Search This Blog

Wednesday, 18 March 2020

CORONA GIÚP GÌ CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHỀ NHÂN SỰ ?

1. Được CEO trao quyền xử lý và thanh lọc những thành phần gây rắc rối, có tí tài nhưng không coi ai ra gì trước đây. Dịch bệnh khiến CEO cần những người biết hợp tác hơn và nên coi trọng HR có khả năng xử lý vấn đề hơn.
2. Những phần tử gây nhức đầu cho HR trở nên "ngoan ngoãn" hơn vì sợ thất nghiệp. Này thì chừa tật láo, ko coi nhân sự ra cái đinh gì.
3. Hầu hết chương trình đào tạo nhân sự hiện nay đều thiếu trầm trọng kiến thức kinh doanh thực tiễn nên đã biến những người làm nghề nhân sự thành một cái máy chỉ biết "làm theo quy trình". Điều này khiến CEO nghĩ vai trò HR là đi xử lý giấy tờ và việc vặt. Dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi chóng mặt nên HR phải suy nghĩ rất nhiều các giải pháp giúp công ty tiết kiệm tiền, kiếm tiền từ chính sách,...Vô hình chung lại giúp HR hiểu về kinh doanh, bắt đầu nói được ngôn ngữ kinh doanh, bắt đầu linh hoạt hơn trong việc xử lý công việc, biết suy nghĩ từ cái gốc thay vì copy quy trình biểu mẫu. Những thứ trường lớp không cho này khiến HR nào chịu suy nghĩ, chịu học, chịu làm tự nhiên lên một cấp độ mới.
4. Nhận diện rõ hơn năng lực của Trainer khi thuê thầy về huấn luyện cho đội ngũ. Những thầy chỉ biết chém gió, nói lý thuyết suông, ko có kinh nghiệm thực tiễn lập tức lộ diện ngay vì  mớ kiến thức chung chung họ ra rả hàng ngày chả trúng trật gì trong bối cảnh hiện tại. Những người trước đây được PR, được lên sóng truyền hình, được giới thiệu là chuyên gia giúp các công ty tăng trưởng, vượt khủng hỏang bỗng lặn mất tăm.
5. Những HR giỏi thực sự ghi được rất nhiều điểm với CEO trong lúc này khi tư vấn được cho sếp mình những phương án cắt giảm nhân sự, luân phiên giờ làm để cắt giảm chi phí mà "không hề trái luật".
6. Bớt bị ứng viên thả bom phỏng vấn hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn với mức ngân sách khiêm tốn. Đơn giản vì có quá nhiều người thất nghiệp nên cán cân cung-cầu thay đổi.
7. Sấp nhỏ ảo tưởng sức mạnh, quá tự tin, có tư duy ngồi mát ăn bát vàng,...rớt cái bịch xuống mặt đất sau khi bị rơi vô diện cắt giảm nhân sự, hay bị thất nghiệp đủ lâu. Cán cân cung-cầu thay đổi khiến sấp nhỏ nhận ra bản thân ko hề giỏi và quan trọng như mình từng nghĩ. Thế là sau dịch bệnh HR sẽ tuyển được nhiều nhân viên trẻ có thái độ làm việc tốt hơn nhiều. Cuộc đời đã thay HR dạy dỗ bọn trẻ nên người và trưởng thành hơn, điều mà trước đây HR cố khuyên nhủ mà không được.
8. Nhìn rõ bộ mặt của ông/bà chủ để ra quyết định chính xác hơn trong sự nghiệp sắp tới.
9. Nhận thức rõ hơn cái gì gọi là "Văn hóa doanh nghiệp". Thấy rằng những hoạt động vui chơi nhảy múa hay Team Building để xây dựng văn hóa mà không dựa trên cái gốc hoàn toàn chẳng có tác dụng gì. Thay vì luôn nghĩ vấn đề ở khía cạnh chi tiết như ăn gì, uống gì, ở đâu, hoạt động gì khi tổ chức dự án văn hóa; HR sẽ bắt đầu nghĩ về mục tiêu tổng thể trước là "Muốn đội ngũ thay đổi tư duy và hành vi như thế nào? Làm sao để làm được điều đó" rồi mới đến chi tiết.
10. Học được cách quản lý dự án hiệu quả. Biết tư duy và đặt câu hỏi giải quyết vấn đề bằng xem xét mục tiêu và nguồn lực trước khi bắt đầu. Thay vì cắm đầu làm theo lệnh sếp mà không hề biết sếp sẽ cung cấp nguồn lực như thế nào để rồi bị hủy cả dự án vì "không đủ tiền"; HR sẽ biết đặt câu hỏi "Sếp muốn em hoàn thành mục tiêu trong ngân sách bao nhiêu?" trước khi lập kế hoạch. Kế hoạch được cung cấp nguồn lực sẽ khác với kế hoạch "tay không bắt giặc".
HR đúng nghĩa là chiến lược gia, là quân sư, là cánh tay phải đắc lực giúp CEO xây dựng một đội quân mạnh, cam kết, gắn kết để chiến đấu chứ ko phải người làm sổ sách và việc vặt. Để làm được điều đó hãy làm mọi thứ đúng cách, có tư duy chứ không phải làm như một cái máy suốt ngày chỉ biết quy trình mà quên đi thứ phải bắt đầu từ mục tiêu tổng thể.
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Những HR từng ký hợp đồng tổ chức Team Building với thợ sửa ống nước đều rất thông minh. Họ luôn bắt đầu bằng câu hỏi "Chị/em muốn sau chuyến đi đội ngũ sẽ thay đổi tư duy và năng lực abc với ngân sách xyz, em/anh làm được không ? Giải pháp là gì ? Làm như thế nào ?". Họ hiểu mình muốn gì, cần làm gì. Khá nhiều HR khác lại bắt đầu với câu "Đi đâu, ăn gì, có gì vui ?". Thôi, ko nói nữa.


No comments:

Post a Comment