Search This Blog

Wednesday, 31 August 2016

5 bài học thú vị về khởi nghiệp

5 bài học thú vị về khởi nghiệp
( Nhiều người nghĩ rằng dấn thân vào thương trường đòi hỏi có hoài bão, đam mê,dám đương đầu với rủi ro. Nhưng vẫn có những người thành công mà chẳng cần điều đó)
1. Không cần đột phá
Bạn không cần phải vắt óc cố gắng nghĩ ra 1 sản phẩm dịch vụ mới toanh ( brand new) mới coi là sáng tạo, mà sản phẩm mới quá cũng chưa chắc thành công vì chưa chắc có thị trường hay bạn phải mất nhiều thời gian " educate" cho khách hàng. Vì thế cứ copy và sáng tạo, khắc phục những mặt hạn chế của những sản phẩm thành công hiện tại thì cơ hội cho bạn " win" rất cao. Tôi có đọc 1 bài báo khuyên các bạn khởi nghiệp " start from problem, not from idea ", các bạn sẽ cung cấp " solutions" cho 1 vấn đề thực tế của cuộc sống cho 1 số lượng khách hàng đủ lớn đang gặp vấn đề này và họ sẵn sàng trả tiền ( đủ cho bạn có lời ) cho solution này. Đơn giản như câu thần chú trong marketing " find wants, fill them, get money", đơn giản thế thôi : tìm kiếm nhu cầu, thỏa mãn, thu tiền.
2. Không cần rủi ro
Ai cũng nói kinh doanh là rủi ro, nhưng các bạn cứ nghĩ xem cái gì chả có rủi ro chỉ là tỷ lệ rủi ro thế nào mà thôi. Với dự án của tôi, tôi hạn chế rủi ro bằng cách : ban đầu thuê gia công sản xuất, do đó tôi không phải bỏ ra 1 số tiền lớn đầu tư máy móc công nghệ. Khi nào có khách hàng thì tôi thuê gia công, lúc không có tôi...đi chơi, đi du lịch, đi tìm kiếm khách hàng ( Thực ra hiện tại vẫn đi " cày" ở 1 công ty nước ngoài :) ). Khi số lượng khách hàng ổn định và tốc độ phát triển bền vững, tôi sẽ đầu tư mở xưởng sản xuất cũng chưa muộn
3.Không cần theo đuổi những cơ hội
Tôi nghe biết bao nhiêu lần câu này " cơ hội có 1 không 2 trong đời" , nhưng mà đó chỉ là tào lao thôi các bạn ạ. Cơ hội như xe bus vậy, cái này đi thì cái khác sẽ đến nhưng bạn phải có đủ tài năng, tiền bạc,... và 1 cái mũi đánh hơi thấy cơ hội ( Có lẽ đó là khả năng kinh doanh chăng ? ). Và khi cơ hội đến thì just do it ;)
4. Không cần đam mê
Trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ, kiên trì, có khả năng tập hợp mọi người – đúng là có cần thiết, thế nhưng còn đam mê thì sao ? Đó là một thứ cảm xúc bóp méo và làm mờ mắt con người. Trên thực tế, công việc khó khăn nhất đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp là làm sao để vừa hành động dứt khoát khi thấy có bất ổn vừa phải luôn tự phê bình bản thân và tiếp nhận kiến thức mới.
Luôn giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, kiên trì và điêu luyện là tất cả những gì nhà khởi nghiệp cần. Đam mê không hề nằm trong nhóm đó. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp là hãy để lại đam mê của mình trong phòng ngủ, vén mành lên và để cho ánh nắng chói chang rọi sáng lên kế hoạch kinh doanh của bạn
5. Kinh doanh không tốt cho sức khỏe
Rất tiếc điều này là đúng với các bạn khởi nghiệp, làm việc quên thời gian và sức khỏe nên nếu mọi việc không thuận buồm xuôi gió các bạn sẽ rất dễ bị stress, vì thế các bạn phải tìm cách ": tự sướng" nhé : Yoga, Gym, Thiền...
(St và có chỉnh lý )

CẢM XÚC! CẢM XÚC! CẢM XÚC THẬT MẠNH MẼ!!!

CẢM XÚC! CẢM XÚC! CẢM XÚC THẬT MẠNH MẼ!!!
Lý trí khiến người ta dè dặt, so đo, tính toán. Cảm xúc khiến người ta bị thôi thúc phải hành động, hành động ngay. Chạm vào lòng người chính là chạm vào dây thần kinh cảm xúc, và tỷ lệ lan truyền cũng như hiệu quả marketing cao hơn bình thường.
Campaign của mì Gấu Đỏ, tuy có gây tranh cãi, nhưng họ thành công trong việc khuấy động dư luận bằng thông điệp gây cảm động. Họ đã khiến cho độc giả "từ xúc động rơi nước mắt đến phẫn nộ tím mặt".
Báo Giáo dục Việt Nam viết: "Xét về mặt Marketing và truyền thông, Gấu đỏ quá thành công với thông điệp mạnh mẽ. Song ở một khía cạnh nào đó, mình thấy thật bất nhẫn. Vì Gấu đỏ đã lợi dụng hình ảnh những mảnh đời bất hạnh của các em để thúc đẩy bán hàng- thúc đẩy bán hàng để tăng lợi nhuận, nói nôm na thì là kiếm tiền."
Đây cũng là rủi ro chung trong việc xử lý phản ứng của dư luận khi doanh nghiệp đưa ra các thông điệp gây tranh cãi. Nhất là độ chân thực, logic. Campaign "Tìm em nơi đâu" cũng bị vấn đề này, tức là câu chuyện tình lãng mạn té ra là hư cấu, nhưng lào xào chỉ ở trong giới marketer với nhau, và ít ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tuy nhiên, cần cẩn trọng, kẻo việc gây tranh cãi sẽ là lợi bất cập hại, và nguy hiểm nhất là dư luận quay lưng với thương hiệu, khi thông điệp "có gì đó sai sai".

Tuesday, 30 August 2016

BỎ GIÁ DỰ THẦU CÔNG VIỆC KHÓ NHẤT CỦA ĐẤU THẦU

BỎ GIÁ DỰ THẦU
CÔNG VIỆC KHÓ NHẤT CỦA ĐẤU THẦU
(Kinh nghiệm cho những ai đi đấu thầu)
Kinh nghiệm được đúc kết không chỉ đấu thầu ở Việt Nam mà còn từ đấu thầu ở các nước Asean, các nước Nam Á và các nước khác.
BỎ GIÁ DỰ THẦU CỰC DỄ
Đúng, bỏ giá dự thầu cực dễ nếu là thầu quân xanh, quân đỏ, khi ấy cứ hết butget mà bỏ, vừa bỏ thầu vừa biết là giá bỏ thầu của công ty mình là thấp nhất và biết 99% công ty mình sẽ thắng thầu.
Tôi không muốn bàn đến bỏ giá thầu quân xanh, quân đỏ. Tôi chỉ bàn đến các thầu cạnh tranh thật sự.
BỎ GIÁ DỰ THẦU CỰC KHÓ
Đối với các thầu cạnh tranh thực sự thì việc bỏ giá dự thầu là công việc khó khăn nhất, nó không chỉ cần đến tâm lý, bản lĩnh, trí tuệ, mưu lược mà cần cả trách nhiệm cá nhân của người chỉ huy, người ra quyết định bỏ giá dự thầu, bởi chỉ một quyết định của cá nhân sẽ dẫn đến hoặc thua thầu, hoặc thắng thầu. Nếu thắng sẽ mang lại niềm vui cho cộng sự, cho đồng nghiệp, cho cả công ty, nếu thua không chỉ là nỗi buồn, nỗi ân hận mà đôi khi cả sự chỉ trích và phê bình.
Để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, đảm bảo thắng thầu, đặc biệt giá bỏ thầu chỉ thấp hơn giá bỏ thầu của đối thủ chỉ 1-2%, thậm chí 1-2 phần nghìn thì người chỉ huy cần có các tố chất, kinh nghiệm sau:
(1) Lựa chọn các giải pháp, sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu vừa có giá thành qui đổi thấp nhất.
(2) Tạo được sự hỗ trợ tối đa, với giá thành thấp nhất của các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp giải pháp, sản phẩm quốc tế. Tốt nhất là tạo ra giá thành của công ty mình thấp hơn giá của các công ty đối thủ.
(3) Tính toán và ước lượng được chính xác giá thành của công ty mình, đặc biệt là giá thành dịch vụ (thực tế các chuyên gia chuyên môn thường tính toán sai nhân công và giá thành, đôi khi sai số lên đến 1.5 đến 2 lần).
(4) Hiểu kỹ năng lực, kinh nghiệm của công ty đối thủ cũng như hiểu kỹ người chỉ huy của công ty đối thủ từ tâm lý, đến những lịch sử bỏ giá thầu, đặc biệt các thông tin hoạt động của đối thủ xung quanh thầu này.
(5) Giữ bí mật tuyệt đối các thông tin của công ty mình, từ giải pháp, sản phẩm, giá thành đến chiến lược dự thầu, chiến lược bỏ giá thầu.
(6) Nghi binh, tạo cho các đối thủ dự đoán sai về chiến lược dự thầu, chiến lược bỏ giá thầu của công ty mình
(7) Ước lượng giá bỏ thầu của các công ty đối thủ.
(8) Dựa trên các thông tin, dữ liệu của các bước 1-7, Quyết định giá bỏ thầu của công ty mình. Đây là thời điểm khó khăn nhất, quyết định nhất, còn sau khi đã có kết quả thầu thì rất nhiều người có thể phán được.
Thật tuyệt vời nếu thắng thầu, nó không chỉ mang lại công ăn việc làm cho công ty, cho đất nước mà nó còn mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cộng sự, đồng nghiệp và tất nhiên cho cá nhân mình.
Càng tuyệt vời hơn nếu thắng thầu với giá bỏ thầu chỉ thấp hơn giá bỏ thầu của đối thủ chỉ 1-2%, thậm chí 1-2 phần nghìn.
Tôi may mắn bởi trong sự nghiệp của mình đã nhiều lần được hưởng niềm vui lớn vì thắng thầu với giá bỏ thầu chỉ thấp hơn giá bỏ thầu của công ty đối thủ 1-2 phần nghìn.
Bài này của anh Đỗ Cao Bảo

TẦM ẢNH HƯỞNG CHỨ KHÔNG PHẢI CHỨC VỤ

TẦM ẢNH HƯỞNG CHỨ KHÔNG PHẢI CHỨC VỤ
Sách lãnh đạo nói rằng: "quan trọng nhất là tầm ảnh hưởng chứ không phải chức vụ" và người ta cho rằng cấp độ thấp nhất của lãnh đạo là chức vị: tức người ta đi theo, phải nghe theo vì bạn có chức vụ và bạn thường dùng quyền hành của mình để bắt cấp dưới phải tuân theo.
Trước khi bổ nhiệm thì người xứng đáng nhất là người mà "chưa có chức vụ thì mọi người đã yêu quí, tín nhiệm và nghe theo, làm theo", người ta gọi trường hợp ấy là "lãnh đạo không cần chức vụ".
Tóm lại có chức vụ, được bổ nhiệm không làm nên một người lãnh đạo mà chính tầm ảnh hưởng mới làm nên một lãnh đạo.
Tôi có một ông anh vừa là khách hàng, vừa là anh, vừa là đại ca. Anh chỉ hàm vụ trưởng, nhưng anh đúng là người LÃNH ĐẠO THẬT SỰ vì anh TẦM ẢNH HƯỞNG, tầm ảnh hưởng của anh lớn còn vượt cả thứ trưởng, các công việc anh quyết chạy bay bay, lãnh đạo bộ bao giờ cũng ủng hộ và phê duyệt.
Đi công tác nước ngoài với anh, trong đoàn có cả người hàm thứ trưởng hộ chiếu ngoại giao, có cả Tổng cục trưởng, tổng cục phó, từ nhiều bộ ngành khác nhau, nhưng anh luôn xưng là "Trẫm" là "Lão Tôn", "Trẫm nói thế này", "Lão Tôn nói thế kia" thế mà tất cả nghe răm rắp kể cả đi ăn ở đâu, đi thăm thú chỗ nào.
Một lần cả đoàn đến Moscow, qua phố đi bộ Arbat trong lúc chờ ăn trưa cả đoàn vào cửa hàng Burberry xem. Mấy tay vệ sĩ cao 1m9-2m, mặc bộ đồ đen, đeo kính râm đứng trấn ở cửa. Anh nói với nhân viên bán hàng: "cho tao xem cái áo", bọn bán hàng nhìn cả đoàn với con mắt coi thường: "không phải xem, chúng mày không mua được đâu, đắt lắm, 300 đô một cái". Cả đoàn rủ nhau rời cửa hàng Burberry, riêng anh đứng lại, rất rứt khoát:
"Tao mua 3 cái áo, gói nhanh để tao còn đi".
Khi mọi người nói đắt thế sao anh cũng mua, anh nói bình thản: "không thể để bọn nó coi thường".
Lần khác đoàn đến Thuỵ Sĩ vào một cửa hàng đồng hồ. Mọi người xem, nhưng đồng hồ đắt (thời ấy dân Việt Nam ít chơi đồng hồ hiệu). Cậu nhân viên người Thuỵ Sĩ hỏi:
- Bọn mày người Nhật à?
- Không.
- Thế bọn mày người Hàn Quốc?
- Không.
- Bọn mày người Trung Quốc?
- Không.
- Bọn mày người Singapore?
- Không.
- Thế thì bọn mày người Thailand?
Anh liền nói:
- Mày có muốn tao mua đồng hồ không?
- Có.
- Thế thì mày đứng nghiêm, hô VIỆT NAM năm lần rồi tao sẽ mua.
Cậu nhân viên bán hàng người Thuỵ Sỹ, hai chân chụm cái rụp, đứng nghiêm hô to:
VIETNAM!
VIETNAM!
VIETNAM!
VIETNAM!
VIETNAM!
Như thế 5 lần, sau đó đóng gói đồng hồ và làm hoá đơn.
Kết: các bạn nên nhớ chức vụ không làm nên NGƯỜI LÃNH ĐẠO mà chính tầm ảnh hưởng mới làm nên NGƯỜI LÃNH ĐẠO.

Đỗ Cao Bảo.

HÃY TIN VÀ HÃY KHÁT VỌNG [4]

NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU

HÃY TIN VÀ HÃY KHÁT VỌNG [4]

Từ hôm tôi post stt đầu tiên về chủ đề VÌ SAO ĐẤT NƯỚC TA MÃI NGHÈO, chỉ ra nhiều điểm yếu cố hữu của người Việt, rất nhiều bạn đồng quan điểm, rất nhiều bạn tự thấy bản thân sẽ tự thay đổi để hạn chế điểm yếu, một số bạn không chia sẻ, đặc biệt tôi nhận được vài ý kiến của một số bạn lo ngại: "anh viết về điểm yếu của người Việt làm cho bọn em và một số người bi quan và nản".

Tuy chỉ ra 4 điểm yếu cố hữu của người Việt, nhưng tôi không bi quan, tôi vẫn rất lạc quan, tôi luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt, của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU, nhất định chúng ta sẽ đuổi kịp Thailand, nhất định chúng ta sẽ vượt Philippines trong một thời gian không xa nữa.

Cơ sở để tôi tin tưởng bao gồm:

[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI

[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA (2000-2015) CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN

[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN

[4] TRONG KỶ NGUYÊN THẾ GIỚI SỐ, VIỆT NAM CÓ NHIỀU LỢI THẾ

[5] NHẬN RA ĐIỂM YẾU, CHÚNG TA CÙNG KHẮC PHỤC

Tôi sẽ phân tích lần lược 5 cơ sở trên.

[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI

Nói về ưu điểm của người Việt sẽ có nhiều nhận định, nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi cho rằng người Việt có một số ưu điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, đó là:

(a) Người Việt yêu quê hương đất nước

(b) Người Việt kiên cường, bất khuất trước xâm lược, cường quyền

(c) Người Việt đoàn kết rất cao khi gặp khó khăn, nhất là khi ở hoàn cảnh ngặt nghèo

(d) Người Việt có lòng tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thuyết con RỒNG cháu tiên

(e) Người Việt thông minh, sáng dạ, học nhanh, nhất là công nghệ mới

(f) Người Việt ham học (tuy lười đọc sách, lười tự học), bố mẹ đầu tư mạnh mẽ cho việc học tập của con cái

(g) Người Việt thân thiện và mến khách

Những ưu điểm trên, nếu biết phát huy (từng cá nhân, từng doanh nhân tự phát huy, từng doanh nghiệp, từng tổ chức, lãnh đạo quốc gia biết khơi dậy, biết tổ chức, biết khai thác) thì nó sẽ tạo thành sức mạnh, tạo thành năng lực cạnh tranh quốc tế, giúp nâng cao năng suất lao động, giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao từ đó sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN

Trong thời gia qua chúng ta có nhiều bài báo nói Việt Nam càng ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước Asean ngày càng xa, nhưng với số liệu thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại.

Theo thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì trong 15 năm qua (2000-2015) tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực Asean, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước đã được rút ngắn đáng kể (có số liệu của IMF xác nhận, các bạn xem ảnh ở kèm sẽ có các số liệu chi tiết).

Theo bảng thống kê này thì tốc độ tăng trưởng GDP đầu người (normal per capita) giai đoạn 2010-2015 các nước ASEAN thứ tự như sau:

(1) Việt Nam: tăng trưởng 71.35%, từ 1.267$ lên 2.172$

(2) Laos: tăng trưởng 66.82%, từ 1.070$ lên 1.785$

(3) Cambodia: tăng trưởng 45.78%, từ 782$ lên 1.140$

(4) Philippines: tăng trưởng 36.94% từ 2.155$ lên 2.951$

(5) Myanmar: tăng trưởng 27.15% từ 998$ lên 1.269$

(6) Singapore: tăng trưởng 14.29% từ 46.569$ lên 2.172$

(7) Malaysia: tăng trưởng 12.93% từ 8.920$ lên 10.073$

(8) Indonesia: tăng trưởng 7.49% từ 3.178% lên 3.416$

(9) Thailand: tăng trưởng 7.2% từ 5.063$ lên 5.426$

Cũng theo bảng thống kê này thì khoảng cách về GDP trên đầu người (normal, per capita) giữa Việt Nam và các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines từ năm 2000 đến năm 2015 đã rút ngắn đáng kể như sau:

(1) Singapore: từ gấp 59.19 lần xuống còn gấp 24.52 lần

(2) Malaysia: từ gấp 10.65 lần xuống còn gấp 4.94 lần

(3) Thailand: từ gấp 5.05 lần xuống còn gấp 2.5 lần

(4) Philippines: từ gấp 2.52 lần xuống còn gấp 1.36 lần

(5) Indonesia: từ gấp 2.21 lần xuống còn gấp 1.57 lần

Như vậy, nếu cứ giữ tốc độ này, Việt Nam đuổi kịp Philippines, Indonesia, Thailand là hoàn toàn có thể xẩy ra trong thời gian không xa lắm.

[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN

Về GDP trên đầu người của Việt Nam đúng là còn kém Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines, tức kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển hơn, Việt Nam còn nghèo hơn, thế nhưng không phải lĩnh vực nào chúng ta cũng kém họ, ít nhất chúng ta có những doanh nghiệp như Viettel, Vinamilk, FPT có những mặt đã vượt các doanh nghiệp cùng lĩnh vực của các nước Asean.

VIETTEL

Tuy về qui mô kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, số nhân viên Viettel vẫn còn thua các doanh nghiệp Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, nhưng về tinh thần Toàn cầu hoá, về sự có mặt, hiện diện kinh doanh ở nhiều quốc gia, nhất là châu Phi và châu Mỹ la tinh thì chắc chắn Viettel đã vượt các hãng Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia.

Đến năm 2015, Vittel đã có mặt, hiện diện tại 10 quốc gia, với số thuê bao lên đến 250 triệu (gấp 2.7 lần dân số Việt Nam, tương đương dân số Indonesia).

Theo kế hoạch đến năm 2020, Viettel sẽ hiện diện tại 20 đến 25 quốc gia, với khoảng nửa tỷ thuê bao, khi ấy có thể Viettel sẽ là hãng viễn thông có số lượng thuê bao đứng đầu Asean.

VINAMILK

VINAMILK là doanh nghiệp có vốn hoá lớn lớn nhất Việt Nam với giá trị công ty lên đến 9 tỷ USD. Cuối tháng 6 năm 2016 tập chí Nikkei (Nhật Bản) đã xếp Vinamilk là doanh nghiệp lớn thứ 22 châu Á (trừ Nhật Bản). Có thể nói trong lĩnh vực sữa, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất Asean.

VINAMILK cũng là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Toàn Cầu hoá, hiện Vinamilk đã có 15 nhà máy sữa ở Việt Nam, 3 nhà máy sữa ở New Zealand, Ba Lan, Mỹ.

FPT

Trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam chúng ta tự hào có FPT là doanh nghiệp CNTT lớn nhất Đông Nam Á. Với doanh thu tỷ gần 2 tỷ USD và 30.000 nhân viên, hiện diện trên 20 quốc gia FPT đã vượt xa nhiều lần các doanh nghiệp CNTT của các nước Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines.

Ở một đất nước tổng GDP thấp hơn nhiều lần, qui mô thị trường CNTT bé hơn 3-5 lần mà FPT có qui mô kinh doanh vượt tất cả các công ty CNTT các nước Asean 5-7 lần thì là một kỳ tích và Việt Nam chúng ta rất đáng tự hào.

VIETTEL, VINAMILK, FPT là một minh chứng rất thuyết phục rằng người Việt Nam chúng ta cũng như đất nước chúng ta hoàn toàn có thể ngang hàng và vượt các nước khác trong khu vực.

(Còn nữa)

LỜI GIẢI NÀO ĐỂ THOÁT NGHÈO [5]

LỜI GIẢI NÀO ĐỂ THOÁT NGHÈO [5]
SÁNH VAI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ
Đi tìm lời giải để Việt Nam thoát nghèo tôi đã suy nghĩ và tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:
(1) Tại sao người Việt lại mắc một số yếu điểm cố hữu mà các dân tộc khác lại không mắc hoặc mắc ít hơn, mắc nhẹ hơn và làm cách nào để khắc phục hoặc ít nhất hạn chế các điểm yếu cố hữu của người Việt.
(2) Tại sao sao các nước Phương Tây (Châu Âu, Mỹ, Australia), Nhật Bản lại giầu có vượt trội so với phần còn lại của thế giới (không tính các nước dầu mỏ Trung Đông do nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt thiên nhiên ban tặng).
(3) Tại sao các nước Châu Phi, Nam Á, ASEAN (trừ Singapore) lại nghèo.
Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời chung nhất cho cả ba câu hỏi trên là các nước Phương Tây văn minh hơn, dân trí cao hơn, tính khoảng 1000 năm trở lại đây thì hầu hết các phát minh vĩ đại nhất làm thay đổi thế giới loài người từ bánh xe, đầu máy hơi nước, bóng đèn, động cơ điện, điện thoại, tivi, máy tính, Internet... đều do người phương tây phát minh.
Sở dĩ người Việt chúng ta mắc những tật xấu cố hữu là vì người Việt chưa văn minh, dân trí thấp, giao lưu quốc tế ít, nên không mở rộng tầm mắt nhìn nhận thế giới văn minh.
Tương tự như vậy sở dĩ các nước Châu Phi, Nam Á, Asean nghèo cũng là vì các nước ấy chưa văn minh, dân trí thấp, dù họ có theo thể chế nào: phong kiến, quân chủ, chuyên quyền, độc tài, dân chủ, cộng hoà hay xã hội chủ nghĩa. Đơn giản là vì văn minh, dân trí thấp thì dù có theo thể chế nào thì người dân cũng không đủ hiểu biết, tri thức để sử dụng đúng đắn nhất vai trò và quyền lợi của mình, chưa kể còn bị lợi dụng dẫn đến chính họ lại là lực lượng cản trở sự phát triển của đất nước.
ĐI TÌM LỜI GIẢI ĐỂ VIỆT NAM THOÁT NGHÈO
Đi tìm lời giải để Việt Nam thoát nghèo, tôi đã nghiên cứu các lời giải thoát nghèo của các học giả, các chuyên gia cả trong nước lẫn ngoài nước; Tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, phân tích sâu các lời giải đó. Có rất nhiều điểm trong lời giải đó thuyết phục tôi, nhưng cũng rất nhiều điểm không thuyết phục được tôi, tôi đã tìm thấy thực tế rất nhiều phản ví dụ là nhiều quốc gia Asean, Nam Á đã đưa ra lời giải gần giống như vậy cho quốc gia, dân tộc mình 30-40-50 năm nay, tức học tập mô hình dân chủ hoặc cộng hoà nhưng hiện tại quốc gia họ vẫn chưa thật sự thoát nghèo.
Các lời giải để Việt Nam thoát nghèo do các chí sĩ yêu nước, các học giả, các chuyên gia trong nước lẫn ngoài nước bao gồm:
(1) Nâng cao dân trí của hai cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu
(2) Học tập mô hình các nước tiên tiến Âu, Mỹ, Nhật Bản
(3) Học tập mô hình, con đường đi của Singapore, South Korea (gần chúng ta nhất)
Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu 3 lời giải thoát nghèo trên:
(1) NÂNG CAO DÂN TRÍ của cụ PHAN CHU TRINH và PHAN BỘI CHÂU
Cách đây 111 năm, đầu thế kỷ 20, cụ Phan Chu Trinh cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Trần Quí Cáp là những người thấy rõ những điểm yếu cố hữu của con người và xã hội Việt Nam. Các cụ chủ trương phải thay đổi từ gốc rễ bằng cách nâng cao DÂN TRÍ, đặc biệt là trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế - văn hoá - giáo dục, học những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây, từ bỏ phong tục tập quán lạc hậu, hội nhập với thế giới văn minh.
Với mục tiêu "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh"; Khai hóa dân tộc; Giáo dục ý thức công dân, tinh thần tự do; Xây dựng cá nhân độc lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và xã hội; Thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa, tâm lý, tính cách, tư duy, tập quán của người Việt; Phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền, dân quyền, nhân quyền, dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái; Cải cách trên mọi lãnh vực.
Phong trào "khai dân trí" thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách khuyến khích cải cách giáo dục, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán cũ lạc hậu.
Cũng thời gian ấy Cụ Phan Bội Châu đã tổ chức Phong trào Đông Du, với mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập. Đợt đầu tiên 1905-1906 cụ đưa được 8 thanh niên sang Nhật Bản, đến năm 1908 phong trào Đông Du đưa được 200 người sang Nhật Bản du học. Số học sinh này sinh hoạt chung trong một tổ chức gọi là "Việt Nam Cống hiến Hội".
Lời giải nâng cao DÂN TRÍ của hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu không thành công, bị thất bại bởi 3 lý do:
[1] Đất nước chưa độc lập, vẫn chịu sự cai quản của Pháp.
[2] Số lượng người ra nước ngoài, trực tiếp trải nghiệm thế giới Văn Minh (Nhật Bản) là quá ít (mới có 200 người).
[3] Tại thời điểm đầu thế kỷ 20 Nhật Bản chưa đại diện cho thế giới văn minh mà chính Nhật Bản cũng mới đang đi học thế giới văn minh, mới đang trong quá trình NÂNG CAO DÂN TRÍ.
(2) HỌC TẬP MÔ HÌNH CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN ÂU, MỸ, NHẬT BẢN
Rất nhiều nhà nghiên cứu, trí thức, doanh nhân người Việt ở Việt Nam và nước ngoài đưa ra lời giải là học tập mô hình các nước tiên tiến Âu, Mỹ, Nhật Bản. Lời giải nay dựa trên các tiền đề:
[1] Các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản là những nước kinh tế phát triển nhất, giầu có nhất.
[2] Vì những nước đó kinh tế phát triển nhất, giàu có nhất nên hiển nhiên mô hình kinh tế, xã hội, thể chế của họ là đúng đắn nhất.
[3] Về tố chất: người Việt Nam không hề thua kém (đúc kết qua quá trình làm việc cùng họ của Việt Kiều).
Lời giải này được rất nhiều người tin là con đường duy nhất đúng đắn đưa Việt Nam thoát nghèo, nhưng thực tế mấy chục năm qua đã có rất nhiều nước Châu Phi, Nam Á, Asean đã đi theo con đường này, nhưng kết quả là đất nước họ vẫn loanh quanh, luẩn quẩn ở mức thu nhập trung bình.
Philippines là một ví dụ điển hình: Học mô hình của Mỹ:
[1] Chính phủ dân chủ mô hình Cộng hoà lập hiến (cộng hoà Philippines) với Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, nhiệm kỳ 6 năm, được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu, người dân bầu trực tiếp Tổng thống, Tổng thống thành lập nội các.
[2] Lưỡng viện quốc hội Philippines gồm có Thượng viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ được dân bầu và có nhiệm kỳ sáu năm.
[3] Quyền tư pháp được trao cho Tối cao pháp viện, bao gồm một Chánh án tối cao và 14 thẩm phán, họ đều do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách do Hội đồng Tư pháp và Luật sư đệ trình.
Ở thời điểm năm 1960, trong Asean kinh tế Philippines đã vượt Việt Nam, Indonesia, Thailand, Myanmar, Cambodia, Laos. Thế nhưng đến nay kinh tế Philippines đã bị Indonesia, Thailand vượt qua và chỉ còn hơn Viêt Nam chúng ta có 1.36 lần.
Bangladesh là một ví dụ thứ 2: Học mô hình của Anh:
[1] Đa đảng bao gồm Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP), Liên đoàn Awami Bangladesh, đảng Hồi giáo Jamaat-e-Islami Bangladesh và Islami Oikya Jot, Đảng Jatiya...
[2] Mô hình dân chủ nghị viện Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống được cơ quan lập pháp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Chính phủ gồm các bộ trưởng do thủ tướng lựa chọn và do tổng thống chỉ định.
[3] Hệ thống một viện với 300 thành viên Quốc hội do dân bầu với chỉ một đại biểu cho mỗi khu bầu cử có nhiệm kỳ 5 năm. Quyền bỏ phiếu phổ thông cho mọi công dân từ 18 tuổi.
Năm 1960 GDP đầu người cua Bangladesh gần tương đương Việt Nam, thế nhưng hiện tại GDP đầu người của Bangladesh chỉ bằng 57% của Việt Nam.
HỌC TẬP MÔ HÌNH SINGAPORE, KOREA
Singapore là một hiện tượng rất đặc biệt, một kỳ tích châu Á là quốc gia có GDP đầu người cao nhất châu Á, vượt cả Nhật Bản, Hồng Kông, đặc biệt vượt qua mấy chục nước Châu Âu. Thế nhưng Singapore thực chất không phải là một quốc gia đúng nghĩa mà là một thành phố với dân số 5.5 triệu người và diện tích chỉ bằng đảo Phú Quốc của Việt Nam. Thâm Quyến của Trung Quốc là một ví dụ: Thâm Quyến cũng là một thành phố với lợi thế là trung tâm tài chính, thương mại phía Đông Nam của Trung Quốc Thâm Quyến có GDP đẩu người là 24.000$, gấp hơn 5 lần GDP đầu người của Trung Quốc, gần tương đương với Hàn Quốc.
Hàn Quốc: Năm 1960 GDP đầu người của Hàn Quốc chỉ tương đương Việt Nam, thế nhưng chỉ 30-40 năm Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc và ngày nay đã trở thành một quốc gia kinh tế hàng đầu châu Á, chỉ sau Macau, Singapore, Japan, Israel, Hongkong và một số quốc gia dầu mỏ (Qatar, United Arab Emirates, Kuwait, Brunei, Bahrain).
Đầu tiên Hàn Quốc nhận thức rằng muốn phát triển kinh tế cần mở mang dân trí, khắc phục những điểm yếu cố hữu của người Hàn Quốc. Các bước chính Hàn Quốc đã làm trong 20 năm đầu tiên là:
[1] Tivi Hàn Quốc chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.
[2] Cải cách giáo dục bằng cách dịch nguyên sách giáo khoa của người Nhật sang tiếng Hàn để giảng dạy, trừ các môn địa lý, lịch sử và văn học (1968).
[3] Cử những sinh viên giỏi toán nhất theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ.
[4] Nhận thức các điểm yếu cố hữu của người Hàn Quốc và quyết tâm thay đổi:
- Tinh thần tự cường: "Người Hàn Quốc chỉ dùng hàng Hàn Quốc", dù hàng của Hàn Quốc chất lượng chưa tốt, hình thức chưa đẹp.
- Đặt lợi của tổ quốc lên trên tất cả mọi thứ kể cả bản thân.
- Làm việc chăm chỉ, mỗi người Hàn Quốc làm việc tối thiểu 9-10h một ngày, sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc mà không kêu ca, không than vãn.
Lưu ý rằng Hàn Quốc đã thành công còn nhờ dân tộc Hàn có một số điểm mạnh sau mà tôi nghĩ dân tộc Việt đang thiếu:
[1] Về thể chất và độ nhanh, khéo léo họ thuộc top đầu Châu Á, vượt trội Việt Nam chúng ta; Bắc Triều Tiên là một ví dụ, dù đóng cửa, ít giao lưu với thế giới, kinh tế chưa thật sự phát triển, thế nhưng họ vẫn thuộc top đầu châu Á về bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn.
[2] Người Hàn Quốc rất quyết luyệt, họ làm bất cứ cái gì cũng quyết liệt, quyết tâm rất cao, thực hiện đến cùng.
[3] Người Hàn Quốc có tôn ti trật tự rất cao, trên dưới rất rõ ràng, ý thức phục tùng cấp trên gần như tuyệt đối.
(Bài tiếp, KẾT: LỜI GIẢI ĐỂ VIỆT NAM THOÁT NGHÈO)
Viết tại Qui Nhơn,
quê hương của Hoàng đế QUANG TRUNG

Monday, 29 August 2016

Tư thế nằm

Nếu bạn thích nằm ngửa, hãy đặt một cái gối bên dưới đầu gối và cái khác dưới thắt lưng. Ở vị trí này, trọng lực của trái đất có thể buộc lưng vòm xuống một cách bất thường, gối sẽ giúp cột sống duy trì độ cong tự nhiên chữa thoái hóa cột sống lưng.

Nếu bạn bị đau thần kinh tọa hay đau lưng dưới, ngủ ở vị trí này có thể là một thách thức khá khó khăn. Vì vậy, cách kê gối như ảnh sẽ giải quyết áp lực do trọng lực đặt lên lưng của bạn. Một tư thế tốt ở vị trí nằm ngửa là nằm với hai đầu gối hơi cong nhẹ.

Nếu bạn hay nằm nghiêng, đó là một điều tốt. Hầu hết các chuyên gia coi đây là vị trí nằm tốt nhất cho người bị đau lưng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn vẫn sẽ cần kê gối để hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống lưng, một được kẹp giữa hai chân và một dưới thắt lưng. Vị trí này thích hợp nhất với những người đang trong giai đoạn viêm đau, mà ngay cả những chuyển động nhỏ nhất cũng có thể gây ra đau đớn.

Ở tư thế ngủ đặc biệt này, trọng lực buộc cột sống hướng xuống về phía bụng. Điều này có thể gây khó chịu cho những người bị thoái hóa cột sống lưng. Nằm sấp cũng không tốt cho nội tạng, ngực bị chèn ép gây khó thở. Với những người vẫn quen nằm tư thế này nên đặt một chiếc gối dưới bụng. Gối “nhỏ mà có võ” sẽ ngăn lưng bị uốn cong quá nhiều.


Nhận diện các lực cạnh tranh.

Nhận diện các lực cạnh tranh.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các bạn Startup trẻ trình bày kế hoạch kinh doanh của mình như thể bạn được free hand (hoàn toàn tự do) để kinh doanh vậy.
Thưa với các bạn trẻ, ngay cả khi chúng ta nghĩ ra một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ, định hướng (educate) giáo dục được khách hàng để có một thị trường hoàn toàn mới – hay một thị trường đại dương xanh – thì không chóng thì chầy chúng ta cũng phải đương đầu với những áp lực, những cạnh tranh từ nghiều nguồn khác nhau.
Dưới đây là bài học vỡ lòng về 5 lực cạnh tranh mà doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nào cũng phải đối diện. Đó là
(1) Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường,
(2) Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành,
(3) Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế,
(4) Quyền lực mặc cả của khách hàng,
(5) Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp (5).
- Lực 1: Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường. Những doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh và thường làm giảm lợi nhuận ngành. Mối nguy cơ gia nhập mới trong 1 ngành phụ thuộc vào hàng rào chống gia nhập, cùng với những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được – từ những công ty hiện hữu.
Có 6 loại hàng rào chống gia nhập chính: lợi thế nhờ quy mô kinh tế, những sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, sự tiếp cận các kênh phân phối. Nếu hàng rào chống gia nhập lớn, và các công trong ngành phản ứng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.
- Lực 2: Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành. Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình. Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như: giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng cường quyền lợi cho khách hàng.
Cường độ cạnh tranh trong 1 ngành là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay trình trạnh cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào già và dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao.
- Lực 3: Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế. Tất các những công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế - với mức giá cạnh tranh tốt – sẽ hạn chế tiềm năng lợi nhuận của các công ty trong ngành.
- Lực 4: Quyền lực mặc cả của khách hàng. Khách hàng cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao, và đưa các các công ty vào thế cạnh tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranh mạnh khi: mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm mua từ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mua của khách, sản phẩm không có sự khác biệt, chi phí chuyển đổi qua người bán khác thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, khách hàng có tiềm năng tích hợp ngược (mua lại nhà cung cấp), khách hàng có đủ thông tin.
Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng các lựa chọn nhóm khách hàng.
- Lực 5: Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp. Các nhà cung cấp cạnh tranh với các công ty trong ngành bắng cách ép tăng giá, hay giảm chất lượng, dịch vụ sản phẩm. Các nhà cung cấp mạnh có thể vắt kiệt lợi nhuận của các công ty trong ngành. Các công ty có thể thay đổi quyền lực cạnh tranh của các nhà cung cấp bằng cách đe dọa tích hợp ngược, xóa bỏ chi phí chuyển đổi và những chiến lược khác.
Sức mạnh của 5 lực cạnh tranh này sẽ quyết định lợi nhuận tiềm năng trung bình của các công ty trong ngành. Công ty giỏi hay chính xác ông chủ giỏi là công ty tạo được lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Để làm được việc này các công ty cần phải phát triển và thực thi chiến lược cạnh tranh để thực hiện những hành động tấn công hay phòng ngự đối với 5 lực cạnh tranh nhằm bảo vệ hay tăng cường vị thế của công ty... Bài sau tôi sẽ viết về các chiến lược cạnh tranh.
** Bài này do Lâm Minh Chánh tóm tắt từ Cuốn sách “Competitive Strategy:Techniques for Analyzing Industries and Competitors – Chiến lược cạnh tranh. Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh” - Tác giả Michael E. Porter, giáo sư khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Kinh Doanh Havard - tác giả hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh.
Lâm Minh Chánh

Sư phụ và đệ tử.

bài này chép lại từ trang tomahok http://nguyendangbinh-nguyendangbinh.blogspot.com/2016/08/su-phu-va-e-tu.html

Sư phụ và đệ tử.

Nếu bạn là người có tố chất quyền anh và được đích thân vô địch quyền anh thế giới Mike Tyson huấn luyện từ nhỏ liệu bạn có thể trở thành vô địch thế giới giống như Mike không?
Câu trả lời của tôi là không.
Trên thực tế, những HLV đào tạo ra những nhà vô địch quyền anh thế giới lại chả có danh tiếng mẹ gì trong vòng dây võ đài.
Những võ sĩ huyền thoại như Mohamad Ali, Mike Tyson, không bao giờ huấn luyện bất cứ ai bởi họ hiểu rằng là võ sĩ cực giỏi đồng nghĩa với việc là một huấn huyện viên tồi. Điều này không chỉ đúng trong quyền anh mà còn đúng trong rất nhiều môn thể thao khác.
Tyson được huấn luyện từ nhỏ bởi Cus D’amato, một tay Mỹ gốc Ý. Tay này thời trẻ có theo đuổi quyền anh nghiệp dư một thời gian ngắn,Thành tích thi đấu lìu tìu vài giải địa phương. Về sau hắn giải nghệ do bị chấn thương ở mắt trong một cuộc ẩu đả ngoài phố. Chả nghề ngỗng mẹ gì ngoài nghề đeo găng thọi thùm thụp, Cus D’amato góp vốn với ông bạn mở một phòng tập đấm bốc tại newyork.
và từ đây Cus D’amato đào tạo lên một loạt các nhà vô địch thế giới như Floyd Patterson, José Torres, và Mike Tyson. Chính những đệ tử xuất sắc này đã đưa tên tuổi D’amato trở thành một huấn luyện viên  huyền thoại.
Tất cả những huấn luyện viên danh tiếng nhất trên thế giới như:
Cus D’amato
Enzo Calzaghe
Evangelista Cotto
Emanuel Steward
Naazim Richardson
Đều là những tay đấm nghiệp dư và thành tích bản thân là đánh đâu thua đó. Tại sao ho lại có thể đào tạo được những nhà vô địch thế giới? Hãi xem tiếp phần 2
Phần 2
Bạn là võ sĩ vô địch và bạn nghĩ rằng bạn có thể trở thành sư phụ tạo nên những nhà vô địch giống bạn? Nếu bạn nghĩ như vậy là bạn đang sai lầm vì bạn chả có khái niệm đéo gì về nghề Huấn luyện.  Trên thực tế, vận động viên và huấn luyện viên là hai công việc hoàn toàn khác nhau và đòi hỏi những tố chát khác nhau.
HLV là nghề đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực liên quan như giải phẫu, sinh cơ, sinh lý, tâm lý học thể thao,vv..
HLV giỏi rất hiếm, HLV huyền thoại thì càng hiếm hơn và những người này luôn là những người có tố chất đặc biệt và tầm hiểu biết sâu rộng (They had a high level of self-knowledge)
Trên thực tế, để trơ thành một người giảng dạy xuất sắc không hề đơn giản. Những kỹ năng đưa bạn trở thành nhà vô địch hầu như không giúp gì cho bạn trong việc trở thành huấn luyện viên. Thậm chí chúng còn cản trở công việc đó. Hãy phân tích vài điểm nhỏ:
Trong huấn luyện có một nguyên tắc quan trọng đó là nguyên tắc phân biệt đối xử. Với mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một phương pháp huấn luyện khác nhau. Một HLV giỏi là người có khả năng sáng tạo, phát triển các phương pháp tùy chỉnh riêng trong huấn luyện để phù hợp với đối tượng mà họ huấn luyện.( Creative, innovative learner and developer of custom coaching methodologies). Tuy nhiên, nhà vô địch lại luôn có xu hướng tạo ra bản sao của chính họ. Để làm rõ điều này, hãy xem xét trường hợp của Mike Tyson:
Khi ngài Cus D’Amato phát hiện và huấn luyện Mike Tyson, ngài đã nghĩ ra một lối đánh mới phù hợp với Mike và xây dựng nó thành một trường phái với cái tên peek a boo. Sau Mike, có lẽ trường phái này sẽ không còn tồn tại nữa. Mặc dù rất nhiều võ sĩ cố gắng bắt chước phong cách này nhưng không ai trong số họ thành công như Mike Tyson bởi vì Mike là độc nhất vô nhị. Chúng ta cũng vậy, mỗi người chúng ta cũng là sản phẩm độc nhất trên thế giới.
Nhà vô địch luôn là người rất nhanh nhạy trong việc bắt chước những kỹ thuật. Họ có khả năng trời phú trong việc đó. Điều này làm họ luôn ngạc nhiên khi học trò của họ vất vả với những động tác mà họ cho là đơn giản. Và họ luôn mất kiên nhẫn. Nhưng HLV tài ba thì ngược lại. Họ luôn kiên nhẫn và xem công việc truyền thụ đó như là một nghệ thuật.( View coaching as a calling, an art and a discipline).
Những nhà vô địch luôn nhìn thấy điểm yếu lộ ra của học trò nhưng những HLV vĩ đại luôn nhìn thấy điểm mạnh còn tiềm ẩn của đối tượng mà họ huấn luyện.
Những nhà vô địch luôn tin tưởng vào những kỹ thuật đã đưa họ đến vinh quang và cố gắng truyền dạy những kỹ thuật đó, nhưng những HLV vĩ đại luôn rộng mở với ý tưởng mới và triết lý mới  (open to new ideas and philosophies and Quick study with capacity for deep and wide learning)

Và do vậy


 Đừng khoe sư phụ tao là cựu vô địch, hãy khoe sư phụ tao đã từng đưa nhiều người đến chức vô địch.

Sunday, 28 August 2016

Verification vs Validation




HongHS: 
Verification là so sánh output với input, nếu output thỏa mãn input -> OK. Còn Validation là đánh giá sản phẩm chạy thật, ko cần biết requirement ban đầu thế nào, cứ sản phẩm đó chạy đúng với nhu cầu sử dụng thực tế là OK.
Ví dụ: Khi em đặt may 1 bộ quần áo, nhà may trước khi gửi cho em thì phải so sánh cái đó với cái đơn đặt hàng ban đầu về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, kích cỡ,... nếu đúng rồi thì gửi cho em. (Lúc đó là Verification). Còn khi em nhận được, em mặc lên người thấy phải chiết eo thêm 1cm, đổi từ cổ tròn sang cổ tim,... thì em mới thích -> lúc đó em đang làm hoạt động validation.

PhuongND:
Về Verification & Validation, mọi người thường đề cập trong phạm vi testing. Nhưng theo mình hiều thì nó là cả một product. Đó chính là Product value.
+ Verification: Product value dừng ở mức commit giữa bên yêu cầu và bên thực hiện yêu cầu.
+ Validation: Product value cao hơn, nó thỏa mãn mong muốn của bên yêu cầu.
Validation sẽ bao hàm Verification.

Có 1 trung tâm D, hơn 100 người, được KH order làm hệ thống Quản lý Khách sạn. Toàn bộ đặc tả sản phẩm được KH gửi và yêu cầu D này thực hiện. D này thực hiện rất tốt, cẩn thận bám sát yêu cầu mà khách hàng đã viết ra, mục tiêu là hoàn thành đúng và đủ toàn bộ KH yêu cầu.
Kết quả: D đã hoàn thành đầy đủ toàn bộ yêu cầu của KH. KH đã đánh giá CSS 95 điểm, trừ 5 điểm là do sản phẩm vẫn có nhiều cái chưa như KH đã hình dung.
Sản phẩm chỉ chạy được với công nghệ tại thời điểm yêu cầu. Tại thời điểm hiện tại, sản phẩm chỉ chạy được 1 phần --> Doanh thu thâp.
Cuối cùng: KH chịu trách nhiệm cho sản phẩm đó đã bị sa thải. Hơn 100 người của D đó đã đi đầu quân cho D khác.

Những bài học quan trọng trong kinh doanh

Những bài học quan trọng trong kinh doanh

Vô tình đọc được mấy câu chuyện trên mạng. Ngẫm đi, nghĩ lại thấy cũng đung đúng nên thêm thắt, điều chỉnh và đúc kết thêm để chia sẻ với mọi người (Phục bạn nào cố gắng tìm câu chuyện minh hoạ dễ hiểu quá!)

1. Đi xe đạp thì dù có gắng sức đến đâu cũng không thể đuổi được Lamborghini.
==> “Phương tiện, công cụ rất quan trọng”

2. Đàn ông dù giỏi đến đâu, nếu không có phụ nữ thì cũng không thể tự mình có con được.
==> “Hợp tác rất quan trọng!”

3. Khi ăn cơm, ăn bằng cả đôi đũa luôn nhanh hơn ăn bằng chỉ một chiếc.
==> “Đồng đội rất quan trọng”

4. Muốn chắc chắn, mua thùng đựng nước to đến đâu cũng không bằng đi đào một cái giếng.
==> “Hệ thống rất quan trọng”

5. Một chú ếch thất vọng về ngoại hình của dòng tộc mình nên dành dụm cả đời để giải phẩu thẩm mỹ nhằm cưới cho bằng được một người vợ đẹp để "củng cố đời con". Nhưng chả hiểu sao vẫn sinh ra một đàn ếch con xấu xí. Ếch bố thấy vậy tức giận nói: “Thế này là thế nào?”. Ếch mẹ vừa khóc vừa thú nhận: “Trước khi quen anh, em từng đi phẫu thuật thẩm mĩ”
==> “Nhân sao, quả vậy. Thay đổi bên trong rất quan trọng”

6. Lừa con hỏi lừa bố: “Tại sao ngày nào chúng ta cũng phải ăn cỏ, mà mấy con bò sữa lại được ăn thức ăn ngon như vậy ạ?”. Lừa bố trả lời : “Vì chúng ta kiếm ăn nhờ sức lực, còn chúng dựa vào ngực để kiếm ăn”.
==> “Giá trị là quan trọng, nhưng giá trị sử dụng thì quan trọng hơn”

7. Vịt và cua thi oẳn tù tì, Vịt liên tục thua và cuối cùng phát hiện ra mấu chốt của vấn đề: “Tôi lúc nào cũng ra giấy, còn hắn thì luôn ra kéo”
==> “Tập trung vào điểm mạnh của mình mới có thể chiến thắng”

8. Chó nói với gấu: “Lấy anh nhé! Em sẽ hạnh phúc”. Gấu trả lời : “Lấy anh sinh ra gấu chó à? Tôi muốn lấy mèo, sinh ra gấu mèo (gấu trúc), như vậy con tôi mới được tôn trọng và yêu quý”.
==> “Lựa chọn rất quan trọng”

9. Cáo buôn ma tuý, nhưng bán hoài chẳng ai mua. Chồn khuyên: "đắt thế, trong khi chả ai biết nó là cái gì, mày cho không đi, người ta thích rồi hãy bán." Quả thế, sau đó cả khu rừng van khóc xin được mua với giá cắt cổ.
==> "Chiến lược dùng thử trong bán hàng rất quan trọng!

10. Một du khách phấn khích hỏi ông lão: "Ở ngôi làng này sinh ra nhiều vĩ nhân lắm phải không?"
Ông lão từ tốn trả lời: "Không! Chỉ toàn em bé !"
==> "Thành tựu tốt đẹp nào cũng cần thời gian và công sức để từng bước hình thành; năng lực và tài sản nào cũng cần đổ mồ hôi tôi rèn và tích luỹ."

11. Một cái ốc quên siết, một cái bánh văng ra, một tai nạn ập đến.
==> "Hệ thống tốt đến thế nào cũng có thể bị phá huỷ bởi một chi tiết nhỏ, hoặc do sự cẩu thả của người vận hành. Phải đồng bộ và thường xuyên kiểm tra."

12. Tây Thi nhăn mặt cả thiên hạ khen xinh. Đông Thi thấy vậy bắt chước nhăn mặt, cả làng cả nước ói.
==> Muốn làm gì, hay làm thế nào thì cũng phải cân nhắc năng lực và sự phù hợp với mình. Không phải ai đó làm gì đó thành công thì mình cũng nên như vậy.

(Sưu tầm, có viết lại ý số 3&5&9, số 10, 11 lấy một phần từ câu chuyện và ý của bạn Tien Nghi Duong và Tâm Nguyễn Đức)

8 TÍNH CÁCH CẦN CÓ CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG GIỎI:


TỪ TỐN (T1):
Người giao tiếp nói chung và người làm công tác bán hàng rất cần tính từ tốn. Sẽ rất ấn tượng nếu gặp người nào đó ăn nói rất nhã nhặn, khiêm nhường và biết người biết ta. Sẽ phản tác dụng nếu gặp người bô lô ba la và nói năng không giữ mồm giữ miệng sẽ bị đánh giá thấp.
TẬN TÂM(T2):
Người hợp kinh doanh là người rất tận tâm với công việc, với mọi người xung quanh. Họ thể hiện sự quan tâm, chu đáo và cũng chính là người rất có trách nhiệm. Người tận tâm rất cần trong ngành kinh doanh dịch vụ, bổi cần đến yếu tố con người cao.
TÒ MÒ(T3):
Tính tò mò của người bán hàng cần thiết để khám phá những điều mới kích thích sự sáng tạo. Người có tính tò mò sẽ có óc quan sát nhiều và từ đó có thêm góc nhìn sâu sắc hơn về xung quanh mình.
TÁM ÍT(T4)
Là người bán hàng giỏi, thời gian họ dùng rất hiệu quả. Bởi họ không có đủ thời gian để ngồi tám chuyện phím trong thời gian dài. Chính vì họ muốn dành thời gian để làm nhiều việc hiệu quả hơn.
TÍCH CỰC(T5):
Là người bán hàng giỏi, không có nghĩa là họ không gặp phải những điều khó khăn hay những điều làm cho họ buồn, chán. Tuy nhiên với họ, luôn tích cực và nghĩ đến điều tốt hơn là chết dính trong những điều buồn phiền chán nản không có lợi cho họ và cho mọi người mà họ gặp phải. Hãy tích cực thì hoa sẽ nở, và ong bướm sẽ bay đến cũng chính là sự may mắn và niềm vui.
TRỰC GIÁC ÍT (T6):
Người bán hàng ít dùng trực giác để phán đoán mà phải dùng lý trí phân tích. Nếu chỉ dựa vào trực giác rất dễ sai lầm. Bề ngoài là cần thiết như không phải lúc nào cũng hợp lý.
THÀNH TÍCH(T7):
Người bán hàng giỏi phải luôn hướng đến mục tiêu kết quả, Không được mất tập trung cho thành tích cần đạt được.
THAM HỌC (T8):
Ham học hỏi là tính cách cần có và tối quan trọng của người bán hàng nói riêng và người giao tiếp thành công nói chung. Thế giới mênh mông luôn không ngừng vận động. Đặc biệt là thế giới ngày thêm phảng, tri thức ngày càng đòi hỏi theo chiều sâu và rộng. Do vậy con người cần học liên tục để thành công.
Thấy hay nên share!
(Nguyễn Chí Thành - CEO VINABE)

Friday, 26 August 2016

Chiêu thức, Chiến thuật & Chiến lược

Chiêu thức, Chiến thuật & Chiến lược
Tướng Carl Von Clausewitz, đã định nghĩa chiến lược quân sự hiện đại như sau: chiến lược là việc triển khai chiến trận để kết thúc chiến tranh. Như vậy ông đề cao mục tiêu kết thúc chiến tranh thay vì chỉ chiến thắng trong chiến tranh. Trong quân đội, chiến thuật (hay sách lược) là khoa học quân sự được triển khai để đạt được mục tiêu mà chiến lược đã đề ra. Cụ thể hơn là cách thức triển khai con người, quân trang, vũ khí để đối phó tốt nhất với đối phương.
Như vậy trong thời chiến hay trong thời bình, dù là chiến trường hay thương trường, mục tiêu cuối cùng của chiến lược là để dành chiến thắng cuối cùng. Đây cũng là thước đo quan trọng nhất như thế nào là một chiến lược hiệu quả.
Chiến lược thiếu chiến thuật như con tàu có thuyền trưởng giỏi nhưng không có đội thuỷ thủ giỏi để vận hành, nhìn rõ đường đi nhưng không có người triển khai. Chiến thuật thiếu chiến lược như con tàu có nhiều thuỷ thủ thiện chiến nhưng thiếu chỉ huy dẫn dắt, mỗi người mỗi phách và kết quả là gây ra sự hỗn loạn.
Thua một trận đấu nhưng thắng cả một cuộc chiến. Đây là tư duy chiến lược. Hướng tới kết quả toàn cục.Thắng bằng được một trận đấu nhưng để thua các trận tiếp theo và thua cả cuộc chiến. Đây là tư duy mang tính chiến thuật. Hướng tới kết quả trước mắt.
Trong bóng đá Sir Alex Ferguson là người nổi tiếng với chiến lược dành chiến thắng toàn cục. Chiến thắng cuối cùng bất chấp những trục trặc đâu đấy trong suốt cả chặng đua. Một trong những chiến lược nhất quán ông dày công xây dựng là đội bóng luôn đủ sức để đua đủ suốt chặng đua 38 trận cho cả mùa giải. Giống như tính toán của một tay chạy maraton đường dài khôn ngoan, ông biết khi nào thì Man United cần đi nhẩn nha, khi nào thì cần tăng tốc. Rất nhiều mùa giải trong số 21 chiếc cup đã dành được tại giải ngoại hạng Anh, United bứt tốc vào đầu năm mới, dành vị trí dẫn đầu và duy trì vị trí đó đến cuối mùa giải. Sir Alex, vì vậy được đánh giá là một chiến lược gia sinh ra để chiến thắng. Quan trọng hơn, để chiến thắng cho cả một cuộc chiến.
Chiến lược là chỉ đường. Chiến thuật là hành động thực thi. Chiến lược cần phải thấu hiểu công cụ chiến thuật để chỉ ra con đường phù hợp để đi. Hãy tưởng tượng một viên tướng ném những binh lính ky binh thiện chiến đánh thuỷ chiến trên thuyền sẽ mang lại hậu quả thế nào. Và tất nhiên là ngược lại.
Trong thực tế, không chỉ những người làm marketing mới vào nghề mà một số chuyên gia có vẻ như chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa chiến lược và chiến thuật. Thậm chí một số hoạt động mới dừng ở mức chiêu thức kích thích hành động trong ngắn hạn cũng bị nhầm lẫn gọi là chiến lược.
Mua một tặng một
Số lượng phát hành hạn chế
Giảm giá giờ vàng
Bán hàng theo tinh thần người lính
Một số doanh nghiệp, thậm chí những người làm nghề, nhầm lẫn gọi đây là những hoạt động chiến lược định vị thương hiệu. Theo Brandchannel định vị thương hiệu là một vị trí nổi bật thương hiệu hướng tới trong bối cảnh cạnh tranh để đảm bảo rằng các cá nhân tại thị trường mục tiêu có thể phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Từ khi mới ra xuất hiện trên tạp chí “Industrial Marketing” của Mỹ năm 1969, tác giả của khái niệm định vị thương hiệu là Jack Trout cũng đã nêu rõ rằng mục tiêu của chiến lược định vị là để "khác biệt thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh" về dài hạn.
Các hoạt động mang tính chiêu thức kêu gọi hành động sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy việc bán hàng. Các chiêu thức này có thể được coi là chiến lược định vị khi nó trở thành hoạt động xuyên suốt, nhất quán và thường xuyên trong dài hạn của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, các hoạt động này cần phải giúp thương hiệu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ví dụ một thương hiệu bánh Pizza áp dụng chính sách mua một tặng một theo đợt khuyễn mãi khác với một thương hiệu khác áp dụng chính sách này 365 ngày trong năm. Khi đó chiêu khuyễn mãi thông thường đã trở thành "định vị" nếu nó thực sự trở thành một "điểm bán hàng độc nhất" cho thương hiệu. Tại Mỹ thương hiệu bánh pizza Little Ceasar đã áp dụng chiêu thức “Mua một tặng một” nhất quán hàng ngày. Và chiêu thức này khi phát huy hiệu quả giúp khách hàng biết đến và mua Little nó trở thành định vị. Mua một tặng một đã trở thành chiến lược khác biệt, Little Ceasar gặp khó khăn trong việc bán hàng khi họ từ bỏ chiến lược này.
Vấn đề đặt ra là khuyễn mãi mua một tặng một 360 ngày trong năm có thực sự trở thành một thuộc tính thương hiệu giúp thương hiệu được nhớ đến, nhắc đến và được mua hàng thường xuyên hay không. Các hoạt động giống nhau nhưng thương hiệu phải có cách làm thu hút hơn, hấp dẫn hơn. Theo khái niệm Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter, “mua một tặng một” gọi là same activity - cùng một hoạt động giống nhau nhưng do it diferently - triển khai khác biệt.
Tướng Carl Von Clausewitz, đã định nghĩa chiến lược quân sự hiện đại như sau: chiến lược là việc triển khai chiến trận để kết thúc chiến tranh. Chiến thắng một trận chiến chưa đủ. Chiến thắng để kết thúc chiến tranh mới khó. Quan điểm này khái quát rất đúng sứ mệnh của chiến lược: một ý tưởng lớn để đạt được một mục tiêu lớn. Một ý tưởng lớn đi lên từ hàng nghìn ý tưởng nhỏ. Một mục tiêu lớn khó đạt nếu không tích luỹ từng bước một từ các mục tiêu nhỏ. Tuy nhiên nếu xem từng ý tưởng nhỏ, từng mục tiêu nhỏ đều là chiến lược là một nhầm lẫn không nên. Vì lúc đó doanh nghiệp nghĩ rằng họ sẽ sống chết vì từng hoạt động đơn lẻ như vậy mà không nhìn được tính toàn cục. Không nhìn được mục tiêu lớn thì cho dù chiến thắng một trận chiến cũng khó có thể "kết thúc được chiến tranh" như lới tướng Carl Von Clausewitz.
Đức Sơn
Giám đốc điều hành Richard Moore Associates

CÂU HỎI THẦN KỲ

CÂU HỎI THẦN KỲ
---
Người Nhật có câu ngạn ngữ: "Một cái đinh vẹo sẽ làm hỏng cả bộ móng ngựa. Vì móng ngựa hỏng mà phế cả cỗ xe. Một cỗ xe ngựa hỏng mà bức thư không chuyển đi kịp. Bởi mật thư không chuyển đi được mà thua cả một cuộc chiến".
Tôi đã từng coi thường chi tiết để rồi thất bại bởi chi tiết lớn dần theo thời gian. Bài học thật đớn đau. Có một anh nhân viên trong team, làm với tôi khá lâu & khá thân thiết. Tôi hướng dẫn anh ta rất nhiều, nhưng quên hỏi lại : "CẬU ĐÃ HIỂU CHƯA? HIỂU THẾ NÀO NÓI LẠI TÔI NGHE?" Thật tệ hại, anh ta nghe và hiểu theo cách của anh ta, rồi làm theo cách của anh ta. Thế là sai lầm nối tiếp sai lầm.
Phàm ở đời là vậy, khi sếp triển khai, nhân viên hiểu. Nhưng hiểu theo đúng cách sếp hiểu thì có ít người. Và bây giờ, khi nắm quân & triển khai, tôi luôn dành thời gian để hỏi câu hỏi chốt : "TÔI NÓI DỄ HIỂU CHỨ? CÁC BẠN HIỂU THẾ NÀO NÓI LẠI TÔI NGHE?" Đây là một câu hỏi thần kỳ và sẽ mang lại cho bạn những lợi ích mà bạn không nghĩ tới được. Tin tôi đi, #Tèo mà.
Không chắc sau này mình sẽ bớt thất bại, nhưng tôi chắc sẽ có một team hùng mạnh đương đầu với thử thách! Mạnh vì đồng tâm chứ không vì kiệt xuất!
TÈO TIẾP THỊ
#qtkn_sales #teamwork
#qtkn_teotiepthi

PHÉP TRỪ TẠO NÊN SỰ CHỮNG CHẠC?

PHÉP TRỪ TẠO NÊN SỰ CHỮNG CHẠC?
…..Học võ chưa được 6 tháng thì tôi phát hiện ra những tay quái nhất trong chiến đấu thường là người có tầm vóc nhỏ với nét mặt và dáng điệu không hề mang tính đe dọa. Một là vì họ không dùng sức, hai là họ hiểu điểm yếu của mình nên phát triển sự khéo chứ không phát triển sức mạnh theo kiểu “lấy cứng chọi cứng”, ba là họ muốn kết thúc cuộc đấu nhanh gọn với hiệu suất cao, nên càng làm đối thủ ít đề phòng, thậm chí là coi thường họ, càng tốt!
….Trong giới tư vấn, tôi thích những người nói thẳng vào vấn đề, không hoa mỹ, không dọa người khác bằng bằng cấp mà chỉ cần chứng tỏ năng lực bằng cách nói đúng thứ khách hàng đang cần ở họ.
…..Đọc sách về xem tướng của Hy Trương, mới mở trang đầu ra thì đã gặp “Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt!” – Có tâm mà tướng có xấu chăng nữa thì tâm tốt tạo ra tướng tốt, còn có tướng đẹp chăng nữa mà cái tâm không ra gì thì kết cục tướng cũng sẽ theo tâm mà biến đổi thành xấu đi. Tham vọng của tôi về việc muốn nhìn gương mặt để biết ngay tính người lập tức thui chột! Tôi chỉ còn biết là giữ mình khách quan tối đa khi nhận biết con người.
….Ra thi trường, ban đầu làm theo sách vở thì cứ tưởng là đúng rồi, tới lúc va thật thì mới thấy hóa ra mọi chuyện kể cả bên ngoài như thế, nhưng bên trong lại không như thế, hoặc sẽ không thành như thế! Sau khi gặp nhiều bất ngờ quá, tới lúc chúng ta sẽ thấy sự bất ngờ mới là bản chất phổ biến của thị trường. và do vậy không còn bất ngờ gì nữa. Gặp điều đó trái ý hoặc ngược lại với hình dung của mình mà bình tĩnh và không xúc động khi xử lý là biểu hiện rõ nhất của sự từng trải. Họ không mong đợi nữa, hay đúng hơn là loại bỏ tất cả những mong đợi rườm rà của mình, chỉ giữ lại hy vọng cho điều tốt nhất và cái tâm bình thản bất biến để ứng xử trong mọi tình huống.
…..Bắt đầu đi huấn luyện sales từ năm 2008, tôi phát hiện ra, phần lớn những tay bán hàng cự phách có đặc điểm bên ngoài rất đơn giản không cầu kỳ. Họ không mặc các bộ vét bóng lộn, quần áo trang phục phụ kiện đắt tiền. Vẻ mặt không kênh kiệu thậm chí đôi khi còn khá ngơ ngác (giả nai! Và giả còn hơn thật! ). Lý do rất đơn giản là vì cứ gặp sales là người mua đề phòng vì luôn cho rằng họ có nhiều kiểu lừa và mình dễ mắc mưu. Càng bóng lộn, tỏ ra nguy hiểm bên ngoài, là chúng ta càng làm họ đề phòng và căng thẳng hơn nữa. Để hạ tấm khiên hay rào cản về mặt tâm lý của khách hàng, chúng ta cần tạo ra sự thân thiện và tin tưởng ngay lần đầu gặp mặt. Sau khi khách hàng đã tin tưởng, chấp nhận mở tấm lòng ra mà nói chuyện với chúng ta, thì đó là lúc hợp lý nhất để bán hàng.
…..Các nhà quản lý công việc rất nhiều, việc nào cũng quan trọng. Trong đống việc đó thì quan trọng nhất với họ là ngồi sắp xếp các việc đó theo thứ tự quan trọng và khẩn cấp rồi LOẠI bớt đi, GIAO bớt đi, chỉ giữ lại những gì CẦN được làm nhất và bắt tay vào làm!
.....Đạo Phật thì dạy, hãy đổ bớt cốc nước của mình đi thì mới rót thêm được nước mới vào!
Túm đi túm lại, đừng tưởng gì hết, cứ phải trừ bớt đi thôi, đấy là nếu chúng ta muốn lớn lên hàng ngày!
(Ảnh dưới đây là Đại sư Yamaguchi Tổ của Hệ phái Goju Ryu Karate người từng tay không hạ một con hổ. Ông chỉ cao 1,55m!)
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt

Tuesday, 23 August 2016

PHẦN 2: THẤT BẠI KHÔNG NGỜ & 5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI

PHẦN 2: THẤT BẠI KHÔNG NGỜ & 5 BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI
( Viết hưởng ứng cho Phong Trào STARTUP )
Một năm sau đó kết quả kinh doanh của chúng tôi đi xuống trông thấy.Tình hình đã nghiêm trọng hơn sau 18 tháng vận hành & gần như mất kiểm soát sau 2 năm buộc chúng tôi phải bán dự án này cho công ty khác với giá chỉ còn 55% vốn đầu tư ban đầu.
Nhà hàng Vạn Tuế mua lại và vận hành theo một chiến lược & concept hoàn toàn khác.Một đứa con tinh thần của chúng tôi đã ra đi.
Sau thành công vang dội của mùa bán hàng Seagames 23, chúng tôi các founders đều vui nhưng giật mình nhận ra ai cũng lên cân ( mập lên ) nhanh chóng. Người ít như tôi là tăng 3 kg, người trực tiếp hơn là 5 kg vì phải tiếp khách thường xuyên với chất lượng bia nấu từ lúa mạch & men ủ chất lượng từ Châu Âu. Từ đó chúng tôi không ai bảo ai lặng lẽ tiết giảm sự quan tâm & có mặt tại nhà hàng.
Hơn nữa cả 3 chúng tôi đều có nhiều dự án có ROI rất tốt & mối quan tâm riêng lẻ khác nữa.
1. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC - CHỌN ĐỐI TÁC LÀ QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM & TRẢI NGHIỆM ĐỂ CHỌN VĂN HÓA HỢP TÁC:
Chọn đối tác là tìm kiếm để chọn văn hóa hợp tác.
Khi Café Trung Nguyên của A.Đặng Lê Nguyên Vũ gặp khủng hoảng mấy tháng trước tôi cũng đã viết về văn hóa hợp tác & tinh thần doanh nhân. Tôi đã kể câu chuyện như sau:
“Tôi có biết hai anh bạn đại gia từ Nga về đầu năm 2001. Họ có tích lũy tài chính vài triệu đô & chơi thân với nhau sau khi về Việt nam làm ăn. Họ rất thân nhau và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Họ như hình với bóng đi đâu, làm gì cũng thấy bên nhau. Hai gia đình thường tụ tập mỗi weekend tại biệt thự nhà họ hay resort. Tôi biết họ là đôi bạn rất thân thiết & gần gũi.Thế rồi họ hùn vốn làm ăn & mở công ty.Hai năm đầu công ty làm ăn rất tốt & phát triển nhanh chóng. Bẵng đi một thời gian bận bịu tôi không gặp lại họ nên sau đó một năm tôi mới biết họ đã chia tay với một kết cục không thể tồi tệ hơn. Họ kiện nhau ra tòa mà trước đó họ còn ngây thơ một bên nhờ CA và một bên nhờ VKS can thiệp rút cuộc cả hai đều chấp nhận phương án cùng thua lỗ nặng nề.
Khi tôi gặp lại họ nói rằng không bao giờ làm ăn mới nhau nữa !
Trước khi huy động được vốn để phát triển doanh nghiệp một cách văn minh & tích cực, chúng ta phải trả giá để học cho được văn hóa hợp tác trong kinh doanh. Thị trường huy động vốn và hạ tầng của nó được xây dựng trên nền tảng của hệ thống pháp luật nhưng văn hóa hợp tác góp vốn cùng kinh doanh lại cần phải xây dựng bằng thời gian & sự trải nghiệm ( không muốn nói là sự trả giá).Tôi đã chứng kiến quá nhiều trường hợp đau đớn và đã trắng tay.”
Khi chúng ta đầu tư chúng ta luôn mong muốn hợp tác với những người tài giỏi & đã thành đạt. Ở mức độ chuyên nghiệp hơn chúng ta cũng nghĩ tới mỗi người nên thạo một lĩnh vực mà dự án cần nếu đạt mức chuyên gia thì càng tốt. Thực tế tiêu chí này mới là một nửa vấn đề giống như điều kiện đủ chứ chưa có điều kiện cần. Để hợp tác thành công chúng ta cần có duyên với nhau tức là hợp nhau hơn là hai người đều giỏi giang & sẵn sàng góp vốn.
Giống trong lĩnh vực đầu tư chúng ta luôn có bộ phân tích đầu tư. Bộ phận này lạnh lùng phân tích kỹ thuật và chứng minh tính khả thi của dự án nhưng khi quyết định thì ta không chọn mà đầu tư vào dự án mà chúng ta có linh tính & nhạy cảm tích cực. Thực tế nhiều dự án như thế lại mang lại lợi nhuận trên cả dự kiến. Linh cảm đặc biệt cần có này mà tôi luôn áp dụng 50%/50% khi đầu tư vào bất động sản khi yếu tố kỹ thuật và lý trí chỉ được phép chiếm 50%. Đây là sự cân bằng thú vị & một trải nghiệm giá trị.
Cũng giống thị trường lao động & trong mỗi tổ chức chúng ta cần nhân lực là người có năng lực nhưng cũng cần hợp nhau có duyên để làm việc & phát triển công ty cùng nhau.
Bài học ở đây còn bao quát hơn rất nhiều nó là tổng hợp cả 5 bài học đúc kết trong phần 2 & 3 này của tôi. Và cũng xin phân tích & chia sẻ với các bạn ở phần cuối.
2. THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP & MỘT MẤT MỘT CÒN:
Thực ra Tầm nhìn của dự án này cũng rất hạn chế nên chúng tôi đã thiếu quan tâm để thực hiện hóa tầm nhìn. Thực tế là chuẩn bị rất bài bản nhưng sâu thẳm chúng tôi vẫn chỉ cho đây là dự án mang lại thu nhập thụ động hạn chế đủ để đưa vợ có tiền đi chợ hàng tháng ( Tiêu chí này ngay ban đầu bàn bạc triển khai chúng tôi cũng đã chia sẻ thực lòng như thế). Sự thành công nhanh của dự án cũng là một thách thức nghiêm túc với chúng tôi bởi tất cả bất cứ cái gì cần phát triển bền vững cũng cần có thời gian trải nghiệm hợp lý. Quy mô của dự án cũng vượt qua dự kiến ban đầu của chúng tôi nhanh chóng. Hơn nữa chúng tôi cũng đã đạt được mục tiêu ban đầu rất nhanh là có chỗ tụ tập & hàn huyên với bè bạn. Vừa là chỗ tiếp khách vừa là chỗ thư giãn sau những bận bịu của sự nghiệp & cuộc sống hiện đại. Vì nơi đây chúng tôi thiết kế nội thất đẹp và có phục vụ café, ăn sáng, ăn trưa & cả ăn tối cùng ca nhạc, tạp kỹ cuối tuần.
Trong chúng ta ai cũng có mơ uớc mở một quán café hay nhà hàng như là sự giải trí, thư giãn cùng bè bạn hơn là đầu tư kinh doanh kiến lời.
Thái độ này có vẻ lãng mạn làm tan chảy sự kiên nhẫn & kiên cường phải sống và tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi đã chấp nhận thất bại khá dễ dàng mà thiếu quyết tâm để cải cách, thay đổi để phát triển tiếp.
Trên thực tế là chúng tôi có thể tái cấu trúc, thay đổi và hoàn thiện cũng có thể vượt qua sóng gió này. Nhưng sự đau đớn & mất mát về lòng tin với đối tác như là cú sốc đã làm chúng tôi chấp nhận dừng lai. Sự cố này đã vi phạm những chuẩn mực & giá trị hợp tác mà chúng tôi đã xây dựng & thống nhất khi ngay ban đầu khi bắt tay chuẩn bị cùng nhau. Và người vi phạm nguyên tắc này lại là người quan trọng phụ trách điều hành trực tiếp.
Một thực tế nữa đang hiện hữu rất phổ biến trong kinh doanh là thuận lợi thì rất thú vị trong hợp tác nhưng khi khó khăn diễn ra thì cổ đông và cả founder cũng đầy hoài nghi tiêu cực làm tăng nhanh tốc độ phá sản của dự án. Đây là quy luật phổ biến để chúng ta hiểu & chấp nhận trong thực tiễn hợp tác kinh doanh hiện đại.
Vì vậy trong bất cứ dự án nào muốn thành công chúng ta luôn cần sự máu lửa & sống chết với nó mà chúng ta gọi là đam mê.
Đã biết được điều này và chúng tôi đã thỏa thuận không cần đắm đuối với dự án ngay ban đầu nếu thấy khó khăn đến mức làm tổn hại nặng nề đến tinh thần & thời gian của chúng tôi. Đấy cũng là một nguyên tắc được thiết lập khi bắt tay hợp tác.
PHẦN 3 : BÀI HỌC SỐ 3,4 & 5
Sẽ được chuyển tới các bạn những ngày tới !
Trân trọng & chúc các bạn nhiều niềm vui !
Thân mến,

Những quyển sách "gối đầu giường" về khởi nghiệp/đầu tư/thương mại điện tử.

Những quyển sách "gối đầu giường" của Sâu khi Sâu tìm hiểu về khởi nghiệp/đầu tư/thương mại điện tử.
Có nhiều bạn hay hỏi mình đọc gì, chợt nhớ ra mình đọc cũng nhiều, sau đây là list sách mà các bạn có thể bắt đầu tìm hiểu trong việc khởi nghiệp/đầu tư/thương mại điện tử/v...v.... nha!
1. Venture Deals: Be Smarter Than Your Lawyer and Venture Capitalist
Mình gọi quyển sách này là quyển nhập môn trong việc tìm hiểu về đầu tư của mình. Trong quyển sách này, các bạn sẽ được tìm hiểu về quy trình hoạt động của một quỹ đầu tư, bao gồm vai trò trách nhiệm của những người trong đó. Ví dụ như khi bạn nhận được namecard từ một người làm trong quỹ đầu tư, thì bạn có thể thấy title "Partner" với "Managing Director" sẽ có vai trò khác nhau như thế nào trong cơ cấu một quỹ đầu tư.
Điều đáng nói hơn, bạn nào đang tò mò không biết định giá công ty của mình như thế nào thì cần kiếm quyển này đọc gấp. Sau khi đọc xong thì các bạn sẽ nhận ra chẳng có công thức định giá công ty khởi nghiệp (tech startup thôi nha) là như thế nào cả, tuy vậy, họ cũng chỉ dẫn rõ ra một số đường hướng để bạn tự tính công thức và một con số hợp lý cho riêng mình.
Đi kèm quyển này có thể đọc thêm: Mastering the VC Game. Quyển này phiên bản tiêng Việt có tên là "Cuộc chơi đầu tư mạo hiểm", trong đó có một phần rất đáng giá là viết về IDG và quan điểm đầu tư thời đầu của họ đối với thị trường Việt Nam.
2. Think Like an Entrepreneur, Act Like a CEO
Quyển này mình gọi là quyển giúp mình neo lại vào những thời khắc mình bay lượn lung tung nhất. Vô tình biết đến quyển này khi đi dạo chán chê trong nhà sách ở Thái Lan, đọc được vài trang đầu mê quá nên rinh về liền luôn.
Nếu bạn là một người khởi nghiệp lần đầu tiên, hoặc là người khởi nghiệp nhiều lần nhưng chưa đi đến đâu cả, quyển sách này dành cho bạn.
Nếu bạn là một freelancer, có vài dự án nhỏ lẻ, bạn cũng có một công ty siêu nhỏ để thực hiện các dự án cho khách hàng, và bạn đang đứng giữa hai con đường rồi tự hỏi: nên làm nhỏ vậy hay phát triển lớn để thành một công ty chuyên nghiệp - bạn nên đọc quyển sách này.
Nếu bạn là entrepreneur và tự nhận mình chỉ giỏi kỹ thuật, không biết gì về quản lý, nên cần người về làm CEO cho mình, bạn cũng nên đọc quyển sách này.
Những nội dung trong quyển sách này được chia nhỏ ra thành từng hạng mục nên kiến thức rất dễ nuốt và thực tế. Nếu ai đang hoang mang về sự lựa chọn của mình thì rất khuyến khích nên tìm đọc vì lời khuyên trong quyển sách giúp giải quyết vấn đề rất tốt.
3. Zero to One
Lại là một quyển sách hay để các bạn bớt mơ mộng chuyện khởi nghiệp mà bắt đầu học lại những bài học vô cùng căn bản từ mọi thứ. Mình rất thích khái niệm từ 0 đến 1 là một hành trình thực sự khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều nếu từ 1 đến 10, sếp đầu tiên trong đời của mình cũng đã từng dạy mình thế 
Trong quyển sách này sẽ giúp các bạn thay đổi khá nhiều về những quan điểm mà bạn thường xuyên bắt gặp trên báo chí hay các kênh truyền thông khác, ví dụ như cách bạn nhìn về văn hoá công ty, đối mặt với khủng hoảng, vận hành công ty,..
4. Jeff Bezos và kỷ nguyên Amazon
Mình từng review về quyển này rồi nên không nhắc lại nhiều. Mọi người có thể xem tại đây: https://www.facebook.com/ngansau/posts/10206329597232077
Đây là quyển sách mà mình tin rằng tất cả những ai đang làm trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng đều nên đọc, lâu lâu lôi ra đọc vẫn thấm lắm.
---
Ngoài ra thì Sâu còn đọc hầu hết các sách về tâm lý học (tâm lý tội phạm, dark psychology, tâm lý học hành vi, tâm lý xã hội học,..). Bạn nào mê Tâm lý tội phạm như mình thì có thể đào bới ở http://tamlyhoctoipham.com
Đọc nhiều sách khác nhau về tâm lý, lịch sử, kinh doanh, kinh tế,... sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và rèn luyện não có cái cảm nhất định, từ từ sẽ thành sự nhạy với thông tin. Nhưng phải là cho thông tin vào đầu càng nhiều càng tốt thì não mới sàng lọc, kết nối các thông tin lại với nhau để nhớ, và lựa chọn cho mình những thông tin phù hợp nha.
Có nhiều bạn hỏi mình nếu bạn muốn làm marketing thì nên đọc gì? Lời khuyên của mình là nên đọc hết, nhất là những gì liên quan đến con người, đến cuộc sống, hành vi này nọ là đọc hết. Đừng đọc những quyển chỉ mang tính tactics, không hữu ích mấy đâu, có thể chỉ là giải pháp tạm thời thôi.
Và câu trả lời tương tự với việc, nếu bạn muốn khởi nghiệp thì bạn nên đọc gì?
Cách đọc sách đúng cũng quan trọng nữa. Bí quyết đọc sách của mình:
1. Mình thường đọc sách ngay khi vừa thức dậy, thay vì nằm 30 phút nướng trên giường thì mình ôm sách để đọc, đọc ít cũng được nhưng lúc đó sẽ nhớ lâu.
2. Khi đọc, mình ghi chú rất nhiều trong sách bằng bút chì. Mình ghi lại những gì mình liên tưởng giữa sách với thực tế.
3. Mình đọc các sách xen kẽ khác nhau chứ không nhất thiết đọc một lèo hết 1 cuốn, để não có thời gian tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn.
4. Sau khi đọc sách xong mình thường viết 1 bài nhỏ reflection và lâu lâu đọc lại khi có dịp.
Happy reading!

Saturday, 20 August 2016

Khen - 3

KHEN – Phần 3
Tiếp nối 2 phần trước tôi xin phép kết thêm phần này: Khen để làm gì?
1. Khen để động viên: Đây là cái gốc của khen rồi, nhưng thực tế, nhiều người khen chưa tới và làm cho đối tượng như “hẫng hụt”. Muốn khen để người ta có thể phấn khởi thì như tôi nói ở các phần trước, cần phải sáng tạo, hơn nữa phải biết cơ chế suy nghĩ của họ như thế nào để tác động vào đó. Ví dụ, có người tự hào về dòng tộc nhà mình, có người tự hào về bằng cấp, có người lại thích nói về tâm tính thiện lương của mình,…
2. Khen để dò xét tính cách: Khi nhận lời khen thì việc người nghe phản hồi ra sao thể hiện rất rõ tính cách của họ. Nếu họ bị ảnh hưởng bởi lời khen, một là chúng ta khen đúng hai là chúng ta có thể tác động tới quyết định của họ. Nếu họ không bị ảnh hưởng, chúng ta là người khí vô duyên phải tập thêm hoặc họ là người không dễ bị tác động bằng những lời khen. Cần phải tìm cách khác hiệu quả hơn để tiếp cận!
3. Khen để đóng khung một ai đó: Cần xác định và khiến người ta ở vị trí nào thì phải khen người ta đúng vào các tính từ đó. Ví dụ bộ phần kế toán thì hiển nhiên là: chỉn chu, cẩn thận, là tay hòm chìa khóa của cả công ty. Bộ phận sales thì là: mạnh mẽ, luôn tiến tới, phát triển vượt bậc, nhiệt huyết, độc lập sáng tạo. Khen như vậy vừa đúng vừa mang tính tạo dựng hình tượng về văn hóa của một đối tượng trong cả công ty.
4. Khen để cảnh cáo: Biết rõ mà khen ngược khiến người ta phải chột dạ. Làm kém, lại còn ăn khuyến mại, cả đội đều biết, quản lý lại: tôi rất tin tưởng vào anh X, tôi có nghe điều tiếng này nọ, nhưng tôi khẳng định luôn là không có chuyện đó. Vì anh x không bao giờ làm điều đó để đánh mất đi niềm tin của anh em và của tôi! Nếu như vậy mà vẫn còn tiếp tục thì chắc nhân vật đó thực sự tới lúc phải thay rồi. Và khi thay họ thì họ sẽ không thể còn cửa để lan truyền sự tiêu cực sang người khác nữa.
5. Khen để khiến người đối thoại hết nói dối: kiểu khen “con rắn vuông” trong truyện tiếu lâm Việt Nam. Trường hợp này là khen theo kiểu phóng đại sự vật hiện tượng. Bản chất của mấy vị thích “chém” là hay phóng đại sự vật hiện tượng để tạo ra ấn tượng cho người nghe. Cứ nương theo đó mà kích các chiều của câu chuyện lên thì tới mức nào đó sẽ thành lố bịch và “chủ thớt” tự biết phải dừng đừng để lố lên nữa! Nên chăng chúng ta cũng nên tập trung khen ai đó là anh ấy “tử tế” quá, tử tế cả online và offline, tử tế hết cả phần người khác?
‪#‎qtkn_doxuantung‬
‪#‎qtkn_sales‬

Wednesday, 17 August 2016

CHỈ SỐ NỀN TẢNG

CHỈ SỐ NỀN TẢNG
PHẦN 2: CÁCH SỬ DỤNG CHỈ SỐ
(Bài đã đăng trên cafebiz)

Khi đã hiểu và có chỉ số nền tảng như ở Phần 1 rồi, chúng ta cần phải áp dụng cho chính xác với từng tình hình cụ thể của các công ty khác nhau.

1. Thống kê

Khoan hãy nói về con số chuẩn, vì hiển nhiên khi chưa áp dụng chỉ số chúng ta chưa có con số chuẩn được.

Do vậy phải tạm bằng lòng với những gì mình đang có. Hãy tập hợp số liệu về công việc của salesman hàng ngày. Sau khi tập hợp được liên tục trong khoảng 3 tháng thì chúng ta bắt đầu có đủ số liệu để tính toán.

Còn nếu muốn nhanh hơn có thể nhờ một người quản lý sales có kinh nghiệm ước lượng dựa trên năng lực của bản thân anh ta, hoặc dựa vào nỗ lực ở mức trung bình của sales. Để ở mức trung bình vì đó là cái ngưỡng mà chúng ta có thể đạt được.

2. Đưa ra mối dây liên hệ

Tìm và phát hiện ra các chỉ số liên quan tới nhau. Tức là một chỉ số A tăng lên 1% thì kéo theo các chỉ số khác tăng bao nhiêu %? Giảm cũng vậy.

Sau khi đưa ra mối dây liên hệ rồi, nếu có điều kiện nên tìm hiểu thêm trong tình hình thực tế thì cái nào quan trọng hơn cái nào, rồi nếu xét theo năng lực của đội bán hàng hiện tại thì cái nào dễ tăng hơn, cái nào khó hơn.

Mỗi công ty sẽ có một mô típ các mối dây liên hệ riêng biệt, không có mẫu số chung, nhưng nếu đã lập được mối dây này thì từ đây các vấn đề trở nên đơn giản hơn nhiều.

Ví dụ: Một công ty đạt bao phủ 100%, năng suất 30%, phân phối chủng loại (PPCL) 3 SKU/đơn (trong tổng số 5 SKU), doanh số 10 tỷ thì khi tăng doanh số nên nhấn vào cái nào đang yếu nhất đó là năng suất và chú ý rằng năng suất tăng thêm có thể kéo theo PPCL tăng.

3. Lập chuẩn cho một salesman

Khi đã có các chỉ số này, việc tiếp theo là thiết lập chỉ số trung bình.

Đây là bộ chỉ số của một sales ở mức nỗ lực bình thường có thể làm được. Có chuẩn này rồi thì chúng ta có thể lấy nó làm cơ sở cho cơ chế lương của sales (việc này tôi sẽ nói rõ hơn ở phần 3).

Phần còn lại là định hướng mức tăng của các chỉ số và theo đúng tỷ lệ mối dây liên hệ kể trên. Mỗi tháng chỉ số đều phải tăng và nếu cần thì gia tăng thêm số chỉ số trong phần này.

Dù gì, quản lý không chỉ thể riêng về con số. Muốn áp dụng tất cả các điều kể trên, vẫn cần một bàn tay cứng rắn và một tâm trí quyết liệt. Tôi thấy khá nhiều ông bà chủ thất bại không phải vì họ thiếu kiến thức, mà vì có quá nhiều kiến thức rồi ngần ngừ không quyết được dùng cái gì. Đôi khi chỉ có một công cụ mà dùng nó quyết liệt tới mức “Xuất thần nhập hóa” thì tỷ lệ thành công bao giờ cũng cao hơn!

Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Đào tạo và Tư vấn Nhân Việt
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales

5 loại thất bại

5 Loại Thất Bại

Từ trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra trên hành trình khởi nghiệp - hành trình khám phá thế giới & khám phá chính mình, có 5 loại thất bại, được xếp loại theo thứ tự từ thấp đến cao như sau.

5. Xếp chót là Thất bại vì Không làm gì cả.
Đây là loại thất bại thảm hại nhất của đời người. Chúng ta sinh ra trong tự do, lớn lên trong nỗi sợ hãi, và chết đi trong niềm nuối tiếc vô bờ - Nuối tiếc vì đã không một lần dám hát vang bài hát của đời mình, không một lần dám tung cánh bay cao, và thử sống thành thật với giấc mơ của chính mình.

4. Kế chót là Có làm, nhưng nghe người ta nói sẽ Thất bại, thì cũng buông xuôi và dừng lại.
Những người mắc phải dạng thất bại này thường chưa xác định rõ giá trị và mục đích sống của mình, hoặc chính họ cũng không có đủ dũng khí để làm việc đó. Họ dễ bị lung lây, họ không có niềm tin vào chính mình. Cả đời họ dùng để xây nên 100 ngôi nhà nhưng cả 100 ngôi nhà đều xây được 0.5 tầng rồi dừng lại và nhào đi xây ngôi nhà khác, để rồi cuối cùng không có ngôi nhà nào sử dụng được.

3. Thất bại nhiều lần, nhưng lần nào cũng như nhau.
Nói cách khác, người thất bại đang cố "tỏ ra nguy hiểm" vì muốn thay đổi kết quả nhưng lại giữ nguyên cách làm cũ, và họ gọi đó là Kiên trì.

2. Thất bại một cách thất bại.
Người ta có thể gặp phải 10 lần thất bại nhưng lại chỉ có thể học được 1 bài học, vì với bài học đó, họ chưa thật sự học được và phải mắc lại cùng 1 loại sai lầm đến 10 lần. Người thất bại không biết rút kinh nghiệm từ thất bại của mình.

1. Thất bại một cách thành công (Successful Failure)
Đây là dạng thất bại thành công nhất. Người thất bại tuy chưa thành công, nhưng họ đã đạt được một bước tiến mới trên con đường đến với thành công. Thất bại đó không hề vô nghĩa, nó dạy cho người ta nhiều điều, và con người thực sự học được một kinh nghiệm quý báu từ nó. Sự kiện Apollo 13 là một dạng thất bại như vậy. Khi Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông ấy thử và sai đến 10.000 lần, và ông ấy gọi 10.000 lần thất bại đó là "10.000 bước để phát minh ra bóng đèn điện". Từ đó thế giới được chiếu sáng!

Hãy tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại một cách thành công!

#qtkn_tmt

#qtkn_khoinghiep

Các bài khác cùng người viết:

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1762065117345862/

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1765424307009943/

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1772144333004607/

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1787605191458521/

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1809956395890067/

https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1811694892382884/

Tuesday, 16 August 2016

HỌC TẬP - GIẤC MƠ VỀ MỘT CÔNG TY VÔ ĐỊCH (05)

HỌC TẬP
- GIẤC MƠ VỀ MỘT CÔNG TY VÔ ĐỊCH (05)
**

Cảm xúc trong tôi vẫn chưa hề lắng xuống từ bữa nghe anh Trần Kim Thành Chủ tích tập đoàn Kido cùng chị Bắc - cán bộ đào tạo - chia sẻ về Chiến lược, các phương thức phân tích lựa chọn thị trường, nghiên cứu sản phẩm đem lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng, xây dựng hệ thống phân phối, tìm đối tác chiến lược, đào tạo đội ngũ kế cận, các lý luận nền tảng về nguyên lý lãnh đạo và điều hành của Kido. Nó làm tôi băn khoăn mãi, suy nghĩ rất nhiều, moi ra mấy cuốn sách đã đọc từ lâu để xem lại, tìm lại những ý tưởng về quản trị, về marketing tưởng chừng mình đã hiểu rõ nhưng giờ nhìn lại với những kinh nghiệm mới, góc nhìn mới. Tôi đọc chậm lại và chiêm nghiệm từng câu, từng từ với các tác giả mà tôi yêu mến Peter M. Senge (Nguyên Lý Thứ Năm), Dan Senor & Saul Singer (Quốc Gia Khởi Nghiệp)... Từ góc nhìn của một quốc gia nhỏ bé đã vượt qua rất nhiều thách thức khổng lồ trong việc vươn lên giữa vòng vây kẻ thù đến việc xây dựng và phát triển một tổ chức biết học tập và cùng vượt qua chính mình, thay đổi cách suy nghĩ về quản lý xưa cũ và có hại theo quan điểm của Deming tới những bài học từ người lãnh đạo số 1 của Kido giúp ích gì cho những startup hay SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) đang ngày đêm chiến đấu để khẳng định vị trí của mình trong thế giới đầy cạnh tranh hiện nay?
Có rất nhiều bài học và góc nhìn từ các tác giả nêu trên và qua chia sẻ của anh Thành, chị Bắc, nếu bạn đọc kỹ, lắng nghe kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều quan điểm chung.
Tôi chỉ xin phép gợi ý ở đây vài ý tưởng sơ lược mà tôi thích nhất:
01/ Liên tục học tập và vượt qua chính mình - Năng lực học tập có hệ thống từ cá nhân tới tổ chức, chỉ qua phát triển từng cá nhân mới phát triển được tổ chức và ngược lại tổ chức tạo môi trường để cá nhân phát triển
- Sáng tạo cần được là động lực để phát triển.
- Tất cả cùng chia sẻ kiến thức chung qua một văn hóa liên tục nâng cấp tiêu chuẩn và hệ thống kiến thức dùng chung.
- Ghi nhận năng lực và đóng góp, không quan trọng tuổi và chức vụ.
- Thất bại được chấp nhận, đặc biệt sau khi đã nỗ lực hết sức mình và rút ra được bài học sau đó.
- Không bao giờ dừng lại với tình trạng hiện có.
- Từng cá nhân học, cả đội cùng học.
02/ Ngọn cờ trong giông bão - Xây dựng một tầm nhìn, niềm tin chung
Tổ chức của bạn có phải đang phấn đấu vì một sứ mệnh cao cả trong vòng vây của khó khăn và đối thủ mạnh?
- Bạn nên có. Một sứ mệnh cao cả, thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn sẽ luôn thu hút mọi người cùng tham gia, cùng kết nối để giải quyết các thách thức.
- Hãy coi khó khăn, thách thức là ngọn lửa đốt cháy kích thích sáng tạo, áp lực để vươn lên mạnh mẽ thay vì là rào cản ngăn bạn thành công.
- Nhắm đến vị trí dẫn đầu và vươn ra thế giới dù bạn nhỏ bé. Do đặc thù địa lý và chính trị, các startup Israel đều phải nhắm đến việc vươn ra thế giới khi đất nước là thị trường quá nhỏ bé.
- Xây dựng văn hóa thời chiến, luôn luôn nhìn rõ thách thức, đối thủ và liên tục thích nghi với hoàn cảnh mới.
3/ Văn hóa - Xây dựng những thói quen tốt, những tiêu chuẩn cao để vươn lên, cách trao đổi thẳng thắn
- Một người làm được rất nhiều việc.
- Hòa nhập nhanh người mới và người cũ qua một loạt những hỗ trợ và đào tạo.
- Cán bộ cấp thấp phải giải quyết rất nhiều việc, được giao rất nhiều quyền, quản lý rất nhiều người.
- Kết nối cá nhân tới từng cá nhân trong tổ chức qua các hoạt động chung.
- Xây dựng văn hóa trao đổi và học tập ngay cả trong quân đội.
- Văn hóa thẳng thắn, tranh cãi hết mình vì công việc. Không sử dụng tuổi tác hay chức vụ để áp xuống cấp dưới. Chỉ có bằng cách thuyết phục cả bằng năng lực lãnh đạo và quản lý, người cấp trên mới giữ được vị trí của mình.
- Khám phá thế giới bằng cách đọc và đi.
4/ Mô hình tư duy được xây dựng liên tục, khám phá liên tục
- Xác định rõ mô hình tư duy của mình và người khác
- Hiểu rõ nhu cầu vươn lên, nhu cầu học tập, phát triển và thể hiện chính mình của từng cá nhân.
- Hiểu, tôn trọng và đáp ứng cách suy nghĩ của nhau.
- Hiểu và tôn trọng các niềm tin của nhau, nhưng không vì thế mà không thách thức nó.
- Phá bỏ các niềm tin cũ và đặt ra các giả định mới.
- Đặt ra các giả định, thực thi để khám phá và khẳng định.
5/ Tư duy hệ thống
- Nhìn mọi việc một cách tổng thể.
- Tìm rõ tận gốc nguyên nhân và giải quyết triệt để.
- Hiểu rõ những tác động qua lại liên quan giữa các thành phần của hệ thống.
- Kết nối các thành phần riêng lẻ tạo thành hệ thống tạo giá trị khác biệt.
- Không quá tập trung vào một phần nhỏ nào.
- Xây dựng môi trường để hệ thống phát triển và tự hoàn thiện.
Hẳn bạn là một nhà lãnh đạo hay chỉ một thành viên có tâm của tổ chức và đang trăn trở tìm con đường biến tổ chức của mình thành một tổ chức biết học tập và vươn lên với tốc độ nhanh.
Hẳn bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và biến đội ngũ của mình cũng thành những người dẫn đầu về việc học và ứng dụng kiến thức để sáng tạo ra những giá trị khác biệt có ý nghĩa tới cho khách hàng, nhà đầu tư và những nhóm đối tượng liên quan (stakeholders).
Hãy bắt đầu từ việc đọc 2 cuốn sách tôi vừa nêu, nếu bạn có cơ hội đến nghe anh Thành, chị Bắc chia sẻ thì thật tuyệt vời hơn nữa. Có lẽ bạn sẽ giải quyết được nỗi niềm thứ 2 của các nhà quản lý: Khó khăn khi nâng cao năng lực của đội ngũ - Học & Hành.
**
Trần Xuân Hải - người học chậm, đọc chậm 
20160810