Nhìn từ khía cạnh thực dụng, thì việc salesman biết về cách quản lý cửa hàng, thậm chí biết sâu và chuẩn tắc hơn cả chủ cửa hàng mà mình bán hàng vào là hoàn toàn hợp lý. Sơ sơ liệt kê có mấy lý do như sau:
1. Hiểu rõ quy trình vận hành cửa hàng mới biết thói quen làm việc của họ, thậm chí là tính cách của họ. Một cửa hàng mà cái gì cũng kiêng, dè tránh các ngày xấu trong tháng không thanh toán thì chỉ có thể là mê tín hoặc mượn cớ để lợi dùng dòng tiền. Lý do thứ nhất thì chúng ta nên tập trung nói chuyện tâm linh, lý do thứ hai thì chúng ta phải phân tích cho họ thấy khi kinh doanh hàng của mình sẽ có lợi về dòng tiền ra sao.
2. Thể hiện thiện chí và tình cảm với chủ cửa hàng: Bán vào – sell in mới chỉ là một nửa trách nhiệm của người salesman, cần phải giúp cửa hàng sell out – bán ra nữa mới là đủ một vòng. Chỉ cần quan tâm xem cửa hàng lần trước nhập vào như thế lần này đã bán ra được hết chưa, nếu cần mua thêm thì mua thêm cái gì, loại bớt đi cái gì? Đẩy hàng tồn đi đâu đã là một cơ hội cực lớn cho họ thấy mình quan tâm tới họ. Đó là lý do mà trong đội bán hàng chuyên nghiệp FMCG có sử dụng call sheet – lịch sử bán hàng cho từng cửa hàng để theo dõi và tư vấn cho họ số lượng hàng tồn, hàng nhập hay xuất hợp lý của từng giai đoạn.
3. Chỉ cho họ cách làm hiệu quả hơn, một thông tin luôn làm tôi ngạc nhiên là chủ cửa hàng đôi khi không nắm được mình lãi bao nhiêu. Vì cứ từ vài tram hay vài ngàn sản phẩm trở lên bán ra với vòng quay khác nhau, chương trình khuyến mại áp dụng đa dạng, .. là chủ cửa hàng đã không biết được chính xác mình lãi bao nhiêu. Đó là chưa kể họ đang tốn sức ở công đoạn nào. Thậm chí là số lượng chủng loại hàng mà họ kinh doanh cũng như doanh số của từng loại tối đa mà họ có thể xử lý là hạn chế do năng lực có giới hạn của họ. Người nào chỉ cho họ thấy vấn đề, sau đó dẫn họ ra khỏi mớ bòng bong ấy và làm ra nhiều tiền hơn, lãi lớn hơn hiển nhiên là người hùng của họ.
4. Vì họ làm theo cách của mình, họ sẽ cảm ơn mình và sẽ bị điều hướng theo cách của mình, đó cũng là cách tạo ra rào cản với đối thủ cạnh tranh. Tất cả các công ty làm phân phối lớn trên thị trường đều cố gắng tạo ra một bộ các yếu tố văn hóa và cách làm riêng của họ trong vô vàn cách làm hiệu quả khác. Mục đích là đầu tiên đạt hiệu quả cao nhất, thứ hai là để áp đặt văn hóa, một khi văn hóa và cách làm đã được áp đặt mà người chủ cửa hàng tuân theo thì lúc đó, đối thủ cạnh tranh muốn vào để làm giống hay khác chúng ta cũng đều không ổn. Giống thì khác gì bảo mình ăn cóp theo người đã thành công. Khác thì khách ngại do cách làm thay đổi so với thói quen của họ trước đó.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1849440605274979/
No comments:
Post a Comment