Search This Blog

Saturday, 26 November 2016

Bài số 2: Trải nghiệm về "Khởi nghiệp"

Bài số 2: Trải nghiệm về "Khởi nghiệp"
Phần II: câu chuyện Khởi nghiệp, mỗi người một kiểu.
Câu chuyện của mình bắt đầu cách đây hơn 5 năm, vào cuối tháng 12/2010, vào một ngày trời Sài Gòn hơi se lạnh, khi mà mình bắt đầu Start 1 Business mới với đầy rẫy các rủi ro, mà cho đến bây giờ mình không nghĩ là mình đã liều đến vậy: "mở 1 công ty". Mình thật điên rồ quá sức. Chẳng có nhiều tiền trong tay: 140 triệu đồng của mình và 60 triệu đồng của 1 người bạn góp vốn (theo tỷ lệ 70:30). Và sau hơn 5 năm, từ 2 người đến nay đã lên đến 60 người, công ty cũng có chút chỗ đứng trên thị trường (dẫn đầu thị trường về Số lượng Dự án lắp đặt, theo ngành nghề cốt lõi của công ty) và nâng Giá trị sổ sách công ty lên hơn 2M$. Và công ty đang bắt đầu chuyển mình sang một trang mới, rất mới với nhiều niềm hứng khởi.
Cuộc sống có vẻ là ưu ái và May mắn đến với mình, khi mà từng Đối tác tốt đã đến khi mình bắt đầu "Khởi nghiệp", rất nhẹ nhàng và tự nhiên, giống như định mệnh vậy, mà cho đến thời gian gần đây mình có Niềm tin rằng: chắc là ông trời đã giao cho mình 1 Sứ mệnh (Mission) dẫn dắt đội ngũ để mang lại một giá trị lớn lao hơn cho Cộng đồng, ít nhất là 60 gia đình ở trong công ty vì cuộc sống vốn ngắn ngủi và không chờ đợi. Hoặc có thể là vì từ hồi còn đi học, ngẫm đi ngẫm lại mãi 2 câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ:
"Chí làm trai đứng trong Trời đất. Phải có Danh gì với Núi sông". Chắc là vì vậy nên cái Số nó theo mình, bắt mình phải làm một cái gì đó có ích, chưa chắc đã vì tiền. Như anh Nguyễn Thành Nam (cựu TGĐ FPT) có phát hiện định nghĩa về lý do của việc tạo lập 1 Doanh nghiệp là: "muốn thoả mãn một Tham vọng và Làm một điều gì đó có ý nghĩa", ngoài việc tìm kiếm Lợi nhuận. Có nghĩa là việc tạo dựng một Doanh nghiệp nên bắt nguồn từ một Ambition "bên trong" mỗi cá nhân, để tạo dựng một Đế chế, một Môi trường có Văn hoá, một Cộng đồng Nhân viên, làm nhiều việc có ý nghĩa, đóng góp cho sự Phồn vinh của Xã hội, mà qua đó Thu lợi cho Cá nhân, cho Công ty, cho Gia đình.
Các bạn có biết là từ thời mình còn đi làm cho công ty cũ, mình đã "chưa từng nghĩ" đến việc sau này mình sẽ mở 1 công ty vì thấy Sếp cũ (CEO thuê) cày ghê quá. Mình đã Sợ.
Ý mình muốn nói là: Không phải ai cũng "làm ông chủ" được, phải có một điều gì đó khác ở đây, mà mình cho rằng đó là "Sứ mệnh", không phải là "Số mệnh" nghen?
Nhưng mà cái từ Người khởi nghiệp trong tiếng Anh hay gọi là "Entrepreneur", cái từ này đọc lên nghe thấy đã tai lắm nghen: En-trơ-pờ-rơ-nơ. Thật tuyệt và cũng đầy cuốn hút.
Hôm rồi có gặp 1 em, sau mình 1 khoá, mới chia sẻ rằng, đã "Khởi nghiệp" 2 công ty tiêu mất hơn 5 tỷ đồng và đã đóng cửa 2 công ty này mà "vẫn chưa biết tại sao lại Thất bại?".
Bây giờ, chưa hẳn là mình đã Thành công, vì cuộc đời đâu có ai biết được điều gì? Nhưng mà mình nghĩ rằng có vài điều mà mình rút ra từ Trải nghiệm của bản thân nên viết ra, biết đâu giúp ích cho một ai đó, và "Tất cả chỉ là Quan điểm, không có Đúng hay Sai" nhé?
-----------------********----------------------
1. "Hãy trở thành Chuyên gia, Expert" trong Lĩnh vực của bạn trước khi muốn trở thành "ông chủ". Với mình, Đây có vẻ là Tiêu chí Quan trọng nhất vì nếu bắt đầu Khởi nghiệp thì bạn phải "bán được hàng" và bạn phải biết cách "bán hàng".
Vì sao? Vì Khách hàng họ mua hàng của mình vì họ TIN vào mình, Người bán hàng. Mà Khách hàng họ tinh ý lắm vì Nếu bạn không phải là "Chuyên gia", mà là Tay mơ Amateur và chẳng có gì "đảm bảo" thì ai dám đưa tiền cho bạn và Ký hợp đồng?
Tiêu chuẩn ở công ty mình, nếu 1 Sales mang về được 40 tỷ/năm thì ngay lập tức được công ty Giao cho Quản lý 1 công ty (xây mới hoặc làm Giám đốc luôn).
Nếu bạn là Sales, nhưng không đạt được Kết quả cao, vượt tiêu chuẩn thì khi bạn mở công ty, cũng chỉ đủ sống làng nhàng thôi hoặc phải quá sức Hên thì mới mong tồn tại. Vì còn nếu bạn không Sales cực giỏi thì làm sao có "Trải nghiệm" để đào tạo Tuyến dưới hoặc đối mặt với những Đối thủ sừng sỏ?
Vì ngoài kia, thị trường, luôn có những "con cáo, đối thủ cực kinh nghiệm" đi Bán hàng thì nếu bạn và Nhân viên bạn chỉ là "Tay mơ" thôi thì làm sao Thắng đây? Khi đó, bạn thua rồi bạn cứ "chưởi cha mắng mẹ Khách hàng và Đối thủ", cho rằng "ông trời đã sinh ra Du mà sao còn sinh ra Lượng" mà ít khi nhìn lại mình! Nên đôi khi, "Tự lượng sức mình" cũng là điều hay vì như "Tư Mã Ý nhẫn nhục với Tào Tháo mà cuối cùng quy Giang sơn Nguỵ-Thục-Ngô về một mối". Thật tuyệt, vì đó chính là Business Strategy.
"Chúng ta có thể thua một Trận đấu, nhưng phải Thắng cả cuộc chiến".
Đơn giản vậy thôi chứ nhiều nghĩa: bạn là một đứa mới ra trường, đi làm được vài năm, có vài ý tưởng hay và tin rằng cuộc đời toàn màu hồng, ý tưởng của mình là Number one, thấy thằng kia nó gật gù khen hay bỏ tiền vào cho bạn làm, mà đâu biết hắn có âm mưu gì từ phía sau?.
Trừ khi bạn có Đam mê và nhà có điều kiện, mất vài trăm triệu không sao thì hãy thử sức! Vì đơn giản, "bạn Quản lý bạn còn chưa xong, mà đòi đi Quản lý người khác!" Và còn nhiều ý khác nữa ở đây, các bạn tự liên hệ bản thân nhé?
Cuối năm 2015, mảng Công nghiệp của Công ty đột nhiên thua liên tiếp 3 dự án vào tay của Đối thủ, anh em cực kỳ thất vọng, tinh thần xuống rất thấp, mất hết niềm tin, trong khi Cơ hội cực nhiều. Ngay lập tức mổ xẻ và biết lý do tại sao thua, thay đổi cách làm và kể từ đó trở đi, gần như là chưa thua thêm gói thiết bị nào.
Phải nói là mình "cực thích Thất bại", nó dạy cho ta nhiều điều lắm các bạn. Thắng 9 dự án thì cũng nên Thua 1 dự án. Hehe, tỉnh táo ngay ấy. Quay lại cuộc đua liền. Đây chính là "Chiến lược".
Bản chất của CHIẾN LƯỢC là "Khả năng Học hỏi của Tổ chức" để Giành Chiến thắng trong Trước mắt và trong Lâu dài. Ngoài mục đích đó ra, Chiến lược "chưa bao giờ quan trọng đến vậy".
Chiến lược có được "Vẽ" thật đẹp mà không Thắng trong tối đa 6 tháng (trước mắt) thì cũng nên vứt sọt rác vì không dùng được.
Thực tế, các bạn Doanh nghiệp vẫn đang "thực hiện chiến lược" mỗi ngày, nếu không thì Công ty bạn đã "đóng cửa" lâu rồi. Do đó, đừng sợ khi nói về Chiến lược nữa nhé? Chẳng qua là bạn chưa "nhận thức" ra là mình vẫn đang làm hằng ngày.
Mình nói vậy thôi chứ còn điều số 2 bên dưới. Đừng Sợ. Cứ Moving Forward.
-----------------********----------------------
2. "Hãy sống và làm việc vì Khách hàng".
Khi bạn luôn luôn nghĩ đến người khác, đến những lo lắng của họ, Khách hàng sẽ thấy ngay sự Tận tâm của bạn, bạn làm mọi thứ từ "Trái tim". Mà Trái tim sẽ kết nối Trái tim, mà cũng vì Trái tim của Khách hàng gần Túi tiền (túi trên ngực hoặc túi dưới quần) hơn là từ Não (tính toán, lý trí) đến Túi tiền.
Điều này cũng đúng, ngay cả khi bạn chẳng có 1 Sản phẩm nào trong tay, Khách hàng -họ- cũng muốn mua hàng từ bạn. Giá trị ở đây không hẳn là mình cho thêm Khách hàng cái gì? Mà có thể chỉ là "Khách hàng luôn nhớ và gọi cho mình vì trong quá khứ mình đã phục vụ tuyệt vời từ Tâm".
Với điều này, đây là "Tuyệt chiêu của Tuyệt chiêu Sales", bạn sẽ chẳng cần học "Kỹ năng Sales" nhiều đâu. Hãy đến với Khách hàng bằng Trái tim. Bạn sẽ chiến thắng bền vững.
Gần đây, thật là Hạnh phúc khi có một Khách hàng Nhà Nước nói với mình rằng: anh ấy chỉ muốn làm việc với Công ty mình vì họ TIN vào năng lực Công ty và đã giao cho mình một gói lớn. Mình không cần phải nói nhiều hay dùng bất kỳ chiêu trò nào. Nhưng để có điều này, mình đã phải "trả giá" rất lâu.
Đã đủ chưa nhỉ? Có vẻ chưa đủ.
-----------------********----------------------
3. "Hãy mang đến cho Khách hàng nhiều Giá trị hơn số tiền họ đã bỏ ra".
Nhiều bạn bán hàng rất Sơ khai, cứ nhắm nhắm dùng đủ chiêu trò thuyết phục Khách hàng mua hàng, ký Hợp đồng, Giao hàng xong và lấy xong Tiền là "biến mất tăm".
Giá trị ở đây có thể là Sự yên tâm khi làm ăn với bạn. Khi mà bạn có thể Tư vấn và làm những thứ mà "bạn sẽ bị thiệt về mình".
Khi Khách hàng làm với mình, mình Tư vấn cho họ chân thành, như là mình làm cho bản thân mình vậy, nói cho họ những lo lắng, khó khăn, thuận lợi để họ ra Quyết định. Tuy nhiên, hãy hết sức cẩn thận vì cũng có nhiều Khách hàng chỉ chăm chăm lợi dụng chất xám của mình. Nhưng các bạn yên tâm, theo thời gian, bạn sẽ tự nhận ra được: ai là Khách hàng chân chính!
Còn mình thì thích điều số 4.
-----------------********----------------------
4. "Hãy cứ đi, rồi sẽ đến. Hãy cứ tìm, rồi sẽ thấy".
Khi gặp khó khăn, thay vì bỏ chạy thì "hãy đối mặt với nó, giải quyết nó", giống như "đi vào Tâm bão sẽ thấy lối thoát" hay "trong Nguy hiểm có Cơ hội, nên được gọi là Nguy Cơ".
Năm 2013, khi mà công ty đang phơi phới và đầy hào hứng vì đã thành công vượt bậc trong năm 2012 (doanh số tăng gấp 3 lần, đạt 22 tỷ trong năm thứ 2, thắng trên mọi Cơ hội chào giá) thì bị đánh vỗ mặt liên tiếp 5 tháng không có Doanh số, anh em kỹ thuật ngồi chơi xơi nước cả mấy tháng trời vì Khủng hoảng kinh tế nên sức mua giảm đột ngột. Lúc đó, mình lâm vào túng quẩn, mất niềm tin đến độ phải mời thầy Phong thuỷ "Phengsui" về cúng giải hạn và rước 1 viên đá thạch anh Phong thuỷ đẹp và to về công ty (may mà mình rất thích viên đá màu trắng tím) để hút sinh khí trời đất. Ôi, cả 2 tháng sau, cũng chẳng thấy biến chuyển Kết quả Kinh doanh. Đến độ phải mượn tiền loanh quanh (kể cả mượn của Đồng nghiệp).
Nhưng không sao, mình đã quay lại cuộc đua bằng cách "xông vào Tâm bão". Phải nói là mình Sales giỏi. Cũng qua đó mà món "PhengSui" của mình lên hạng.
Với mình, luôn xem mọi thứ khá đơn giản hoặc luôn cố gắng "đơn giản hoá mọi vấn đề" nên khi bạn gặp Khó khăn, đừng giữ trong lòng mà nên chọn một trong 3 hướng giải quyết sau đây, hơi giống trò chơi "Đi tìm Triệu phú" khi gặp câu hỏi khó cần "ra Quyết định":
+ "Hỏi ý kiến của Người thân": đây là nguồn tham khảo tuyệt vời, không phải vì họ giúp mình trả lời câu hỏi mà là khi mình nói ra Vấn đề thì chính mình đã tự gợi ý cho mình câu trả lời.
+ "Hỏi ý kiến chuyên gia": hãy hỏi những người đã có trải nghiệm qua và đã Thành công ở Lĩnh vực đó. Thời nay, "Thầy" có nhiều loại lắm. Hy vọng bạn chọn đúng "Thầy", hãy tỉnh táo hết sức.
+ "Tìm sách về chủ đề đó mà đọc". Đọc nhiều thì "Lượng" sẽ biến chuyển thành "Chất". Giải quyết vấn đề xong, bạn trở thành "Chuyên gia" luôn. Rồi khi Quyết định chính là giải pháp 50/50 nhưng cũng đáng thử.
Mình nói ra ở đây, mong là các bạn "đừng tin những gì mình nói". Vì sao?
Vì Việt Nam mình mới mở cửa Kinh tế từ năm 1991, khi mà có Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời đến nay, mới có 25 năm. Nhưng điểm chính mình muốn nói là vẫn chưa có những "nghiên cứu thực sự" về Doanh nghiệp Việt Nam, mà chủ yếu đều dựa trên Kinh nghiệm Cá nhân (kể cả mình) do đó, có thể không đúng với công ty hay doanh nghiệp bạn 100%. Và đa phần đều dựa trên các Tài liệu hoặc sách nước ngoài, như KPI và BSC thì thế giới họ đã dùng hơn 20 năm nay, bây giờ mới có một số công ty áp dụng trong 5 năm gần đây thôi.
Vậy,
Có ai trả lời giúp? Vì sao một Doanh nghiệp tồn tại và phát triển đi lên? Những yếu tố Thành công chính là gì? Bây giờ công ty đã qua giai đoạn "khởi nghiệp" thì làm sao để Thành công tiếp theo?
Nhưng mà cuộc đời này vi diệu lắm các bạn, "cứ đi tìm rồi sẽ thấy". Đừng Sợ.
Còn hết? Còn nữa nhưng "cái gần cuối" thôi bạn nhé? Vì các bạn phải nghỉ ngơi phải không?
--------Niềm tin vào Bản thân mình---------
5. Dù cuộc đời có Ném gạch vào đầu bạn, trên Tất cả, Hãy giữ vững Niềm tin vào Bản thân mình - Steve Jobs.
Tôi muốn nói rằng: dù bạn hiện tại có như thế nào, có xuất thân ra sao thì "Luôn luôn có 1 điều gì đó để hơn người khác", hãy tìm ra đó là điều gì ? Đó chính là "chỗ dựa" cho bạn để đi đến "cuối con đường mình đã chọn". Tôi nhắc lại là "bạn luôn có điều đó", vì vậy hãy tìm ra nó và Hãy TIN rằng bạn hơn người khác.
Ví dụ nhé?
Bạn là 1 Sinh viên mới ra trường, rồi bạn đi so sánh bạn với 1 "người đã có chút kết quả", và bạn "ngưỡng mộ người đó quá mức" hoặc "thấy mình thật thấp kém, biết bao giờ mình mới được như anh ấy?"
Ui, bạn có "Tuổi trẻ", bạn có "Nhiệt huyết", bạn có "Sức khoẻ".... có muốn thì "anh ấy" cũng không thể đổi cái gọi là "Thành công" của họ để lấy những thứ ở trên mà bạn có được! Mà ở "tuổi của bạn" thì "anh ấy" chưa chắc đã giỏi bằng bạn bây giờ.
Vậy đó. Bạn đã đủ "Vững tin" vào mình?
Hãy tin tôi đi nhé vì "Bạn xứng đáng được hơn thế".
Còn một cái "gần cuối" nữa.
--------Giấc mơ--------
6. Một giấc mơ
Mình có một giấc mơ đưa được Sản phẩm (SP) là Giải pháp, Dịch vụ hoặc Sản phẩm của công ty mình ra khỏi "Biên giới Việt Nam",
vì sao?
+vì muốn cho bạn bè Thế giới thấy là người Việt Nam mình cũng "thông minh" như ai, không phải bằng "Tự sướng, tự nhận mình" mà bằng Sản phẩm.
+vì muốn mang ngoại tệ USD về nước.
+vì muốn anh em công ty ra nước ngoài nhiều hơn để mở mang đầu óc và nâng cao tay nghề, chuyên nghiệp và hiệu quả. Dần dần mọi thứ sẽ thay đổi.
Nhưng nói thật thì đây là điều mà mình cảm thấy nhỏ bé mỗi khi nói chuyện với các Doanh nghiệp ở Châu Âu hay Mỹ, vì họ đã có sẵn tư tưởng, Tầm nhìn "đi ra Thế giới" và "sản xuất Sản phẩm đạt Chất lượng để Thế giới sử dụng" sẵn trong đầu và ngay từ khi mới thành lập công ty (mình biết điều này khi quan sát 1 công ty như thế cách đây 4 năm).
Mọi thứ đang thay đổi, thay đổi thật nhanh nhưng "ước mơ" thì chỉ là mơ ước nếu không "Hành động Quyết liệt".
Lại thêm 1 cái "gần cuối" nữa.
-----------------********----------------------
7. Cần một "Hệ thống Giá trị cốt lõi" để mọi người đi theo bạn.
Hệ thống Giá trị cốt lõi gồm Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Chiến lược, Mục tiêu, Triết lý kinh doanh. Không cần phải đao to búa lớn nhưng ít nhất cũng nên biết là "vì sao Khách hàng họ chọn mua, ký Hợp đồng từ công ty mình?"
Người Việt mình là Quốc gia có số lượng người có Ý chí và Ước mơ "Làm ông chủ" nhiều nhất trên Thế giới nhưng khả năng Hợp tác với nhau rất kém. Làm chung thì chưa đến đâu nhưng cứ nhăm nhe "Làm riêng". Và rất lạ:
"Họp thì Không bàn bạc trao đổi, đưa ra, đóng góp ý kiến nhiệt tình hoặc chấp nhận sự khác biệt, phản biện nhưng khi Thống nhất xong thì lại không Quyết tâm Làm theo mà lại Tự làm theo ý của mình, mỗi người một hướng". Nên mới có chuyện, thôi "Tôi mở công ty để làm theo ý tôi" nên Doanh nghiệp Việt cứ nhỏ và nhỏ mãi. Cứ bắt đầu lớn tí, nội bộ lục đục rồi lại tách ra nên Doanh nghiệp Nước ngoài họ vào họ khống chế hết và cuối cùng là họ toàn "cho việc" mình.
Tất nhiên là có thể có 1 yếu tố từ "Hệ thống Giá trị cốt lõi - Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Chiến lược, Mục tiêu, Triết lý kinh doanh" không có rõ ràng và "Sống chết với nó" nên sẽ có "ra đi" và "chia tách" là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, Mình ủng hộ ý tưởng "cùng nhau xây dựng một công ty Lớn" hơn là "Tách ra thành nhiều công ty be bé". Ai trở thành "Chuyên gia" rồi Tách ra và "nhà nhà, người người mở Công ty" thì Doanh nghiệp Việt làm sao Lớn?
Vẫn còn nữa nhiều thứ nữa, nhưng thôi dừng lại ở đây. Tôi chúc bạn "đạt được những gì mà bạn đang mơ ước". Vì "Ngày ấy, ngày ấy, ngày ấy.... Sẽ đến, sẽ đến phải không em?"
Nguyễn Hoài Thi (Mr.)
TGĐ Việt An Enviro và Việt An Software.
#qtkn_khoinghiep
#qtkn_nguyenhoaithi
#nguyenhoaithi_baiso2
24/04/2016, một ngày chiều Chủ Nhật nắng đẹp
Like

MUỐN KHỞI NGHIỆP, HÃY ĐỌC KỸ BÀI NÀY !

MUỐN KHỞI NGHIỆP, HÃY ĐỌC KỸ BÀI NÀY !

Tôi mất hơn 5 tiếng đề nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình làkhởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

1. TẠI SAO TÔI LẠI ỦNG HỘ BẠN KHỞI NGHIỆP

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.
Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũg phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỉ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

2. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

3. CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều. Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưỏng này. Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

4. HỌC GÌ TRƯỚC TIÊN: Giao tiếp - Bán hàng

Bài học đầu tiên là phải biết quí trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kĩ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kì quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng kí túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. )). Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

5. BẮT ĐẦU KINH DOANH NHỎ

Khi đã “mặt dầy” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại. Không phải vì ý tưỏng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc…
Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kì quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nên giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lí do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá. Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kià.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỉ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thoả mãn trí tò mò.

6. KINH DOANH THẬT SỰ

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!

Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào. Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.
Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỉ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu. Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

7. TIỀN

Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn. Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

8. NGƯỜI

Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự). Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quí được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà. Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean StartUp (khởi nghiệp tinh gọn?). Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan toả tri thức nào.

-St-

HỌC CÁCH THUA ĐỂ THẮNG - LOSE TO WIN

HỌC CÁCH THUA ĐỂ THẮNG - LOSE TO WIN
Một vài năm trước đây, tôi phụ trách một nhãn hàng dịch vụ. Đến gần ngày thực hiện thì vì một số điều kiện bất khả kháng dịch vụ của chục khách hàng lúc đó không thể thực hiện. Điều này ảnh hưởng rất nặng nề đến uy tín của doanh nghiệp cũng như xáo trộn toàn bộ kế hoạch của khách khiến họ trở tay không kịp. Lúc này Giám đốc vùng bay ngay sang Việt Nam và có cuộc họp khẩn với toàn bộ team để tìm cách giải quyết. Vì là lý do bất khả kháng và có ràng buộc trong hợp đồng, khách cũng được tư vấn rất kỹ nên nếu không bồi thường thì doanh nghiệp sẽ vẫn ổn về mặt tài chính. Rất nhiều ý kiến cho rằng không bồi thường gì hoặc tệ nhất là trả thêm 1 khoản rất nhỏ để gọi là an ủi. Cuộc họp giải tán trong tâm trạng hết sức nặng nề vì khối lượng công việc phải giải quyết sắp tới cũng như những tổn hại về quan hệ, tinh thần đang diễn ra. Giám đốc vùng và tôi đã phải ngồi lại rất lâu sau đó. Quyết định lúc đó là khách hàng có 2 lựa chọn:
1.Được hoàn trả tiền cọc và đền bù với giá trị tiền mặt lên đến 50% giá trị gói dịch vụ.
2.Sử dụng gói dịch vụ khác của công ty, giá cao hơn, nhiều quyền lợi hơn và được extra thêm một gói đền bù dịch vụ với giá trị lên đến 100% giá trị gói dịch vụ cũ.
Với phương án đền bù trên tổn thất lên khoảng 6 số, đơn vị là USD. Ngày hôm sau, lần lượt khách hàng được thông báo về sự cố này và mời lên để giải quyết. Kết quả 80% up lên gói dịch vụ cao hơn, không có khách hàng nào chuyển qua đối thủ và doanh số tăng 30%. Và các khách hàng up lên gói dịch vụ cao tiếp tục sử dụng gói đó suốt 3 năm thay vì 1 năm như dự định ban đầu. Đó là một bài học sâu sắc về dịch vụ khách hàng và chiến lược thương lượng.
Chúng ta đã quá quen với cách tiếp cận thương lượng thắng thua (win - lose) hoặc đôi bên cùng thắng (win - win). Thực ra trong nghệ thuật thương lượng và giải quyết mâu thuẫn thì đó chỉ là 2 trong 5 cách tiếp cận. Với vị dụ kể trên, đó là cách tiếp cận Accommodating hay là Lose To Win. Vậy khi nào thì nên sử dụng cách tiếp cận thua để thắng này?
1.Khi mối quan hệ là thứ ưu tiên hơn là kết quả
2.Khi sự hỗ trợ cho đối tác là cấp thiết, chi phí có thể chấp nhận được
3.Khi bản thân mình sai và cách tiếp cận này giúp cho kết quả đỡ xấu hơn
4.Khi tranh chấp trực tiếp sẽ dẫn đến đối đầu, loại bỏ
5.Khi cần thỏa mãn khiếu nại của khách hàng trong tình huống quá sức căng thẳng
6.Khi giúp cho đối tác hiểu, học hỏi và trưởng thành từ sự nhân nhượng.
Cách tiếp cận này cũng có những rủi ro nhất định. Đội ngũ trực tiếp thương lượng phải hết sức lắng nghe, thông cảm , kiên nhẫn dẫn đến mức độ stress cao, nhất là đối với dạng người có tính quyết đoán, ngắn gọn, tập trung vào giải quyết mục tiêu. Bên cạnh đó kết quả thương lượng có khả năng rơi vào trường hợp đối tác đòi nhiều hơn khả năng chịu đựng của mình. Lúc đó nếu không chuẩn bị sẵn tinh thần walk away - bước ra khỏi thương lượng hoặc thay đổi cách thương lượng thì sẽ rơi vào thế bí toàn tập.
Tuy nhiên tôi lại tin rằng khi áp dụng cách tiếp cận này điều quan trọng nhất không phải là giải pháp mà là thái độ, hiểu rõ giới hạn và điều mình phải đối mặt sẽ giúp bản thân tư tin. Sự chân thành, thái độ tính cực hướng tới quyền lợi của đối tác sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn bất kỳ một lời đề nghị nào.
Saigon 26/11/2016
Roy Pham

Wednesday, 23 November 2016

Bài số 3: Bản chất của "CHIẾN LƯỢC"

Bài số 3: Bản chất của "CHIẾN LƯỢC"
Bản chất của CHIẾN LƯỢC là "Khả năng Học hỏi của Tổ chức" để Giành Chiến thắng trong Trước mắt và về Lâu dài. Ngoài mục đích đó ra, Chiến lược "CHƯA bao giờ Quan trọng đến vậy".
Cái này không phải mình nghĩ ra đâu, có hẳn một nghiên cứu hẳn hoi của nhiều tác giả nước ngoài, đặc biệt là ông Keith McFarland. Họ nghiên cứu 7,000 công ty, phỏng vấn hơn 1,500 nhà điều hành chủ chốt và trong thời gian ít nhất 5 năm nên tại sao những bài nghiên cứu của nước ngoài luôn có giá trị và có thể dùng được. Và về mặt nguyên tắc, công ty với công ty có nhiều điểm tương đồng.
Trước đây, khi trao đổi với nhiều chuyên gia Quản trị, nhiều người vẫn đánh giá là em "quá hên" nên mới đưa công ty đi nhanh vậy trong 5 năm, mà không bị sao hết? dù em không có nhiều tiền, không có mối quan hệ, chưa từng học hết 1 khoá MBA, chưa từng làm cho công ty Đa Quốc Gia.... Nhưng Giờ thì mình đã biết là ngoài việc "gặp Thời cơ", thì "Khả năng Học hỏi của Tổ chức" là yếu tố Quyết định sẽ Thành công hay Thất bại hay Lơ lửng.
Mình hay nói với anh em Cấp cao và Cấp trung trong Công ty: nếu các bạn là "Chiến tướng" thì các bạn phải là người thường xuyên ở ngoài "Sa trường", ít nhất là 60% thời gian. Còn lại thì làm việc thường xuyên với tuyến dưới và Đào tạo đội ngũ mạnh lên.
Vì ngoài kia, thị trường, luôn có "những con cáo, là các đối thủ cực kinh nghiệm" đi Bán hàng thì nếu bạn và Nhân viên bạn chỉ là "Tay mơ" thôi thì làm sao Thắng đây? Khi đó, bạn thua rồi bạn cứ "đổ lỗi Khách hàng, Đối thủ, Nhân viên Cấp dưới, và đổ lỗi Công ty", đổ lỗi bằng mọi cách rằng không phải Lỗi của mình, và cho rằng "ông trời đã sinh ra Du mà sao còn sinh ra Lượng" mà ít khi nhìn lại mình! Nên đôi khi, "Tự lượng sức mình" và "chờ Thời" cũng là điều hay vì như trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Chí thì có Tư Mã Ý nhẫn nhục với Tào Tháo đến phút cuối cùng và đã quy được Giang sơn Nguỵ-Thục-Ngô về một mối". Thật tuyệt, vì đó chính là Business Strategy. Nhưng mà là Strategy dài hạn, có âm mưu hẳn hoi.
"Chúng ta có thể thua một Trận đấu, nhưng phải Thắng cả cuộc chiến".
Còn nói như cách của các anh làm về Chiến lược (anh Đức Sơn) thì nhiều khi không thể chờ đến Chiến lược 5 năm vì năm thứ 4 công ty bạn đã "lên đường" rồi. Do đó, Chiến lược ngắn hạn cũng luôn luôn cần thiết cho từng giai đoạn.
Quan trọng, theo mình là các bạn Doanh nghiệp phải "sớm nhận ra". Chiến lược ngắn hạn cần trong 6 tháng hay 12 tháng là đủ. Quá thời gian đó là có thể đã Lỗi thời, dù "mực chưa ráo".
Cuối năm 2015, mảng Công nghiệp của Công ty đột nhiên thua liên tiếp 3 dự án vào tay của Đối thủ, anh em cực kỳ thất vọng, tinh thần xuống rất thấp, mất hết niềm tin, trong khi Cơ hội cực nhiều. Ngay lập tức mổ xẻ và biết lý do tại sao thua, quyết định thay đổi cách làm và hành động ngay, rồi kể từ đó trở đi, gần như là chưa thua thêm gói thiết bị nào ở mảng Công Nghiệp nữa. Làm "Chiến tướng" chỉ có vậy thôi. "Giám đốc" cần được hiểu 1 nghĩa là "Giám sát" + "Đốc thúc".
Phải nói là mình "cực thích" Thất bại, nó dạy cho ta nhiều điều lắm các bạn. Thắng 9 dự án thì cũng nên Thua 1 dự án nhỏ nhỏ. Hehe, tỉnh táo ngay ấy, phân tích xong thì hành động NGAY. Quay lại cuộc đua liền. Đây chính là "Chiến lược".
Chiến lược có được "Vẽ" thật đẹp mà không Thắng trận trong vòng 6 tháng (trước mắt) thì cũng nên vứt sọt rác vì không dùng được.
Thực tế, các bạn Doanh nghiệp vẫn đang "thực hiện chiến lược" mỗi ngày, nếu không thì Công ty bạn đã "đóng cửa" lâu rồi. Do đó, đừng sợ khi nói về Chiến lược nữa nhé? Chẳng qua là bạn chưa "nhận thức" ra là mình vẫn đang làm hằng ngày.
Vậy gút lại, "bí quyết xây dựng Chiến lược" ở đây là gì? Có 4 bước, mà các bạn đã từng nhiều lần đã và đang làm:
+Bước 1: Nhận ra có cái gì đó sai sai ???
Hehe, đó là lúc mà mình thất bại trước đối thủ đó các bạn.
"Cuối năm 2015, mảng Công nghiệp của Công ty đột nhiên thua liên tiếp 3 dự án vào tay của Đối thủ, anh em cực kỳ thất vọng, tinh thần xuống rất thấp, mất hết niềm tin, trong khi Cơ hội cực nhiều".
+Bước 2: Quyết định rằng cần phải "Thay đổi".
Vì sao? Vì nếu bạn tiếp tục làm những gì bạn đang làm thì bạn sẽ tiếp tục có được những kết quả như cũ".
"Ngay lập tức mổ xẻ và biết được lý do tại sao thua, và Quyết định thay đổi cách làm".
+Bước 3: bắt tay làm ngay
Chỉ có Hành động mới tạo ra "Kết quả" các bạn ah?
"Và hành động ngay, rồi kể từ đó trở đi, gần như là chưa thua thêm gói thiết bị nào ở mảng Công Nghiệp nữa."
+Bước 4: rút ra được "Bài học" nào đó.
Nên Thi mới có chuyện để kể với các bạn ở đây. Hehe, hay không? Lâu nay, mình áp dụng mãi rồi mà không biết Công thức này. Bây giờ trở đi, đừng nói là Không biết Chiến lược nữa nhé?
*********--------------------------------
Mình có một Niềm tin, hehe câu này mình hay nói: "cứ đi tìm, rồi sẽ thấy". Trong dòng đời xô đẩy, biết đâu bạn lại gặp được "Quý nhân" giúp mình nhận ra nhiều điều. Mình thì đang có được 2 Quý nhân. Còn bạn thì sao?
Nguyễn Hoài Thi.
TGĐ Việt An Enviro và Việt An Software
#qtkn_chienluoc
#qtkn_nguyenhoaithi
#nguyenhoaithi_baiso3
29/4/2016
PS: hôm nay có cảm hứng viết bài vì gần đây đọc và "ném đá" nhiều bài của các anh chị khác nên thấy mình có lỗi vì nếu lỡ ai đó, nhất là các bạn trẻ, có chọn sai "Mentor" thì trả giá và học phí cao lắm nên chi bằng mình chia sẻ ở trong Group mỗi tuần 1 bài, như mình hay nói và cố gắng dẫn anh em trong công ty "đi theo đường Chính Đạo" rồi mọi người tự nhận ra.
Bài này chắc chắn là sẽ bị nhiều gạch đá vì không đồng quan điểm, nhưng một lúc nào đó sẽ có ích.

Tuesday, 22 November 2016

Lương

3 câu hỏi quan trọng nhất khi dạy về lương, làm về lương và set up hệ thống lương
01- Tại vị trí này- vị trí đóng góp bao nhiêu giá trị vào lợi nhuận của công ty
02- Con người chuẩn tại vị trí này là như thế nào - Standard Position Profile
03- Những người đảm đương vị trí hiện tại so sánh như thế nào với profile chuẩn ở trên - Job Position Comparision
Bỏ nghề HR rồi giờ bí kíp trao lại cho mọi người

Monday, 21 November 2016

Chuyện họp hành và vài thứ linh tinh

Chuyện họp hành và vài thứ linh tinh
Tôi hay quan sát thấy một điều, là khi có các cuộc họp quan trọng thì thường thấy từ lãnh đạo đến nhân viên đều họp xuyên trưa và kéo dài . Nhìn ai cũng căng thẳng, ghi ghi, chép chép...cũng có người lúi húi lướt lướt...cũng có người nhìn ra cửa làm thơ..nhưng chung quy lại không ai tỏ thái độ mệt mỏi hay chán ghét cả, vì họp xuyên trưa giống như một biểu hiện của thái độ làm việc “tích cực” và “nghiêm túc “.
Theo quan điểm cá nhân tôi đó đúng là một quan niệm sai lầm. Họp hành càng nhiều thì thời gian hành động càng ít, chưa kể toàn những phát ngôn những thảo luận theo khuynh hướng “ em đi xa quá , em đi xa anh quá …”
Bởi đơn giản là :
1 . Thiếu Agenda hoặc host không follow agenda
2. Thiếu timebox , tôi thấy một điều là timebox trong các cuộc họp ở Việt Nam giống như là thứ để làm cho đẹp slide thôi
3.Thiếu người định hướng và truyền cảm hứng : Người thích nói nhiều sẽ luyên thuyên cả ngày, Người có ý kiến hay thì thường “không có cảm hứng” nói …
Hai phần trên thì chỉ cần có và theo sát agenda cũng như timebox thì sẽ giải quyết được. Còn phần thứ ba thì tùy thuộc rất nhiều vào skill của người host cuộc họp đó .Từ hồi nhỏ tôi có đọc qua một cuốn sách trình bày về “ 6 chiếc mũ tư duy “ khá là hay. Biết đâu khi chúng ta áp dụng phương thức này thì có thể giúp cuộc họp trở nên hào hứng và ý nghĩa hơn
Còn thêm một ý nữa là theo thiển ý của tôi, mô hình làm việc tại FPT đang quá khô cứng và bóp chết cảm xúc và sự sáng tạo . theo như talk show của Toy robbins (https://www.ted.com/…/tony_robbins_asks_why_we_do_what_we_do) thì suy cho cùng, bí quyết thành công và động lực hành động nó nằm ở cảm xúc . Chỉ cần cảm xúc đủ lớn, bạn sẽ vượt qua mọi trở ngại và vươn lên ...Chứ không như hiện nay, đánh giá sự thành công hay thất bại của một dự án toàn dựa vào các con số chết. Điển hình như dự án của tôi EE cực kỳ thấp nhưng đơn giản là một team toàn fresher vs 1 team cũ toàn dev 4 thì tôi cho rằng nỗ lực của các anh em trong dự án là đáng được ghi nhận hơn là nhìn vào các con số cùi bắp kia rồi phán là dự án thối !!! Một khi đánh giá sai lầm thì sẽ làm thui chột cảm xúc => bất mãn => mất hết động lực cũng như sáng tạo nên rất mong công ty xem xét thêm về điểm này
Like
Comment

Bài số 3: Niềm tin về PHONG THUỶ trong Kinh doanh và Cuộc sống

Bài số 3: Niềm tin về PHONG THUỶ trong Kinh doanh và Cuộc sống
Vì có rất nhiều anh em trong công ty nói với mình về Phong thuỷ rằng: Sếp mạng Mộc, nên tìm công ty có mặt tiền quay về hướng Đông, đi xe thì nên đi xe màu Đen (mạng Thuỷ, mà Thuỷ lại sinh Mộc), hoặc nên đi xe màu Xanh (cùng mạng Mộc) và không nên đi xe màu Trắng, màu Bạc (vì Kim khắc Mộc). Quái, mình lại thích "màu trắng tinh khôi", không được ta ?
Còn nếu có ngồi thì Sếp cũng nên chọn hướng ngồi và tốt nhất là chọn Hướng Đông Nam, không nên ngồi hướng Tây. Lạ hỉ, mình chọn chỗ nào mình ngồi cảm thấy thoải mái là Okie. Mà có chỗ ngồi là mình vui rồi, không câu nệ bàn bé hay lớn, hướng Đông hay Tây.
Vì sao đồ vật phong thuỷ là thứ có quyền năng vô song thì các Đại gia đã không bán đi những món quý hiếm này khi xa cơ lỡ vận?
Vì sao có những ngôi nhà mà thế Phong thủy rất đẹp "Lưng tựa Sơn, mặt hướng Thuỷ", rất nhiều người giành giật, trải qua hơn 10 người chủ nhà mà vẫn không "hanh thông", nhưng khi đến với 1 người chủ là lại tốt lên?
Khi gặp khó khăn, thay vì bỏ chạy thì "hãy đối mặt với nó, giải quyết nó", giống như "đi vào Tâm bão sẽ thấy lối thoát" hay "trong Nguy hiểm có Cơ hội, nên được gọi là Nguy Cơ".
Với kiến thức, trải nghiệm của người viết thì không phủ nhận Phong Thuỷ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của một người trong công việc và trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo người viết thì:
1. Phong Thuỷ chỉ chiếm tối đa là 5% khả năng thành công của một người.
2. Còn 95% còn lại là do "Niềm tin". Có niềm tin, bạn sẽ có tất cả. Còn ngược lại thì ai cũng biết kết quả.
Vì sao?
Vì mỗi người cần hiểu đầy đủ hơn, hiểu cả 2 mặt trái phải để tránh cực đoan, tránh niềm tin mù quáng mà tự hạ thấp bản thân mình, làm mất đi thế chủ động trong cuộc sống, là thứ mà mình hoàn toàn có thể kiểm soát.
Có Ngũ Hành Tương Sinh, thì cũng có Ngũ Hành Tương Khắc. Nếu mình là mạng Mộc (Thạch Lựu Mộc, cây lựu mọc trên đá) thì sẽ Tương sinh với hành Thuỷ (nước tưới cho cây, cây tươi tốt). Nhưng nếu đi xe màu đen (hành Thuỷ) thì có chắc chắn 100% là mình không gây tai nạn không? Còn Nước tưới cho cây mà nước cứ tưới ào ào như "thác lũ" thì cây có sống nổi không?
Mình là mạng Mộc, đi xe hơi màu Trắng (là hành Kim, mà Kim thì khắc Mộc) thì có bị làm sao không?
Xin thưa là không sao? Vì nếu mình là Thạch Lựu Mộc, nhưng mà cây Lựu này rất to, còn hành Kim thì chỉ là cây kim nhỏ bé thì cũng không ảnh hưởng đến Mộc bao nhiêu, mà nhiều khi lại tốt vì giống như lâu lâu bị muỗi đốt 1 cái thì chẳng bị làm sao, mà lại làm cho mình luôn luôn tỉnh táo, đề phòng hoặc tìm cách xử nó luôn.
Như vậy, dù là hành Kim có khắc mạng Mộc thì còn lâu mới ảnh hưởng đến mình. Còn nếu mình tự "buông" cho dòng đời xô đẩy thì hãy ráng chịu !!!
Năm 2013, khi mà công ty đang phơi phới và đầy hào hứng vì đã thành công vượt bậc trong năm 2012 (doanh số tăng gấp 3 lần, đạt 22 tỷ trong năm thứ 2 thành lập, công ty thắng trên mọi Cơ hội chào giá) thì bị đánh vỗ mặt liên tiếp 5 tháng không có Doanh số, anh em kỹ thuật ngồi chơi xơi nước cả mấy tháng trời vì Khủng hoảng kinh tế nên sức mua giảm đột ngột, không có dự án. Lúc đó, mình lâm vào túng quẩn, mất niềm tin đến độ phải mời một thầy Phong thuỷ "Phengsui" về cúng giải hạn và rước 1 viên đá thạch anh Phong thuỷ đẹp và to về công ty (may mà mình rất thích viên đá màu trắng tím) để hút sinh khí trời đất. Ôi, cả 2 tháng sau, cũng chẳng thấy biến chuyển Kết quả Kinh doanh. Đến độ phải mượn tiền loanh quanh (kể cả mượn của Đồng nghiệp, mình quý cô ấy) để công ty tồn tại.
Nhưng không sao, mình đã nhận ra vấn đề và đã quay lại cuộc đua bằng cách "xông vào Tâm bão". Phải nói là mình Sales giỏi. Cũng qua đó mà món "PhengSui" của mình lên đô.
Vì vậy, Khi gặp khó khăn, thay vì bỏ chạy hay đi tìm một niềm tin nào đó thì cách dễ nhất là "hãy đối mặt với nó, giải quyết nó", giống như "đi vào Tâm bão sẽ thấy lối thoát" và chắc chắn "trong Nguy hiểm sẽ luôn có Cơ hội, nên được gọi là Nguy Cơ". Nhưng Đôi khi, "chết là để được Tái sinh", rất vi diệu.
Kết quả thực sự là đến từ "Hành động" và "Niềm tin vào bản thân". Có thêm "Niềm tin" từ các yếu tố Phong Thuỷ thì vẫn tốt nhé.
Rồi gần đây nhất, vào tháng 4/2016, khi công ty mình chuyển sang Văn phòng mới khang trang hơn thì lại có người lại nói với mình: công ty nằm ở "hướng Tây" thì có ảnh hưởng đến Sếp mạng Mộc không ?
Mình nói ngay, thắng hay bại là do chúng ta, là do Sales Team có tận dụng, chắc chiu từng Cơ hội hay không, là do thị trường có nhu cầu hay không ? Chứ không phải vì hướng Tây hay hướng Đông.
Bài viết này mục đích chủ yếu là cổ vũ "niềm tin" của các bạn vào chính bản thân mình, Nhân viên mình, công ty mình. Còn lại, hãy để "Lịch sử gọi tên bạn".
Hy vọng sau bài viết, các bạn tràn trề niềm tin, thứ mà bạn không được mất đi.
Cảm ơn các BCT (Bạn của Thi)
Nguyễn Hoài Thi.
TGĐ Việt An Enviro và Việt An Software.
#qtkn_nguyenhoaithi
#qtkn_niemtin
PS:
Điều cuối cùng, một bí quyết quan trọng sau cùng: nếu bạn tin rằng "Thời cơ đã đến" thì hãy "Tấn công thị trường".
"Lạc nước, 2 Xe đành bỏ phí.
Gặp Thời, một Tốt cũng thành công"
Nếu bạn có bất cứ thứ gì, đeo bất cứ vật gì trong người, sắm bất cứ đồ gì trong nhà, trong công ty mà bạn "cảm thấy Tự tin hơn" thì hãy cứ tiếp tục nhé. Thi

Bài số 5: "Tính linh hoạt" trong Tổ chức, sẽ đầy Cám dỗ.

Bài số 5: "Tính linh hoạt" trong Tổ chức, sẽ đầy Cám dỗ.
Lâu lâu bỗng thấy bài viết số 4 của mình hiện lên trong Group, cảm xúc "viết lách" lại xuất hiện. Hôm nay, Thi sẽ nói đến 1 trong 4 Giá trị cốt lõi dẫn dắt những bước đi của công ty, để không phải "lạc lối" trước "những Cám dỗ" trên bước đường đi đến Vinh quang.
Nào, hãy cùng bắt đầu nhé?
Khi nói đến "tính linh hoạt", nhất là trong Tổ chức (hay trong Công ty), chắc rằng phần đông mọi người sẽ nghĩ ngay đến "nghĩa Đen", mà người Việt Nam mình một dân tộc rất linh hoạt, chắc đã ăn sâu vào máu và cũng chính vì từ "Linh hoạt" này mà phần lớn Tổ chức sẽ dẫn đến những Quyết định rất tai hại và đi chệch Mục tiêu hay Tầm nhìn ban đầu đã đặt ra.
Tại sao lại đao to búa lớn vậy? Mà lại phải đưa vào 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Tổ chức.
Khi dẫn dắt một Công ty, ở vai trò Lãnh đạo, bạn sẽ thường bắt gặp rất "nhiều Cơ hội" trên đường đi đến Đích hay đi đến Mục tiêu ban đầu đặt ra. Mà nhiều Cơ hội nhiều khi đúng là Cơ hội, nhưng đôi khi cũng sẽ là "Nguy cơ", Nguy cơ nhấn hay làm chệch hướng con tàu của bạn. Đây là một lý do cơ bản, mà theo ngu ý của người viết, trả lời cho câu hỏi: "vì sao Việt nam mình lại quá ít những Doanh nghiệp có tuổi đời trên 100 năm?", "vì sao ông bán cafe lại chuyển sang làm Cầu đường?"
Case 1: Có phải Cấp dưới thường hay hỏi bạn những câu hỏi sau?
"anh ơi, em có một Khách hàng lớn lắm, sau khi bên mình hoàn thành Hợp đồng đầu tiên với họ, thì họ rất là tin tưởng vào cách làm việc có Trách nhiệm và Cam kết của công ty mình, nên họ Quyết định giao cho mình làm một Dự án mới, mà em thấy rằng công ty mình chưa từng làm dự án nào "tương tự". Giờ em phải trả lời họ làm sao? Yes hay No. Nếu "Yes" thì sẽ mở ra một con đường đi mới, mà kỳ vọng sẽ đưa Doanh số của Công ty mình lên ít nhất 2 lần. Trời ah, hấp dẫn quá. Nhưng mà công ty mình có làm việc này bao giờ đâu?
Case 2: có phải hằng ngày bạn hay nhận được email hay cuộc hẹn gặp từ một Đối tác bên dưới?
+"thưa Quý ngài, chúng tôi là một Tập đoàn Đa quốc gia đang sản xuất một sản phẩm tuyệt vời. Chúng tôi đang tìm kiếm 1 Đối tác phân phối tại Việt Nam! Và chúng tôi thấy rằng Quý công ty (ý họ nói là công ty mình đó) sẽ là một Đối tác tuyệt vời". Trời ah, nghe như rót mật vào tai. Nhưng ngặt nỗi: công ty mình chưa buôn bán Sản phẩm này bao giờ. Câu hỏi đặt ra là có nên ký kết Hợp tác với Tập đoàn này không? Thiệt là Hấp dẫn, lôi cuốn, một Tương lai Tươi sáng ở trước mắt.
Case 3: khi bạn đứng trước một lựa chọn, mà quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng ngay đến Lợi ích của công ty. Bạn sẽ ra Quyết định ra sao?
"Thi ah, hệ thống mà công ty anh lắp đặt cho Nhà máy của tôi có 4 cái bơm 1 pha đã hư hỏng hoàn toàn, mà tôi biết rằng anh đã lắp sai, vì đáng ra anh phải lắp 4 cái bơm 3 pha mới đúng? Tôi nói điều này vì hệ thống thứ 2 (tương tự) mà anh lắp cho Nhà máy tôi là bơm 3 pha thì chạy rất okie". Trời, hệ thống số 1 đã hết thời gian bảo hành được 1 năm. Nếu thay 4 con bơm 3 pha mới sẽ đi tong hơn 100 triệu (bao gồm đi lại toàn bộ dây điện, ống...). Đứng trước tình huống này, bạn phải làm sao?
Câu trả lời nằm ở "Sự lựa chọn", hay "Cách giải quyết vấn đề", có 2 ý Lớn ở đây:
+Một là: "phải có Tiêu chí để lựa chọn". Với Case 1 và Case 2, bạn phải trả lời được 3 câu hỏi, theo thứ tự sau với 3 Đáp án là "Yes" thì bạn mới Quyết định có "Đi tiếp". Còn ngược lại, mà công ty nhỏ (doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm) thì nên "say No" cho nó lành. Vì chúng ta không phải là Phạm Nhật Vượng hay Đoàn Nguyên Đức.
+++Câu hỏi 1: "Cái mà bạn sắp làm có gần với ngành nghề Cốt lõi của bạn không"? Ví dụ,: bạn làm ngành Quan trắc Môi trường Tự động, mà có Khách hàng muốn bạn xây dựng Nhà máy Xử lý Nước thải vậy. Thì bạn có muốn nhận Dự án để làm không?
+++Câu hỏi 2: "Cái mà bạn sắp làm, bạn có nắm vững được Công nghệ không?"
+++Câu hỏi 3: "Cái mà bạn sắp làm có Lãi cao không? Vì bạn đang ở Thị trường Ngách?". Ở đây giả sử 2 câu trên bạn đều trả lời Yes.
Trả lời được 3 câu hỏi trên là bạn đã Tự tin vào Quyết định của mình.
+Hai là: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Với Case 3, bạn sẽ phải trả giá rất nhiều, vì nếu bạn đồng ý thay mới cho Khách hàng thì bạn mất tiền, mất thời gian nhưng bạn sẽ được "tiếng tăm, Thương hiệu", còn ngược lại thì bạn sẽ được Khách hàng xem là "con buôn", chỉ nên làm ăn 1 lần trong đời.
Khi đứng trước lựa chọn "Yes hay No" này, bạn phải dựa vào "cái Bất biến" thì mới mong Giải quyết vấn đề mà không phải "lăn tăn". Vâng, đó chính là cái mà bạn tôn thờ: "Giá trị cốt lõi" và "Tinh thần con người của Tổ chức" hay "Triết lý kinh doanh" của công ty bạn. Vì nếu xem "tính linh hoạt" là nghĩa Đen, mà không có "nền tảng" để vin vào, bạn sẽ "Lạc lối". Nó giống như "con người sống mà thiếu Đức tin".
Hy vọng mọi người nắm được hết ý Thi nói ở trên và nhanh chóng tìm kiếm (bên trong) những Giá trị cốt lõi cho Tổ chức, cho Công ty, cho Gia đình hay cho Cá nhân mình.
Một đêm Chủ nhật đẹp và nhiều Giấc mơ đẹp cho ngày mai tươi sáng.
Cảm ơn các BCT (Bạn của Thi) đã kiên nhẫn xem đến dòng cuối cùng này. Hehe, Like mạnh.
Nguyễn Hoài Thi
TGĐ Việt An Enviro và Việt An Software
#qtkn_nguyenhoaithi
#qtkn_giatricotloi
21/8/2016
PS:
Mà đây chính là 1 trong 4 Giá trị cốt lõi của Công ty mình: "Tính linh hoạt". Nó sẽ là nền tảng để bạn và công ty đi xa hơn. Và đã là Giá trị Cốt lõi thì chúng ta không được phá vỡ, nếu không thì đã không còn là Giá trị Cốt lõi.
"Giá trị cốt lõi là những Giá trị bên trong mà Công ty chúng ta tin tưởng và Kiên trì theo đuổi, cho dù hoàn cảnh bên ngoài có thay đổi hoặc gây ra bất lợi, khó khăn trước mắt cho công ty".
LikeShow more reactions
Comment