Lý trí khiến người ta dè dặt, so đo, tính toán. Cảm xúc khiến người ta bị thôi thúc phải hành động, hành động ngay. Chạm vào lòng người chính là chạm vào dây thần kinh cảm xúc, và tỷ lệ lan truyền cũng như hiệu quả marketing cao hơn bình thường.
Campaign của mì Gấu Đỏ, tuy có gây tranh cãi, nhưng họ thành công trong việc khuấy động dư luận bằng thông điệp gây cảm động. Họ đã khiến cho độc giả "từ xúc động rơi nước mắt đến phẫn nộ tím mặt".
Báo Giáo dục Việt Nam viết: "Xét về mặt Marketing và truyền thông, Gấu đỏ quá thành công với thông điệp mạnh mẽ. Song ở một khía cạnh nào đó, mình thấy thật bất nhẫn. Vì Gấu đỏ đã lợi dụng hình ảnh những mảnh đời bất hạnh của các em để thúc đẩy bán hàng- thúc đẩy bán hàng để tăng lợi nhuận, nói nôm na thì là kiếm tiền."
Đây cũng là rủi ro chung trong việc xử lý phản ứng của dư luận khi doanh nghiệp đưa ra các thông điệp gây tranh cãi. Nhất là độ chân thực, logic. Campaign "Tìm em nơi đâu" cũng bị vấn đề này, tức là câu chuyện tình lãng mạn té ra là hư cấu, nhưng lào xào chỉ ở trong giới marketer với nhau, và ít ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tuy nhiên, cần cẩn trọng, kẻo việc gây tranh cãi sẽ là lợi bất cập hại, và nguy hiểm nhất là dư luận quay lưng với thương hiệu, khi thông điệp "có gì đó sai sai".
No comments:
Post a Comment