Các bài nói gửi dân Mỹ gần đây của Trump đều thú vị và làm nổi bật 2 điều:
1. Mỹ muốn bảo vệ sức khoẻ cùng kinh tế, không hy sinh cái nào vì cái nào.
2. Và sẽ làm điều đó đúng kiểu Mỹ: huy động sức mạnh tư bản với nhà nước lẫn tư nhân cùng làm.
Sẽ khá ảo tưởng để tiên đoán Trump sẽ thành công hay thất bại. Nhưng có thể nói Trump hiểu ông ấy cần làm gì. Nếu Corona không chỉ là cuộc chiến chống dịch, còn là cuộc chiến khẳng định ý thức hệ và tầm ảnh hưởng, thì điều cần làm không phải chứng minh tư bản có thể duy trì kinh tế tốt như cách vài nước Châu Âu thản nhiên thực hiện, mà là chứng minh thuyết phục cả các mục tiêu nhân văn cũng có thể đạt được nhờ phương thức tư bản.
Nửa thế kỷ qua đã chứng kiến trào lưu chính trị ở Vn thay đổi khá nhiều:
Xưa anh em Liên Xô thì tuyệt xhcn. Sau bao cấp vỡ mộng thì tuyệt mơ về tbcn. Đến kinh tế thị trường, thế hệ mới sinh ra, sự vượt lên của Tàu lẫn sự tiến bộ của Vn bắt đầu kéo theo phân chia bò đỏ dân chủ. Sau rốt, vài năm gần đây Trump lên Vn bắt đầu du nhập khái niệm tả hữu, hình thành chân vạc: bò đỏ, cánh tả liberal Obama và cánh hữu conservative Trump.
Corona, giống sự kiện Hồng Kong, lần nữa lại làm mịn hơn phân hoạch trên.
Y như nhiều người đập bàn chửi cơm sườn cùng lúc đắm đuối quý ông tay ấm; nhiều nhân vật từng thổn thức về các giá trị tư bản văn minh thì gần đây lại lộ mặt khi vừa khấp khởi lúc Tàu và Việt gặp biến vừa hồ hởi cổ vũ trò " chọn lọc tự nhiên" của Tây Âu. Những tréo nghoe này chỉ khẳng định, tất cả đám ấy đều không hiểu một xu, hoặc không tin một xu, những gì họ tấm tắc.
Hệt bò đỏ và bò vàng giống nhau kỳ lạ, đám con nhang mộ Obama lẫn mê Trump kiểu trên turn out ra cũng kỳ lạ giống nhau. Ghét cơm sườn chỉ là lý do ý thức hệ sang trọng che đi động cơ giản dị tầm thường là dìm hàng quê nhà hay quốc gia khác để cảm thấy họ may mắn hơn đồng bào và dân nước khác.
Nói chung, y như anh Hoàng trong "Đôi mắt" của Nam Cao từng tiếc cho ông cụ phải dẫn dắt một dân như dân ta, có lẽ cũng nên tiếc người phóng khoáng như Trump phải cưu mang những đầu óc bé mọn như đám anti lẫn fan này. Cũng chính sự bé mọn đã ngăn đám ấy nhìn ra sự giống nhau giữa Obama và cơm sườn lẫn sự giống nhau giữa HK protesters và antifa — trong khi Trump thì lại thấy và lại chọn đứng cạnh chính quyền Vn hay Tàu những chuyện đó. Bởi Trump không nhìn mọi thứ là pro hay con chỉ theo các thực thể cố định, ông ta phân định tuỳ theo hoàn cảnh, giá trị và nguyên tắc.
Có người nói Trump là triết gia vĩ đại nhất hiện nay. Đây ko nên là một câu đùa. Trump là người ngoài cuộc của cả 2 đảng, kẻ tay mơ luôn ngờ vực giới trí thức lẫn các học thuyết lý tưởng, người càng chắc chắn không bao giờ xếp mình là idealist cho bất kỳ chủ nghĩa nào. Nhưng nghịch lý là ông lại có một linh tính sâu sắc và bản chất hơn rất nhiều chuyên gia, không chỉ về cách xã hội tư bản đã và đang vận hành, mà còn cả cách nó sẽ nên vận hành. Trump hiểu và khơi gợi được cái gốc rễ về tinh thần, cái hồn cốt xa xưa của tinh thần cứu chuộc, cái biểu tượng của sự phục sinh trên thập giá, từng cho phép chủ nghĩa tư bản khai sinh lan rộng, và giờ sẽ huy động sức mạnh giúp nó vượt qua khủng hoảng.
Donald J. Trump, theo cách đó, giống với Ronald W. Reagan, người không chỉ xuất thân cánh tả mà chọn gia nhập cánh hữu, người từ một nhân vật ngành giải trí lại tranh cử, thắng cử và điều hành nước Mỹ thành công, còn là người đã đem đến tầm nhìn thay đổi chính Đảng Cộng Hoà.
No comments:
Post a Comment