KHẮC KỶ.
1 - Những sư kiện tự nhiên và xã hội xảy ra vào cuối năm ông hơi và đầu năm ông tý như là Đồng tâm, mưa đá giao thừa và hiện tại là virut corona not beer khiến một số người bạn của tôi cảm thấy sốc, cảm thấy khủng khiếp, rồi rơi vào trạng thái lo âu trầm cảm bị quan, dường như thế giới đã đến hồi tuyệt vọng, vài người khác thì tìm đến sự an ủi trong triết học, họ hỏi : Khắc kỷ là gì?
Vầng, để tìm an ủi cho sự lo âu và tuyệt vọng, có lẽ không có tư tưởng nào hơn là trường phái khắc kỷ. Vậy khắc kỷ, hay chủ nghĩa khắc kỷ aka Stoicism là cái quái gì vậy?
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno sáng lập ra tại Athen vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới hạnh phúc của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
Những nhà khắc kỷ nổi tiếng nhất phải kể đến Zono, Chrysippus,m Epictecus, Marcus Aurelius... đặc biệt là Seneca.
Như vậy, chủ nghĩa khắc kỷ có vẻ gần giống với đạo Lão, Trang và tư tưởng Tiêu dao của phương đông, tuy vậy, nó vẫn có những khác biệt.
Với Lão, Trang thì tinh thần " thuận theo tự nhiên" còn có nghĩa là " kệ mẹ nó", tự nhiên sẽ quyết định mọi việc. Còn với khắc kỷ thì trước hết ta phải nhận thức tự nhiên để biết ta nên làm gì và lựa chọn thái độ nào cho thích hợp, nghĩa là rất trí tuệ.
Có câu chuyện nổi tiếng về Zeno, khi biết tin vụ đắm tàu khiến toàn bộ tài sản của mình mất hết, ông nói " Fortune – số phận – muốn tôi trở thành một nhà triết học nhẹ gánh hơn"
Nghe có vẻ như đây là công thức cho sự thụ động và yên ổn, khuyến khích ta đầu hàng trước sự thất vọng có thể xảy đên, tương tự Lão – Trang. Nhưng theo Seneca, câu chuyện trên chỉ chứng tỏ ta phải nhận thức để hiểu rằng, việc coi một điều là cần thiết khi nó không cần thiết cũng chẳng kém phần vô lý so với việc chống lại một điều khi nó là cần thiết.
Chẳng hạn, ta cứ cố gắng tìm hiểu cấu trúc gien của con virut Corona dù chẳng có ích lợi gì – vì nó chẳng liên quan tới chuyên môn của ta - ngoài việc tăng cường nỗi sợ trong ta, là hoàn toàn không cần thiết, bởi vậy nó vô lý y hệt việc ta chống lại lệnh cách ly nếu ta từ Hàn quốc về, vì điều đó là cần thiết.
Chúng ta dễ lầm đường lạc lối với việc chấp nhận cái không cần thiết và chối bỏ cái khả thi, cũng như chối bỏ cái cần thiết và mong ước cái bất khả thi. Nhiệm vụ của lý trí là phải phân biệt điều này.
2 – Khắc kỷ không có nghĩa là khổ hạnh.
Nếu bạn là người giàu có, rồi một ngày bạn mất tất cả do vỡ nợ, hoặc thiên tai, bạn vẫn bình thản bởi người khắc kỷ là người thông thái, mà người thông thái thì không thể mất điều gì. Anh ta có mọi thứ trong bản thân mình.
Người thông thái luôn thấy đầy đủ, nếu anh ta mất một cánh tay vì bệnh tật hay chiến tranh, hoặc thậm chí tai nạn lấy đi cặp chân thì anh ta vẫn thỏa mãn với những gì còn lại.
Điều này nghe có vẻ giống với tinh thần buông bỏ của nhà phật, nhưng khắc kỷ vẫn là tư tưởng của mấy ông tây, và Seneca giải thích những quan điểm trên như sau:
- Ta không vui khi mất cánh tay hay cặp chân, nhưng ta hiểu được, cuộc sống là như vậy. Người thông thái là người sẽ không tự coi thường bản thân ngay cả khi anh ta là người lùn, nhưng anh ta vẫn có thể mong ước được cao hơn.
- Người thông thái cảm thấy đủ, nghĩa là có thể sống mà không có bạn bè, nhưng không có nghĩa anh ta muốn sống mà không có bạn bè
Bản thân Seneca từng là một chính trị gia thành đạt, là thầy dạy học cho hoàng đế nên cuộc sống khá giàu có. Ông sống trong biệt thự lớn, ăn thức ăn ngon. Tuy nhiên, sau này bị án oan, bị tịch thu gia sản và đi đầy, thậm chí cuối cùng bị ép phải tự sát, ông chấp nhận mọi tình huống đúng như tinh thần triết học của ông: Hoàn toàn bình thản,
3 – Những tút động viên các bạn trong thời gian qua, kể từ ngày xảy ra dịch virut, mà tôi đã biên, chính là từ tinh thần khắc kỷ: Nhân thức nó, bình tĩnh đối phó, chả việc gì phải sợ và luôn hướng đến niềm vui.
Nhân tiện, tinh thần triết học khắc kỷ cũng giúp các bạn, nếu một ngày đi công tác xa về nhìn thấy vợ đang nằm trên giường với thằng thợ thông cống to như phạm văn mách thì cũng chớ nên hoảng loạng...
Hoặc, cũng một ngày đi công tác xa về, nhìn thấy trong nhà một em, chính xác là Ngọc Trinh đang nằm tô hô trên giường mỉm cười đợi bạn, thì bạn cũng chớ nên bối rối...
Với cả hai tình huống đó, hãy bình tĩnh mỉm cười và suy nghĩ rằng cuộc sống là vậy, hãy chấp nhận hiện thể bằng trạng thái tích cực nhất, bởi vì, trạng thái ta thế nào, có lợi hay có hại, phải do chính ta quyết định chứ không phải cái gì bên ngoài ta.
1 - Những sư kiện tự nhiên và xã hội xảy ra vào cuối năm ông hơi và đầu năm ông tý như là Đồng tâm, mưa đá giao thừa và hiện tại là virut corona not beer khiến một số người bạn của tôi cảm thấy sốc, cảm thấy khủng khiếp, rồi rơi vào trạng thái lo âu trầm cảm bị quan, dường như thế giới đã đến hồi tuyệt vọng, vài người khác thì tìm đến sự an ủi trong triết học, họ hỏi : Khắc kỷ là gì?
Vầng, để tìm an ủi cho sự lo âu và tuyệt vọng, có lẽ không có tư tưởng nào hơn là trường phái khắc kỷ. Vậy khắc kỷ, hay chủ nghĩa khắc kỷ aka Stoicism là cái quái gì vậy?
Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno sáng lập ra tại Athen vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới hạnh phúc của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
Những nhà khắc kỷ nổi tiếng nhất phải kể đến Zono, Chrysippus,m Epictecus, Marcus Aurelius... đặc biệt là Seneca.
Như vậy, chủ nghĩa khắc kỷ có vẻ gần giống với đạo Lão, Trang và tư tưởng Tiêu dao của phương đông, tuy vậy, nó vẫn có những khác biệt.
Với Lão, Trang thì tinh thần " thuận theo tự nhiên" còn có nghĩa là " kệ mẹ nó", tự nhiên sẽ quyết định mọi việc. Còn với khắc kỷ thì trước hết ta phải nhận thức tự nhiên để biết ta nên làm gì và lựa chọn thái độ nào cho thích hợp, nghĩa là rất trí tuệ.
Có câu chuyện nổi tiếng về Zeno, khi biết tin vụ đắm tàu khiến toàn bộ tài sản của mình mất hết, ông nói " Fortune – số phận – muốn tôi trở thành một nhà triết học nhẹ gánh hơn"
Nghe có vẻ như đây là công thức cho sự thụ động và yên ổn, khuyến khích ta đầu hàng trước sự thất vọng có thể xảy đên, tương tự Lão – Trang. Nhưng theo Seneca, câu chuyện trên chỉ chứng tỏ ta phải nhận thức để hiểu rằng, việc coi một điều là cần thiết khi nó không cần thiết cũng chẳng kém phần vô lý so với việc chống lại một điều khi nó là cần thiết.
Chẳng hạn, ta cứ cố gắng tìm hiểu cấu trúc gien của con virut Corona dù chẳng có ích lợi gì – vì nó chẳng liên quan tới chuyên môn của ta - ngoài việc tăng cường nỗi sợ trong ta, là hoàn toàn không cần thiết, bởi vậy nó vô lý y hệt việc ta chống lại lệnh cách ly nếu ta từ Hàn quốc về, vì điều đó là cần thiết.
Chúng ta dễ lầm đường lạc lối với việc chấp nhận cái không cần thiết và chối bỏ cái khả thi, cũng như chối bỏ cái cần thiết và mong ước cái bất khả thi. Nhiệm vụ của lý trí là phải phân biệt điều này.
2 – Khắc kỷ không có nghĩa là khổ hạnh.
Nếu bạn là người giàu có, rồi một ngày bạn mất tất cả do vỡ nợ, hoặc thiên tai, bạn vẫn bình thản bởi người khắc kỷ là người thông thái, mà người thông thái thì không thể mất điều gì. Anh ta có mọi thứ trong bản thân mình.
Người thông thái luôn thấy đầy đủ, nếu anh ta mất một cánh tay vì bệnh tật hay chiến tranh, hoặc thậm chí tai nạn lấy đi cặp chân thì anh ta vẫn thỏa mãn với những gì còn lại.
Điều này nghe có vẻ giống với tinh thần buông bỏ của nhà phật, nhưng khắc kỷ vẫn là tư tưởng của mấy ông tây, và Seneca giải thích những quan điểm trên như sau:
- Ta không vui khi mất cánh tay hay cặp chân, nhưng ta hiểu được, cuộc sống là như vậy. Người thông thái là người sẽ không tự coi thường bản thân ngay cả khi anh ta là người lùn, nhưng anh ta vẫn có thể mong ước được cao hơn.
- Người thông thái cảm thấy đủ, nghĩa là có thể sống mà không có bạn bè, nhưng không có nghĩa anh ta muốn sống mà không có bạn bè
Bản thân Seneca từng là một chính trị gia thành đạt, là thầy dạy học cho hoàng đế nên cuộc sống khá giàu có. Ông sống trong biệt thự lớn, ăn thức ăn ngon. Tuy nhiên, sau này bị án oan, bị tịch thu gia sản và đi đầy, thậm chí cuối cùng bị ép phải tự sát, ông chấp nhận mọi tình huống đúng như tinh thần triết học của ông: Hoàn toàn bình thản,
3 – Những tút động viên các bạn trong thời gian qua, kể từ ngày xảy ra dịch virut, mà tôi đã biên, chính là từ tinh thần khắc kỷ: Nhân thức nó, bình tĩnh đối phó, chả việc gì phải sợ và luôn hướng đến niềm vui.
Nhân tiện, tinh thần triết học khắc kỷ cũng giúp các bạn, nếu một ngày đi công tác xa về nhìn thấy vợ đang nằm trên giường với thằng thợ thông cống to như phạm văn mách thì cũng chớ nên hoảng loạng...
Hoặc, cũng một ngày đi công tác xa về, nhìn thấy trong nhà một em, chính xác là Ngọc Trinh đang nằm tô hô trên giường mỉm cười đợi bạn, thì bạn cũng chớ nên bối rối...
Với cả hai tình huống đó, hãy bình tĩnh mỉm cười và suy nghĩ rằng cuộc sống là vậy, hãy chấp nhận hiện thể bằng trạng thái tích cực nhất, bởi vì, trạng thái ta thế nào, có lợi hay có hại, phải do chính ta quyết định chứ không phải cái gì bên ngoài ta.
No comments:
Post a Comment