( Viết hưởng ứng cho Phong Trào STARTUP )
Một năm sau đó kết quả kinh doanh của chúng tôi đi xuống trông thấy.Tình hình đã nghiêm trọng hơn sau 18 tháng vận hành & gần như mất kiểm soát sau 2 năm buộc chúng tôi phải bán dự án này cho công ty khác với giá chỉ còn 55% vốn đầu tư ban đầu.
Nhà hàng Vạn Tuế mua lại và vận hành theo một chiến lược & concept hoàn toàn khác.Một đứa con tinh thần của chúng tôi đã ra đi.
Sau thành công vang dội của mùa bán hàng Seagames 23, chúng tôi các founders đều vui nhưng giật mình nhận ra ai cũng lên cân ( mập lên ) nhanh chóng. Người ít như tôi là tăng 3 kg, người trực tiếp hơn là 5 kg vì phải tiếp khách thường xuyên với chất lượng bia nấu từ lúa mạch & men ủ chất lượng từ Châu Âu. Từ đó chúng tôi không ai bảo ai lặng lẽ tiết giảm sự quan tâm & có mặt tại nhà hàng.
Hơn nữa cả 3 chúng tôi đều có nhiều dự án có ROI rất tốt & mối quan tâm riêng lẻ khác nữa.
1. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC - CHỌN ĐỐI TÁC LÀ QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM & TRẢI NGHIỆM ĐỂ CHỌN VĂN HÓA HỢP TÁC:
Chọn đối tác là tìm kiếm để chọn văn hóa hợp tác.
Khi Café Trung Nguyên của A.Đặng Lê Nguyên Vũ gặp khủng hoảng mấy tháng trước tôi cũng đã viết về văn hóa hợp tác & tinh thần doanh nhân. Tôi đã kể câu chuyện như sau:
“Tôi có biết hai anh bạn đại gia từ Nga về đầu năm 2001. Họ có tích lũy tài chính vài triệu đô & chơi thân với nhau sau khi về Việt nam làm ăn. Họ rất thân nhau và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Họ như hình với bóng đi đâu, làm gì cũng thấy bên nhau. Hai gia đình thường tụ tập mỗi weekend tại biệt thự nhà họ hay resort. Tôi biết họ là đôi bạn rất thân thiết & gần gũi.Thế rồi họ hùn vốn làm ăn & mở công ty.Hai năm đầu công ty làm ăn rất tốt & phát triển nhanh chóng. Bẵng đi một thời gian bận bịu tôi không gặp lại họ nên sau đó một năm tôi mới biết họ đã chia tay với một kết cục không thể tồi tệ hơn. Họ kiện nhau ra tòa mà trước đó họ còn ngây thơ một bên nhờ CA và một bên nhờ VKS can thiệp rút cuộc cả hai đều chấp nhận phương án cùng thua lỗ nặng nề.
Khi tôi gặp lại họ nói rằng không bao giờ làm ăn mới nhau nữa !
Trước khi huy động được vốn để phát triển doanh nghiệp một cách văn minh & tích cực, chúng ta phải trả giá để học cho được văn hóa hợp tác trong kinh doanh. Thị trường huy động vốn và hạ tầng của nó được xây dựng trên nền tảng của hệ thống pháp luật nhưng văn hóa hợp tác góp vốn cùng kinh doanh lại cần phải xây dựng bằng thời gian & sự trải nghiệm ( không muốn nói là sự trả giá).Tôi đã chứng kiến quá nhiều trường hợp đau đớn và đã trắng tay.”
Khi chúng ta đầu tư chúng ta luôn mong muốn hợp tác với những người tài giỏi & đã thành đạt. Ở mức độ chuyên nghiệp hơn chúng ta cũng nghĩ tới mỗi người nên thạo một lĩnh vực mà dự án cần nếu đạt mức chuyên gia thì càng tốt. Thực tế tiêu chí này mới là một nửa vấn đề giống như điều kiện đủ chứ chưa có điều kiện cần. Để hợp tác thành công chúng ta cần có duyên với nhau tức là hợp nhau hơn là hai người đều giỏi giang & sẵn sàng góp vốn.
Giống trong lĩnh vực đầu tư chúng ta luôn có bộ phân tích đầu tư. Bộ phận này lạnh lùng phân tích kỹ thuật và chứng minh tính khả thi của dự án nhưng khi quyết định thì ta không chọn mà đầu tư vào dự án mà chúng ta có linh tính & nhạy cảm tích cực. Thực tế nhiều dự án như thế lại mang lại lợi nhuận trên cả dự kiến. Linh cảm đặc biệt cần có này mà tôi luôn áp dụng 50%/50% khi đầu tư vào bất động sản khi yếu tố kỹ thuật và lý trí chỉ được phép chiếm 50%. Đây là sự cân bằng thú vị & một trải nghiệm giá trị.
Cũng giống thị trường lao động & trong mỗi tổ chức chúng ta cần nhân lực là người có năng lực nhưng cũng cần hợp nhau có duyên để làm việc & phát triển công ty cùng nhau.
Bài học ở đây còn bao quát hơn rất nhiều nó là tổng hợp cả 5 bài học đúc kết trong phần 2 & 3 này của tôi. Và cũng xin phân tích & chia sẻ với các bạn ở phần cuối.
2. THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP & MỘT MẤT MỘT CÒN:
Thực ra Tầm nhìn của dự án này cũng rất hạn chế nên chúng tôi đã thiếu quan tâm để thực hiện hóa tầm nhìn. Thực tế là chuẩn bị rất bài bản nhưng sâu thẳm chúng tôi vẫn chỉ cho đây là dự án mang lại thu nhập thụ động hạn chế đủ để đưa vợ có tiền đi chợ hàng tháng ( Tiêu chí này ngay ban đầu bàn bạc triển khai chúng tôi cũng đã chia sẻ thực lòng như thế). Sự thành công nhanh của dự án cũng là một thách thức nghiêm túc với chúng tôi bởi tất cả bất cứ cái gì cần phát triển bền vững cũng cần có thời gian trải nghiệm hợp lý. Quy mô của dự án cũng vượt qua dự kiến ban đầu của chúng tôi nhanh chóng. Hơn nữa chúng tôi cũng đã đạt được mục tiêu ban đầu rất nhanh là có chỗ tụ tập & hàn huyên với bè bạn. Vừa là chỗ tiếp khách vừa là chỗ thư giãn sau những bận bịu của sự nghiệp & cuộc sống hiện đại. Vì nơi đây chúng tôi thiết kế nội thất đẹp và có phục vụ café, ăn sáng, ăn trưa & cả ăn tối cùng ca nhạc, tạp kỹ cuối tuần.
Trong chúng ta ai cũng có mơ uớc mở một quán café hay nhà hàng như là sự giải trí, thư giãn cùng bè bạn hơn là đầu tư kinh doanh kiến lời.
Thái độ này có vẻ lãng mạn làm tan chảy sự kiên nhẫn & kiên cường phải sống và tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi đã chấp nhận thất bại khá dễ dàng mà thiếu quyết tâm để cải cách, thay đổi để phát triển tiếp.
Trên thực tế là chúng tôi có thể tái cấu trúc, thay đổi và hoàn thiện cũng có thể vượt qua sóng gió này. Nhưng sự đau đớn & mất mát về lòng tin với đối tác như là cú sốc đã làm chúng tôi chấp nhận dừng lai. Sự cố này đã vi phạm những chuẩn mực & giá trị hợp tác mà chúng tôi đã xây dựng & thống nhất khi ngay ban đầu khi bắt tay chuẩn bị cùng nhau. Và người vi phạm nguyên tắc này lại là người quan trọng phụ trách điều hành trực tiếp.
Một thực tế nữa đang hiện hữu rất phổ biến trong kinh doanh là thuận lợi thì rất thú vị trong hợp tác nhưng khi khó khăn diễn ra thì cổ đông và cả founder cũng đầy hoài nghi tiêu cực làm tăng nhanh tốc độ phá sản của dự án. Đây là quy luật phổ biến để chúng ta hiểu & chấp nhận trong thực tiễn hợp tác kinh doanh hiện đại.
Vì vậy trong bất cứ dự án nào muốn thành công chúng ta luôn cần sự máu lửa & sống chết với nó mà chúng ta gọi là đam mê.
Đã biết được điều này và chúng tôi đã thỏa thuận không cần đắm đuối với dự án ngay ban đầu nếu thấy khó khăn đến mức làm tổn hại nặng nề đến tinh thần & thời gian của chúng tôi. Đấy cũng là một nguyên tắc được thiết lập khi bắt tay hợp tác.
PHẦN 3 : BÀI HỌC SỐ 3,4 & 5
Sẽ được chuyển tới các bạn những ngày tới !
Trân trọng & chúc các bạn nhiều niềm vui !
Thân mến,
Hi hi , e làm quản lý trực tiếp nhà hàng lớn 1 năm. Khi xin mạo muội chia sẻ kinh nghiệm của riêng của em.
ReplyDelete1. Phải chuyên nghiệp, tự động, chặt chẽ trong khâu kiểm soát đầu vào.
Nhà hàng em làm cũng do bạn bè sếp hùn vốn vô làm ăn kinh doanh chung và lấy chỗ tiếp khách. Doanh thu cả tháng cũng gần cả tỷ vì mối quan hệ rộng nhưng chi phí cũng nhiều. Do không thể kiểm soát vì không xây dựng hệ thống kiểm soát tự động, mà chủ yếu làm bằng con ngwoif, tay... Trong khi ngành F&B các loại chi phí rất nhiều, nếu ko kiểm soát tốt rất dễ gây thất thoát. Có hàng trăm cái lỗ để thoát.
Mỗi ngày em dành 5h để kiểm soát về tài chính còn ko thể vì khung giờ hoạt động nhà hàng rất rộng từ 10h30 - 22h. Không ai có đủ sức, hay chi phí để giám sát liên tục chừng đó tiếng... nếu ko xây 1 quy trình tự động và chấp nhận lấy giá siêu thị để ổn định đầu vào thì sẽ xảy ra thất thoát lớn. Nếu lấy hàng siêu thị thì lại lo về giá bán cao.
2. Định giá sai: Trong 3 người cổ đông, em ko thấy có ai là dân chuyên về tài chính. Nên cứ nhẩm nhẩm mua 1 bán 2 là lời, Khi em nhìn thấy báo cáo lời lỗ, em biết nhà hàng có vấn đề, không lời nổi 50 triệu/tháng. Nhưng phải mất hơn 1 tháng, cuối tháng có số liệu, em làm báo cáo phân tích cơ cấu chi phí, em mới biết lỗ hổng lớn nhất nằm ở đâu. Chính là khâu định giá.
Nhưng rất khó để sếp thay đổi quan điểm của mình, hơn nữa để chứng minh và thay đổi hoàn toàn quan điểm của người khác là 1 việc tốn nhiều công sức. nên em đã từ bỏ sau 3 lần thuyết phục.
em có chia sẻ cơ cấu định giá trong ngành F&B là 30 -40% thì bị sếp nói là lí thuyết, sách vở. Trong khi càng tìm hiểu sâu, em biết cơ cấu này là đúng.
3. Menu quá nhiều món: Khó kiểm soát chi phí, giá bán, hàng tồn kho, nvl... dẫn đến tỉ lệ thất thoát nvl lớn ví dụ bán món chồn, tính lấy 1tr2 về kg bán 2tr5/kg là lời lắm (như e đã nói định giá bị sai), nhưng chồn là loại vật nuôi đỏng đảnh, khả năng bị chết và trốn thoát rất cao. mà lúc nào cũng phải có hàng sẵn cho khách...
4. Người trực tiếp điều hành gian lận: sau 1 năm tận tâm với nhà hàng, lợi nhuận ko như kì vọng. Họ bắt đầu thấy phí công sức và tìm cách bòn rút. Nếu ko theo dõi tài chính thường xuyên khoản thất thoát này rất khó phát hiện.
Công việc đọc hiểu báo cáo hàng ngày ko phải cổ đông nào cũng làm được, hay có thời gian để hiểu => cần xây dựng hệ thống kiểm soát đầy đủ
by: https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1815387015347005/?comment_id=1815393712013002&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R3%22%7D