Bài số 5: "Tính linh hoạt" trong Tổ chức, sẽ đầy Cám dỗ.
Lâu lâu bỗng thấy bài viết số 4 của mình hiện lên trong Group, cảm xúc "viết lách" lại xuất hiện. Hôm nay, Thi sẽ nói đến 1 trong 4 Giá trị cốt lõi dẫn dắt những bước đi của công ty, để không phải "lạc lối" trước "những Cám dỗ" trên bước đường đi đến Vinh quang.
Nào, hãy cùng bắt đầu nhé?
Nào, hãy cùng bắt đầu nhé?
Khi nói đến "tính linh hoạt", nhất là trong Tổ chức (hay trong Công ty), chắc rằng phần đông mọi người sẽ nghĩ ngay đến "nghĩa Đen", mà người Việt Nam mình một dân tộc rất linh hoạt, chắc đã ăn sâu vào máu và cũng chính vì từ "Linh hoạt" này mà phần lớn Tổ chức sẽ dẫn đến những Quyết định rất tai hại và đi chệch Mục tiêu hay Tầm nhìn ban đầu đã đặt ra.
Tại sao lại đao to búa lớn vậy? Mà lại phải đưa vào 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Tổ chức.
Tại sao lại đao to búa lớn vậy? Mà lại phải đưa vào 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Tổ chức.
Khi dẫn dắt một Công ty, ở vai trò Lãnh đạo, bạn sẽ thường bắt gặp rất "nhiều Cơ hội" trên đường đi đến Đích hay đi đến Mục tiêu ban đầu đặt ra. Mà nhiều Cơ hội nhiều khi đúng là Cơ hội, nhưng đôi khi cũng sẽ là "Nguy cơ", Nguy cơ nhấn hay làm chệch hướng con tàu của bạn. Đây là một lý do cơ bản, mà theo ngu ý của người viết, trả lời cho câu hỏi: "vì sao Việt nam mình lại quá ít những Doanh nghiệp có tuổi đời trên 100 năm?", "vì sao ông bán cafe lại chuyển sang làm Cầu đường?"
Case 1: Có phải Cấp dưới thường hay hỏi bạn những câu hỏi sau?
"anh ơi, em có một Khách hàng lớn lắm, sau khi bên mình hoàn thành Hợp đồng đầu tiên với họ, thì họ rất là tin tưởng vào cách làm việc có Trách nhiệm và Cam kết của công ty mình, nên họ Quyết định giao cho mình làm một Dự án mới, mà em thấy rằng công ty mình chưa từng làm dự án nào "tương tự". Giờ em phải trả lời họ làm sao? Yes hay No. Nếu "Yes" thì sẽ mở ra một con đường đi mới, mà kỳ vọng sẽ đưa Doanh số của Công ty mình lên ít nhất 2 lần. Trời ah, hấp dẫn quá. Nhưng mà công ty mình có làm việc này bao giờ đâu?
"anh ơi, em có một Khách hàng lớn lắm, sau khi bên mình hoàn thành Hợp đồng đầu tiên với họ, thì họ rất là tin tưởng vào cách làm việc có Trách nhiệm và Cam kết của công ty mình, nên họ Quyết định giao cho mình làm một Dự án mới, mà em thấy rằng công ty mình chưa từng làm dự án nào "tương tự". Giờ em phải trả lời họ làm sao? Yes hay No. Nếu "Yes" thì sẽ mở ra một con đường đi mới, mà kỳ vọng sẽ đưa Doanh số của Công ty mình lên ít nhất 2 lần. Trời ah, hấp dẫn quá. Nhưng mà công ty mình có làm việc này bao giờ đâu?
Case 2: có phải hằng ngày bạn hay nhận được email hay cuộc hẹn gặp từ một Đối tác bên dưới?
+"thưa Quý ngài, chúng tôi là một Tập đoàn Đa quốc gia đang sản xuất một sản phẩm tuyệt vời. Chúng tôi đang tìm kiếm 1 Đối tác phân phối tại Việt Nam! Và chúng tôi thấy rằng Quý công ty (ý họ nói là công ty mình đó) sẽ là một Đối tác tuyệt vời". Trời ah, nghe như rót mật vào tai. Nhưng ngặt nỗi: công ty mình chưa buôn bán Sản phẩm này bao giờ. Câu hỏi đặt ra là có nên ký kết Hợp tác với Tập đoàn này không? Thiệt là Hấp dẫn, lôi cuốn, một Tương lai Tươi sáng ở trước mắt.
+"thưa Quý ngài, chúng tôi là một Tập đoàn Đa quốc gia đang sản xuất một sản phẩm tuyệt vời. Chúng tôi đang tìm kiếm 1 Đối tác phân phối tại Việt Nam! Và chúng tôi thấy rằng Quý công ty (ý họ nói là công ty mình đó) sẽ là một Đối tác tuyệt vời". Trời ah, nghe như rót mật vào tai. Nhưng ngặt nỗi: công ty mình chưa buôn bán Sản phẩm này bao giờ. Câu hỏi đặt ra là có nên ký kết Hợp tác với Tập đoàn này không? Thiệt là Hấp dẫn, lôi cuốn, một Tương lai Tươi sáng ở trước mắt.
Case 3: khi bạn đứng trước một lựa chọn, mà quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng ngay đến Lợi ích của công ty. Bạn sẽ ra Quyết định ra sao?
"Thi ah, hệ thống mà công ty anh lắp đặt cho Nhà máy của tôi có 4 cái bơm 1 pha đã hư hỏng hoàn toàn, mà tôi biết rằng anh đã lắp sai, vì đáng ra anh phải lắp 4 cái bơm 3 pha mới đúng? Tôi nói điều này vì hệ thống thứ 2 (tương tự) mà anh lắp cho Nhà máy tôi là bơm 3 pha thì chạy rất okie". Trời, hệ thống số 1 đã hết thời gian bảo hành được 1 năm. Nếu thay 4 con bơm 3 pha mới sẽ đi tong hơn 100 triệu (bao gồm đi lại toàn bộ dây điện, ống...). Đứng trước tình huống này, bạn phải làm sao?
"Thi ah, hệ thống mà công ty anh lắp đặt cho Nhà máy của tôi có 4 cái bơm 1 pha đã hư hỏng hoàn toàn, mà tôi biết rằng anh đã lắp sai, vì đáng ra anh phải lắp 4 cái bơm 3 pha mới đúng? Tôi nói điều này vì hệ thống thứ 2 (tương tự) mà anh lắp cho Nhà máy tôi là bơm 3 pha thì chạy rất okie". Trời, hệ thống số 1 đã hết thời gian bảo hành được 1 năm. Nếu thay 4 con bơm 3 pha mới sẽ đi tong hơn 100 triệu (bao gồm đi lại toàn bộ dây điện, ống...). Đứng trước tình huống này, bạn phải làm sao?
Câu trả lời nằm ở "Sự lựa chọn", hay "Cách giải quyết vấn đề", có 2 ý Lớn ở đây:
+Một là: "phải có Tiêu chí để lựa chọn". Với Case 1 và Case 2, bạn phải trả lời được 3 câu hỏi, theo thứ tự sau với 3 Đáp án là "Yes" thì bạn mới Quyết định có "Đi tiếp". Còn ngược lại, mà công ty nhỏ (doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm) thì nên "say No" cho nó lành. Vì chúng ta không phải là Phạm Nhật Vượng hay Đoàn Nguyên Đức.
+++Câu hỏi 1: "Cái mà bạn sắp làm có gần với ngành nghề Cốt lõi của bạn không"? Ví dụ,: bạn làm ngành Quan trắc Môi trường Tự động, mà có Khách hàng muốn bạn xây dựng Nhà máy Xử lý Nước thải vậy. Thì bạn có muốn nhận Dự án để làm không?
+++Câu hỏi 2: "Cái mà bạn sắp làm, bạn có nắm vững được Công nghệ không?"
+++Câu hỏi 3: "Cái mà bạn sắp làm có Lãi cao không? Vì bạn đang ở Thị trường Ngách?". Ở đây giả sử 2 câu trên bạn đều trả lời Yes.
+++Câu hỏi 2: "Cái mà bạn sắp làm, bạn có nắm vững được Công nghệ không?"
+++Câu hỏi 3: "Cái mà bạn sắp làm có Lãi cao không? Vì bạn đang ở Thị trường Ngách?". Ở đây giả sử 2 câu trên bạn đều trả lời Yes.
Trả lời được 3 câu hỏi trên là bạn đã Tự tin vào Quyết định của mình.
+Hai là: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Với Case 3, bạn sẽ phải trả giá rất nhiều, vì nếu bạn đồng ý thay mới cho Khách hàng thì bạn mất tiền, mất thời gian nhưng bạn sẽ được "tiếng tăm, Thương hiệu", còn ngược lại thì bạn sẽ được Khách hàng xem là "con buôn", chỉ nên làm ăn 1 lần trong đời.
Khi đứng trước lựa chọn "Yes hay No" này, bạn phải dựa vào "cái Bất biến" thì mới mong Giải quyết vấn đề mà không phải "lăn tăn". Vâng, đó chính là cái mà bạn tôn thờ: "Giá trị cốt lõi" và "Tinh thần con người của Tổ chức" hay "Triết lý kinh doanh" của công ty bạn. Vì nếu xem "tính linh hoạt" là nghĩa Đen, mà không có "nền tảng" để vin vào, bạn sẽ "Lạc lối". Nó giống như "con người sống mà thiếu Đức tin".
Khi đứng trước lựa chọn "Yes hay No" này, bạn phải dựa vào "cái Bất biến" thì mới mong Giải quyết vấn đề mà không phải "lăn tăn". Vâng, đó chính là cái mà bạn tôn thờ: "Giá trị cốt lõi" và "Tinh thần con người của Tổ chức" hay "Triết lý kinh doanh" của công ty bạn. Vì nếu xem "tính linh hoạt" là nghĩa Đen, mà không có "nền tảng" để vin vào, bạn sẽ "Lạc lối". Nó giống như "con người sống mà thiếu Đức tin".
Hy vọng mọi người nắm được hết ý Thi nói ở trên và nhanh chóng tìm kiếm (bên trong) những Giá trị cốt lõi cho Tổ chức, cho Công ty, cho Gia đình hay cho Cá nhân mình.
Một đêm Chủ nhật đẹp và nhiều Giấc mơ đẹp cho ngày mai tươi sáng.
Cảm ơn các BCT (Bạn của Thi) đã kiên nhẫn xem đến dòng cuối cùng này. Hehe, Like mạnh.
PS:
Mà đây chính là 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Công ty mình: "Tính linh hoạt". Nó sẽ là nền tảng để bạn và công ty đi xa hơn. Và đã là Giá trị Cốt lõi thì chúng ta không được phá vỡ, nếu không thì đã không còn là Giá trị Cốt lõi.
Mà đây chính là 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Công ty mình: "Tính linh hoạt". Nó sẽ là nền tảng để bạn và công ty đi xa hơn. Và đã là Giá trị Cốt lõi thì chúng ta không được phá vỡ, nếu không thì đã không còn là Giá trị Cốt lõi.
"Giá trị cốt lõi là những Giá trị bên trong mà Công ty chúng ta tin tưởng và Kiên trì theo đuổi, cho dù hoàn cảnh bên ngoài có thay đổi hoặc gây ra bất lợi, khó khăn trước mắt cho công ty".
No comments:
Post a Comment