Search This Blog

Sunday, 29 March 2020

Ra-quyết-định nên là một môn học được yêu cầu ở mọi trường cấp 3

Ra-quyết-định nên là một môn học được yêu cầu ở mọi trường cấp 3
CHÚNG TA DÀNH QUÁ NHIỀU THỜI GIAN BẮT CON TRẺ GHI NHỚ FACTS THAY VÌ TRANG BỊ CHO CHÚNG THỨ KỸ NĂNG MANG LỢI ÍCH CẢ ĐỜI.
----------------------
Từ chuyên mục https://forge.medium.com/
12/09/18 | 7 phút đọc | 3.3K Claps
Tác giả: Steven Johnson
----------------------
Khi nhìn lại quãng thời gian 25 năm đầu đời học tập ở trường lớp, thật khó để mà tôi không thấy kinh ngạc về phạm vi những môn mình đã học: ngữ pháp, hóa học, đại số, lịch sử châu Âu, lý thuyết văn chương hiện đại, nghiên cứu phim ảnh, cũng như rất nhiều môn khác. Chúng ta đều có một danh sách từa tựa các môn học với nhau, có vài khác biệt môn phụ chút. Thế nhưng khi ngẫm nghĩ về tất cả các khóa học này ở giai đoạn 25 năm sau, với tư cách là một người 50 tuổi, điều làm tôi phải chú ý nhất đó là thứ bị bỏ qua trong danh sách kia.
Suốt những năm tháng đến trường đó, chưa có một lần nào tôi học một lớp mà mình được dạy cách đưa ra quyết định phức tạp, mặc cho thực tế rằng khả năng đưa ra những lựa chọn nắm vững tình hình và mang tính sáng tạo là một kỹ năng áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta: môi trường làm việc; vai trò trong nhà với tư cách là bố mẹ hay là thành viên gia đình; đời sống công dân dưới tư cách là người bầu cử, nhà hoạt động, hay là các viên chức, công chức được bầu cử; và sự tồn tại về mặt kinh tế của chúng ta vốn kiểm soát ngân sách hằng tháng hay lên kế hoạch cho sự về hưu sau này.
Tôi không phải là kiểu người kêu ca về đủ thứ nhỏ nhặt vặt vãnh đã học ở trường; tôi đã có sự nghiệp đàng hoàng từ việc tìm ra được ý nghĩa nằm trong những địa hạt không rõ ràng của các môn học. Nhưng tôi ước giá mà chút ít thời gian ở trường lớp đó đã được dành cho nghệ thuật đưa ra quyết định. Sự thiếu sót lạ lùng này đã trở thành một thứ như là ám ảnh đối với tôi, bởi trong vòng 8 năm qua tôi đã nghiên cứu và viết một quyển sách về việc ra quyết định phức tạp và dài hạn mang tên là Farsighted. Quyển sách là một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực nghiên cứu đa ngành mới nổi, cho chúng ta rất nhiều thông tin về cách để có được những lựa chọn tốt hơn khi ta tiến đến những "ngã giao đường" trong cuộc sống, những lựa chọn mà có thể mang hệ quả với ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm, hay thậm chí là nhiều thế kỷ: như là có nên thay đổi sự nghiệp không, có nên mua một căn nhà ở ngoại ô và rời thành phố không, hay là ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường.
Đa số những nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực đang phát triển này đã được thực hiện với các quyết định nhóm ở mức nhỏ-đến-trung-bình: một nhóm các cố vấn quân sự cân nhắc các lựa chọn khác nhau cho một cuộc xâm lược; một ủy ban cộng đồng cố gắng quyết định về các hướng dẫn phù hợp cho sự phát triển của một khu vực đang cải tiến; một bồi thẩm đoàn quyết định một công dân có tội hay vô tội. Các loại quyết định này được mô tả như mà những quyết định "cần được thảo luận, cân nhắc" vì lý do hợp lý và xác đáng. Khi gặp mặt lần đầu một người bị tố cáo là kẻ trộm cắp trong buổi xét xử ở tòa, có thể trong ta xuất hiện phản ứng mang tính bản năng rằng cảm giác người kia tội lỗi hay vô tội thông qua loạt đánh giá nhanh về phong thái, biểu cảm của họ, hoặc là qua thái độ sẵn có của ta về tội ác và việc thực thi pháp luật. Nhưng các hệ thống được xây dựng để khuyến khích các quyết định đưa ra một cách cẩn trọng thì được thiết kế đặc biệt để giúp chúng ta không ngây thơ sa chân vào những thừa nhận mà mình mặc nhiên cho là đúng, bởi vì những định kiến không lèo lái ta về với quyết định đúng đắn chuẩn xác. Ta cần thời gian để cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng, so sánh các lựa chọn, lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau trước khi xét xử hay phê bình.
Suốt những năm tháng đến trường đó, chưa có một lần nào tôi học một lớp mà mình được dạy cách đưa ra quyết định phức tạp, mặc cho thực tế rằng khả năng đưa ra những lựa chọn nắm vững tình hình và mang tính sáng tạo là một kỹ năng áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.
Một khóa học về việc ra quyết định không cần phải dựa dẫm hoàn toàn vào các thí nghiệm tâm lý đám đông để trau dồi kỹ năng đưa ra quyết định. Lịch sử gần đây có rất nhiều các case study về những quyết định phức tạp được thống nhất bởi nhóm nhiều những người có ý thức chấp nhận và thực hiện những chiến lược và thủ tục được thiết kế để cho ra nhiều kết quả có tầm nhìn xa hơn. Lấy ví dụ như là quá trình quyết định tinh vi và phức tạp dẫn đến cuộc tập kích vào khu phức hợp của Osama bin Laden ở Pakistan xem. Có rất nhiều điều có thể học tập từ việc nghiên cứu những quyết định như vậy, bởi vì chúng ta có thể áp dụng những kỹ thuật đó vào lựa chọn của mình và dùng sự hiểu biết đó để đánh giá khả năng đưa ra quyết định của những người lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè của mình.
Gần như là bạn chẳng bao giờ nghe về một buổi tranh luận chính trị - hay một cuộc họp cổ đông - mà trong đó một trong số các ứng cử viên hay người điều hành được hỏi họ bắt đầu đưa ra quyết định như thế nào, nhưng sau cùng thì, có lẽ không có kỹ năng nào cần thiết hơn cho một người ở vị trí nắm quyền lãnh đạo ở bất cứ thể loại nào. Sự can đảm, sức hút, trí thông minh - tất cả những đặc điểm thông thường mà ta đánh giá khi cân nhắc bầu cử cho người nào đó trở nên ít quan trọng đi khi so sánh với một câu hỏi cốt yếu: Liệu người này có đưa ra được những lựa chọn tốt khi đối mặt với một tình thế phức tạp không? Sự thông minh, sự tự tin hay trực giác chỉ thật sự hỗ trợ khi ta đã đến được một trong số những "ngã giao đường" khó khăn đó. Ở một mặt nào đó, những thuộc tính cá nhân (đã nêu kia) là không đủ. Thứ mà một "người quyết định (decider) - cái từ bị nhạo báng bởi George W. Bush - cần trong những hoàn cảnh như vậy không phải là tài năng cho việc ra quyết định. Thay vào đó, thứ mà anh ta hay cô ta cần là một kỹ thuật - một chuỗi cụ thể các bước đi để đối diện vấn đề, khám phá những đặc tính độc nhất của nó, cân đo các lựa chọn. Kỹ thuật đó là thứ có thể truyền dạy được.
Đúng là khoa học não bộ và những hàm ý triết học đằng sau cách mà chúng ta quyết định thường xuất hiện trong giáo trình Khoa học Nhận thức hay Tâm lý 101, hay là triết học tự chọn về, lấy ví dụ như là, những người theo chủ nghĩa vị lợi. Các trường kinh doanh cũng rất hay có các khóa học trọn bộ về vấn đề trên, đa số trong đó tập trung vào các quyết định quản trị và điều hành. Thế nhưng ta gần như sẽ không bao giờ tìm được một môn học vào dành riêng cho chủ đề này thậm chí là trong những trường cấp 3 tiên tiến nhất. Có nhiều các kỹ năng quan trọng hơn là khả năng đưa ra những lựa chọn khó khăn không? Tôi có thể nghĩ đến một vài đối thủ: sự sáng tạo, sự đồng cảm, sự bền bỉ. Thế nhưng hẳn là ra-quyết-định phức tạp phải nằm ở đâu đó gần top đầu danh sách rồi. Nó nằm ở vị trí trung tâm của cái mà ta muốn thể hiện khi dùng những từ như "sự khôn ngoan, sự thông thái". Vậy thì tại sao nó lại không phải là một ngành học mũi nhọn trong trường học của chúng ta chứ?
Bố trí hẳn một khóa học xung quanh quyết định có tầm nhìn thực chất mang theo tiềm năng để tạo hứng khởi quan tâm cho những lĩnh vực khác.
Điều hay ho về một lĩnh vực như khoa học quyết định hay lý thuyết quyết định - hay là bất cứ tên gọi nào mà ta muốn gán cho nó - đó là nó như thể một chú "tắc kè hoa" học thuật vậy: Nó hoạt động ổn ở cả bối cảnh yêu cầu tri thức và cả ở trường hợp thiên về thực dụng. Có một kho các tài liệu triết học cũng như một bộ phận nghiên cứu khoa học thần kinh ngày một tăng thêm về số lượng vật lộn với vấn đề này, thế nhưng nó cũng là một vấn đề mang lợi ích thực tế với mọi người. Ai mà lại không muốn có sự lựa chọn tốt hơn chứ?
Cũng có tranh luận mang tính sư phạm cho cách tiếp cận như vậy. Bố trí hẳn một khóa học xung quanh các quyết định có tầm nhìn thực chất mang tiềm năng tạo hứng thú và sự quan tâm cho những lĩnh vực khác vốn đôi khi có vẻ khô khan khi chúng bị cách ly riêng trong phạm trù chuyên môn truyền thống của mình. Một trong số các chủ đề tôi phụ trách là sự khám phá về "mạng mặc định" của trí não, các khu vực của não bộ hoạt động trong suốt cái mà chúng ta thường gọi là sự mơ màng / mơ mộng, khi mà tâm trí ta lang thang và tưởng tượng các viễn cảnh và kết quả tương lai. Mạng mặc định có thể sẽ được học sinh hay sinh viên năm 2 bắt gặp như một vấn đề bên lề trong bài khảo sát sinh học ở chương về thần kinh học. Trong hoàn cảnh này, nó chỉ là một loạt các fact như những số khác mà các em cần ghi nhớ thôi: Hôm nay, ta học mạng mặc định; ngày mai, chất dẫn truyền thần kinh; tuần sau, tiếp qua hạch hạnh nhân. Thế nhưng khi đặt mạng mặc định vào một lớp học được thiết kế hoàn toàn để dạy học sinh cách đưa ra quyết định chất lượng hơn, thì đột nhiên toàn bộ ý tưởng về sự mơ màng / mơ mộng như một hoạt động giàu tính nhận thức trở nên liên quan đối với người học đáng kể. Không cần phải dự định theo đuổi sự nghiệp của một bác sĩ phẫu thuật não bộ để thấy việc học về chủ đề này, một dạng "siêu năng lực" lạ lùng mà hóa ra lại là duy nhất chỉ có ở loài người dùng để hình dung các kết quả dài hạn từ hành động của bản thân, là hữu ích.
Một giáo trình như vậy sẽ kết hợp các lĩnh vực nào? Dĩ nhiên là sẽ có nội dung liên quan đến lịch sử, triết học đạo đức, kinh tế học hành vi, xác suất, thần kinh học, khoa học máy tính và văn học. Thế nhưng nằm trên cả sự "càn quét" đa lĩnh vực này đó là, các em sẽ học được một tập hợp các kỹ năng mang tính ứng dụng vào đời sống và sự nghiệp: cách để xây dựng bản đồ đa sắc thái về một quyết định phức tạp; cách để thiết kế một kế hoạch tình huống và premortem (chiến lược quản lý mà trong đó đội phụ trách hình dung và phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại); cách để xây dựng một mô hình cân nhắc các giá trị (một dạng phiên bản đã cập nhật của danh sách ưu-nhược điểm truyền thống). Các em sẽ học được tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin riêng tư khi cân nhắc trong các nhóm khác nhau và giá trị của việc đo đạc sự không chắc chắn. Các em cũng sẽ học để tìm kiếm những lựa chọn chưa được khám phá và tránh xu hướng rơi ngược trở lại vào những đánh giá nông cạn ban đầu. Các em cũng học về sự quan trọng của việc suy nghĩ từ góc nhìn khác khi thực hiện một lựa chọn khó khăn và cách mà việc đọc các tác phẩm văn học tuyệt vời có thể giúp tăng cường năng lực đó ra sao.
Một ví dụ khác để tích hợp ra-quyết-định vào lớp học nữa đó là nó xây dựng một chiếc cầu nối đầy giá trị gắn kết các môn khoa học và xã hội. Khi đọc triết học trong ngữ cảnh về sự hứa hẹn cũng như hiểm nguy của các thuật toán trí tuệ nhân tạo, là những thứ có thể tăng cường quyết định của con người, ta có thể lập tức hình dung ra những ý tưởng về logic và đạo đức, vốn có cảm giác thật trừu tượng, có thể mang đến những ảnh hưởng hữu hình và cụ thể đến tương lai công nghệ của mình thế nào. Khi đọc tác phẩm văn học dưới góc độ như là một bài tập để nâng cao khả năng thiết lập những quyết định có tầm nhìn, ta có thể trân trọng cách mà các tiểu thuyết phản ánh sự hiểu biết sâu sắc mang tính khoa học, vốn nảy sinh từ các nghiên cứu thực nghiệm, trong cách mà tiểu thuyết dựa vào sức mạnh của sự mô phỏng để mở rộng quan điểm của ta, thử thách những nhận định chủ quan cá nhân, và đề xuất những khả năng mới mẻ.
Thế nhưng lập luận quan trọng nhất cho việc sắp xếp, bổ sung ra-quyết-định như là một môn học bắt buộc cho học sinh cấp 3 đó là: Không quan trọng rằng các em có làm gì trong đời, theo đuổi con đường sự nghiệp nào đi chăng nữa, khả năng đưa ra một quyết định đúng đắn vào thời điểm quan trọng là một kỹ năng sẽ bổ trợ cho các em rất nhiều suốt toàn bộ phần đời làm người lớn. Rõ ràng là ngoài kia có hàng ngàn các môn học tự chọn - trong các chương trình khoa học nhân văn của cấp 3 và bậc đại học, chưa kể đến cả những trường kinh doanh - nơi mà ít nhiều động đến các chủ đề về ra-quyết-định nữa. Đã đến lúc chúng ta đưa nội dung này vào chương trình nền tảng rồi.
----------------------
Ảnh bởi Chris Liverani trên Unsplash
Bài viết gốc:
https://forge.medium.com/farsighted-decision-making-should-be-a-required-course-in-every-high-school-6b5a836c1e1e

No comments:

Post a Comment