Chapter 1 : Hey Arthur, why so serious?
Joker's life is not a tragedy nor a comedy
His life is just a parody of art
And a lame one.
Arthur là một đàn ông độc thân, sống với mẹ, hàng ngày đóng vai một anh hề để kiếm sống. Một chứng bệnh thần kinh đã ngăn cản giấc mơ làm diễn viên hài kịch và khiến Arthur thường xuyên bị chế nhạo. Cuộc sống thêm nhiều khó khăn và dường như mọi xui xẻo đều nhằm vào người đàn ông bất hạnh. Đâu sẽ là giới hạn cho con người này trước những bất công và ghẻ lạnh? Nếu thế giới chưa từng xót thương Arthur, liệu Arthur có cần xót thương thế giới?

1. Hình ảnh
Phần dễ nhận nhất của Joker là màu sắc: màu nóng ấm như vàng là ảo mộng, đỏ là điên loạn, và màu lạnh như xanh là hiện thực.
Phần đầu của phim thiên về vàng, dù đã có dự cảm cho sắc xanh.
Lúc viết hài kịch, Arthur ngồi trong một khoảnh sáng vàng rực giữa một căn phòng tối, trong khi phòng bên cạnh toàn màu xanh.

Sau khi gặp Sophie, tối đến hắn nhảy một mình trong căn phòng màu vàng.

Lúc nghĩ Thomas Wayne là bố, Arthur cũng đang ở trong phòng vàng. Dù lúc gặp Sophie ở cổng và cô khen hắn hài hước thì ánh sáng nửa vàng nửa xanh. Arthur đứng trong sắc vàng, còn khi đóng cửa, chỗ Sophie đứng có màu xanh.


Màu xanh cũng dần chiếm ưu thế từ đây:

Sau khi bị đuổi khỏi nhà Wayne, tối mẹ bị cấp cứu, cảnh sát đến thăm dò, Arthur bỏ vào ngồi trong phòng bệnh viện, ánh sáng toàn màu xanh, hắn xem TV và chứng kiến Murray cười nhạo.


Tiếp, bị Wayne đấm, Arthur định tự tử bằng chui vào tủ lạnh với ánh sáng xanh ngắt. Ở phòng bên, chiếc giường vẫn toả ra ánh sáng vàng.

Sau khi đến bệnh viện, hắn về chung cư vào phòng Sophie, nơi có ánh sáng ấm.

Cũng ở đó, Arthur chợt nhận ra sự thật tối hậu, hắn về phòng, ngồi ở sofa cười cho đời mình, căn phòng ngập trong sắc xanh.

Đây cũng là bước ngoặt màu sắc khi cũng trong cảnh này, đoạn cuối, một luồng sáng đỏ từ xe cảnh sát đi ngang vô tình loé lên qua cửa sổ:

Và báo hiệu điều tất yếu: Sáng hôm sau, Arthur giết mẹ.

Nối tiếp nắng vàng ở cảnh đó, Arthur nhuộm tóc, nhảy múa, chính thức thành Joker.

Để đến màn chót, đứng sau tấm màn sân khấu trước khi gặp Murray, Joker lại bắt đầu uốn éo giữa 2 màu vàng và xanh.

Như vậy, tóm gọn biến chuyển màu sắc thì: ban đầu Arthur sống trong ảo mộng, rồi bị hiện thực tàn nhẫn đập nhiều cú choáng váng. Tưởng chỉ còn cách chết, hắn cuối cùng vẫn sống, lại cũng nhờ một ảo mộng. Song lần này ko phải ảo mộng ngây thơ về thế giới như của Arthur ban đầu, mà là thứ ảo mộng cuồng điên Joker sẽ bắt thế giới từ nay coi là hiện thực. Tóm lại kết phim hắn tin làm chủ cả hai thế giới thực và ảo, và bước ra từ bệnh viện tâm thần Arkham, từ không gian xanh nhạt, từng dấu chân in máu, Joker tiến về phía ánh vàng.

Tuy nhiên, xanh đỏ vàng trên với tôi là một thứ ngôn ngữ điện ảnh nhạt nhẽo. Vấn đề không phải ý tưởng mà là cách thực hiện. Nó thô thiển, lặp đi lặp lại, nhất là cảnh múa may sau tấm màn như muốn dí vào mắt người xem, với một thái độ nửa ngạo mạn nghĩ thiên hạ không hiểu vừa quá đỗi tự ti sợ thiên hạ không hiểu.
Nhưng thôi thì trong cả tỷ "chi tiết nghệ thuật" của Joker tôi thấy cũng nên chọn một vài cái làm vd phân tích, chủ yếu để các bạn fan của Joker đỡ ảo tưởng là chỉ mình các bạn đọc ra những thứ "giá trị so suck thích đực, nhầm, dick thực" này.
Còn thật sự, phim Joker về mặt hình ảnh may chẳng chỉ có một cảnh lúc Arthur trình diễn hài kịch là có chút sáng tạo:

Xem mà chỉ muốn dịch máy quay đi chỗ khác. Cảnh tối, góc quay hạn chế, lại đặt chiều profile, aka chỉ thấy mỗi nửa mặt. Arthur có lúc quay đầu nhưng lại quay đi ngay, máy quay có di chuyển nhưng chiếu từ dưới, ko dừng lại quá lâu, nhiều lúc sắp nhìn trọn mặt hắn thì cảnh bị cắt. Nói chung Arthur không được lúc nào hiện chính giữa khung hình và đường hoàng nhìn thẳng với cùng tầm mắt khán giả. Điều này tạo một ấn tượng né tránh mơ hồ mà cảm nhận lúc xem nhưng sau này mới nói được thành lời. Chúng ta thực ra đang ở trong đầu Arthur và đang quan sát giấc mộng của hắn. Khi còn đang mộng, người ta ít khi tưởng tượng ra được nhìn vào mắt chính mình. Nếu có, người ta ắt đến lúc thấy có cái gì kỳ lạ, và logic của mộng mị là bắt đầu tự hỏi về sự vô lý thì một giây sau tỉnh.

2. Âm nhạc
Về âm nhạc có thể nên coi Joker gồm 2 nửa: phần của Arthur và phần của Joker, với mốc phân chia là vụ giết mẹ.
Phần Arthur nhiều bài hát vui, song lại đều nhằm giễu nhại thực tại: Temptation để tiên báo cú đập đầu tiên của cuộc đời khi Arthur bị bọn du côn giẫm đạp, Slap that bass khi Arthur mơ mộng nhảy trong căn phòng đầy ánh vàng, Happy lúc đánh rơi súng và bị đuổi, Smile là đoạn cuối màn trình diễn mà Arthur nghĩ đã thành công – sau này ta cũng biết và tôi đã nói trên – chỉ là 1 giấc mộng. Phần nhạc được soạn riêng thì giống nhạc của các vở bi kịch, lại trình diễn bằng cello điện nên trầm gằn, uy nghiêm lẫn một chút creepy.

Nhạc phần 1 đáng xếp vào dở, không do các bài hát dở, mà do chúng làm lộ ý đồ phim. Khi cuộc đời Arthur vẫn còn câu hỏi, thái độ hắn vẫn còn phân vân, thì phim chỉ nên ẩn ý về đáp án thôi, dưng nhạc lại giễu cợt hơi lộ liễu quá, vd bài hát Smile so với tình cảnh của Arthur nghe quá lạc quan, too good to be true, ta biết luôn cảnh này là giả và thế là đi tong mọi cú twist n turn.
Phần 2 nhạc tiến bộ hơn. Mọi bí mật đã bật mí nên âm nhạc được quyền lộ liễu. Lúc này Arthur đã hoá thân thành Joker và hắn cần thể hiện chất ngông tửng bất cần, về đúng thế mạnh thác loạn của anh Todd Philip, đạo diễn Joker và cũng là đạo diễn Hangover. Cảnh Joker nhảy trên bậc thang với nhạc Rock and Roll part 2 xứng đáng là cảnh Joaquin diễn tốt nhất phim, aka ko diễn mà chỉ nhảy.

Tuy nhiên, cảnh trên cũng nói lên vấn đề của nhạc phần này. Tôi từng gật gù với Tùng Kissme là nhạc của Bohemian Rhapsody đỉnh nhưng âm thanh phim ấy không đáng đạt Oscar. Điện ảnh không phải MTV và nhạc phim không phải Spotify playlist, cứ cảnh quan trọng lại bật glam rock lên cho nhân vật múa may thì chính xác là một trò cheating, lấy sức hấp dẫn của âm nhạc kinh điển và trình diễn vũ đạo để che đi sự bế tắc trong ngôn ngữ điện ảnh hay nội dung sơ sài.
Đây là trick chung của điện ảnh thời nay, hầu như phim nào nhạc OST để riêng nghe cũng ổn dù phim như mứt, Joker chỉ là tiếp nối La La Land khi thay luôn diễn xuất bằng nhảy múa. Lạm bàn, tuy nghệ thuật được quyền kết hợp nhiều môn, mỗi môn vẫn cần xây dựng ngôn ngữ riêng. Còn đã mượn hết ngôn ngữ của môn khác lại đánh giá bằng tiêu chuẩn môn ấy mới fair, mà Joker có xứng là một video ca nhạc hay một clip vũ đạo xuất sắc không, hay là nhạc hay nhảy giỏi lại chỉ trên barem điện ảnh thôi? Giỏi Văn hơn bọn chuyên Toán và giỏi Toán hơn bọn chuyên Văn chẳng hơi ăn gian hay sao?
Đoạn đáng được điểm về âm thanh nhất trong Joker do đó ko ở phần nào ở trên, mà ở biên giữa 2 phần, chính lúc Joker giết mẹ.
Cảnh quay từ lưng Arthur, ánh nắng rực rỡ, bà mẹ ú ớ một hai câu, hắn vẫn giữ nguyên gối. Xong chuyện, Joker đứng nhìn ra cửa sổ, nắng vẫn rực rỡ. Vài giây thì chuyển cảnh.

Cảnh trên diễn ra hoàn toàn trong im lặng. Trong khi các cảnh giết người khác trong Joker luôn kèm âm thanh kịch tính. Sự im lặng này không phải một biệt đãi để chứng minh vụ giết người ấy sâu sắc với Joker hơn các vụ giết người khác. Dù đây hẳn là vụ giết người quan trọng nhất, sự vô thanh lại là nhằm trivialize, de-dramatize và anti-climatize cảnh này, aka muốn trống rỗng hoá nó. Một kẻ chỉ có thể từ nay đại diện cho phi đạo đức khi hành động phi đạo đức tối thượng sẽ được hắn thực hiện một cách ơ hờ và không đọng lại gì ngoài sự uể oải. Thời điểm giết mẹ, Arthur chấm dứt là một con người, và trở thành một ý tưởng.

3. Verdict
Rõ ràng, phim ảnh chỉ có 2 mục đích: giải trí và nghệ thuật. Có những phim có một trong hai phẩm chất ấy, có những phim có cả hai, và có những phim chẳng có cái nào. Joker là loại cuối.
Nếu có một từ để nói về cả phim này, thì đó là: cheap. Tôi rất khó kiếm cover cho bài viết vì ảnh nào search cũng thấy cheap. Cheap không có nghĩa là rẻ tiền kiểu kinh phí thấp, dù phim này quả có kinh phí thấp, nhưng sự cheap tôi muốn nói là một điều khác: một cảm giác lười biếng, mòn vẹt, và hời hợt. Chẳng có gì Joker làm mà không từng có phim khác làm, và khác với Citizen Kane, một phim cũng dùng toàn kỹ thuật cũ, Joker không hề đẩy được các kỹ thuật cũ này lên một tầm cấp nào mới mẻ, nếu chưa nói còn kéo lùi những gì kinh điển thành một bản copy sến sáo và công nghiệp.
Cho nên đến đây cũng nhắc lại cái câu luôn nhắc trong mọi bài phân tích: Các phân tích âm thanh hình ảnh ở trên chỉ là dịch từ lời đạo diễn, aka "hiệu ứng mà đạo diễn MONG đạt được", không nhất thiết là "hiệu ứng tự nhiên tôi cảm nhận".
Bởi xem Joker hiệu ứng tự nhiên tôi cảm nhận là: buồn ngủ.
Nói cách khác, tôi hiểu đạo diễn khao khát thể hiện cái gì, nhưng không bị thuyết phục.
Điều này giống lần viết về Vĩnh Cửu, đáng ra chỉ cần nói duy nhất câu "Chán mớ đời", vì nó chán một cách 1+1=2 mà lẽ ra hơi ngớ ngẩn khi chứng minh lại. Song do cái bóng quá lớn của bộ quần áo mới hoàng đế, sự cởi truồng hoá ra chẳng hiển nhiên và phải viết cho rõ ràng.
Hoàn toàn tương tự, chuyện hài ở Joker là tất cả những ai thích nó đều chả hiểu đếch gì về nó.
Và những ai hiểu về nó, đều thấy nó như mứt bò.

Bài tới:
Chapter 2 - A big fat joke : shorturl.at/goz39
No comments:
Post a Comment