Search This Blog

Tuesday, 14 April 2020

CRITICAL THINKING

https://www.facebook.com/tridung.thieu/posts/525297428381688

CRITICAL THINKING
[ "critical thinking" hiểu đúng nghĩa là suy nghĩ về những gì mình đang nghĩ . Ở Việt Nam nó còn được gọi là Tư Duy Phản Biện ]
sức khỏe tinh thần là gì?
Cùng hiểu một cách dân dã, khi bạn luôn giữ được một thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống, bạn cảm thấy hài lòng với những gì bạn có, bạn không stress, lo lắng hay giận dữ, hoặc có cũng chỉ ở mức nhỏ, thì tức là bạn đang có một sức khỏe tinh thần tốt. Ngược lại, không cần phải tới mức bị trầm cảm mới được gọi là "có bệnh về sức khỏe tinh thần". Chỉ cần một lúc cáu gắt vì tự ái hay một đêm mất ngủ vì lo lắng đã là dấu hiệu của sự yếu đuối về mặt tinh thần rồi. Vì vậy, ở cuộc sống hằng ngày, ta thấy các hình thái phát bệnh của sức khỏe tinh thần gần như ở mọi nơi: các bạn sinh viên mới ra trường lạc lối không tìm được việc, khủng hoảng đàn ông tuổi 25 trong giai đoạn khó khăn nhất của sự nghiệp, thay đổi hoócmôn khi mang thai ở nữ giới, trầm cảm sau khi nghỉ hưu của người già v..v....
Vậy, Tư duy phả biện có liên quan gì dến sức khỏe tinh thần ?
Một khi bạn mất kiểm soát bản thân và để cảm xúc tiêu cực làm chủ, sức khỏe tinh thần đi xuống và bạn tỏa ra năng lượng tiêu cự xung quanh. Khi giận dữ, hành động chửi rủa của bạn sẽ càng nhấn manh với bộ nào rằng bạn đang giận và như vậy càng làm cho cơn giận của bạn ùng to lên. Nhưng nếu bạn dừng được hành động ấy nhờ vào critical thingking thì chính bajn sẽ làm chủ được sức khỏe của bạn.
Điều đặc biệt hơn là critical thinking không chỉ dừng lại ở " không tạo ra hành động mang năng lượng tiêu cực" mà còn " làm cho suy nghĩ tích cực hơn".
Vậy, làm thế nào để học được critical thingking? chúng ta sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Khi gặp phải cảm xúc tiêu cực: đây là thời điểm tốt dùng để đánh giá chính xác nhất một người, cũng là cơ hội vàng để chúng ta thực hành việc rèn tâm tính của mình. Mỗi lúc như vậy, tôi thường theo đúng quy trình sau:
1. . What: Cái gì? Mình đang trải qua cảm xúc gì? Ghen tuông? Thất vọng? Giận dữ? v..v...
Ví dụ, nếu bạn ghen, nhưng cái tôi của bạn lại không muốn thừa nhận điều đó, và bạn cố chối bỏ nó, sự ghen tuông sẽ bị não bạn bóp méo sang một cảm xúc khác mà thôi. ('Tôi ko ghen. Mà do anh/cô bố láo'. Kiểu như vậy)
2.. Why: Tại sao? Tại sao mình lại có cảm xúc này? Do ai đó tác động vào, hay do dòng đời chảy không xuôi ý mình? Nếu là do người thì là chính xác là người nào? Người đó có cố ý không? Nếu có thì tại sao người ta lại cố ý làm mình buồn? (Cụ thể hơn có thể hỏi, cùng hành động ấy, nếu do người
3.. How: Thế nào? Khi đã xác định được nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực thì mình sẽ giải tỏa/giải quyết nó như thế nào? Để làm được điều này thì trước tiên mình phải xác định được mục đích cho phương án của mình là gì: nếu cảm xúc đó là do người khác vô ý, mình muốn hạ nhục người ta để mình cảm thấy tốt hơn, hay mình muốn chỉ cho người ta sai phạm của họ để họ rút kinh nghiệm cho lần sau? Mình muốn chứng minh mình đúng trước, hay muốn làm người kia hạ hỏa trước? Nếu mục đích để giáo dục thì có những cách nào: Chửi bới? Đánh đập? Từ tốn chỉ bảo? Cách nào ít gây tổn thương nhất? (<= câu hỏi quan trọng nhất) Nếu là do dòng đời xô đẩy thì mình nên bắt đầu từ đâu để sửa chữa nó?khác, hay vào lúc khác thì mình có cảm thấy vậy không? Nếu không thì rất có thể nguyên nhân là lý do khác). Nếu là do công việc không được như ý muốn thì tại sao? Mình đã làm gì sai/thiếu sót?
* Ở bước này, rất cần tinh thần biết chịu trách nhiệm về bản thân, bởi nếu bạn đặt ra nhiều câu hỏi như trên, rất có thể bạn sẽ thấy nguyên nhân gốc lại xuất phát từ chính mình. Ví dụ, bạn bị người yêu cắm sừng, bạn nghĩ là tại sao?
- Khi tìm cách giải quyết một vấn đề:
1. What: Vấn đề mình đang cần giải quyết là gì? Câu hỏi này tưởng như đơn giản, vì đôi khi vấn đề nó hiện hữu ngay trước mắt. Thế nhưng nhiều khi ta rơi vào tình huống gấp gáp, hoặc quá nhiều việc cùng lúc, khiến tâm trí không còn bình tĩnh thì lại phải tập trung rất nhiều mới xác định rõ là vấn đề mình cần giải quyết ngay-bây-giờ là gì.
Ví dụ 1: trong một vụ tai nạn, vấn đề quan trọng nhất cần tập trung là có thương vong không? Nếu có thì có sơ cứu được gì không? v..v... Rồi sau đó mới là các vấn đề khác như giao thông, lỗi tại ai, đền bù thế nào. Nếu đó không phải là vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay, thì hãy nghiền ngẫm nó thêm ở các tầng cao hơn, như nhìn vấn đề theo một góc nhìn khác.
2. Why: Tại sao lại có vấn đề này? nếu bạn liên tục hỏi tại sao thì bạn sẽ tìm ra được cốt lõi vấn đề.
Ví dụ, tình cảm hai người nhạt đi. Tại sao? Có lẽ vì hai người yêu nhau nhưng trong tuần không nhắn tin, cuối tuần mới đi chơi. Tại sao trong tuần không nhắn tin? Vì bận công việc. Tại sao ntin chỉ mất vài phút, thậm chí vài giây mà lại không nhắn được? Tại sao nhiều cặp đôi bận hơn mà vẫn hạnh phúc? v..v...
3. How: khi đã xác định được vấn đề rồi, thì cách giải quyết nó là gì? Khi đã nghĩ ra những sự lựa chọn, bạn lại tiếp tục đánh giá những lựa chọn đó xem đâu là lựa chọn tốt nhất với tình thế hiện tại. Rồi bạn lại hỏi tiếp "Còn sự lựa chọn nào khác không?" Đôi khi việc tìm ra lựa chọn/giải pháp mới không phải bắt đầu từ số 0, mà là ghép những ưu điểm của những lựa chọn có sẵn để tạo thành phương án tối ưu.
-mô hình này được tôi rèn luyện thường xuyên và thế là mỗi lần có cảm xúc tiêu cực là 1 lần tôi hiểu về bản thân mình hơn về các mối quan hệ xung quanh cũng trở nên tốt đẹp hơn, hiểu được xuy nghĩ của người đó và cũng dần nhận ra vì sao họ lại có suy nghĩ và hành động nhu vậy. hy vọng qua những tâm sự này tôi có thể mang lại cho ai đó về cách rèn luyện sức khỏe tinh thần tốt hơn để đối mặt với những sóng gió cuộc đời vời thái dộ cầu tiến, bình tĩnh nhất. #limitless

No comments:

Post a Comment