Mỹ đang tự giết chết nền kinh tế của chính mình
Nền kinh tế Mỹ đang chết dần chết mòn từ đại dịch coronavirus - Vì chẳng ai cứu nó cả
Tác giả: https://eand.co/@umairh... | Apr 4, 2020 | 8 min read | 21k claps
------------
Nhìn thấy biểu đồ bên dưới chứ?
Bạn đang thấy được nền kinh tế Mỹ bắt đầu thoi thóp. Đấy, bạn ơi, đấy chính là sự hủy diệt về kinh tế đó. Theo các báo cáo vừa qua, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng vọt lên con số 7 triệu vào tuần trước. Đó là một con số rất cao, tăng nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử - thậm chí là trong khoảng thời gian rất xa trước đây.
Nền kinh tế Mỹ đang trải qua cú sốc lớn nhất trong lịch sử. Nó là một cú sốc diễn ra nhanh hơn, lớn hơn và độ tàn phá kinh khủng hơn bất kỳ cuộc chiến nào khác, đây là một trong nhiều lý do khiến phép so sánh ẩn dụ cú sốc kinh tế với chiến tranh trở nên bất cân xứng. Trên thực tế, chúng ta chưa từng trải qua điều gì tồi tệ như thế.
Tại sao người Mỹ lại bị bỏ mặc tới chết? Vì chẳng có gì gần như gọi là đủ được thực hiện cả. Cú sốc này là chưa từng có trong lịch sử, nên cách đối ứng cũng cần ở ngang tầm. Thay vào đó, Nghị viện và Tổng thống lại khai triển một chính sách kích cầu đi lạc hoàn toàn mục tiêu. Bao nhiêu vậy? Con số chính xác là bao nhiêu?
Nào, hãy thử suy nghĩ cùng nhau chút.
Lý do đầu tiên nói nền kinh tế đang chết dần là bởi chính sách kích thích vẫn chưa thỏa đáng. Nó quá xa so với mức cần thiết và quá nhỏ bé. Cùng làm một phép toán nho nhỏ - đừng sợ, chỉ là một phép toán đơn giản thôi, dù trình độ học vấn của bạn là bao nhiêu cũng có thể giải được. Nền kinh tế Mỹ lớn đến mức nào? Đâu đó 20 nghìn tỷ mỗi năm. Trong đó, 99% là những công ty vừa và nhỏ. Vậy thì, cái tỷ lệ hỗ trợ các doanh nghiệp trong gói kích cầu kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, chiếm tỷ trọng bao nhiêu? 500 tỷ đô. Bạn đã hiểu vấn đề ở đây là gì chưa? Bạn cần phải hiểu, rằng con số 500 tỷ đó chỉ bằng 2,5% nền kinh tế của một năm mà thôi, điều đó có nghĩa là như thế này.
Phần gói kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp này chỉ đủ để giữ cho nền kinh tế vận hành trong vòng.. 1 tuần. (Tất nhiên là chúng ta có thể điều chỉnh sự tăng giảm của con số này. Nếu tôi coi 80% nền kinh tế là thương mại, không phải 100% như thường lệ, thì gói kích thích kinh tế sẽ đủ để duy trì nền kinh tế trong vòng.. 2 tuần. Có lẽ tới đây bạn đã hiểu vấn đề chúng ta đang gặp phải là gì rồi.) Nghĩ về điều này trong giây lát. Chỉ hỗ trợ có một tuần thôi ư, còn ngay cả giữa một cơn khủng hoảng lớn nhất từ lần chiến tranh thế giới gần đây nhất. Cái hẹo gì vậy?
Cú sốc kinh tế này chính xác là một mốc lịch sử, bởi nó đang trở thành nguyên nhân khiến nền kinh tế "tắt điện" - Khi làn sóng doanh nghiệp đóng cửa vì nhà nhà người người đều ở nhà - lâu hơn, lâu hơn thời gian là một tuần. Và gần như một tuần đã trôi qua. Và sẽ kéo dài nhiều tháng cho tới khi các giao dịch bình thường trở lại. Nhưng đến lúc đó, sẽ là quá trễ: Bởi gói kích thích chỉ hỗ trợ được nền kinh tế trong vòng 1 tuần, hầu hết các doanh nghiệp trong số đó… đều chết cả rồi.
Cú sốc kinh tế này chính xác là một mốc lịch sử, bởi nó đang trở thành nguyên nhân khiến nền kinh tế "tắt điện" - Khi làn sóng doanh nghiệp đóng cửa vì nhà nhà người người đều ở nhà - lâu hơn, lâu hơn thời gian là một tuần. Và gần như một tuần đã trôi qua. Và sẽ kéo dài nhiều tháng cho tới khi các giao dịch bình thường trở lại. Nhưng đến lúc đó, sẽ là quá trễ: Bởi gói kích thích chỉ hỗ trợ được nền kinh tế trong vòng 1 tuần, hầu hết các doanh nghiệp trong số đó… đều chết cả rồi.
Ừ, thật đấy. Điều này cho tôi lý do thứ 2 về chính sách kích thích đã đi lạc mục tiêu. Gói kích thích không đủ độ nhanh nhạy, độ lớn hoặc đủ đơn giản để giữ lấy sự lạc quan - và vậy là mọi người bắt đầu chìm trong cơn hoảng loạn. Ngay cả khi tôi muốn nhận được một khoản hỗ trợ nhỏ đang được đề nghị - nói như một chủ doanh nghiệp nhỏ thì - Bắt đầu từ chỗ nào giờ? Đi đâu để làm hồ sơ? Thậm chí bản thân tôi cũng khó có thể tìm ra câu trả lời. Và tôi đã nghiền ngẫm vô số các văn kiện khác nhau. Nó thực sự là một cục rối mù quan liêu, với vô số thủ tục phức tạp mà chẳng ai đoái hoài giải quyết. Nó có thể không phải là một vấn đề lớn, nhưng thực chất lại chính là một vấn đề cực lớn. Tại sao vậy?
Keynes đã chỉ ra rằng, khoảng một thế kỷ trước chìa khóa để thoát khỏi khủng hoảng chính là sự tự tin. Giả sử tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn, và bạn cũng vậy, thì có lẽ chúng ta sẽ không tích trữ tiền bạc, không đuổi việc nhân viên,.. và vòng xoáy xấu xa của cơn khủng hoảng sẽ chẳng thể giành được phần thắng. Nhưng nếu tôi không thể tìm ra cách để nhận được một phần hỗ trợ bé nhỏ nào, vậy thì… Sau đó tôi sẽ mất tự tin, và nhanh thôi. Một vòng khủng hoảng tồi tệ sẽ sớm được thiết lập.
Keynes đã chỉ ra rằng, khoảng một thế kỷ trước chìa khóa để thoát khỏi khủng hoảng chính là sự tự tin. Giả sử tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn, và bạn cũng vậy, thì có lẽ chúng ta sẽ không tích trữ tiền bạc, không đuổi việc nhân viên,.. và vòng xoáy xấu xa của cơn khủng hoảng sẽ chẳng thể giành được phần thắng. Nhưng nếu tôi không thể tìm ra cách để nhận được một phần hỗ trợ bé nhỏ nào, vậy thì… Sau đó tôi sẽ mất tự tin, và nhanh thôi. Một vòng khủng hoảng tồi tệ sẽ sớm được thiết lập.
Đó chính xác là những gì đang diễn ra mà chúng ta thấy. Tại sao 10 triệu người nộp đơn thất nghiệp chỉ trong 2 tuần qua? Bởi không đủ sự hỗ trợ để duy trì hoạt động cho nền kinh tế, và còn bởi chẳng có chút gì để tạo ra cảm giác tự tin cả. Thay vào đó, một ma trận không lối thoát cùng mớ hỗn độn đang diễn ra, con người nhanh chóng đánh mất sự tự tin vào các tổ chức và chế độ của mình. Các ông chủ vẫn đang sa thải nhân viên - thậm chí ngay cả khi họ không cần thiết phải làm thế. Bởi họ chẳng thể tìm ra cách nào ngoài việc phải làm như thế.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đang ca tụng một tờ séc 1200$ cho mỗi công dân Mỹ. Nhưng sự thật thì khác xa. 1200$ này đi kèm với nhiều thử thách khác nhau. Tùy theo từng trường hợp, ví dụ với tư cách người độc thân, vợ chồng, và cứ như vậy. Đúng là 90% mọi người sẽ nhìn thấy một cái gì đó - nhưng hầu hết sẽ không được nhận đủ để đáp ứng nhu cầu.
Hãy làm 1 phép tính tương tự giống như chúng ta đã làm với các doanh nghiệp. Nền kinh tế có quy mô 20 ngàn tỷ đô, Mỹ có trên dưới 127 triệu hộ gia đình. Chia đều chúng ta sẽ có thu nhập bình quân của mỗi hộ rơi vào khoảng 150K$, nhưng dĩ nhiên là không phải người Mỹ ai cũng giàu như thế. Thu nhập bình quân chỉ vào khoảng 60k$ - Vì những người giàu đã hớt váng 1 nửa nền kinh tế rồi. 60k$ chia ra thì 1 tuần sẽ là 1100$. Điều đó có nghĩa là khoản cứu trợ được ca tụng lên tận mây xanh kia chỉ tương đương với số tiền mà một người thu nhập mức trung bình kiếm được.
Bạn có thấy một điều song song kỳ lạ ở đây là gì không? Gói kích thích kinh tế vô cùng nhỏ bé để cứu trợ doanh nghiệp chỉ trụ được trong một tuần. Và đó cũng chính xác là điều tương tự với mọi người - nó cũng chỉ có thể hỗ trợ người có thu nhập trung bình trong 1 tuần.
Chỉ một tuần. Và sắp hơn 1 tuần trôi qua rồi.
Điều này tiếp tục dẫn tôi tới lý do thứ 3 rằng gói kích thích này không hề thỏa đáng là: Nó có ích gì không khi hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chỉ trong 1 tuần… cùng vô số các ràng buộc khác nhau.. khi cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài hàng tháng trời? Số tiền 1200$ này sẽ không được phát trong nhiều tuần tới, và thậm chí là vài tháng nếu có biến. Các điều kiện ràng buộc khiến số tiền trở nên vô nghĩa đối với nhiều người. Lại nói, bạn có thấy vấn đề gì ở đây không? Thời gian và điều kiện: Khoản cứu trợ lố bịch đó còn lâu mới đến, lúc đến thì lại quá trễ. Quá trễ đối với cái gì? Không chỉ quá trễ đối với việc thanh toán hàng tá lả bill, mà còn quá muộn để ngăn chặn sự hoảng loạn - chìa khóa để ngừa các suy thoái diễn ra.
Và ai biết làm thế nào để nhận được đủ tiền cơ? Rồi sẽ nhận được bao nhiêu đây? Có hay không việc bạn sẽ phải thuê luật sư để xem xét tất cả các khoản quỹ? Nhưng nộp đơn với ai bây giờ? Bởi vì kế hoạch của gói cứu trợ này cực kỳ mờ mịt, nó giữ mọi người chìm trong mờ mịt theo nó, nên không thực sự có cảm giác yên tâm hay tự tin nào ở đây cả. Vậy nên mọi người bắt đầu lo sợ. Đó cũng chính là lý do tại sao có tới 10 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong vỏn vẹn 2 tuần qua.
Bây giờ hãy nghĩ về sự tàn phá không tưởng thực sự ở đây là gì. "10 triệu người" nhiều đến mức nào? Lực lượng lao động ở Mỹ tầm 164 triệu người. 10 triệu người sẽ chiếm 6%. Nghe có vẻ chẳng nhiều nhặn gì lắm, nhưng nó là: là 3% một tuần. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, sẽ là 20% một tháng, 24% trong vòng 2 tháng. Và thế là 1/4 của nền kinh tế chìm trong thất nghiệp… chỉ từ vấn đề bé tí của 1 tuần. Sau 4 tháng con số này sẽ thành 54%. Và bạn nghĩ khi nào Coronavirus mới chấm dứt? Hai tháng, ba rồi 4 tháng, và bùm!
Coronavirus là một sự kiện cấp độ tuyệt chủng đối với nền kinh tế hiện đại. Đó là nguyên nhân của tất cả mớ lộn xộn này, bạn tôi ạ, là một sự kiện chưa bao giờ có tiền lệ trước đây trong lịch sử. Ngay cả trong chiến tranh, thiên tai, hay khủng hoảng kinh tế. Bởi vì khi 1 xã hội có đến 25% thất nghiệp đột ngột, lâu dài, không thể chuyển biến, nền kinh tế coi như đã xong và không thể phục hồi qua nhiều thế hệ. Con số đó có nghĩa là số lượng lớn các doanh nghiệp bị đóng cửa, công việc bị xóa sổ sẽ chẳng bao giờ có thể quay lại, mất nguồn thu nhập, các khoản tiết kiệm hết sạch, nhà thì bị tịch thu. Đó là tàn lụi của một gia đình, của các mối quan hệ, của sự ổn định và cả hy vọng. Và cũng là sự tàn lụi của một nền dân chủ, khi mà người dân chuyển sang trạng thái bật mãn, tuyệt vọng cực độ. Kinh tế sụp đổ là cái kết của nền văn hóa, xã hội mang đựng sự tao nhã, hiện đại và uyên bác. Còn chính trị theo cách này - là gốc rễ của mọi sự hủy hoại.
Tất cả sự sụp đổ đó đang hiện diện rất nhiều ở chính Hoa Kỳ thân yêu trong tương lai gần - không phải năm nay, mà là mùa hè này. Bởi những phải ứng với đại dịch giờ đây là quá thiếu sót. Bạn có thể nhìn thấy nó trong cuộc sống hàng ngày - các bác sĩ đeo mặt nạ tự chế từ hộp pizza, những người chết đang chia sẻ máy thở. Tất cả những điều này phản ánh một thực tế đơn giản: chính phủ Mỹ đã chẳng làm gì có thể gọi là đủ để đối phó với cú sốc kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại này. Những chính sách họ đưa ra cũng chẳng ăn nhằm gì cả.
Rồi khi tất cả kết thúc, họ viết sách, tôi cá rằng họ sẽ viết như thế này, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong vòng 1 tuần. Chỉ 1 tuần. Giữa cơn đại dịch, giữa cơn khủng hoảng lịch sử kéo dài tận vài tháng. Kết quả là, nền kinh tế ngưng trệ và ngỏm hẳn, giống như bệnh nhân nhiễm corona, những người không thể tự hô hấp thêm phút nào nữa, nhưng cũng chẳng có máy thở.
Nhưng gói kích thích này là không cần thiết. Bởi tiền ở quy mô này chỉ giống như ảo mộng xã hội thôi. Chính phủ có thể và nên hỗ trợ nền kinh tế lâu nhất có thể, bảo đảm cả cho doanh nghiệp và thu nhập cho người dân, cũng như các khoản hỗ trợ mỗi tháng. Điều đó sẽ giữ xã hội không chìm trong nợ nần. Đó không phải là tiền chúng ta "vay mượn" từ người khác, chẳng hạn từ Trung Quốc. Chúng ta chỉ đang cho chúng ta mượn, có nghĩa là chúng ta có thể hủy món nợ sau này mà không có hậu quả gì đáng kể. Ngân hàng trung ương hoàn toàn có thể xóa nợ vài ngày sau khi khủng hoảng dần qua. Nếu bạn nghi ngờ về điều tôi nói, hãy tiếp tục suy nghĩ xem ngân hàng nợ ai. Chính phủ chính xác là nợ tiền ai cơ? Câu trả lời là: Chẳng ai cả. Ngân hàng nợ tiền của chính họ, nếu vậy thì họ cũng có thể tự có được nợ.
Không, sẽ chẳng có "giảm phát" nào ở đây cả. Cái gì mà sẽ là siêu lạm phát cơ, khi mà nếu chẳng có điều gì tôi kể bên trên diễn ra. Tất cả chỉ là hàng triệu người điền đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Điều đó có nghĩa tiền lương sẽ giảm ồ ạt, và giá cả cũng sẽ phải rớt xuống theo.
Hãy nghĩ về điều này giống như lấp một cái hố vậy. Coronavirus đã đào một cái lỗ to lớn, rộng ngoác trong tâm của nền kinh tế. Chính phủ sẽ lấp đầy nó, mượn sợi chỉ, mua kim tiêm và thuê người để khâu và may lại - hoặc giống như bất kỳ lỗ rách nào trên vải, nó ngày càng to ra, một sợi chỉ bì sờn rồi cứ thế kéo theo nhiều sợi khác. Chính phủ lấp đầy cái lỗ không phải là nền kinh tế xấu, hay vô trách nhiệm - mà đó là điều hợp lý duy nhất có thể làm khi đó. Khi mà nền kinh tế dần hồi phục, món "nợ" của việc mua sắm các món này sẽ ngay lập tức trở thành nước qua cầu. Nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta sẽ không có một nền kinh tế nào cả. Những tài nguyên chúng ta đã mượn…. từ tương lai của chúng ta ngày sau để sử dụng hôm nay là bởi vì cần thiết, vấn đề sống còn và nguy cấp,.. đầu tư. Những tài nguyên mà chúng ta "vay mượn" từ chính chúng ta vào tương lai, để dùng vào thời điểm này là những khoản đầu tư cần thiết, cứu mạng người,.. Nếu không có những khoản này, chúng ta sẽ không có tương lai. Tiền bạc vào những lúc này chỉ là tưởng tượng của xã hội. Đây chỉ là một hàng hóa công chúng, mà chúng ta lúc nào cũng cần phải mở rộng và tối đa hóa một cách khẩn cấp, nhằm tạo ra những khoản đầu tư cấp xã hội có thể xảy ra tức thời. Nếu không có chúng, chúng ta sẽ cũng chẳng có tương lai nào cả.
Tiền trong những sự việc như thế này cũng là điều viển vông thôi, là hàng hóa công khai mà chúng ta phải nhanh chóng mở rộng và tối đa hóa việc sử dụng nó, để mà các khoản đầu tư lớn quy mô toàn xã hội, mang tính nhân đạo có thể thực hiện ngay lập tức. Đó là một loại hàng hóa công cộng, mà những người sử dụng như chúng ta đây phải mở rộng và tối đa hóa lập tức. Người Mỹ không hiểu điều đó. Chủ nghĩa tư bản đã thuyết phục họ rằng, "nợ" thì đáng sợ như độ sát thương của súng vậy. Nhưng thực tế không phải vậy. "nợ", "tín dụng", "tiền" và "tài chính" - tất cả cũng chỉ là một thành phần kiến tạo nên xã hội. Có những lúc xã hội sẽ phải sa vào "khoản nợ" khổng lồ, điều đó có nghĩa khoản đầu tư khổng lồ cũng đang được sinh ra, để mà tất cả mọi người đều có thể sống sót. Điều này chỉ có nghĩa là họ cần phải xúc tiến một cơ cấu để hành động tập thể, chính phủ cần phải "vay mượn" một số tài nguyên hữu hạn trong tương lai cho chính phủ ngay lúc này, hoặc không thì chúng ta chẳng có tương lai. Đây là một trong những khoảnh khắc đó, hoặc không. Cuộc sống mà chúng ta biết sẽ sụp đổ
Người Mỹ có thể đạt được điều đó không? Trước khi mọi thứ quá muộn màng? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
------------
No comments:
Post a Comment