Search This Blog

Monday, 30 March 2020

(P2)Xem cách những người giỏi phân tích vấn đề?

(P2)Xem cách những người giỏi phân tích vấn đề?
TÔI THƯỜNG DÙNG CÁCH LÀM MỘT TRANG TỔNG HỢP NHƯ PPT NHƯNG VẪN KHÔNG
THỂ GIẢI THÍCH ĐƯỢC VẤN ĐỀ MỘT CÁCH CẶN KẼ, CÓ NGƯỜI DƯỜNG NHƯ LẠI
NHANH CHÓNG NẮM THÓP ĐƯỢC VẤN ĐỀ ĐÓ, RÚT CUỘC LÀ DÙNG CÁCH TƯ DUY NÀO
VẬY?
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/304174916
Link phần 1: https://www.facebook.com/groups/weibovn/permalink/612077679656944/
_____________________________________________
Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/weibovn/
Fanpage Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/weibovietnam/?ti=as
Dịch: Qing Zhuang
____________________________________
3) Ghi lại tất cả các vấn đề lên giấy
Những khúc mắc ở môi trường làm việc, đòi hỏi phải có tư duy từ hệ
thống phân tầng, vậy thì đối với những vấn đề trong cuộc sống thường
ngày mà bản thân mắc phải, có phải cũng nên thực hiện tư duy hệ thống?
Có thể. Thậm chí còn có phương pháp hữu dụng hơn.
Năm 2016, lúc đó tôi dần bái phục bà chủ rồi, từng hỏi chị ấy một câu:
Làm sao để giống chị được đây, thoắt cái phân tích cặn kẽ được vấn đề
mình gặp phải?
Chị ấy chỉ chỉ tôi kỹ xảo này:
Lấy giấy bút ra. Sau đó ghi ra tất cả những gì não bộ nghĩ tới liên
quan đến vấn đề này, sau đó xem kỹ từng yếu tố, phân biệt rõ gốc rễ
của chúng "Tại sao?", ghi tới ghi lui cuối cùng cũng tự khắc có kết
quả.
Cho bạn xem món này: sổ phác thảo.
Đúng vậy, lúc đó những đồ dùng cần thiết chuẩn bị trước của bà chủ
trong văn phòng có gồm quyển sổ phác thảo, mỗi lần gặp phải vấn đề gì,
chị ấy đều sẽ dùng nó ghi chú lại, sau mới giải quyết.
Nói thế này có thể các bạn sẽ thấy còn chưa hiểu hết được, lấy ví dụ là tôi vậy.
Lần đầu tiên tôi tận dụng được phương pháp "phác thảo lại", là vào
tháng 3 năm nay.
Cuối tháng ba năm nay, tôi thực sự rất stress.
Nhưng lại không biết mình rốt cuộc nên làm gì để có thể dần dần giải
quyết được nỗi lo âu này.
Chỉ là, mỗi ngày trong đầu đều lặp đi lặp lại những lời báo động:
Bài đăng cho tài khoản còn chưa viết, Zhihu của mình cũng chưa viết,
khóa trả phí còn chưa học xong…
Lúc đó tôi nghĩ, chỉ khi nào tôi làm xong tất cả những việc này, tôi
mới bớt stress được. (Đây chính là khi bạn nhìn chăm chăm vào "yếu tố"
khi giải quyết vấn đề, không nhìn vào "hệ thống")
Nhưng sau này, tôi phát hiện thực sự bản thân không thể mang vác nhiều
trách nhiệm như vậy, thế nên, để tự cứu mình, tôi lấy giấy phác thảo
lại.
Ghi trên giấy đầu tiên: Sao lại stress.
Sau đó, phân nhánh ghi lại toàn bộ những chuyện khiến mình stress.
Ví dụ:
Bỏ bê tài khoản
Bài tập chất thành núi ở cộng đồng trả phí còn chưa làm (*cộng đồng
trả phí: một phiên bản MXH khác được lập ra trao đổi, yêu cầu trả phí
để tham gia, khác với các cộng đồng miễn phí như QQ, FB,…)
Lo lắng về nguồn thu nhập
Sau đó, đối với mỗi một nhánh tự hỏi, tại sao, truy tìm căn nguyên.
Như là:
Bỏ bê tài khoản.
Tại sao?
Bởi vì không có thời gian.
Tại sao không có thời gian?
Bởi vì bị nhiệm vụ khác chiếm hết rồi.
Tại sao lại bị nhiệm vụ khác chiếm hết?
Bởi vì có mua tài khoản cộng đồng trả phí, mỗi ngày mất 2 tiếng.
Sao phải mua khóa này?
Bởi vì muốn học cách gây chú ý. Nhưng đã gây chú ý chưa? (*gây chú ý:
tăng tương tác, followers,...)
Chưa, những thứ học được dường như chẳng có liên quan gì đến việc gây chú ý cả.
Tại sao không liên quan?
Bởi vì mỗi ngày phải đọc sách viết ghi chú lại.
Tại sao nhất thiết phải mua khóa học rồi nghiên cứu viết ghi chú lại?
Hơ, hình như vô ích rồi. Bởi vì trước khi mua khóa học kia mình ngày
nào chả đọc sách thế rồi.
Thế là, tôi đã bỏ đi nhiệm vụ với cộng đồng trả phí này. Bởi vì nó
không liên quan mục tiêu tôi hướng tới. Nó có thể khiến tất cả các sắp
xếp của tôi đi chệch hướng.
Nhấn mạnh, lúc phác thảo lại, điểm quan trọng nhất là phải nghĩ về:
đích đến của mình là gì, mỗi một nhân tố chất vấn vì sao, có liên quan
tới điểm đích không.
Chúng ta mơ hồ và lo âu, thực ra đa số đều vì những việc mình làm,
đang dần xa vời với mục tiêu mình nhắm tới. Chúng ta hao tâm tổn sức
quá nhiều vì những chuyện ngoài lề.
Vì thế! Nhất định phải coi sự tiến bộ của bản thân như một trình tự quy củ.
Khi nào cảm thấy bản thân gần đây có gì đó sai sai, hãy lấy giấy ra
phác thảo lại, phải ghi nhớ hai điểm mấu chốt:
Thứ nhất, ngẫm nghĩ ngọn ngành các nhân tố, liên tục hỏi "vì sao?",
tìm ra mối liên hệ giữa chúng và mục tiêu.
Thứ hai, với nhân tố nào không liên quan tới mục tiêu của bạn, hoặc có
thể tiếp tục thực hiện nhưng phải sửa đổi, hoặc là loại bỏ nó đi.
Sở dĩ phương pháp phác họa trên giấy giúp dễ dàng hơn tìm ra điểm then
chốt của vấn đề bởi vì bản thân bản phác thảo lại chính là một hệ
thống sắp xếp bởi thị giác.
Hơn nữa thực tế đã chứng minh, lúc bạn vứt điện thoại sang một bên,
nghiêm túc viết gì đó trên giấy, tư duy bỗng nhiên trở nên chuyên chú
cao độ rồi dần dần có chiều sâu.
(Người viết: Tĩnh Tĩnh)

No comments:

Post a Comment