https://www.facebook.com/groups/weibovn/permalink/628646314666747/
CÓ CÂU CHUYỆN NÀO KHIẾN BẠN THAY ĐỔI TAM QUAN CỦA MÌNH? (P1)
(Tam quan bao gồm: Thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan.Tam quan của một người quyết định cái nhìn khách quan đối với thế giới, cách lý giải và điểm giới hạn đạo đức của người đó. - Google)
--------------------------------------------------------
Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/weibovn/
Fanpage Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/weibovietnam/?ti=as
Dịch:
(Tam quan bao gồm: Thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan.Tam quan của một người quyết định cái nhìn khách quan đối với thế giới, cách lý giải và điểm giới hạn đạo đức của người đó. - Google)
--------------------------------------------------------
Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/weibovn/
Fanpage Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/weibovietnam/?ti=as
Dịch:
Hương Giang
--------------------------------------------------------
*Lưu ý: Bài viết khá dài, cân nhắc kỹ trước khi đọc. Vui lòng không re-up khi chưa được sự đồng ý của người dịch*
*Lưu ý: Bài viết khá dài, cân nhắc kỹ trước khi đọc. Vui lòng không re-up khi chưa được sự đồng ý của người dịch*
--------------------------------------------------------
#1 (+50537 likes)
Có một chàng trai 18 tuổi, điều kiện gia đình cực kỳ tốt, cha mẹ buôn bán rất giàu có. Anh ta rất đẹp trai, tính tình rất tốt, nhân phẩm cũng không tồi. Có một ngày, anh ta đang lái chiếc Ferrari ở trên đường thì nhìn thấy một cô gái.Cô gái ấy tuy không xinh đẹp nhưng vô cùng hấp dẫn, cho nên anh ta đã đến tán tỉnh cô ấy, còn muốn lấy cô làm vợ.Bố mẹ của anh ta thì liều mạng phản đối. Họ cho rằng cô gái nghèo khó đó sẽ không mang lại cho con trai họ hạnh phúc. Còn nếu anh ta vẫn muốn yêu cô gái kia, liền đoạn tuyệt quan hệ, đuổi anh ta ra khỏi nhà, tất cả tài sản đều để lại cho anh trai lớn trong nhà.
Chàng trai đồng ý, anh quyết định cưới cô gái và hai người chỉ có thể tổ chức đám cưới trong một ngôi nhà rách nát trong thôn nhỏ. Sau khi kết hôn, mỗi ngày họ đều phải bỏ tiền mua rất nhiều thứ, tiền thì không đủ vì vậy mà họ bắt đầu tìm đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi, ... cuối cùng bị ép trả nợ đến cùng đường.
Cô gái nói: "Anh yêu à, em phải đi rồi, em muốn đi kiếm kiền. Chúng ta quá nghèo rồi, em sẽ không vứt bỏ anh, em sẽ mang về rất rất nhiều tiền cho anh, khiến anh quên đi những ngày nghèo khó vừa rồi, sống một cuộc sống hạnh phúc"
Chàng trai nói: " Được, anh đợi em"
Cô gái sang nước ngoài, làm phục vụ và rửa bát đĩa trong quán ăn nhưng phát hiện ra cách này căn bản không kiếm được bao nhiêu tiền.
Cô ấy nghĩ, mình phải nhanh nhanh kiếm tiền.
Vì thế, cô ấy nghĩ biện pháp tiến vào giới giải trí, bắt đầu từ tầng lớp thấp nhất, nỗ lực không ngừng.Giới giải trí bắt buộc phải có hi sinh, cô ấy cũng có thể quỳ gối hy sinh.
Cuối cùng cũng có một ngày cô ấy gặp được một vị đại gia, không những giúp cô ấy đạt được mục đích trong giới giải trí mà còn rất yêu cô ấy. Cô ấy rất cảm động liền ở bên vị đại gia đó, thế nhưng trong lòng cô vẫn chung thủy nhớ về chàng trai nghèo khó kia.
Cô ấy vô cùng nỗ lực, liều mạng kiếm tiền. Cuối cùng cũng có một ngày, cô ấy có nhiều tiền hơn vị đại gia kia, trở thành minh tinh nổi bật nhất trong giới giải trí.
Đêm hôm ấy, cô ấy vừa khóc vừa nói với người đại gia: " Em 18 năm trước đã lấy chồng, trong tim em, anh ấy vĩnh viễn mới là chồng của em"
Đại gia ngạc nhiên nói: "Vậy thì phải làm thế nào? Chúng ta cũng có con rồi mà?"
Cô ấy nói: "anh ấy hiện tại cũng 40 tuổi rồi, em không biết cậu ấy có cuộc sống như thế nào. Em rất không yên lòng về anh ấy, nhất định phải đi tìm anh ấy". Người đại gia kia vì quá yêu cô nên đành chấp nhận. Hai người thuê một cái máy bay, quay về với nơi ở của cô gái trước kia. Trước khi xuống máy bay, cô gái nói: "18 năm trôi qua rồi, không biết anh ấy còn chung thủy hay không, để em thử xem". Vì thế mà cô gái ấy mặc quần áo rách rưới tới gõ của nhà chàng trai. Lúc này bọn họ đều đã đến tuổi trung niên rồi. Cô gái thử thăm dò một phen, cuối cùng xác nhận chàng trai vẫn luôn luôn ở đây, một mình si ngốc mà đợi 18 năm. Cô gái rơi lệ lã chã, kéo tay chàng trai đi đến chỗ chiếc xe Ferrari, máy bay, đưa cho anh ta những đồ vật xa xỉ nhất, nói với chàng trai: " Đây là chồng của em. Các anh phải coi nhau như anh em trong nhà, hòa thuận chung sống. Con trai của anh ấy cũng là con trai của anh, 3 người chúng ta cùng nhau sống trong vinh hoa phú quý. Anh không cần phải sống ở nơi tồi tàn này nữa rồi"
Chàng trai cảm động rớt nước mắt, ba người hoan hoan hỉ hỉ cùng nhau về nhà. Từ đó về sau họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
---------------------------
Bạn muốn nói đây là một câu chuyện hoang đường,bạn đang muốn chửi người đúng không?
Đừng vội.
Đổi chàng trai thành cô gái, đổi hiện nay thành ngày xưa.
Đó chính là giai thoại tình yêu có thật của Vương Bảo Xuyến và Tiết Bình Quý đã được lưu truyền lại ngàn năm.
--------------------------------
Cứ mỗi lần có người ca tụng giai thoại này, lấy nó để giáo dục phụ nữ, tôi chỉ cảm thấy vô cùng chán ghét.
Nếu như một nữ nhân, bản thân là thiên kim tiểu thư, vứt bỏ vinh hoa phú quý, đoạn tuyệt quan hệ với cha mẹ, rời xa cẩm y ngọc thực(1) chỉ vì cùng nam nhân yêu thích thành gia lập thất, mặc dù nam nhân đó nghèo rớt mùng tơi.
Nhưng còn chưa đủ trung trinh.
Còn muốn nàng khổ sở đợi 18 năm.
Thế mà vẫn chưa đủ trung thành.
Cô ấy đã đủ khổ sở, sống như một người ăn mày, lại còn phải chung thủy với tình yêu ấy; anh ta thì thân mặc áo bào, có vợ đẹp con khôn, lại còn muốn thử lòng cô ấy.
Thế nhưng cuối cùng cô ấy lại phải cùng vợ hiện tại của chàng trai tình như tỷ muội, ba người vui vẻ sống cùng nhau.
Đây chính là chuyện xưa mà tôi thấy vô sỉ, khiến người khác chán ghét, tam quan muốn sụp đổ nhất.
Mỗi lần nhìn thấy đều khiến tôi lạnh từ tận đáy lòng.
--------------------------
Từ cổ chí kim, làm thương tổn phụ nữ bản chất đều là như nhau. Không phải là thời đại khác nhau liền có thể bỏ qua loại áp bức và thương tổn này. Sự thật chính là tam quan vặn vẹo mà làm tổn thương đến người phụ nữ.
Cho dù là ở thời cổ đại, đối với tiểu thư khuê các còn hà khắc như vậy, huống chi là với những phụ nữ bình thường?
Bà nội của Tường Lâm(2) vì sao có thể coi cô ấy như gia súc mà mang ra mua bán?
Thậm chí tới thời dân quốc,vì cái gì mà quả phụ thì không thể lên tiếng? Tại sao hiện nay vẫn còn một số người phân biệt đối xử với mẹ đơn thân và con cái của họ?
Đem Vương Bảo Xuyến- sự trung trinh, đa tình của một tiểu như đài các miêu tả hèn mọn như thế, tác giả này thật đáng trách.
Mà hiện nay đã là thế kỷ 21, tôi vẫn còn thấy buồn nôn khi chuyển thể câu chuyện ấy thành phim.
Có người nói hiện tại và quá khứ khác nhau, việc này ở thời cổ đại thật sự là một việc bình thường.
TMD, shit!
Thời xưa, nam tôn nữ ti, cũng không phải là như thế, được không?
Một chồng một vợ, đa thê nhiều thiếp.
Chính thất có luật lệ "Bảy đi ba không"(3)
Mà đình thê tái thú là trái pháp vua, cũng chính là Tiết Bình Quý có tận 2 bà vợ là phạm pháp!
Tôi có thể tán thưởng Tần Hương Liên(4) ngàn dặm tìm chồng, quần áo rách rưới, nhưng đến khi nhìn thấy công chúa vẫn kiên quyết bắt công chúa thi lễ với nàng bởi vì nàng là chính thê, nàng là chính thất, công chúa là người đến sau. Đây là sự cứng cỏi của nàng.
Tôi cũng có thể tán thưởng Tần Tuyết Mai không vứt bỏ thanh mai trúc mã, vụng trộm với Minh Thương Lâm, mà sau khi Thương Lâm qua đời, ở vậy cả đời. Đây là trung trinh của nàng.
Tôi còn có thể khen ngời tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài(5), tình nhân, vợ chồng, thề chết thủ tiết. Đây là chân tình của họ.
Thứ duy nhất tôi không thể khen ngợi đó là con cái ruồng bỏ cha mẹ, đoạn tuyệt quan hệ gia đình, vứt bỏ hết thảy, quý tộc thành bần hàn, sau đó vì chồng chịu khổ 18 năm, 18 năm sau chồng có vợ con đuề huề, còn đến thử lòng, thế nhưng tự mình lại hoan hỉ chấp nhận. Loại chuyện như thế này thật khiến người khác buồn nôn.
Vương Bảo Xuyến bất hiếu song thân, tự mình bất trung, không có khí phách, tình yêu 2 người cũng không chung thủy (cho phép người khác cướp chồng)
Vì vậy mà giai thoại của Vương Bảo Xuyến và Tiết Bình Quý dù ở cổ đại cũng không có gì đáng để kiêu ngạo và không có gì gọi là tiến bộ. Tiết Bình Quý lừa gạt con gái người ta, lại vất bỏ, đình thê tái thú(8), lại còn đến thử lòng, song thê phạm pháp ( đến hoàng đế cũng chỉ có một hoàng hậu), thật sự tôi không nhìn ra có cái gì là trung hiếu lễ nghĩa!
Dùng chuyện xưa này nói cổ đại có ý nghĩ tiến bộ,cũng rất sỉ nhục người xưa đi! Cổ đại tuy lễ nghi phiền phức, còn có các loại áp bách, nhưng nó không phải chuyện hoang đường này. Ngày xưa có hiền thê lương mẫu, trinh tiết liệt nữ, nữ kiệt cũng có thể bình thiên hạ. Nếu như mà đem câu chuyện này xem như sự tiến bộ ở thời xưa, tôi cũng không biết khi đọc đến chuyện của Lương Hồng và Mạnh Quang(6), Chu Hữu Trinh(7) và Trương hoàng hậu, sẽ có cảm nghĩ gì.
Mà đối với việc không để ý đến sự phản đối của cha mẹ, bỏ nhà theo trai, Bạch Cư Dị sớm có bài thơ:
KÉO BÌNH BẠC DƯỚI ĐÁY GIẾNG(9)
"Từ đáy giếng kéo lên bình bạc,
Bình bạc lên, giây đứt bình rơi.
Ngọc trâm trên đá giũa mài,
Sắp thành trâm ngọc gãy đôi giữa chừng.
Gãy trâm ngọc, rơi bình, thế đấy!
Chia tay chàng, giống vậy, sớm nay.
Nhớ thời con gái thơ ngây,
Người khen dáng điệu khoan thai, dịu dàng...
Mái tóc buông bềnh bồng đôi mái,
Đôi mày ngài, dáng núi xa xanh.
Cười vui nhí nhảnh trong vườn,
Xem ra bữa ấy chưa quen biết chàng.
Tung mơ chua, dựa bên tường ngắm,
Hàng thuỳ dương, ngựa trắng chàng dong.
Chàng ngoái nhìn, phía đầu tường,
Một lần gặp gỡ, biết chàng nao nao.
Chàng nao nao đổi trao đôi lứa,
Dãy bách tùng, chàng chỉ núi nam.
Cảm ơn tùng bách lòng chàng,
Đung đưa mái tóc vội vàng giục đi!
Dăm, sáu năm theo về, thiếp ở,
Chuyện thiếp đâu ưng dạ bề trên.
Hôn nhân nghi lễ chẳng toàn,
Làm sao phụng dưỡng lo toan nghiệp nhà.
Nán ở lại, xem ra khó nán,
Ra khỏi nhà, về chốn nào ư?
Trên thì chẳng có mẹ cha,
Tình thân ruột thịt, quê xa còn nhiều.
Lâu lắm rồi, có đâu tin tức,
Hổ thẹn chen buồn bực, khó về.
Ơn chàng một buổi nặng ghê,
Một đời cơ nhỡ, cam bề thiếp mang...
Dại khôn, ai đó nhắn cùng,
Khen ai chớ có coi thường hứa hôn..."
-------------------------------------
Một giai thoại khác phá vỡ tam quan của tôi – Ngưu Lang Chức Nữ
Ngưu Lang rất nghèo, nghèo đến nỗi không thể lấy vợ, vụng trộm nhìn Chức Nữ tắm,còn trộm tiên y của Chức Nữ. Chức Nữ vì không có cách nao khác, bắt buộc phải gả cho Ngưu Lang. Sau khi hai người thành thân, Ngưu Lang vì sợ Chức Nữ chạy trốn liền đem tiên y của Chức Nữ giấu đi (giấu y phòng thê).
Chức Nữ trách Ngưu Lang: " Ngươi là loại người gì vậy! Tại sao ngươi giấu y phục của ta, bức ta thành thân với ngươi! Ngươi hại ta thì cũng hại rồi - đối với ta, đây đều là sai lầm của ngươi". Sau đó, Chức Nữ luôn luôn nghĩ tới việc bay về trời. Nhưng khi bay về trời, Chức Nữ lúc nào cũng nhớ đến hai đứa con của mình, vì vậy khẩn cầu Vương Mẫu mỗi năm có thể gặp con một lần, còn bản thân thì ngày ngày không ngừng không nghỉ dệt vải.
Câu chuyện này mới đầu không phải là tích cực như vậy, nhưng được Diệp Thạch Đào(10) thay đổi nội dung, vì vậy mà được viết vào sách giáo khoa. Nhưng kể cả sau khi thay đổi, Ngưu Lang Chức Nữ cũng không những không chỉ chứa đựng quy luật logic kỳ lạ, kết quả cũng khó bề tưởng tượng.
Hơn nữa ngay từ nhỏ, khi đọc tới đoạn Ngưu Lang nhìn trộm Chức Nữ tắm,còn trộm quần áo của nàng, tôi cảm thấy không dễ chịu chút nào; hiện tại nghĩ đến,ngay cả một đứa trẻ con cũng cảm thấy câu chuyện này khiến người khác cảm thấy không thể chịu nổi. TMD! Người lớn không có ai cảm thấy đáng xấu hổ sao?
Ngưu Lang, thôi quên đi, sao có thể nhìn trộm người khác tắm? Thánh nhân không phải đã nói : " Phi lễ chớ nhìn" sao?
Ngươi nhìn trộm cũng bỏ đi, tại sao lại còn trộm quần áo, khiến Chức Nữ không dám lên bờ? Ngươi như vậy không phải là trộm sao?
Ngươi là trộm cũng thôi đi, sao ngươi còn có thể muốn thành thân với Chức Nữ?
Thành thân thì cũng thôi đi, ngươi còn muốn một vị tiên nữ can tâm tình nguyện sinh cho ngươi 2 đứa con?
Sinh 2 đứa con cũng thôi đi, ngươi còn muốn Chức Nữ yêu ngươi chết đi sống lại? Một ngày không thấy, rơi lệ như mưa?
Chức Nữ là tiên nữ trong cung thật sao? Sao lại giống một kẻ bình thường vậy?
Cho nên, đến ngày Thất Tịch, chồng tôi cũng không tặng tôi cái gì, mà tôi cũng cấm anh ấy tặng. Vì thực ra, ý nghĩa truyền thống của đêm Thất tịch không phải là một ngày may mắn (đêm thất tịch là tiết nữ nhân, phụ nữ thì khẩn cầu sáng dạ khéo tay, kỹ nữ thì cầu nguyện hoàn lương gặp được người tốt) (.....)
Đêm thất tịch lại càng không phải là lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc ( lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc là ngày 15 tháng giêng).
Hơn nữa, đối với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ tôi vẫn hết sức phản cảm, biến nó thành ngày lễ tình nhân cũng thật hoang đường. Cá nhân tôi cảm giác, nếu như cô gái chưa lấy chồng cũng không cần coi lễ thất tịch là lễ tình nhân vì ngày đó thật sự không may mắn.
> Đồng tình với chuyện này chắc phần nhiều là những người phụ nữ ngu ngốc mất rồi, hơn nữa thời đó đề cao nam quyền, xã hội thích tuyên dương những câu chuyện như vậy cũng không có gì kỳ lạ. Quên mình vì người khác, hạnh phúc vì hy sinh. (...)
>> Bản chất thực ra toàn là bóc lột,áp bách.
>3 người? Sách ngày nay cũng có chuyện này mà =)))
>Xem kinh kịch cũng có thể cảm nhận được. Thử thách nhân tính bản thân nó cũng rất kỳ quái rồi, huống chi là loại tình huống này.
----------------------
(1) Cẩm y ngọc thực: áo bằng gấm, đồ ăn bằng ngọc.Ý nói cuộc sống giàu sang phú quý
(2) Thím Tường Lâm: nhân vật trong tác phẩm "Lễ cầu phúc" của Lỗ Tấn.
(3) Bảy đi ba không: "Bảy đi" là 7 lí do có thể ly dị vợ ở thời cổ đại, bao gồm: bất thuận với cha mẹ, không sinh được con trai, ngoại tình, ghen tuông, mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều chuyện, ăn trộm. "Ba không" là ba lý do không được phép bỏ vợ, bao gồm: vợ đã để tang bên nhà chồng 3 năm, khi cưới về nghèo khó mà sau này giàu có, sau khi lấy nhau người vợ không còn người nhà.
(4) Trần Hương Liên: nhân vật trong kinh kịch "Trần Thế Mỹ".
(5) Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài: Chúc Anh Đài nữ giả nam để đi học, sau đó phải lòng Lương Sơn Bá. Khi Lương Sơn Bá biết Chúc Anh Đài là con gái thì hai người bắt đầu yêu nhau. Chúc Anh Đài lại bị cha mẹ hứa gả cho Mã Văn Tài. Sau khi Lương Sơn Bá mất, đoàn đón dâu đi ngang qua mộ của Lương Sơn Bá thì không đi tiếp được nữa, Chúc Anh Đài đi vào trong phần mộ của Lương Sơn Bá. Sau đó, từ trong phần mộ, một đôi bướm rất đẹp quấn quýt bên nhau và cùng bay đi.
(6) Lương Hồng,Mạnh Quang: Nhân vật trong "Cử án tề mi", câu chuyện kể về vợ Lương Hồng thời Đông Hán là Mạnh Quang. Sau khi lấy Lương Hồng, Mạnh Quang rất tôn trọng chồng. Bà là người rất xấu xí, vừa béo vừa đen, khỏe đến mức có thể bê được cối đá. Lương Hồng là người rất có danh tiếng. Trước khi lấy vợ, rất nhiều nhà danh giá muốn gả con gái cho ông nhưng ông đều không đồng ý. Sau ngày cưới, Mạnh Quang bỏ khăn che mặt, mặc quần áo hàng ngày để làm việc nhà. Sau đó, nàng cùng chồng lên núi ở, chồng cày cấy, vợ dệt vải, ngày ngày ngâm thơ đàn hát, sống cuộc sống thanh bần mà hạnh phúc.
(7) Chu Hữu Trinh: sau đó đổi tên thành Chu Trấn, còn gọi là Chu Hoàng(913-915), trong sử sách gọi là Hậu Lương Mạt Đế
(8) Đình thê tái thú: chưa ly hôn với người vợ trước đã kết hôn chính thức với người khác
(9) "Kéo bình bạc dưới đáy giếng": Bản dịch thơ thuộc bản quyền của: https://www.thivien.net/Bạch-Cư-Dị/Tỉnh-để-dẫn-ngân-bình/poem-fEvivJabPd3uwuqTNX3otg
(10) Diệp Thạch Đào (1925 - 2008) tại Đài Nam, Đài Loan. Ông là nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học sử và là tiểu thuyết gia nổi tiếng của văn học đương đại Đài Loan. Ông còn có các bút danh khác như: Trịnh Tả Kim, Đặng Thạch Dong, Diệp Tùng Linh, Chu Kim Mãn..
Có một chàng trai 18 tuổi, điều kiện gia đình cực kỳ tốt, cha mẹ buôn bán rất giàu có. Anh ta rất đẹp trai, tính tình rất tốt, nhân phẩm cũng không tồi. Có một ngày, anh ta đang lái chiếc Ferrari ở trên đường thì nhìn thấy một cô gái.Cô gái ấy tuy không xinh đẹp nhưng vô cùng hấp dẫn, cho nên anh ta đã đến tán tỉnh cô ấy, còn muốn lấy cô làm vợ.Bố mẹ của anh ta thì liều mạng phản đối. Họ cho rằng cô gái nghèo khó đó sẽ không mang lại cho con trai họ hạnh phúc. Còn nếu anh ta vẫn muốn yêu cô gái kia, liền đoạn tuyệt quan hệ, đuổi anh ta ra khỏi nhà, tất cả tài sản đều để lại cho anh trai lớn trong nhà.
Chàng trai đồng ý, anh quyết định cưới cô gái và hai người chỉ có thể tổ chức đám cưới trong một ngôi nhà rách nát trong thôn nhỏ. Sau khi kết hôn, mỗi ngày họ đều phải bỏ tiền mua rất nhiều thứ, tiền thì không đủ vì vậy mà họ bắt đầu tìm đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi, ... cuối cùng bị ép trả nợ đến cùng đường.
Cô gái nói: "Anh yêu à, em phải đi rồi, em muốn đi kiếm kiền. Chúng ta quá nghèo rồi, em sẽ không vứt bỏ anh, em sẽ mang về rất rất nhiều tiền cho anh, khiến anh quên đi những ngày nghèo khó vừa rồi, sống một cuộc sống hạnh phúc"
Chàng trai nói: " Được, anh đợi em"
Cô gái sang nước ngoài, làm phục vụ và rửa bát đĩa trong quán ăn nhưng phát hiện ra cách này căn bản không kiếm được bao nhiêu tiền.
Cô ấy nghĩ, mình phải nhanh nhanh kiếm tiền.
Vì thế, cô ấy nghĩ biện pháp tiến vào giới giải trí, bắt đầu từ tầng lớp thấp nhất, nỗ lực không ngừng.Giới giải trí bắt buộc phải có hi sinh, cô ấy cũng có thể quỳ gối hy sinh.
Cuối cùng cũng có một ngày cô ấy gặp được một vị đại gia, không những giúp cô ấy đạt được mục đích trong giới giải trí mà còn rất yêu cô ấy. Cô ấy rất cảm động liền ở bên vị đại gia đó, thế nhưng trong lòng cô vẫn chung thủy nhớ về chàng trai nghèo khó kia.
Cô ấy vô cùng nỗ lực, liều mạng kiếm tiền. Cuối cùng cũng có một ngày, cô ấy có nhiều tiền hơn vị đại gia kia, trở thành minh tinh nổi bật nhất trong giới giải trí.
Đêm hôm ấy, cô ấy vừa khóc vừa nói với người đại gia: " Em 18 năm trước đã lấy chồng, trong tim em, anh ấy vĩnh viễn mới là chồng của em"
Đại gia ngạc nhiên nói: "Vậy thì phải làm thế nào? Chúng ta cũng có con rồi mà?"
Cô ấy nói: "anh ấy hiện tại cũng 40 tuổi rồi, em không biết cậu ấy có cuộc sống như thế nào. Em rất không yên lòng về anh ấy, nhất định phải đi tìm anh ấy". Người đại gia kia vì quá yêu cô nên đành chấp nhận. Hai người thuê một cái máy bay, quay về với nơi ở của cô gái trước kia. Trước khi xuống máy bay, cô gái nói: "18 năm trôi qua rồi, không biết anh ấy còn chung thủy hay không, để em thử xem". Vì thế mà cô gái ấy mặc quần áo rách rưới tới gõ của nhà chàng trai. Lúc này bọn họ đều đã đến tuổi trung niên rồi. Cô gái thử thăm dò một phen, cuối cùng xác nhận chàng trai vẫn luôn luôn ở đây, một mình si ngốc mà đợi 18 năm. Cô gái rơi lệ lã chã, kéo tay chàng trai đi đến chỗ chiếc xe Ferrari, máy bay, đưa cho anh ta những đồ vật xa xỉ nhất, nói với chàng trai: " Đây là chồng của em. Các anh phải coi nhau như anh em trong nhà, hòa thuận chung sống. Con trai của anh ấy cũng là con trai của anh, 3 người chúng ta cùng nhau sống trong vinh hoa phú quý. Anh không cần phải sống ở nơi tồi tàn này nữa rồi"
Chàng trai cảm động rớt nước mắt, ba người hoan hoan hỉ hỉ cùng nhau về nhà. Từ đó về sau họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
---------------------------
Bạn muốn nói đây là một câu chuyện hoang đường,bạn đang muốn chửi người đúng không?
Đừng vội.
Đổi chàng trai thành cô gái, đổi hiện nay thành ngày xưa.
Đó chính là giai thoại tình yêu có thật của Vương Bảo Xuyến và Tiết Bình Quý đã được lưu truyền lại ngàn năm.
--------------------------------
Cứ mỗi lần có người ca tụng giai thoại này, lấy nó để giáo dục phụ nữ, tôi chỉ cảm thấy vô cùng chán ghét.
Nếu như một nữ nhân, bản thân là thiên kim tiểu thư, vứt bỏ vinh hoa phú quý, đoạn tuyệt quan hệ với cha mẹ, rời xa cẩm y ngọc thực(1) chỉ vì cùng nam nhân yêu thích thành gia lập thất, mặc dù nam nhân đó nghèo rớt mùng tơi.
Nhưng còn chưa đủ trung trinh.
Còn muốn nàng khổ sở đợi 18 năm.
Thế mà vẫn chưa đủ trung thành.
Cô ấy đã đủ khổ sở, sống như một người ăn mày, lại còn phải chung thủy với tình yêu ấy; anh ta thì thân mặc áo bào, có vợ đẹp con khôn, lại còn muốn thử lòng cô ấy.
Thế nhưng cuối cùng cô ấy lại phải cùng vợ hiện tại của chàng trai tình như tỷ muội, ba người vui vẻ sống cùng nhau.
Đây chính là chuyện xưa mà tôi thấy vô sỉ, khiến người khác chán ghét, tam quan muốn sụp đổ nhất.
Mỗi lần nhìn thấy đều khiến tôi lạnh từ tận đáy lòng.
--------------------------
Từ cổ chí kim, làm thương tổn phụ nữ bản chất đều là như nhau. Không phải là thời đại khác nhau liền có thể bỏ qua loại áp bức và thương tổn này. Sự thật chính là tam quan vặn vẹo mà làm tổn thương đến người phụ nữ.
Cho dù là ở thời cổ đại, đối với tiểu thư khuê các còn hà khắc như vậy, huống chi là với những phụ nữ bình thường?
Bà nội của Tường Lâm(2) vì sao có thể coi cô ấy như gia súc mà mang ra mua bán?
Thậm chí tới thời dân quốc,vì cái gì mà quả phụ thì không thể lên tiếng? Tại sao hiện nay vẫn còn một số người phân biệt đối xử với mẹ đơn thân và con cái của họ?
Đem Vương Bảo Xuyến- sự trung trinh, đa tình của một tiểu như đài các miêu tả hèn mọn như thế, tác giả này thật đáng trách.
Mà hiện nay đã là thế kỷ 21, tôi vẫn còn thấy buồn nôn khi chuyển thể câu chuyện ấy thành phim.
Có người nói hiện tại và quá khứ khác nhau, việc này ở thời cổ đại thật sự là một việc bình thường.
TMD, shit!
Thời xưa, nam tôn nữ ti, cũng không phải là như thế, được không?
Một chồng một vợ, đa thê nhiều thiếp.
Chính thất có luật lệ "Bảy đi ba không"(3)
Mà đình thê tái thú là trái pháp vua, cũng chính là Tiết Bình Quý có tận 2 bà vợ là phạm pháp!
Tôi có thể tán thưởng Tần Hương Liên(4) ngàn dặm tìm chồng, quần áo rách rưới, nhưng đến khi nhìn thấy công chúa vẫn kiên quyết bắt công chúa thi lễ với nàng bởi vì nàng là chính thê, nàng là chính thất, công chúa là người đến sau. Đây là sự cứng cỏi của nàng.
Tôi cũng có thể tán thưởng Tần Tuyết Mai không vứt bỏ thanh mai trúc mã, vụng trộm với Minh Thương Lâm, mà sau khi Thương Lâm qua đời, ở vậy cả đời. Đây là trung trinh của nàng.
Tôi còn có thể khen ngời tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài(5), tình nhân, vợ chồng, thề chết thủ tiết. Đây là chân tình của họ.
Thứ duy nhất tôi không thể khen ngợi đó là con cái ruồng bỏ cha mẹ, đoạn tuyệt quan hệ gia đình, vứt bỏ hết thảy, quý tộc thành bần hàn, sau đó vì chồng chịu khổ 18 năm, 18 năm sau chồng có vợ con đuề huề, còn đến thử lòng, thế nhưng tự mình lại hoan hỉ chấp nhận. Loại chuyện như thế này thật khiến người khác buồn nôn.
Vương Bảo Xuyến bất hiếu song thân, tự mình bất trung, không có khí phách, tình yêu 2 người cũng không chung thủy (cho phép người khác cướp chồng)
Vì vậy mà giai thoại của Vương Bảo Xuyến và Tiết Bình Quý dù ở cổ đại cũng không có gì đáng để kiêu ngạo và không có gì gọi là tiến bộ. Tiết Bình Quý lừa gạt con gái người ta, lại vất bỏ, đình thê tái thú(8), lại còn đến thử lòng, song thê phạm pháp ( đến hoàng đế cũng chỉ có một hoàng hậu), thật sự tôi không nhìn ra có cái gì là trung hiếu lễ nghĩa!
Dùng chuyện xưa này nói cổ đại có ý nghĩ tiến bộ,cũng rất sỉ nhục người xưa đi! Cổ đại tuy lễ nghi phiền phức, còn có các loại áp bách, nhưng nó không phải chuyện hoang đường này. Ngày xưa có hiền thê lương mẫu, trinh tiết liệt nữ, nữ kiệt cũng có thể bình thiên hạ. Nếu như mà đem câu chuyện này xem như sự tiến bộ ở thời xưa, tôi cũng không biết khi đọc đến chuyện của Lương Hồng và Mạnh Quang(6), Chu Hữu Trinh(7) và Trương hoàng hậu, sẽ có cảm nghĩ gì.
Mà đối với việc không để ý đến sự phản đối của cha mẹ, bỏ nhà theo trai, Bạch Cư Dị sớm có bài thơ:
KÉO BÌNH BẠC DƯỚI ĐÁY GIẾNG(9)
"Từ đáy giếng kéo lên bình bạc,
Bình bạc lên, giây đứt bình rơi.
Ngọc trâm trên đá giũa mài,
Sắp thành trâm ngọc gãy đôi giữa chừng.
Gãy trâm ngọc, rơi bình, thế đấy!
Chia tay chàng, giống vậy, sớm nay.
Nhớ thời con gái thơ ngây,
Người khen dáng điệu khoan thai, dịu dàng...
Mái tóc buông bềnh bồng đôi mái,
Đôi mày ngài, dáng núi xa xanh.
Cười vui nhí nhảnh trong vườn,
Xem ra bữa ấy chưa quen biết chàng.
Tung mơ chua, dựa bên tường ngắm,
Hàng thuỳ dương, ngựa trắng chàng dong.
Chàng ngoái nhìn, phía đầu tường,
Một lần gặp gỡ, biết chàng nao nao.
Chàng nao nao đổi trao đôi lứa,
Dãy bách tùng, chàng chỉ núi nam.
Cảm ơn tùng bách lòng chàng,
Đung đưa mái tóc vội vàng giục đi!
Dăm, sáu năm theo về, thiếp ở,
Chuyện thiếp đâu ưng dạ bề trên.
Hôn nhân nghi lễ chẳng toàn,
Làm sao phụng dưỡng lo toan nghiệp nhà.
Nán ở lại, xem ra khó nán,
Ra khỏi nhà, về chốn nào ư?
Trên thì chẳng có mẹ cha,
Tình thân ruột thịt, quê xa còn nhiều.
Lâu lắm rồi, có đâu tin tức,
Hổ thẹn chen buồn bực, khó về.
Ơn chàng một buổi nặng ghê,
Một đời cơ nhỡ, cam bề thiếp mang...
Dại khôn, ai đó nhắn cùng,
Khen ai chớ có coi thường hứa hôn..."
-------------------------------------
Một giai thoại khác phá vỡ tam quan của tôi – Ngưu Lang Chức Nữ
Ngưu Lang rất nghèo, nghèo đến nỗi không thể lấy vợ, vụng trộm nhìn Chức Nữ tắm,còn trộm tiên y của Chức Nữ. Chức Nữ vì không có cách nao khác, bắt buộc phải gả cho Ngưu Lang. Sau khi hai người thành thân, Ngưu Lang vì sợ Chức Nữ chạy trốn liền đem tiên y của Chức Nữ giấu đi (giấu y phòng thê).
Chức Nữ trách Ngưu Lang: " Ngươi là loại người gì vậy! Tại sao ngươi giấu y phục của ta, bức ta thành thân với ngươi! Ngươi hại ta thì cũng hại rồi - đối với ta, đây đều là sai lầm của ngươi". Sau đó, Chức Nữ luôn luôn nghĩ tới việc bay về trời. Nhưng khi bay về trời, Chức Nữ lúc nào cũng nhớ đến hai đứa con của mình, vì vậy khẩn cầu Vương Mẫu mỗi năm có thể gặp con một lần, còn bản thân thì ngày ngày không ngừng không nghỉ dệt vải.
Câu chuyện này mới đầu không phải là tích cực như vậy, nhưng được Diệp Thạch Đào(10) thay đổi nội dung, vì vậy mà được viết vào sách giáo khoa. Nhưng kể cả sau khi thay đổi, Ngưu Lang Chức Nữ cũng không những không chỉ chứa đựng quy luật logic kỳ lạ, kết quả cũng khó bề tưởng tượng.
Hơn nữa ngay từ nhỏ, khi đọc tới đoạn Ngưu Lang nhìn trộm Chức Nữ tắm,còn trộm quần áo của nàng, tôi cảm thấy không dễ chịu chút nào; hiện tại nghĩ đến,ngay cả một đứa trẻ con cũng cảm thấy câu chuyện này khiến người khác cảm thấy không thể chịu nổi. TMD! Người lớn không có ai cảm thấy đáng xấu hổ sao?
Ngưu Lang, thôi quên đi, sao có thể nhìn trộm người khác tắm? Thánh nhân không phải đã nói : " Phi lễ chớ nhìn" sao?
Ngươi nhìn trộm cũng bỏ đi, tại sao lại còn trộm quần áo, khiến Chức Nữ không dám lên bờ? Ngươi như vậy không phải là trộm sao?
Ngươi là trộm cũng thôi đi, sao ngươi còn có thể muốn thành thân với Chức Nữ?
Thành thân thì cũng thôi đi, ngươi còn muốn một vị tiên nữ can tâm tình nguyện sinh cho ngươi 2 đứa con?
Sinh 2 đứa con cũng thôi đi, ngươi còn muốn Chức Nữ yêu ngươi chết đi sống lại? Một ngày không thấy, rơi lệ như mưa?
Chức Nữ là tiên nữ trong cung thật sao? Sao lại giống một kẻ bình thường vậy?
Cho nên, đến ngày Thất Tịch, chồng tôi cũng không tặng tôi cái gì, mà tôi cũng cấm anh ấy tặng. Vì thực ra, ý nghĩa truyền thống của đêm Thất tịch không phải là một ngày may mắn (đêm thất tịch là tiết nữ nhân, phụ nữ thì khẩn cầu sáng dạ khéo tay, kỹ nữ thì cầu nguyện hoàn lương gặp được người tốt) (.....)
Đêm thất tịch lại càng không phải là lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc ( lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc là ngày 15 tháng giêng).
Hơn nữa, đối với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ tôi vẫn hết sức phản cảm, biến nó thành ngày lễ tình nhân cũng thật hoang đường. Cá nhân tôi cảm giác, nếu như cô gái chưa lấy chồng cũng không cần coi lễ thất tịch là lễ tình nhân vì ngày đó thật sự không may mắn.
> Đồng tình với chuyện này chắc phần nhiều là những người phụ nữ ngu ngốc mất rồi, hơn nữa thời đó đề cao nam quyền, xã hội thích tuyên dương những câu chuyện như vậy cũng không có gì kỳ lạ. Quên mình vì người khác, hạnh phúc vì hy sinh. (...)
>> Bản chất thực ra toàn là bóc lột,áp bách.
>3 người? Sách ngày nay cũng có chuyện này mà =)))
>Xem kinh kịch cũng có thể cảm nhận được. Thử thách nhân tính bản thân nó cũng rất kỳ quái rồi, huống chi là loại tình huống này.
----------------------
(1) Cẩm y ngọc thực: áo bằng gấm, đồ ăn bằng ngọc.Ý nói cuộc sống giàu sang phú quý
(2) Thím Tường Lâm: nhân vật trong tác phẩm "Lễ cầu phúc" của Lỗ Tấn.
(3) Bảy đi ba không: "Bảy đi" là 7 lí do có thể ly dị vợ ở thời cổ đại, bao gồm: bất thuận với cha mẹ, không sinh được con trai, ngoại tình, ghen tuông, mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều chuyện, ăn trộm. "Ba không" là ba lý do không được phép bỏ vợ, bao gồm: vợ đã để tang bên nhà chồng 3 năm, khi cưới về nghèo khó mà sau này giàu có, sau khi lấy nhau người vợ không còn người nhà.
(4) Trần Hương Liên: nhân vật trong kinh kịch "Trần Thế Mỹ".
(5) Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài: Chúc Anh Đài nữ giả nam để đi học, sau đó phải lòng Lương Sơn Bá. Khi Lương Sơn Bá biết Chúc Anh Đài là con gái thì hai người bắt đầu yêu nhau. Chúc Anh Đài lại bị cha mẹ hứa gả cho Mã Văn Tài. Sau khi Lương Sơn Bá mất, đoàn đón dâu đi ngang qua mộ của Lương Sơn Bá thì không đi tiếp được nữa, Chúc Anh Đài đi vào trong phần mộ của Lương Sơn Bá. Sau đó, từ trong phần mộ, một đôi bướm rất đẹp quấn quýt bên nhau và cùng bay đi.
(6) Lương Hồng,Mạnh Quang: Nhân vật trong "Cử án tề mi", câu chuyện kể về vợ Lương Hồng thời Đông Hán là Mạnh Quang. Sau khi lấy Lương Hồng, Mạnh Quang rất tôn trọng chồng. Bà là người rất xấu xí, vừa béo vừa đen, khỏe đến mức có thể bê được cối đá. Lương Hồng là người rất có danh tiếng. Trước khi lấy vợ, rất nhiều nhà danh giá muốn gả con gái cho ông nhưng ông đều không đồng ý. Sau ngày cưới, Mạnh Quang bỏ khăn che mặt, mặc quần áo hàng ngày để làm việc nhà. Sau đó, nàng cùng chồng lên núi ở, chồng cày cấy, vợ dệt vải, ngày ngày ngâm thơ đàn hát, sống cuộc sống thanh bần mà hạnh phúc.
(7) Chu Hữu Trinh: sau đó đổi tên thành Chu Trấn, còn gọi là Chu Hoàng(913-915), trong sử sách gọi là Hậu Lương Mạt Đế
(8) Đình thê tái thú: chưa ly hôn với người vợ trước đã kết hôn chính thức với người khác
(9) "Kéo bình bạc dưới đáy giếng": Bản dịch thơ thuộc bản quyền của: https://www.thivien.net/Bạch-Cư-Dị/Tỉnh-để-dẫn-ngân-bình/poem-fEvivJabPd3uwuqTNX3otg
(10) Diệp Thạch Đào (1925 - 2008) tại Đài Nam, Đài Loan. Ông là nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học sử và là tiểu thuyết gia nổi tiếng của văn học đương đại Đài Loan. Ông còn có các bút danh khác như: Trịnh Tả Kim, Đặng Thạch Dong, Diệp Tùng Linh, Chu Kim Mãn..
No comments:
Post a Comment