Search This Blog

Thursday, 12 March 2020

Bàn về NGHỆ THUẬT

Bàn về NGHỆ THUẬT
Gần đây mạng fb có ì xèo về một tuyên bố được cộng đồng cho là khá lộng ngôn của một nhân vật khét tiếng có tên Trần Thành đại khái là " Nếu ai thấy tôi diễn hài nhảm thì tắt ti vi đi". Trấn Thành hoạt động ở khu vực mà tôi không mấy quan tâm, thậm chí tôi chả biết anh ta làm gì, nghe nói là diễn hài, cho nên tôi chả bình luận gì về câu nói của anh ấy. Nhưng từ tuyên bố của anh ấy, có nhiều bài viết, nhiều ý kiến xung quanh việc phê phán các chương trình hài – chủ yếu ở phía Nam – giai đoạn này, dẫn đến những cuộc tranh luận ít nhiều liên quan tới học thuật với sự tham gia của nhiều người trẻ tuổi và cả những bậc hàn lâm lão làng khả kính.
Có một bạn trẻ, tuy chưa biết mặt ngoài đời, nhưng qua fb, tôi biết bạn ấy là đạo diễn điện ảnh thế hệ 9x, tức là rất trẻ. Bạn này viết một tút, nêu ý kiến rằng, với bạn ấy, chẳng có phân biệt hài nhảm với hài không nhảm, bởi đích cuối cùng của tác phẩm là có chinh phục người xem hay không.
Nhiều ý kiến tán đồng và phản bác – hầu hết là cảm tính, chả có lý lẽ gì - trong đó có một bậc hàn lâm, cỡ tuổi U50 ( tôi cũng biết anh ấy ngoài đời), nghiêm khắc phê phán bạn trẻ, rằng làm nghề chuyên môn thì phải có kiến thức lý luận, và kiến thức lý luận mà bậc hàn lâm đưa ra là những trích dẫn trong sách, những cuốn sách tôi chắc cú là cũ mèm, kiểu nhưng kịch phải có xung đột, có triển khai xung đột, hài kịch là xung đột giữa nhân vật tiêu cực với nhân vật tích cực, giữa cái tốt với cái xấu, cái cao cả với cái thấp hèn .v.v.. rất lằng nhằng tóc rối đổi kẹo …
1 – Tôi cần phải nói ngay rằng, tôi thích ý kiến của bạn đạo diễn trẻ hơn, tuy nhiên, cần phải góp ý , mặc dù đích cuối cùng của nghệ thuật là chinh phục khán giả, và để làm điều đó, ngày nay nghệ sĩ hiện đại chẳng cần phân biệt trường phái nào cả, người ta có thể áp dụng mọi thủ pháp, miễn sao đạt hiệu quả cuối cùng, đó là khán giả. Nhưng vẫn phải phân biệt sự khác nhau giữa sáng tạo của nghệ sĩ và " trò khỉ", bởi vì chúng ta đều biết, khán giả là đám đông, đám đông đôi khi cứ xúm quanh chuồng khi ( ở vườn thú) rồi ngoác mồm cười ngặt nghẽo, từ đó suy ra, nếu bất chấp thủ đoạn để chinh phục đám đông, ta có thể làm trò khỉ!
2 – Với bậc hàn lâm U50, nếu bây giờ vẫn nhăm nhăm cái mớ lý luận trong sách " Mỹ học Mac-lenin" làm thước đo sáng tác và đánh giá tác phẩm thì không có gì ngạc nhiên khi các vị luôn chỉ làm ra thứ KHÔNG AI XEM, và bản thân các vị luôn NGHI NGỜ những thứ mới mẻ, khác lạ… ( tôi nói mới mẻ và khác lạ so với xứ mõm vuông này thôi). Tôi ví dụ : Kịch cứ phải xung đột, vậy làm sao ta có thể xem và cảm nhận được kịch phi lý – thứ kịch hấp dẫn dân tây âu đầu thế kỷ 20 – và biện nay nó trở thành thủ pháp – tôi nhấn mạnh THỦ PHÁP – của các nhà viết kịch hiện đại ( Trong đó có kẻ hèn này hị hị…) tôi sẽ biên một tút về cách sử dụng thủ pháp của kịch phi lỳ trong viết kịch bản hiện đại sau.
- Và nếu cái Hài cứ phải là xung đột giữa cái xấu, cái tốt, cái thấp hèn cái cao thượng, cái cũ cái mới gì gì đó, các vị sẽ giải thích thế nào với danh hài khét tiếng Châu á là Châu Tinh Trì, hay gã người Mỹ Jim Carey? ( những vị này chẳng từ thủ đoạn gây cười nào, chẳng hạn như đánh rắm, ỉa bậy.v.v..)
Để đưa ra một vài lý giải có tính học thuật cho các vấn đề của Phim và Kịch hiện đại xứ mõm vuông, chủ yếu để trao đổi với vài người bạn trẻ, những đạo diễn và biên kịch thế hệ 9x mà tôi quen biết và rất quí mến họ, tôi sẽ khái quát một một chút lý luận, về những căn cứ mà nghệ thuật nói chung, nghệ thuật Điện ảnh, Sân khấu nói riêng, tồn tại và phát triển.
Aristote – nhà triết học vĩ đại thời Hy Lạp cổ - trong tác phẩm " Nghệ thuật thi ca" nổi tiếng (cuốn sách về mỹ học đầu tiên của loài người và cho đến nay vẫn là sách gối đầu giường của những nhà lý luận nghệ thuật) có đưa ra định nghĩa " Nghệ thuật như là mimesit" . Mimesit được dịch ra tiếng vẩu là " bắt chước, mô phỏng" và một thời, những nhà mỹ học Macxit đã đơn giản hóa thuật ngữ này ( kết hợp với " phản ánh luận" của Lê nin) biến nghệ thuật thành thứ " phản ánh, ghi chép hiện thực" thậm chí cái Hiện thực họ phản ánh ghi chép lại được đơn giản hóa vào những " quy luật khách quan tất yếu" nào đó, rồi từ đó ra đời chủ nghĩa " Hiện thực XHCN"
Tuy nhiên, nếu đọc kỹ " Nghệ thuật thi ca" của Aristote để xem ông sử dụng thuật ngữ Mimesit trong từng lĩnh vực sử thi, bi kịch, âm nhạc .v.v.. ( ông gọi chung tất cả các lĩnh vực đó là Thi ca) thì mimesit không đơn giản như các nhà mỹ học dung tục sau này cố tình hiểu. Mimesit là quá trình đào bới, nhào nặn, sáng chế….cái tự nhiên để cho ra đời một thứ và thứ này phải tạo ra được các CẢM XÚC nhất định, từ CÁC CẢM XÚC đó, xuất hiện một quá trình, quá trình này đặc biệt quan trọng trong mỹ học của Aristore, và ông gọi nó bằng thuật ngữ "Cactharsit"
Cartharstit là thuật ngữ chứa nội dung phức tạp trong hệ thống của Aristote. Các nhà nghiên cứu hiện đại phương Tây đã ngâm cứu, mổ xẻ và xác định nội dung của nó theo nhiều quan điểm khác nhau. Sách tiếng vẩu dịch thuật ngữ đó là sự " tẩy rửa" hay " thanh lọc"
Thôi thì chúng ta là công dân vẩu, cứ hiểu đại khái như vậy!
Có nghĩa là, cái quá trình mô phỏng thực tại ( mimesit) phải tạo ra sản phẩm ( tức tác phẩm nghệ thuật) và tác phẩm đó gây ra những cảm giác dẫn đến sự thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn.
Ví dụ ta xem bị kịch " Romeo và Giuliet" của Sech pia, ta CẢM GIẤC sự xót thương và sợ hãi, nhưng sự xót thương sợ hãi đó phải dẫn đến sự THANH LỌC, hướng ta đến việc Yêu thương và vị tha hơn, đẹp đẽ hơn ( đừng để xảy ra những cái chết kinh hoàng ấy nữa)
Như vậy, cái Mimesit của bác Aristote cũng phức tạp lằng nhằng, đâu dễ mà làm được, phỏng ạ!
Tuy nhiên, cái Catharsit của Aristote với nội dung phong phú diễn tả một quá trình Thanh Lọc nhờ cảm xúc, lại được đơn giản hóa, tuyệt đối hóa theo hướng mà mỹ học Mác xít gọi là Nhận thức Chân lý, hay nói cách khác là trao cho Nghệ thuật sứ mạng chẳng thuộc về nó, đó là sứ mạng giáo dục. Nghệ thuật giáo dục, thay đổi, cảm hóa.v.v nghĩa là nghệ thuật Tuyên truyền.
Và đến giờ, khi người ta nhận ra Nghệ thuật không thể làm được việc đó thì người ta quay về với tiêu chuẩn, nghệ thuật chỉ là đem lại cảm xúc thôi, nhưng tiếp theo cảm xúc là Catharsit thì bị người ta vứt bỏ.
Nghĩa là, nếu làm bi kịch, tức là làm người ta sợ, thì phải nghĩ mọi cách cho người ta sợ, kiểu như đang ăn cơm, bỗng trong bát cơm hiện ra mấy con sâu ( phim ma), mặc dù sự SỢ HÃI đó có dẫn đến Catharsit hay không, không quan trọng nữa!
Với hài cũng vậy, cứ nghĩ cách làm cho người ta cười đi, còn CƯỜI rồi tiếp theo – tức Catharsit – có hay không, không vấn đề gì!
Quay lại với anh Châu. Ví dụ tiêu biểu là bộ phim " Tuyệt đỉnh Kungfu", trong phim này anh ấy sử dụng một loạt thủ đoạn ( thủ pháp) rất "bựa", nhưng toàn bộ tác phẩm, tức cái Mimesit của anh ta, lại chứa đựng thứ gì đó không bựa. Ta bật cười vì những trò bựa, nhưng sau đó ta vẫn cảm nhận điều gì đó, điều đó sẽ dẫn đến Catharsit ( cacc có thể xem lại phim, nhân vật chính từ chỗ ăn cướp của cô bé bán kem, những kẻ lưu manh hèn nhát, rồi trở thành anh hùng, vẫn là hình ảnh anh hùng trong đầu óc của cô bé tàn tật.v.v..)
- Gần đây tôi có xem một phim hài Mỹ " 1 triệu kiểu chết của miền Viễn Tây" đại khái cũng vậy, đạo diễn chẳng từ thủ đoạn nào ( có dẫm cứt, ỉa chảy, rồi thổi kèn tinh trùng bắn vào mặt .v.v..) nhưng tổng thể câu chuyện ( tức cái Mimesit) lại gợi cho ta những cảm giác dẫn đến Catharsit…. Những phim hài của Jim Carrey cũng vậy ( mặc dù cũng có phim rất tởm lợm, anh ta bị ném đá tơi bời hị hị)
- Quay lại với anh Trấn Thành lừng danh, nếu anh ta nhảm nhí trong vài thủ pháp nhưng tổng thể câu chuyện ( vở kịch, tiểu phẩm) của anh ta không nhảm nhi, tức nó vẫn đạt cái hiệu quả Catharsis thì chả sao cả, mọi người cứ nên xem. Nhưng nếu anh ta nhảm nhí chỉ để nhảm nhí, nhảm nhí tổng thể, ( đánh rắm chỉ để ngửi mùi thối) thì tẩy chay anh ta, đừng xem anh ta nữa, vậy thôi…
Với Aristore, ông đã đặt nền móng cho nền mỹ học phương tây hiện đại, cơ mà sau này, nghệ thuật không còn chỉ là Mimesit nữa, nó còn là nhiều thứ khác, nhất là khi học thuyết Phờ rớt ra đời, nghệ thuật đã được định nghĩa lại ( hay bổ sung thêm cũng vậy), và khi trường phái sân khẩu Becton Brech ra đời, catharsit – tức sự thanh lọc, tẩy rửa – không còn quá quan trọng nữa mà nhường chỗ cho sự quan trọng hơn : Tinh Thần Phê Phán!
Những nội dung này tôi sẽ biên dân, nến các anh chị nghệ sĩ mõm vẩu bạn tôi thấy hào hứng!

Ảnh: Danh hài Trấn Thành

No comments:

Post a Comment