ suốt ngày đắm chìm trong phê-tê-bốc, có thể chúng ta bỏ lỡ cuộc sống của mình
(phần này như một phụ lục cho bài tối qua)
----
tranh của paul cadmus (1904 - 1999)

No comments:

Post a Comment