Search This Blog

Saturday, 14 December 2019

HIỂU THẾ NÀO VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH?

HIỂU THẾ NÀO VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH?

(MHKD ai cũng nói và nói rất nhiều. Tôi chỉ giải thích lại theo cách dễ hiểu nhất cho mọi người không "tẩu hỏa"!)

Bạn định kinh doanh bún bò. Bạn phải tính toán là bạn sẽ kinh doanh kiểu gì. Bạn phải trả lời ít nhất 9 câu hỏi sau:

1. Đầu tiên, bạn phải xác định khách hàng chủ yếu của bạn là ai. Công nhân, sinh viên, giới văn phòng, hay các chị ăn hàng ngoài chợ? (Phân khúc khách hàng)

2. Kế đến bạn phải tự hỏi giá trị chủ yếu mà bạn mang lại cho khách hàng là gì? Nước lèo cực ngon; gia vị có mùi vị đặc biệt; chỗ ngồi thoáng mát; thịt bò cực mềm; hay cô bán bún có nét mặt dễ thương với làn da trắng mịn? (Giá trị mang lại)

3. Rồi bạn phải xác định là bán tại chỗ hay giao hàng tận nơi – có bưng vào tận xưởng cho công nhân sản xuất gần đó, có giao tận căn-tin trường học, có đóng hộp sẵn cho người qua đường ghé lấy, hay chỉ phục vụ tại chỗ…? (Kênh phân phối)

4. Quan hệ của bạn với khách hàng thế nào – phục vụ từng lần cho người đến ăn tại chỗ; hợp tác bán sỉ cho tổ chức, đơn vị nào đó; giữ mối bằng cách giao hàng đều đặn đúng giờ cho một loạt khách hàng riêng lẻ ở cùng địa bàn…? (Quan hệ khách hàng)

5. Doanh thu của bạn sẽ lấy từ đâu - từ từng tô bún được bán ra, từ việc cho thuê lại một phần mặt bằng cho bà bán nước và thuốc lá, từ việc dạy nghề bán bún bò cho những người đến học nghề; hay từ tiền bo của các anh dành cho cô bán bún xinh đẹp…? (Dòng doanh thu)

6. Nguồn lực chính của bạn là gì? Trang trại nuôi bò thịt cực ngon? Mặt bằng kinh doanh tuyệt đẹp? Tài chính mạnh? Người nấu bún có bí quyết gia truyền? Bạn có mối quan hệ cực tốt với khách hàng đến ăn? Bạn sẵn có con cháu trong nhà làm nhiệm vụ phục vụ? (Nguồn lực chính)

7. Hoạt động chính của bạn là gì? Tự nấu nước lèo (hay mua), tự sản xuất bún tươi (hay mua), chọn mua rau (hay tự trồng), bày biện bàn ghế, điều hành bưng bê phục vụ, rửa bát, về sinh quán? (Hoạt động chính)

8. Đối tác của bạn là ai? Người bán thịt, người bán bún, người cung cấp rau, người cho thuê mặt bằng, người đổ rác hàng ngày…? (Đối tác chính)

9. Cơ cấu chi phí thế nào? Tiền thuê mặt bằng, tiền thịt, tiền xương, tiền bún, tiền rau, tiền thuê đầu bếp, tiền thuê phục vụ bưng bê…? (Cấu trúc chi phí)

Kinh doanh bất cứ thứ gì, hãy trả lời đầy đủ và cẩn trọng các câu hỏi trên, bạn sẽ có một mô hình kinh doanh. Còn mô hình KD này hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ tối ưu của những chọn lựa của bạn ở từng câu trả lời, và sự phối hợp tối ưu giữa chúng.

Cần nhớ rằng, ngay cả kinh doanh bún bò, bạn cũng phải chú trọng đến cả những vấn đề vĩ mô (luật pháp, kinh tế, xã hội, công nghệ nấu bún…), lẫn vi mô (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, các món ăn khác có thể thay thế cho bún bò..) và còn nhiều yếu tố thị trường khác.

Chúc bạn có một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả!

Long Nguyen Huu - Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt.

-------

P/s: Đọc rồi, chưa đọc đều nên đọc!

Wednesday, 11 December 2019

Bài 41: Ngành của tôi đặc thù lắm, không cần làm điều đó đâu.

Bài 41: Ngành của tôi đặc thù lắm, không cần làm điều đó đâu.

Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang viết chia sẻ cho cộng đồng.
..............

1. Tâm sự chuyện ngành đặc thù

Xưa, có lần mình cafe với 1 bác kinh doanh bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, mình kêu bỏ công xây dựng fanpage và seo từ khóa lên google, không Hùng ơi, ngành này nó đặc thù lắm, ai mà thèm search google, người ta bán qua mối quan hệ. Rồi vụ cháy chung cư carina cách đây rất lâu rồi (ai không biết có thể google), đơn vị nào mà nhanh tay ở trên top google lúc đó, đơn vị đó kiếm khá vì tỷ lệ search mua thiết bị phòng cháy chữa cháy cao nhất 10 năm qua trong thời điểm đó khi báo chí liên tục đăng tải, ai nằm top, doanh thu 1 tháng bằng 5 năm là bình thường, và bác ấy đã bỏ lỡ cơ hội... vậy nếu ai kinh doanh có sản phẩm phục vụ theo nhu cầu đặc biệt, khi KH có nhu cầu họ sẽ tìm nhà cung cấp thì việc đưa DN lên google là cần thiết, dù ngành là phổ thông hay đặc thù.

Coi chừng sự BẢO THỦ từ cách làm cũ trong ngành. Xưa nhớ thời đi làm ở 1 công ty dược, sản phẩm là dung dịch vệ sinh vùng kín của Nam Giới. Sau 1 tháng mình thử nghiệm đi mở thị trường, mình thấy kênh nhà thuốc do đội ngũ sales đi mở kênh hiệu quả kém, chi phí lại cao, mình đề xuất mở kênh mới do mình từng đi mời chào thử nghiệm và thấy hiệu quả rất cao là phòng gym, thì ban lãnh đạo lắc đầu từ chối vì nói là ngành dược đặc thù là sp chỉ phân phối qua nhà thuốc tây mới hiệu quả thôi, mình đành miễn cưỡng làm theo.

Ngành này đặc thù lắm, chỉ bán dựa trên mối quan hệ.

Ngành này đặc thù lắm, chỉ bán sỉ, ít ai mua lẻ,...

Ngành này đặc thù lắm, không ai quan tâm đồ chính hãng,...

Ngành này ns hay nghỉ việc lắm, khỏi cần đãi ngộ tốt chi cho mắc công? Vài bạn quản lý cafe từng nói với tôi thế đấy.

Ngành này đặc thù chỉ sales qua bàn nhậu, vài anh em kinh doanh xây dựng rất hay nói.

Nhiều năm về trước, lúc mình còn nhỏ (cũng là thời hoàng kim của Thiên Hòa), ông cậu mình có mua 1 máy lạnh của Thiên Hòa, khi hỏi nhân viên tư vấn về việc lắp đặt sao không được miễn phí, nhân viên trả lời "ngành này của em đặc thù không ai lắp miễn phí đâu anh ơi", đến khi Điện Máy Xanh ra đời, họ ra họ bán họ lắp miễn phí luôn, chỉ phụ thu vật tư dây ống đồng, thế là ông cậu mình bỏ luôn Thiên Hòa từ đó.

Kiến thức quản trị và marketing được sinh ra là để tất cả doanh nghiệp đều có thể áp dụng bất kể lĩnh vực bạn đang làm là gì, vấn đề là bạn có chịu phân tích và có biết cách áp dụng hay không. Doanh Nghiệp ngành nào đi nữa thì cũng phải có sơ đồ tổ chức dù lớn nhỏ cỡ nào, cũng phải có thang bảng lương, hệ thống quy trình, mỗi vị trí phải có mô tả,... không làm theo là doanh nghiệp lao đao ngay.

2. Vậy cần lưu ý gì, tìm hiểu điều gì khi dấn thân vào làm 1 ngành kinh doanh đặc thù? Rất nhiều cái cần lưu tâm, nhưng xin chia sẻ vài yếu tố cơ bản dễ khiến anh em thất bại khi lao vào các ngành kinh doanh siêu ngách, đặc thù.

1. Chuỗi Giá Trị KH kỳ vọng phổ biến rất khác

Mỗi ngành có chuỗi giá trị mà KH kỳ vọng khác nhau khi sử dụng SP/DV.

Thường vì không biết điều này mà bạn sẽ trả giá rất nhiều lần đến hết $. Thế nên cần làm quy mô nhỏ, nhiều phép thử khi dấn thân 1 ngành lạ là vì vậy.

Như trong F&B, nếu bạn hoàn toàn không hiểu tại sao các quán trong khu vực đông khách, không rõ KH ở phân khúc mình cần chủ yếu những giá trị gì cụ thể với mô hình nhà hàng bạn sắp mở, tin Hùng đi là nếu bạn mở thì 100% thất bại.

Cũng là 1 ông khách đó, nhưng khi đến nhà hàng sẽ kỳ vọng những giá trị khác hoàn toàn khi book và nhận phòng ở 1 homestay.

2. Rủi ro đến từ phía Khách Hàng khi vận hành

Như trong ngành Hospitality, như trào lưu kinh doanh homestay giới trẻ gần đây, đó là tỷ lệ lấp phòng trống từ KH vào các homestay không hề đơn giản, không phải lúc nào cũng full phòng được. Và không phải mùa nào cũng có KH. Như các homestay ở Đà Lạt sẽ hiểu rất rõ cảm giác này khi chỉ có vài tháng là KH đặt rất đông.

Như trong ngành edu là KH hay quên lịch học, nhớ nhầm ngày, xin hoãn học lại,...

3. Trải nghiệm mà KH cần để giữ chân

Mỗi ngành, dù vẫn là vị khách đó thôi, nhưng yêu cầu về trải nghiệm và sự phục vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ là hoàn toàn # nhau nhiều khi chính ta không hiểu được.

Tôi từng chứng kiến 1 vị KH rất dễ tính khi sử dụng dv của 1 homestay, nhưng khi cùng đi tour chung với tôi, xe khách của công ty lữ hành đến đón trễ 5 phút thôi là đã vô cùng khó chịu, thế đó.

4. Cách Tiếp Cận KH rất khó khăn, lằng nhằng

Những ngành càng ngách, thường khó lúc đầu vì tìm kh và tiếp cận khó khăn nhưng dễ lúc sau vì ít cạnh tranh, lợi nhuận nhiều.

Sẽ rất khó để chạy quảng cáo kiểu đại chúng vì không phải ai cũng cần, thậm chí còn ăn chửi là điều dễ thấy với ai kinh doanh ngành đặc thù.

Ngành của tôi đặc thù lắm, nếu ngành của bạn đang đặc thù như vậy, xin chúc các bạn thành công, vững bước.
..............
Chúc anh/chị/em đầu tuần may mắn

- Doanh Nhân. Nguyễn Tuấn Hùng -

CÁC LỖI VỀ CƠ CHẾ LƯƠNG CHO ĐỘI KINH DOANH

CÁC LỖI VỀ CƠ CHẾ LƯƠNG CHO ĐỘI KINH DOANH

CẬP NHẬT 2019 12 10

Cơ chế lương đứng riêng không liên quan gì tới các chỉ tiêu và việc cần làm của đội sales. Do vậy mà khi triển khai bất kỳ kế hoạch gì thì cứ làm mà không có tác dụng gì vì nhân viên không làm do không có động cơ gì cả!

Cơ chế lương vẫn tiếp tục do đội kế toán đưa ra, thậm chí là đội nhân sự. Hai đội này không nắm được tình hình đội sales từ bên trong và vì thế mà doanh số tăng giảm chả giải quyết vấn đề gì. Cơ chế lương phải dựa trên tình hình thực tế cả bên ngoài đội sales – thị trường tăng giảm và tình hình bên trong –tinh thần anh em đội sales đang ở mức nào, bị ảnh hưởng bới yếu tố nào?

Cơ chế lương giữ nguyên vẹn trong từ 3 tháng trở lên. Và sau đó các bạn quản lý và giám đốc vẫn hỏi: "tại sao đội sales nó cứ ì lại thế anh nhỉ? Em đã giáo dục, đào tạo, tuyên truyền và cho thấy luôn tương lai tươi sáng của công ty của thị trường rồi mà???"

Cơ chế lương giữ nguyên khi chạy khuyến mại kể cả suất lớn và nhỏ. Cứ vậy thì chỉ sau 2 "nhịp" chương trình là đội sales sẽ dừng lại hết, để đợi lúc nào có khuyến mại mới chạy tiếp còn không có thì kệ đi, tội gì phải cố lúc bình thường? Vậy là ai đang "điều khiển" ai? Sếp hay nhân viên?

Cơ chế lương mùa bán tốt và mùa bán kém như nhau, dẫn tới việc nhân viên ngồi chơi không vào mùa bán kém vì thà như vậy để mùa bán tốt bù lại còn hơn tập trung vào mùa bán kém đằng nào cũng chả được cái gì! Có công ty tôi biết, mùa bán kém lương nhân viên chỉ 2,3 tr còn mùa bán tốt thì tới cả trăm triệu! Nhiều người vẫn nói đó là bình thường, nhưng nếu trong lúc tình hình công ty của họ như vậy mà đối thủ vẫn chạy đều thì nó không còn bình thường nữa rồi!

Cơ chế lương của quản lý không liên quan gì tới việc doanh số của đội sales tăng hay giảm hay thậm chí còn không liên quan gì tới kỹ năng của các thành viên đội sales. Và vì thế doanh số tăng hay giảm đôi khi do "mẫu độ, cô thương" còn quản lý chỉ chuẩn bị duy nhất là các câu trả lời sao cho xuôi tai giám đốc khi bị điều tra kỹ về lý do doanh số không tăng không giảm.

Tăng giảm lương tuỳ ý theo cách giám đốc thích vì những lý do định tính chứ không định lượng như là " phát triển đã lâu rồi, giờ lương của mình phải như vậy mới ổn em ạ!" và "phải tăng lương lên chứ không anh em họ bỏ đi hết!".

Đọc tới đây, tôi tin vẫn có nhiều bạn làm quản lý hỏi tôi "vậy phải làm gì hả anh?" Câu trả lời nằm trong chính các lỗi tôi đã nêu ở trên! Làm trái lại tức là cách làm đúng. Và hiển nhiên chúng ta cố gắng lập hệ thống từ chỉ số, quy trình và kỹ năng chuẩn thì mới là điều quan trọng nhất để đi lâu dài. Cũng không ai có thể làm một lần mà chuẩn ngay được, dù có kinh nghiệm ở môi trường khác, chúng ta sang môi trường hay sản phẩm mới, thị trường mới vẫn cần thử nghiệm và chỉnh nhiều lần trước khi chuẩn hoá lần cuối.

Thursday, 5 December 2019

COCOBAY - ĐÂU MỚI LÀ THẰNG NGU?

COCOBAY - ĐÂU MỚI LÀ THẰNG NGU?

Vụ ông cụ đầu tư 600 tỷ vào Cocobay là ví dụ điển hình của đòn bẩy tài chính, một thứ mà dân chơi chứng khoán, bất động sản rất hay dùng. Tiện thể, thầy chỉ cho các em xem nó là như nào.

Đúng như từ đòn bẩy, kỹ thuật đầu tư này sẽ cho bạn mua số hàng có giá trị lớn hơn nhiều lần so với vốn bạn có. Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng, người ta sẽ cho bạn vay thêm 2 tỷ để mua 3 tỷ tiền hàng, với lãi suất 10% chẳng hạn, và sau một thời gian nhất định, giả dụ 1 năm, sẽ có 2 trường hợp sau.

1. Hàng tăng giá 30% lên 3.9 tỷ, bạn bán đi. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn lãi 700 triệu. Coi như lãi 70% trên vốn. 

2. Hàng giảm giá 30% còn 2.1 tỷ, bạn không muốn bán cũng phải bán. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn nợ 100 triệu. 

Trường hợp 2 được bọn Mỹ đặt cho một cái tên rất mỹ miều và rùng rợn là margin call. Có cả phim, mời gúc.

Khi bạn được mời mua nhà, mời mua cổ phiếu, mời đầu tư, cò luôn trình bày phương án 1 cho bạn, và luôn lờ đi phương án 2. 

Tuy nhiên đời không như mơ. Rất nhiều nhà đầu tư, nếu như không muốn nói là đa số, rơi vào trường hợp 2. Đừng nghĩ họ ngu nhé, có một cao thủ ngành tài chính, tóc bạc phơ dù còn rất trẻ, cũng đang ngồi tù vì vậy đó.

Ông cụ mua 600 tỷ Cocobay cũng làm vậy thôi: Vốn gần 200 tỷ, vay 402 tỷ, mua 600 tỷ tiền nhà với hy vọng có dòng thu nhập 60 tỷ mỗi năm và nhà lên giá. Lãi vay ngân hàng thì mỗi năm phải trả độ 45 tỷ. Ví dụ nhà lên giá thành 1000 tỷ thì cụ bỏ túi ngon ơ 400 tỷ lãi trên vốn 200 tỷ.

Cụ chả ngọng đâu. Nhưng làm sao cụ giỏi bằng 3 tay chơi lão luyện là ngân hàng, nhà nước và chủ đầu tư được. Cụ chỉ là con gà trong ván tá lả đủ 4 tay.

Sau 2 năm êm đềm hạnh phúc, dòng tiền của cụ cân bằng đẹp như mơ. Cụ lấy tiền thuê nhà trả lại vừa đủ cho ngân hàng, thì đùng một cái, chủ bảo thôi xoá bài làm lại, chơi ván khác.

Thành ra bây giờ cụ có 600 tỷ tiền ảo, cụ vay 330 tỷ (trả được hơn 70 tỷ vốn rồi), và cụ phải trả mỗi năm khoảng 35 tỷ lãi cho ngân hàng. Nhưng chủ đầu tư dừng trả lãi cho cụ.

Bây giờ vòng quay tài chính bắt đầu đè bẹp cụ. Chỉ một năm nữa, cụ sẽ vay ngân hàng thành 365 tỷ, chưa kể nếu cụ nợ quá hạn, lãi suất siêu cao, cụ có thể bị nợ đến 402 tỷ.

Nhà cụ thì ảo, 600 tỷ đó thực ra giá trị thật tối đa 200 tỷ. Cụ bán cho là được 300 tỷ đi. Cụ trả ngân hàng xong vẫn nợ 102 tỷ, còn 200 tỷ vốn của cụ thì mất trắng. Mà cụ cứ càng kiện cáo cụ càng chết, vì nhà cụ bán không ai dám mua. Ngân hàng thì nó nắm luật bằng 1000 cụ. Money never sleeps. Cụ cần thời gian, còn ngân hàng và chủ đầu tư không có gì ngoài thời gian. Kiện 2 năm chứ 10 năm chúng nó vẫn hầu cụ được.

Thế mới tài.

À tài ở đây là ba thằng kia, không phải cụ. Mà người ta có câu: Khi người có tiền gặp người có kinh nghiệm, thì người có kinh nghiệm sẽ có tiền và người có tiền sẽ có kinh nghiệm.

Chỉ lo là không biết cụ còn thời gian để xài kinh nghiệm không, vì chu kỳ bất động sản là 10 năm...

Bài tập về nhà: Tìm trong tranh ở dưới xem con nào là Cụ, con nào là chủ đầu tư, con nào là ngân hàng,...

Nguồn: Thiên Lương 
                                         

Monday, 2 December 2019

Dụng nhân như dụng mộc

CÂU CON CÁ, BỎ LÊN BỜ, BẮT TRÈO CÂY, XONG RỒI CHỬI CON CÁ VÔ TÍCH SỰ. SAI LẦM CỦA RẤT NHIỀU CEO & SẾP TRỰC TIẾP TRONG VIỆC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ ! GIẢI PHÁP LÀ......

Dao gọt trái cây có thể sử dụng để điêu khắc được không ? Câu trả lời là được, nhưng hiệu suất không bao giờ bằng lưỡi dao được thiết kế dành riêng cho công việc điêu khắc; chưa kể có thể làm cho bạn bị đứt tay nữa. Do đó trong trường hợp bất khả kháng thì hãy dùng dao gọt trái cây để điêu khắc, còn lại hãy hãy sắm riêng một bộ dao được thiết kế đúng với chức năng. Tuyển dụng, tổ chức, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên rất nhiều CEO và quản lý làm sai cách nên đã trả giá.

4 KHUYNH HƯỚNG TÍNH CÁCH CHỦ ĐẠO - NẮM VỮNG ĐIỀU NÀY, BẠN SẼ ĐẶT NHÂN VIÊN ĐÚNG CHỖ.

*** Một số bạn có thể đọc qua, học qua đâu đó nhưng chỉ ở bề nổi và không ứng dụng tốt. Lý dó là rất nhiều người đi dạy về chủ đề này nhưng họ không hề ứng dụng.

*** Bài viết này chỉ bạn cách ứng dụng triệt để mà không hề tìm được ở đâu khác. Rất nhiều đệ tử của Thợ Sửa Ống Nước được cầm tay chỉ việc và đã ứng dụng tốt đến mức chỉ cần 10 phút quan sát hành vi là đoán được ngay người đối diện thuộc nhóm nào. Muốn ứng dụng tốt thì đọc, đừng than dài vì có thể thay đổi cả cuộc đời làm sếp.


1. Khuynh hướng THÚC ĐẨY (Viết tắt là D - Dominance)

- Điểm mạnh: Rất quyết đoán và lì lợm, không bao giờ có tư duy buông xuôi bỏ cuộc, hướng đến kết quả rất mạnh, trực tính. Những điểm mạnh này khiến cho hầu hết trở thành Lãnh Đạo hoặc Sếp Lớn. Chỉ một số ít không leo lên được hoặc bị sụp đổ kinh doanh vì:

- Điểm yếu: Nóng tính, nóng vội, dễ bị cảm xúc chi phối nên đụng chuyện là chửi như tát nước vô mặt người đối diện, dễ rơi vô tình trạng nói chuyện với người khác bằng "Tay chân", cố chấp, cứng đầu, hơi cực đoan, hay áp đặt người khác một cách thô bạo.

Những người có khuynh hướng này rất coi trọng thời gian và kết quả. Do đó khi giao tiếp với họ, hãy ngay lập tức nói thẳng vô chủ đề thay vì lòng vòng khiến họ mất kiên nhẫn và trở nên nóng nảy. Họ thích nói chuyện với những người luôn đưa ra giải pháp và rất ghét nói chuyện với người bàn lùi, tiêu cực, quá cầu toàn, mắc bệnh "Tôi không thể", hay trì hoãn, chần chừ, lề mề.

Đây là nhóm HƯỚNG NGOẠI, quan tâm đến hiệu suất, hiệu quả hơn là cảm xúc. Họ sẵn sàng gạt bỏ cảm xúc để đạt mục tiêu.

2. KHUYNH HƯỚNG BIỂU CẢM, TRUYỀN CẢM HỨNG (Viết tắt là I - Influence)

- Điểm mạnh: Sôi nổi, vui vẻ, năng động, truyền cảm hứng, thích ứng cực nhanh, gặp ai cũng bắt chuyện được một cách trơn tru như thể quen nhau từ rất lâu, sáng tạo cao. "Lầy lội" là điểm nổi trội nhất của nhóm này nên ở bên họ rất vui.

- Điểm yếu: Nói quá nhiều, dễ bị cảm xúc chi phối nên bị lộ bí mật lúc nào không hay, tính cách thất thường kiểu " 1 tuần tới tháng hết 7 ngày", rất nhanh chán, khả năng cộng trừ rất tệ so với các nhóm còn lại, hơi bừa bộn, khá vô kỷ luật và dễ mất tập trung.

Những người này rất biết cách yêu bản thân mình và muốn người khác cũng yêu họ nên thích được khen ngợi, nhìn nhận. Họ rất ghét nói chuyện với những ai thích nói về bản thân vì họ mới là trung tâm của sự chú ý chứ không phải ai kia, họ ghét bị dành mất phần nói. Họ có rất nhiều bạn và rất nhiều thú vui nên thích tự do, không thích bị ràng buộc và kiểm soát, chán những công việc lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi tính tỉ mỉ cao.

Đây là nhóm HƯỚNG NGOẠI, quan tâm đến cảm xúc cá nhân hơn hiệu suất, hiệu quả . Đôi lúc vì vui quá đà hay buồn quá mức, họ bỏ quên mất công việc.

3. KHUYNH HƯỚNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH ((Viết tắt là S - Stableness )

Một số người dịch ra thành Kiên Định do tiếng Anh có nhiều nghĩa. Dịch và sử dụng từ "Kiên Định" để đi dạy thì rõ ràng không có chút ứng dụng thực tiễn nào vì đây là nhóm rất KHÔNG KIÊN ĐỊNH. Kiên Định là đặc điểm của nhóm Thúc Đẩy cứng đầu nếu nhìn ở khía cạnh tốt.

- Điểm mạnh: Dịu dàng, nhỏ nhẹ, biết lắng nghe, giàu cảm xúc, nhân ái, nhạy cảm, rất quan tâm người khác.

- Điểm yếu: Tự ti, rụt rè, thiếu quyết đoán, không dám ra quyết định vì sợ phật lòng người khác, cả nể đến mức thà làm tổn thương mình còn hơn tranh cãi, không dám đấu tranh ngay cả khi bị chèn ép (Bị quịt lương rồi bỏ luôn chẳng hạn).

Khi thấy người này làm ở một công ty nào đó quá lâu, những người thiếu trải nghiệm cho rằng họ "Kiên Định". Trên thực tế điều này phản ánh đúng với tâm lý của nhóm này là "Sợ thay đổi, tự ti hoặc ngại bị người khác nói ra nói vào" chứ không phải kiên định. Kiên định là ở lại với mục tiêu rõ ràng, sống chết vì mục tiêu. Vì những đặc tính như vậy nên nhóm này rất thích ở gần những người nhỏ nhẹ, cho họ sự tự tin, cho họ được bộc lộ cảm xúc và rất sợ hãi khi phải nói chuyện với nhóm Thúc Đẩy vì bị áp. Dùng từ "Sợ hãi" cho nhóm này sẽ đúng hơn từ "Ghét" vì với bản chất nhân hậu thì họ rất ít ghét ai bao giờ, trừ khi bị đè nén quá mức. Cũng vì vậy mà bạn sẽ không bao giờ thấy nhóm này ngồi ở ghế sếp lớn. Nếu thấy ai đó quá dễ thương mà ngồi ở ghế sếp lớn thì hoặc là bạn bị lừa vì họ diễn quá giỏi, hoặc là năng lực Lãnh Đạo quá tốt nên họ điều chỉnh hành vi cho hợp với người đối diện.

Đây là nhóm HƯỚNG NỘI, quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn hiệu suất, hiệu quả . Đôi lúc vì thấy "tội" cho ai đó, không nỡ la mắng mà họ để người ta làm chậm tiến độ hoặc è cổ gánh dùm.

4. KHUYNH HƯỚNG PHÂN TÍCH, NGUYÊN TẮC (Viết tắt là C – Compliance)

Chữ Compliance có rất nhiều nghĩa, bao gồm cả nghĩa "Phục tùng và Nhường Nhịn". Thế là những người không ứng dụng, không có trải nghiệm đi chém gió sai be bét hết và gọi nhóm này là "Nhường nhịn". Trong khi đó chữ Compliance còn có nghĩa là "Tuân thủ", nghĩa là rất nguyên tắc và kỷ luật với những gì đã vạch ra. Phục tùng và nhường nhịn là đặc tính cốt lõi của nhóm Hài Hòa, những người sợ mất lòng người khác. Bạn thử làm sai quy trình rồi bắt kế toán (Thuộc nhóm phân tích, nguyên tắc) phục tùng, nhường nhịn và làm theo ý bạn coi có bị vả sấp mặt không. Ở đó mà nhường nhịn.

- Điểm mạnh: Chu đáo, tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận, kỷ luật, nguyên tắc, gọn gàng.

- Điểm yếu: Quá sợ rủi ro, quá cầu toàn đến mức mất hết những có hội cần ra quyết dịnh nhanh chóng, nguyên tắc đến mức thiếu uyển chuyển nên dễ bị ghét hoặc làm người khác bực mình, khá chậm chạp và lề mề, hay bàn lùi và nói tiêu cực.

Những người có khuynh hướng tính cách này coi trọng quy trình và kỷ luật hơn tất cả các yếu tố khác. Họ ghét làm việc với những người bừa bãi, lộn xộn, hay thúc ép họ ra quyết định nhanh chóng, nói chuyện trên trời dưới đất mà không có bằng chứng. Họ rất thích làm việc với ai kỹ tính, tỉ mĩ và nguyên tắc giống như họ vậy.

Đây là nhóm HƯỚNG NỘI, quan tâm đến quy trình hơn cả kết quả và cảm xúc. Vì thế họ thường bị người khác coi là thiếu hợp tác hoặc bị tuột lại phía sau.

MỘT NGƯỜI CÓ MẤY KHUYNH HƯỚNG TÍNH CÁCH VÀ CÁI GÌ QUYẾT ĐỊNH KHUYNH HƯỚNG TÍNH CÁCH ĐÓ ?

Mỗi người có cả 4 khuynh hướng này, chỉ là có 2 khuynh hướng tạo thành cặp nổi trội hơn 2 khuynh hướng còn lại. Số người chỉ nổi trội 1 khuynh hướng tính cách đơn lẻ là rất hiếm và thường là không đạt được thành tựu gì do thiếu sự bổ sung "điểm mạnh" của các khuynh hướng còn lại. Sẽ diễn giải chi tiết ở phần sau.

Khuynh hướng tính cách được tạo ra bởi xã hội, môi trường sống và giáo dục nên khi những điểm này thay đổi thì tính cách sẽ được chuyển dịch dần để thích ứng với môi trường sống. Ví dụ bạn có khuynh hướng tính cách rất sôi nổi, thích bay nhảy nhưng vì lý do gì đó bạn phải làm công việc đòi hỏi tính toán nhiều, không được sai sót một thời gian đủ lâu thì dần dần tính cách C sẽ bắt đầu được phát triển. Bạn trở thành người sâu sắc hơn, nói chuyện có lý lẽ và lập luận hơn là chỉ truyền cảm hứng.

Tuy nhiên phần lớn khuynh hướng tính cách của người Việt ít có sự thay đổi nhiều do ít ai có điều kiện thay đổi môi trường sống khác biệt hoàn toàn hoặc làm công việc trái ngược với "Cái bằng". Phần vì tiếc quãng thời gian đã học, phần vì xã hội Việt đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn nhốt con người ta lại (Làm khác đi chúng nó chửi). Trừ Sài Gòn ra thì ở các tỉnh khác ít có ai dám "Làm khác đi", được sống và chọn lựa công việc đúng bản ngã và tính cách của mình.

NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC CẶP ĐÔI KHUYNH HƯỚNG TÍNH CÁCH

Hãy quan sát kỹ xung quanh, tất cả những người ngồi ở ghế sếp lớn đều có khuynh hướng D (Thúc đẩy), và tùy vào tính cách được bắt cặp sẽ ngay lập tức giúp ai đó thăng hoa với nghề.

1. CEO:

Thường là D + C = Bản lĩnh, quyết đoán, nhanh gọn lẹ, nhưng có khả năng kiểm soát quy trình rất tốt để đảm bảo vừa có hiệu suất, có hiệu quả, vừa tránh khỏi sai sót. Vẫn có CEO thuộc nhóm D + I, D + S nhưng thành quả không bằng nhóm D + C, trừ khi những CEO này có hậu phương nhóm C rất chắc chắn.

Những người là CEO nhưng chỉ thuần nhóm D thường thất bại thảm hại vì hoặc là họ thiếu khả năng kiểm soát của nhóm C, hoặc thiếu khả năng làm việc với con người của nhóm I và S. Chỉ thuần nhóm D khiến những điểm yếu "Nông nỗi, thích kiểm soát, cực đoan, cứng đầu, cục súc" sẽ đè chết điểm mạnh, từ đó dẫn đến thất bại.

2. COO (Chief Operation Officer):

Thường là C + D = Tuân thủ quy trình, có nguyên tắc nhưng vẫn hướng đến kết quả. Vì chữ D bị đẩy ra sau thành yếu tố phụ nên chỉ có nhóm C + D là làm tốt vị trí COO nhất. Nhóm I + D không thích bị cột lại một chỗ nên không thể làm tốt công việc Operation (Chữ O thứ 2 của vị trí COO); nhóm S + D cũng là người của cảm xúc nên rất khó làm tốt quy trình trong chuỗi Operation. CEO có khuynh hướng D xếp trước nên thích ra ngoài ngoại giao, còn COO lại thích ngồi văn phòng vì C xếp trước. Dù cả hai vị trí này đều là sự kết hợp của C và D.

3. Sales:

D + I = Hướng tới kết quả và truyền cảm hứng, không lạ gì khi nhóm này luôn là The Best Seller kiểu Thợ Săn khi vừa dám dấn thân, không sợ hãi, lại có khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Đây cũng là nhóm có thể tạo ra doanh số ngay lập tức vì bán bất chấp.

D + S = Hướng tới kết quả và biết quan tâm người khác nên họ là The Best Seller kiểu Nông Dân (Nuôi rồi thịt). Nhóm này khởi đầu chậm hơn nhóm Thợ Săn nhưng lại có khả năng nuôi dưỡng khách hàng số 1 nên có doanh số bền vững hơn nhóm D + I nhiều.

D + C = Hướng tới kết quả và tuân thủ quy trình nên họ sẽ là The Best Seller trong lĩnh vực cần tư vấn chuyên sâu mang tính giải pháp chiến lược. B2B, sản phẩm kỹ thuật phức tạp là địa bàn hoạt động của nhóm này. Tất nhiên được cái này sẽ mất cái kia, nhóm có khuynh hướng C theo kèm thường khởi đầu rất chậm nên các sếp cần kiên nhẫn nuôi quân.
Lật ngược trở lại xem I + D, S + D, C + D có theo nghề Sales được không ? Câu trả lời là có nhưng cần sếp nhúng tay nhiều hơn trước khi để tự bơi. I + D hoặc S + D đặt cảm xúc cao hơn mục tiêu nên cần dí số liên tục, C + D thì cầu toàn quá nên cần động viên và dẫn đi ăn chơi để sớm vượt khỏi vùng an toàn.

Phân tích này cũng giải thích tại sao Thợ Sửa Ống Nước toàn tuyển "Trai hư, gái hư" (D + I hoặc I + D) về làm Sales. Vì tụi nhỏ không sợ gì hết, có khả năng kết giao rất tốt (Điểm mạnh của nhóm I) nên dễ mang số về. Tất nhiên quản lý mấy đứa "Hư" chưa bao giờ là dễ vì cá tính rất mạnh.

4. Tài chính, kế toán:
Nhóm này phải tuyển những người có khuynh hướng C là chủ đạo, C + D là người làm thuần về kế toán, D + C là người mạnh về chiến lược. C và I đối nghịch nên hầu như không tồn tại trong cùng một người, C và S vừa có khả năng kiểm soát vừa có khả năng không làm mất lòng người khác do quá cứng nhắc nên rất nếu công ty có 2 kế toán trở lên thì rất cần 1 người như thế này trong đội để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các phòng ban khác và giảm thiểu mâu thuẫn.

5. HR:

Có quá nhiều định nghĩa sai và nhìn nhận sai về nghề này tại VN, do đó nhiều người loay hoay không biết nên làm mảng nào để thăng hoa.

D + I hoặc D + S hoặc I + S: Nên theo mảng huấn luyện, đào tạo, event nội bộ, Employee Branding vốn cần kỹ năng làm việc với con người, ít đụng phải quy trình.

D + C : Nên theo mảng C & B, Admin, kiểm soát quy trình và hệ thống.

Là người cảm xúc mà cứ dây dưa sang mảng quy trình hoặc ngược lại thì lấy gì mà thăng hoa được.

Các nghề khác phân tích tương tự. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ, rõ ràng để leo lên cao, để làm sếp thì luôn cần có đặc tính của nhóm D. Vì vậy nếu ai cảm thấy bản thân mình không phải là người nhóm D thì đừng leo cao, hãy tập trung làm chuyên môn của mình thật tốt để trở thành CHUYÊN GIA trong lĩnh vực của mình. Đó cũng là cách để leo lên cao thay vì làm sếp. Làm sếp hay không chẳng phải là xấu hay tốt mà là phù hợp hay không phù hợp. Miễn cưỡng mất vui.

ĐẶT SAI CHỖ:

Nhiều người vì tiếc cái bằng, tiếc quãng thời gian đi học nên không dám chọn công việc phù hợp với tố chất của mình. Họ quên rằng ở tuổi 18 họ chọn ngành chỉ dựa trên cái tên ngành có sang chảnh hay không, có đúng xu hướng thị trường hay không chứ không hề dựa trên đam mê, sở trường của mình. Mà đã không phù hợp thì có cố cách mấy cũng không thể bằng điểm nổi trội nhất được. Khi đã không thăng hoa thì lấy đâu ra thăng tiến, phát triển hay kiếm nhiều tiền. Đừng để cái tên "Bằng cấp" làm mụ mị nữa.

Các sếp cũng hay cân nhắc để đặt nhân viên đúng chỗ và phát huy tối đa điểm mạnh của sấp nhỏ thay vì đặt sai rồi gò ép. Thử hỏi cái đứa giàu cảm xúc như nhóm I mà giao sổ sách cho nó làm thì có nhanh phá sản không thì biết liền. Còn chuyện đưa đứa nào lên làm sếp, ngoài chuyên môn hãy đảm bảo nhân viên đó có khả năng làm việc với con người và có khả năng tổ chức công việc. Đưa ngay cái đứa chỉ thuần chữ D thì nát hết cả Team, chỉ thuần chữ I thì cả team mê chơi hơn làm và vô kỷ luật, thuần chữ C thì kéo cả Team chậm theo ngay.

*** Có khá nhiều trường phái phân chia khuynh hướng tính cách và người ta thường lấy ra khoe nhau. Tuy nhiên ở góc nhìn của Thợ Sửa Ống Nước thì biết nhiều để chém không bao giờ có KẾT QUẢ bằng biết ít nhưng làm tới nơi tới chốn và hiệu quả. Các trường phái khác phân chia nhiều quá nên việc đọc vị tính cách trong vài phút nói chuyện là điều bất khả thi, đó là lý do chọn D.I.S.C thực tiễn. Ai muốn nghiên cứu học thuật chuyên sâu thì nghiên cứu thêm cái khác

VỀ CHUYỆN LÀM BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT KHUYNH HƯỚNG TÍNH CÁCH THÌ SAO ?

KHÔNG HIỆU QUẢ ĐÂU, lý do:

Đa số người thực hiện khảo sát hay chọn đặc điểm tính cách họ muốn trở thành hơn là tính cách thật.

Bảng khảo sát có quá ít câu hỏi để có sự nhận định chính xác.

Lúc vui sẽ điền khác, lúc buồn sẽ điền khác. Trừ khi mỗi tháng làm 1 lần và làm liên tục 10 tháng mà không xê xích gì nhiều thì mới đúng.

GIẢI PHÁP là quan sát hành vi của ai đó trong nhiều bối cảnh khác nhau. Nếu hành vi hay cách ứng xử thay đổi liên tục thì chưa chắc đó là tính cách thật. Chớ vội đánh giá một ai đó thuộc nhóm nào mà thiếu bối cảnh cụ thể.

Thợ sửa ống nước tự lấy bản thân kiểm tra hơn 300 trường hợp, thử và sai liên tục, ghi chép thống kê mỏi tay mới bắt đầu có trực giác đúng vì nhận định về tâm lý, hành vi và tính cách con người là thứ vô cùng phức tạp. Khi mới nghiên cứu về món này, tui chứng kiến cảnh ông kia mặt hầm hầm vô quán café tát vợ cái bép rồi phán ngay ông này thuộc nhóm D. Mãi sau này tìm hiểu kỹ mới biết thật ra ông này thuộc nhóm S nhưng tức nước vỡ bờ. Vậy nên mới nói phải coi trên nhiều bối cảnh mới chắc chắn được.

Nếu muốn tiết kiệm thời gian, hãy tạo ra nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau rồi đặt ai đó vào thử. Môi trường đủ mạnh tự khắc bộc lộ ra hết. Còn giờ thì dài quá rồi, bái bai. À, bài này không chỉ sử dụng trong quản lý đội ngũ mà còn dùng để nuôi dạy con nhé.

Tái bút !

P/S: Tuyển vợ về làm COO để chồng đi chơi 😂

Đánh giá code tốt (good quality) nó có nhiều khía cạnh

Đánh giá code tốt (good quality) nó có nhiều khía cạnh, một trong các khía cạnh khá quan trọng không thể bỏ qua là Readability (khả năng đọc hiểu) và Maintainability (khả năng bảo trì).
Nói về Maintainability trước nhé:
Chất lượng của một sản phẩm không chỉ ở cái bề ngoài, không phải chỉ là "người ta quan tâm tới sản phẩm chạy tốt, tiện dụng, không lag, không ai quan tâm anh dùng công nghệ gì" mà nó còn ở bên trong.
Mình không hiểu khách hàng của bác trình độ tới đâu mà lại chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài như vậy? Nhưng khách hàng của mình khi làm project cho họ, mình muốn dùng công nghệ ACB nào đó, muốn dùng mô hình Deployment XYZ nào đó ... đều phải chỉ rõ lí do, thậm chí cần slide bảo vệ, slide thuyết trình để thuyết phục họ. Họ review từng dòng code của team, review năng lực của từng member trong team.
Bản thân mình chưa bao giờ làm việc với một khách hàng mà chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài của sản phẩm. Một khách hàng thông minh người ta thừa khả năng để hiểu rõ cái quan trọng chính là phần bên trong. Bởi lẽ cái gì cũng có hạn sử dụng của nó, sản phẩm CNTT cũng không ngoại lệ, nếu cái họ nhận được từ mình là một sản phẩm chạy mượt, ngon, không lag ở thời điểm hiện tại nhưng lại khó bảo trì, khó sửa chữa, khó mềm dẻo với thay đổi trong tương lai thì liệu họ có accept không? Chạy mượt ở hiện tại, nhưng sau 1 năm nữa muốn thay đổi thì phải đập đi làm lại tốn nhiều chi phí thì họ có đồng ý với một sản phẩm như thế không? Nếu là bạn thì bạn có đồng ý nhận một sản phẩm như thế không?
Mình nghĩ là đừng nên đoán (hoặc fixed) suy nghĩ của khách hàng, cái đó là cái cực kì khó đoán, không lường trước được và bất định (có thể thay đổi bất cứ lúc nào), đôi khi cái họ cần rất phức tạp đến mức mình không đáp ứng nổi, cũng đôi khi nó lại cực kì đơn giản đến không ngờ.
Còn bàn về Readability:
Khi source code dễ đọc (Easier for read) thì tức là Readability của nó cao. Có ai muốn viết ra một đoạn code mà chỉ chúa mới hiểu không? Mình tin là không. Còn những bạn nào tư duy tốt, giải thuật tốt, Toán tốt, thì họ cũng sẽ KHÔNG viết ra một đoạn code khó hiểu đâu, hay chí ít, họ cũng không bao giờ coi nhẹ tính chất Readability của một đoạn code đâu bạn :)
Chia sẻ về quan điểm của bạn:
Mình chỉ tuyệt đối đồng ý với quan điểm cần coi trọng và đặc biệt coi trọng tiếng Anh, còn những skill khác, mỗi người mỗi việc nó đặc thù khác nhau, tùy môi trường mà ta nên improve cái nào cho phù hợp. Và điều cốt lõi quan trọng cần đảm bảo là khả năng adapt một cách flexible trong các môi trường khác nhau (adapt cả về trình độ lẫn thái độ), điều đó làm nên giá trị thực sự (right value) của một cá nhân so với một cá nhân khác. Nếu ép một Scientist triển khai một hệ thống phần mềm, chưa chắc người ta đã làm "ngon" bằng các bạn trẻ bây giờ đâu, bạn ạ ;)

sự quan trọng của toán học trong việc lập trình

Nhân bài post trướchttps://www.facebook.com/groups/laptrinh.IT/permalink/2849766001708673/?comment_id=2851042841580989&reply_comment_id=2860300307321909
 về thực trạng Sinh Viên hiện nay đào tạo ra rất coi nhẹ các môn như toán cao cấp, giải thuật và CSDL, và đặc biệt coi nhẹ tiếng anh, tôi nghĩ sẽ có lợi lạc lớn hơn cho mọi người khi giới thiệu về các ứng dụng toán học trong lãnh vực này.
Vì tôi cũng khá ngạc nhiên, nếu chỉ cần học theo kiểu HTML, css, react, php,react native làm web bán hàng, thì ra trung tâm học vài tháng là xong, cần gì đi 4 năm đại học cho tốn tiền gia đình và xã hội?
(Những bạn nào làm IT và CS theo kiểu cài win dạo, làm website bán hàng bằng wordpress, cắt photoshop, soạn thảo văn bản bằng word excel... lương tháng 3 triệu, Chúng ta tạm thời chưa bàn tới ở đây).
Chúng ta cũng tạm chưa bàn tới các lãnh vực hiển nhiên như ML và AI.
Trước hết chúng ta có thể thấy như câu nói nổi tiếng của Niklaus Wirth: Chương trình = Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật (Programs = Data Structures + Algorithms).
Giải Thuật:

Độ phức tạp tính toán, cái quyết định chủ yếu chương trình chạy mượt hay không, thuần tuý là toán.
Thuật toán và cấu trúc dữ liệu tất cả là toán ứng dụng.
Về network, ngoại trừ các bạn cài win dạo và bấm cáp mạng, hiển nhiên là lý thuyết đồ thị.
Tất cả các bạn càn tính toán, hiển nhiên là giải tích số.
Cấu trúc dữ liệu
Đối với dữ liệu, có hai thứ, hoặc là copy và paste (theo nghĩa CtrlC CtrlV, hoặc cao cấp hơn chút là query DB hay là aggregation mongo copy paste từ DB), và tính toán với nó. Trừ khi là bạn chỉ thao tác 1 số một lúc, khi làm việc với bộ dữ liệu, hiển nhiên là sử dụng đại số tuyến tính (trong trường hợp đơn giản) và giải tích phi tuyến.
Nên tôi cực kì ngạc nhiên, tại sao các bạn cứ thích bỏ qua các môn có thể giúp các bạn xử lý thông tin, mà cứ thích dừng lại ở việc CtrlC-CtrlV-nâng cao?
Để các bạn bớt nghi ngờ về giá trị của đại số tuyến tính, tôi giới thiệu cuốn sách khá nhập môn về đại số tuyến tính do 2 ông làm về kĩ sư điện và kĩ sư máy tính viết, ở Stanford và UCLA
http://vmls-book.stanford.edu/vmls.pdf
(còn tiếp)

về sự quan trọng của toán học trong việc lập trình.


Tiếp tục chuỗi bài viết về sự quan trọng của toán học trong việc lập trình.
https://www.facebook.com/groups/laptrinh.IT/permalink/2860312453987361/
Tôi sẽ mở một chuỗi bài nói về ứng dụng của toán học hiện đại trong IT và CS. Các bạn có thắc mắc, ví dụ như kiến thức xxx dùng để làm gì trong tin học, có thể comment, tôi sẽ trả lời.
Bài viết trước, tôi đã viết về ứng dụng của đại số tuyến tính trong việc lập trình. Ngoài trừ việc Copypaste thông tin từ DB ra, người ta cần phải xử lý các bộ dữ liệu, hiển nhiên sẽ cần phải sử dụng tới linear algebra.
Hôm nay, tôi sẽ đề cập tới môn giải tích hàm, là một môn được đào tạo trong khoa toán. Tôi không biết ở VN mình thì các bạn IT và CS có được học hay không, nhưng tôi tin các nghiên cứu sinh về CS đều không ít thì nhiều va chạm với nó.
Giải tích hàm (functional analysis) là việc nghiên cứu các không gian hàm, và các không gian này nói chung là vô hạn chiều. Thực tế, trên đời không có khái niệm không gian vô hạn chiều, chỉ có khái niệm số chiều cực kì lớn, nên giải tích hàm có thể coi là đại số tuyến tính cho trường hợp không gian vô hạn (cực lớn) chiều. Bất cứ khi nào phải đụng chạm tới số chiều cực lớn, đó là nơi mà functional analysis ngự trị.
Đóng vai trò trung tâm của functional analysis là không gian định chuẩn (và Banach), cùng với các ánh xạ tuyến tính giữa chúng. Nói đơn giản, không gian định chuẩn có thể coi là suy rộng của Rn và ánh xạ tuyến tính có thể coi như là ma trận, cho trường hợp vô hạn chiều.
Khi ta xét một không gian định chuẩn, ta có thể thấy ngay từ định nghĩa, đó là khái niệm chuẩn, còn gọi là khoảng cách. Ví dụ, ta cho hai tín hiệu số, hoặc hai bộ dữ liệu, câu hỏi cơ bản đặt ra, là khi nào hai bộ dữ liệu này gần giống nhau.
Nói đến đây, các bạn có thể thấy, ứng dụng cuản nó ra sao khi truyền thông tin trên mạng interrnet, một dữ liệu có thể bị nhiễu. Vậy làm sao khi ta biết, độ nhiễu là đủ lớn? Hiển nhiên, là ta xác định một khoảng cách giữa hai tín hiệu. Tuỳ vào khía cạnh mà ta muốn nhấn vào, thì khái niệm khoảng cách cũng được định nghĩa tương ứng.
Ta lấy một ví dụ thứ hai,Cho một tín hiệu, một dữ liệu, làm sao ta biết nó là thuộc loại A hay loại B. Ví dụ, cho ảnh chụp một loại quả, làm sao ta biết nó là quả cam hay táo? Rõ ràng, là ta phải xác định khoảng cách nó tới các tập dữ liệu mẫu, và đó là nơi mà giải tích hàm xuất hiện.
https://en.wikipedia.org/wiki/Jensen%E2%80%93Shannon_divergence
Tất nhiên, trên thực tế, ta phải có hai bộ dữ liệu đã được định sẵn, sau đó ta mới thiết lập các tham số tương ứng để hiệu chỉnh hàm khoảng cách cho hợp với thực tế. Người ta gọi cái này là mạng CNN.
Ví dụ tiếp theo, tôi tin nhiều người đã biết, khi học về điện tử. Ta cho một tín hiệu sóng, và ta phân tích nó trở thành các sóng cơ bản, còn gọi là biến đổi fourrier. Bản chất của nói, là phân tích một vector thành nhiều thành phần thông qua phép chiếu vuông góc y như trong đại số tuyến tính (hilbert space).

Vì vậy, tôi không tin rằng các bạn học IT và CS trong cách lãnh vực đan xen với điện tử có thể bỏ qua.

Một ví dụ tiếp theo, là lý thuyết xấp xỉ. Hiển nhiên một điều, ta không thể nào tính toán chính xác tất cả các thứ, mà phải tính xấp xỉ. Một phương trình vi phân, đa phần không thể giải được chính xác, và phải sử dụng các phương pháp khác nhau để tính xấp xỉ, và do đó mới có thể sử dụng máy tính để tính toán.
Hiển nhiên, giữa nghiệm chính xác và nghiệm xấp xỉ, luôn có sai số, và do đó ta phải dùng giải tích hàm để đo đạc sự chính xác của nghiệm gần đúng. Và do đó, ứng dụng của giải tích hàm trong việc giải phương trình vi phân xuất hiện.
Hiển nhiên, phương trình vi phân là một lãnh vực toán học mà tác động lớn nhất tới cuộc sống. Một đối tượng bất kỳ đều chịu tác động của một đối tượng khác, và lực tác động này thay đổi theo thời gian, và do đó xuất hiện trong mọi lãnh vực từ kinh tế, tài chính, tài chính định lượng, cơ học... Trừ khi bạn cả đời chỉ có làm website bán hàng, còn việc sử dụng code để mô tả các đối tượng biến động theo thời gian phải sử dụng tới phương trình vi phân.
Có những phương trình vi phân có nghiệm, nhưng không phải là dạng cổ điển, mà chỉ tồn tại trong các không gian sobolev, và do đó phải sử dụng giải tích hàm để tính toán.
http://www-personal.acfr.usyd.edu.au/spns/cdm/resources/Kreyszig%20-%20Introductory%20Functional%20Analysis%20with%20Applications.pdf
xin lỗi, tôi không đọc sách tiếng việt bao giờ.
(còn tiếp)

HAI SỔ KẾ TOÁN LÀ GÌ ? HẬU QUẢ THẾ NÀO ?

HAI SỔ KẾ TOÁN LÀ GÌ ? HẬU QUẢ THẾ NÀO ?

Hai sổ kế toán là gì ?
Thật ngạc nhiên khi một số mẩu tin đăng tuyển dụng kế toán "tuyển vị trí kế toán nội bộ cho công ty XYZ". Từ lúc nào đó trên thị trường tuyển dụng đã có khái niệm kế toán nội bộ đối lập với kế toán thuế.
Kế toán nội bộ để xử lý những gì ? Có phải họ xử lý số liệu kế toán nội bộ ? Tại sao lại có số liệu nội bộ khác với số liệu thuế ?
a/Khi mở công ty, chủ doanh nghiệp sẽ hùn tiền để góp vốn ban đầu theo số đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư trên giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Một số ông chủ vì muốn doanh nghiệp "hoành tráng" hoặc vì lý do có hồ sơ thầu đẹp nên đăng ký số vốn khủng nhưng thực chất là không đủ tiền để góp vốn theo giấy phép. Để theo dõi rõ ràng số liệu, kế toán buộc phải tách thành số liệu khai thuế và số liệu quản trị (số thực). Đây là bước đầu tiên hình thành hai sổ kế toán.
b/Doanh nghiệp bán được hàng ngon lành và ông chủ bắt đầu có đồng ra đồng vào. Tuy nhiên, ông chủ không muốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, thế là ông chủ bảo kế toán "nộp thuế mỗi tháng 5-10tr nha em". Kế toán bị sức ép làm hay là nghỉ việc nên thường chọn làm theo yêu cầu của chủ. Doanh thu 100tr đáng lẽ xuất hóa đơn 100tr đ thì nay chỉ xuất hóa đơn 20tr đ. 100tr đ thì ghi doanh thu vào sổ nội bộ còn 20tr thì xuất hóa đơn để kê khai với cơ quan thuế.
c/Sếp đi ăn cùng gia đình hết chục triệu đồng. Sếp được tư vấn là chi phí tiếp khách không bị hạn chế, thế là của nhà thành của công, sếp ghi luôn hóa đơn cho công ty. Thực chất khoản tiền ăn uống này không phải là chi phí kinh doanh của công ty nhưng sẽ ghi nhận vào sổ thuế là chi phí để được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán loại bỏ khoản chi phí này trong số liệu thực (sổ nội bộ) để có thể báo cáo lãi lỗ thực cho các cổ đông.
d/Xuất hóa đơn thu tiền bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng không muốn đóng thuế VAT. Bản chất xuất hóa đơn thu tiền thì đã bao gồm tiền thuế VAT của khách hàng nộp cho nhà nước, tuy nhiên một số ông chủ không chịu nộp mà kêu kế toán lấy thêm hóa đơn đầu vào để có thuế VAT đầu vào khấu trừ với thuế VAT đầu ra. Nghiệp vụ này làm tăng chi phí khống sổ thuế trong khi sổ quản trị (sổ nội bộ) không ghi nhận bởi không phải chi phí thật. Bản chất nghiệp vụ này làm lệch sổ cũng giống với ví dụ c.
(Xem bảng tóm tắt ví dụ)

Việc các doanh nghiệp SME lập hai sổ kế toán phố biến đến nỗi Bộ Tài chính cũng biết rõ và Bộ đã đề nghị Quốc Hội đưa hẳn vào Luật Kế toán, nhấn mạnh là doanh nghiệp không được phép làm 2 sổ kế toán, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Trích Luật kế toán, điều 13, các hành vi bị nghiêm cấm "Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán".

Hậu quả của hai sổ kế toán ?
Hậu quả đầu tiên là xử lý hình sự: chỉ cần trốn thuế trên 100 tr đ là có thể bị truy tố hình sự. Bản chất của 2 sổ là trốn thuế do đó nếu doanh nghiệp bị phát hiện hai sổ, khả năng bị truy tố hình sự là có. Mới đây, một luật sư Hà Nội bắt và khởi tố tội "trốn thuế" bởi khai thấp giá trị mua bán đất thực làm giảm thuế thu nhập cá nhân của người bán hơn 200 triệu đồng.
Hậu quả thứ hai của hai sổ đó là không thể theo dõi số liệu thực tế của doanh nghiệp. Kế toán đi học đâu có học làm kế toán hai sổ, do đó khi thực tế phải xử lý 2 sổ kế toán cùng lúc, kế toán sẽ không thể xử lý đúng bản chất để có dữ liệu chính xác. Dữ liệu thô ghi nhận không chính xác nên không thể phân tích gì nhiều từ dữ liệu này.
Thứ ba, công việc và chi phí gấp đôi dành cho kế toán: kế toán thay vì chỉ tập trung làm đúng một sổ, nay phải làm hai sổ nên việc tăng thêm. Doanh nghiệp mua 2 phần mềm để theo dõi 2 sổ, chi phí tăng gấp đôi cho phần mềm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp muốn áp dụng ERP thì các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài đều chào thua vì họ không có kịch bản cho 2 sổ kế toán.
Hậu quả thứ tư là sự minh bạch – chính trực của công ty sẽ bị lung lay. Các cổ đông biết là Giám đốc hay lấy hóa đơn thay thế do đó "có lửa sẽ có khói", các bên nghi ngờ nhau vì nâng khống chi phí mặc dù có hóa đơn mang về. Thực thực, hư hư làm các bên lẫn lộn nghi ngờ lẫn nhau.
Hậu quả thứ năm là khó vay ngân hàng: đúng lý công ty làm ăn có lời thì sẽ dễ dàng vay. Tuy nhiên, do trốn thuế nên sổ thuế của công ty toàn lỗ hay lời chút đỉnh. Khi nộp sổ thuế cho ngân hàng xem thì không đủ điều kiện vay vì không có lời trong khi sổ nội bộ lời ngon lành nhưng không phải là thứ để cung cấp ra ngoài doanh nghiệp.

Cải tà quy chánh có được không ?
Một số doanh nghiệp sau thời gian làm ăn hiệu quả, các cổ đông muốn rõ ràng minh bạch một sổ để giảm thiểu rủi ro thuế, thu hút vốn đầu tư. Việc gộp hai sổ thành một sổ có khả thi không ?
Việc chuyển hai sổ thành một sổ hoàn toàn có thể, tuy nhiên việc này phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của Ban Giám Đốc và cần có:
-Thay đổi hành xử thuộc văn hóa doanh nghiệp: trước đây nhân viên quen với việc không lấy hóa đơn vì mất thời gian, vậy thì khi thay đổi phải lấy hóa đơn, nhân viên có chấp nhận việc "mất thời gian" này ? Để thay đổi hành vi sẽ là quá trình dài và rất khó khăn.
-Chấp nhận buông bỏ: một sổ tức là doanh thu sẽ khai thật, doanh nghiệp sẽ đóng thuế nhiều hơn. Các chi phí lobby là thật nhưng không thể khấu trừ thuế. Những việc này là gây đau đầu cho ông chủ. Ngành ăn uống là một ví dụ điển hình, thường khách không lấy hóa đơn. Ông chủ có đủ quyết tâm ghi nhận đầy đủ doanh thu vào hệ thống để đóng thuế ?
Và cuối cùng là công việc của kế toán. Dĩ nhiên, hai sổ thành một sổ không phải là chuyện lấy 2 sổ công lại làm một. Tuy nhiên, ông chủ đã chấp nhận thì kế toán chỉ cần ghi nhận tương đối bức tranh nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp theo tình hình hiện tại của doanh nghiệp, bỏ một số thứ để làm lại từ đầu. Một bức tranh dữ liệu minh bạch rõ ràng để kế toán chung sức cùng ông chủ, ứng dụng kế toán quản trị hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý doanh nghiệp.

Phan Thanh Nam

Friday, 29 November 2019

CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP & CHỐNG CHỈ ĐỊNH Ở VIỆT NAM

CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP & CHỐNG CHỈ ĐỊNH Ở VIỆT NAM

Nhiều người bạn tài giỏi của tôi rất cầu tiến, thường xuyên trau dồi những kiến thức và mô hình quản trị tiên tiến. Tôi cũng đu dây theo, dành thời gian để đọc và suy ngẫm. Những tri thức ấy cực kỳ cần thiết cho những người điều hành doanh nghiệp chúng ta.

Nhưng qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy không phải mô hình hay kiến thức nào cũng phù hợp để áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là các mô hình phân tích và quản trị chiến lược. Nhất là khi áp dụng "y chang" bài bản của thế giới.

Dù đã được đúc kết, trui rèn và khẳng định trên khắp thế giới nên mức độ xác tín khoa học rất cao nhưng khi áp dụng vào Việt Nam thì chúng lại thường không cho kết quả như ý. Nhưng không phải là vì chúng "tệ hại", mà do chúng ta "đặc thù".

Vậy tại sao chúng ta không phù hợp:

1. Nền kinh tế và xã hội của chúng ta không vận hành theo quy luật:

(a) mà theo các mệnh lệnh hành chính: với việc chiến lược thay đổi theo đại hội, các chủ trương và chính sách ngắn hạn không đủ độ ổn định để chúng ta trồng cây ăn trái lâu năm. Chưa nói đến việc là các chủ trương/chính sách ấy đã khoa học, hợp quy luật hay chưa, mà đa phần trong số chúng (nếu không bị tác động bởi các nhóm thân hữu) thường phục vụ các mục tiêu chính trị - xã hội hơn là kinh tế (kể cả khi đó là chính sách kinh tế).

(b) mà theo con người (quan điểm, năng lực, lợi ích, cảm xúc của người nắm quyền): điều này làm cho các doanh nghiệp phải "hướng quan hệ" thay vì "hướng giá trị" hay "hướng hiệu quả".

2. Mô hình phân tích nào cũng dựa trên các thông tin đầu vào. Nhưng chúng ta lại không có được điều đó:

(a) các số liệu thống kê của chúng ta thì ai cũng biết là không chính xác. Số liệu của nhà nước thì thôi rồi, số liệu mua từ các công ty NCTT thì những người đã dùng nhiều rồi sẽ hiểu, còn số liệu tự thống kê/phân tích thì bị hạn chế bởi năng lực nhân sự và tính khách quan của những người có liên quan đến quá trình thống kê phân tích đó. Tôi đã từng thấy số liệu được giảm xuống 27 lần để dụ công ty khoán việc thu phí giao thông BOT ra ngoài thay vì tự làm. Và trường hợp tăng gấp hơn 10 lần lưu lượng xe để làm một dự án mới thay vì hủy từ đầu vì không đủ hiệu quả.

(b) những thông tin đầu vào cho các mô hình lại không ổn định và khó tin đoán. Chả mấy ai biết chính xác tỷ giá, lãi suất ngân hàng, mức thuế... của tương lai trừ những người thân với những người làm chính sách. Mà những người đó thì lại chả cần phân tích để làm gì.

3. Quy mô của đa phần các doanh nghiệp Việt Nam thường không đủ lớn. Địa bàn Việt Nam lại trải dài và phân mảnh với các nhóm khách hàng, nhà cung cấp và chính quyền địa phương có đặc thù rất khác nhau. Do đó, độ phức tạp cao, trong khi nguồn lực doanh nghiệp cho công tác chiến lược là có giới hạn.

4. Năng lực quản trị và tính chuyên nghiệp của quản lý cấp cao và cấp trung là không đồng nhất, không cao. Điều này dẫn đến hai hậu quả:

(a) chủ doanh nghiệp có tiếng nói quá mạnh trong việc xây dựng chiến lược, thiếu mức độ phản biện cần thiết và

(b) các chiến lược doanh nghiệp bị vô hiệu hoá từ từ khi chúng ảnh hưởng đến lợi ích của một nhóm cụ thể nào đó trong doanh nghiệp.

5. Tâm lý Phù Đổng thay vì Phù hợp và Quyết tâm nhưng không đủ Quyết liệt của một số lãnh đạo doanh nghiệp làm các chiến lược không đủ thời gian để đơm hoa, kết trái.

Vì những lý do khách quan, hồn nhiên và dễ thương đó mà các mô hình rất tốt, rất khoa học của "thế gian" khi được áp dụng ở Việt Nam thường không cho những kết quả khả quan mà thường bị cho là tội đồ "gian thế".

Vậy có phải là những mô hình ấy vô dụng hay tai hại hay không?

Cũng không hẳn vậy. Các mô hình giúp chúng ta có phương pháp luận tư duy, nhìn được nhiều khía cạnh hơn của vấn đề, thẩm định lại các giả thiết và tăng khả năng thuyết phục. Ứng dụng ra sao, mức độ như thế nào thì sẽ cần một sự tỉnh táo, kinh nghiệm và sự khéo léo của những người sử dụng.

Hãy hình dung: chúng chỉ là công cụ, phương tiện, không là liều thuốc để chữa bệnh cho chúng ta.

Dùng một phần thôi, và dùng một cách cẩn thận.

Giống như cách chúng ta yêu vậy đó.

P/s:
1. Tôi thích cách anh Tran Kim Thanh trình bày trong các lớp CEO của chúng ta. Cần phải biết cách vận dụng đúng, chứ không phải thuộc lòng nhiều.
2. Lưu ý rằng tôi cũng không nói rằng không cần đến "chiến lược".

#drneo #qtvkn_tbv #chienluocdoanhnghiep


Tuesday, 26 November 2019

Hôm nay ôn lằn - Nấm thần chốn công sở 🙂

r/tifu

u/tvtsf (25.2k points - x1 platinum - x3 golds - x5 silvers)

Hôm nay ôn lằn - Nấm thần chốn công sở 🙂

...

Chuyện cũng chẳng xảy ra vào hôm nay làm gì. Đó là một sự kiện của nhiều năm về trước.

Theo tích xưa kể lại, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng là kiểu hay thường có dây mơ rễ má đến đường dây mua bán sử dụng chất kích thích các thứ. Rượu chè có cồn và cocaine là hai nhân vật tiêu biểu vơ-đét nhất trong dàn thần dược, một loại rít vào nhũn mẹ hết cả người ra, bèo nhèo bùng nhùng giãn cơ sau những ca trực mệt mỏi, loại kia hít vào phát người nẹt bô phành phạch, não nhảy số tưng bừng. Mấy loại khác sương sương cũng dễ tìm chứ không vất vả lắm.

Tôi từng là một cậu thanh niên Mỹ choai choai hippy, nôm na là cái dạng mấy thằng da trắng bện tóc lại thành từng lọn to vãi lồn như dây thừng quấn quanh quả thủ, kiểu mấy tay trong ban nhạc vừa chơi bass vừa chơi hàng phê trợn mắt ra ấy. Và thế là theo lẽ tự nhiên, tôi cũng không kém pheo ai, đâm nghiện lòi, ngày ngày chăm chỉ trồng nấm cắn tem, phê đều đều.

Bẵng một phát vài năm trôi qua, tôi lên đầu hai mươi, tốt nghiệp trường dạy nấu ăn và công tác tại một nhà hàng có đội ngũ nhân viện thuộc dạng ưu tú xuất sắc trong hoạt động tổ chức thi đua. Tôi dần dần thanh thản chấp nhận, an-phận.

Một hôm thứ sáu hiếm hoi nọ, tôi được tổ công tác cho phép nghỉ một buổi. Không bỏ qua cơ hội đó, tôi cà ngay đám bạn, lên kèo lê la cả ngày dài ăn nấm du hí. Đời người được đôi lần mấy khi đâu. Vèo cái đã mấy mùa lúa trổ bông, tôi chưa một lần đả thông tâm trí, và cũng ngần ấy mùa kiêng kị, chưa một dịp chị chị em em.

Hai giờ rưỡi trời trở hiu hiu, mỗi thằng bọn tôi cắn tầm 5 gram rưỡi lát nấm, trúng đậm, ngồi vắt vẻo chờ ngày khai mở tâm can, nắn xương bẻ khớp, thông tường vũ trụ, bay giữa ngân hà và vươn đến các vì sao. Đồ ngon chơi với bạn hiền, sự đời điên đảo chẳng phiền đến ta. Nhưng nấm niếc gì cũng tầm bốn lăm phút cả tiếng mới ngấm được, bú đồ chán rồi thì cả bọn kéo nhau bú cần chơi điện tử. Được bốn mươi phút sau, đang nhàn nhàn ngồi xoen xoét với cả hội thì bên nhà hàng gọi sang.

- Lô chú, thằng trực ca nay nấu nướng làm sao gọt mẹ vào tay sâu quá, em sang đây thế ca nó sớm sớm nhá.

Tôi thì cũng thuộc dạng nhân viên mẫn cán cần cù, nên cũng không văn vở gì, đáp:

- Vâng anh ơi, nửa tiếng nữa em đáp.

Nói xong, tôi dập máy. Thằng bạn nghiện quay sang, mặt cân cân:

- Dổi ôi đang vui mà dạ dạ vâng vâng gì đấy mày?

- Tao sang bên chỗ làm phát. Có thằng nào gọt vào tay rồi.

- Mười phút nữa mày lại vật ra đấy chứ làm liếc cái đéo gì được hả bạn tôi ơi?

- À ừ nhỉ... Tổ sư bố nó chứ địt mẹ mất lộc thật!!

Đen, đen quá đi mất, đen đến cái đèn cũng lôn. Tôi tặc lưỡi xen lẫn chút hoảng loạn, nhưng chợt nhớ lại ngày trước cũng có đứa vào hoàn cảnh này xong đứt gánh giữa đường do bad trip, nên cũng tự trấn an bản thân lại. Thôi lỡ phóng lao thì phải theo lao, tôi thả bộ đến bàn chấm công. Trước đi tôi trông hơi nát, vừa đáp nhà hàng thì thành nát hẳn hoi luôn. Đến nơi là chừng khoảng giữa sáu giờ với tám giờ ấy, lú quá không xác định được, mà xung quanh lại có tầm trăm rưỡi con người túm tụm trong cơn thần dược đang len lỏi vào từng hốc não của tôi. Thôi kì này có khi là toang, toang thật rồi các bạn hữu ạ.

Tôi vào hàng, hôm nay tôi sẽ đảm nhận khâu áp chảo cùng với một thanh niên đồng nghiệp hiểu ý nên chắc cũng chẳng cần nói năng gì nhiều. Tôi ngỏ ý nhận phần việc dễ dễ một chút, là kiểu lên chảo và bày biện, vì nếu để tôi nấu nướng thì nói không phải mê tín chứ chắc tôi tự thiêu khét mẹ thây mất, thực-sự.

Đang trong cơn cao trào, công việc hối hả tới tấp thì tôi phê, phê ngất ngư, phê lòi mắt, phê càng lúc càng đéo ngộ ra được tình hình, ma quỷ vãi lồn. Thuốc thang hư hết cả người, vừa phê vừa chạy đéo cười nổi luôn. Khung cảnh xung quanh cứ mờ mờ ảo ảo, trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi, cả thế giới như đang hô hấp toàn lực, vô cực cõi trần, bâng khuâng nguyệt nhật, hư hư thật thật, lỡ tay cháy trật là vạn vật hóa hư vô. Nhưng, dù thất điên bát đảo trong tâm trí, tôi vẫn tỏ ra là mình ổn, đéo dám nói ai, chỉ có càng lúc thuốc càng ngấm, nát và nẫu hơn gấp vạn lần.

Đến tầm bảy giờ, trong đầu tôi không định hướng, thế giới này cũng mông lung, bây giờ tôi đứng ở đây nhưng tâm hồn ở trên không trung. Đồ ăn cứ ra đều đều như vắt tranh, thằng bồi vừa thúc đốc mọi người, vừa tấm tắc khen khâu áp chảo làm nóng sao này cháy quá. Vâng, cháy khét mù.

Giữ mãi thì thôi, đéo còn sức nào mà cầm cự nữa. Đang tất bật thì tôi cười ré lên như xé bạt. Gian bếp quay sang nhìn tôi như dở hơi. Vừa cười, tôi cũng vừa cố rặn ra bài trình bày:

- Em đang ăn nấm mà bắt em vào làm giờ bay quá mấy anh éi...

Cả gian bếp nghe xong cười phá lên, nhốn nha nhốn nháo như vỡ chợ. Cái nơi truyền tin nhanh nhất chính là cái mồm. Người này kháo người kia, người kia kể người nọ, chẳng mấy chốc, cả đội ngũ nhân viên đem tôi ra chỉ trỏ cười cợt như trò đùa. Vui là thế, hân hoan là thế, xoẹt phát tin tức đến tai lão sếp. Lão tức tốc bắn vào gian bếp, mắt sáng quắc nhìn tôi một dạo, rồi quay sang hỏi quản lí:

- Nó nấu nướng gì được không?

- Nấu hơi bị ngon luôn mới hay đấy sếp.

- Thế kệ con mẹ nó đi, cứ ngon như thế cho tao nhờ, nhá.

Ừ thì thế là từ đấy dặt dẹo đến hết đêm, tôi vừa lú vừa nấu nướng nom cũng ra gì và này nọ lắm. Thuốc cũng tan và tiệc cũng tàn, cuối cùng thì hậu quả tưởng không sao mà hóa ra không sao thật, chẳng mấy ăn lồn gì nhiều. Quả là chỉ còn đọng lại kỉ niệm về một đêm say, tài vãi lồn.

...

DÀI QUÁ - LƯỜI ĐỌC: Quên mất đang bú đồ nên đi làm.

____________________

Link Reddit: https://redd.it/e03tge

____________________

Xem thêm bài dịch của mình tại: https://rdvn.page/user/100003665340881

Dịch bởi Lê Nhật Duy | https://rdvn.page/write
Skype: longtth
Cellphone: (+84)0905-764-750

giữ chân khách hàng bằng giá trị.

Bài 37: Đừng theo đuổi mở 1 mô hình kinh doanh nào đó khi khó tạo dựng giá trị đến khách hàng và giữ chân khách hàng bằng giá trị.

Nằm trong chuỗi bài tâm sự đời làm chủ tôi đang viết chia sẻ đến cộng đồng.
..............

Ngày nay nhiều bạn trẻ chọn khởi nghiệp bằng cách kinh doanh nhà hàng, một quán ăn hay đơn giản là một quán cà phê nhỏ. Có người thành công vang dội nhưng cũng có người phải chấp nhận đóng cửa sau một thời gian cầm cự. Cách thu hút khách hàng đến nhà hàng là gì? Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công là gì? Vậy liệu có bí quyết gì trong tay những người thành công kia? Họ đã áp dụng những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công gì? Tiếp cận như thế nào?

Sau 1 thời gian dài đi lăn lộn setup các dự án cafe, quán ăn, nhà hàng cho các bạn trẻ đầu tư, mình nhận ra F&B sở dĩ khó tồn tại hơn mọi ngành khác (không phải vì bạn quản trị dở gì cả) mà vì đặc thù ngành là:

- KH thay đổi hành vi, sở thích quá nhanh, trừ phi là đặc sẵn, còn không KH rất mau chán 1 món nào đó, 1 concept nào đó (như checkin sống ảo là rất mau chán, góc đó không lẽ ghé chụp hoài, nên chỉ hút KH lúc đầu), khiến người đầu tư F&B không theo kịp.

- KH ngày càng ít trung thành vì tâm lý muốn thử cái mới, món lạ, chỗ đẹp, thức uống hot trend.

- KH cực kỳ dễ quay lưng giận dỗi, vote 1 sao, thậm chí tẩy chay, chỉ vì 1 lỗi nhỏ trong trải nghiệm mà quán bạn mang lại dù bạn đã làm tốt rất nhiều lần trước đó.

Thế nên, để tồn tại nổi trong F&B, bạn làm đồng thời cả hai điều (mà thực tế nhiều khi không đủ nguồn lực để làm)

- KÉO KH ĐẾN: QUÁN CÓ 1 GU RIÊNG CÓ TÍNH BỀN VỮNG VỀ ĐỒ ĂN/THỨC UỐNG VÀ CONCEPT (Xem lại chuỗi bài, cái này Hùng nói việc xây rồi). Còn nếu chạy theo trend mở quán, nếu không phải là người đi đầu, nhìn xa trông rộng thấy trước tương lai thì thôi đừng vô, để làm giàu cho CHỦ NHÀ + Bên Bán NGUYÊN LIỆU + CÔNG TY THIẾT KẾ NỘI THẤT.

- GIỮ KH LẠI: TRẢI NGHIỆM TẠI QUÁN.
Vậy trải nghiệm tại quán trong F&B là những gì, mà thường mới non tay nhảy vô nghề khởi nghiệp, răt hay va phải để rồi làm các thượng đế buồn, giận lẫy. Có câu cửa miệng vui "tôi cứ tưởng chỉ có một mẹ cho đến khi tôi mở quán ra làm" để hiểu sự khó nhằn khi xây dựng trải nghiệm cho thượng đế trong F&B.

Trong bài kỳ này, H chỉ đề cập đến trải nghiệm. Vậy trải nghiệm KH mà các bạn mới làm F&B hay mắc phải là gì???

01. Hình ảnh của Nhân Viên. KH sẽ nghĩ gì khi thấy Nhân viên ăn mặc lôi thôi, cẩu thả, không đồng phục riêng, nói chuyện không thưa gửi, cảm tính, không chào khi KH vào và ra. Đừng nghĩ vì là cafe bình dân giá rẻ tức mặc sao thì mặc, nv nói sao tùy thích.

Cái này thì ít gặp, nhưng mà đã gặp thì quả thực khách sẽ không bao giờ quay lại lần sau. Bạn sẽ cảm giác thế nào, khi được một phục vụ có những chiếc móng tay cáu bẩn đen thui, quần áo xộc xệch bê ra cho bạn bát bún bò hay cốc sinh tố? Rồi đưa ly sinh tố mà không mở mồm nói nổi 1 câu gì đó như "chúc quý khách ngon miệng". Nếu là 1 khách hàng nhạy cảm hoặc quá sạch sẽ, họ có thể rời bàn ngay lập tức. Còn những người dễ chấp nhận chắc đó cũng là lần cuối bạn được phục vụ họ.

Nếu có điều kiện, cũng nên chú ý tuyển dụng nv phải có ngoại hình chút (xinh, cao ráo) chứ xấu quá cũng không nên nhận vào vì nv là bộ mặt của quán. Giọng cũng không nên nặng vùng miền, hay nói lắp, ngọng.

02. Chỗ để xe bất tiện - khó chịu, thiếu chỗ giữ xe, thiếu người trông xe, lấy phí giữ xe, nv giữ xe lười biếng dắt xe, nv giữ xe cau có với KH,... (1 thời gian coffee house bị sự cố này)

View của quán café có thể đẹp, đồ ăn của quán có thể ngon, nhưng nếu khách hàng không có chỗ để xe, hoặc họ gặp tình trạng treo biển "Quý khách tự quản lý xe của mình, nếu mất nhà hàng không chịu trách nhiệm" thì đó là một rào cản rất lớn để khách hàng sẵn sàng vào quán ăn của bạn. 

03. Thái Độ Phục Vụ của Đội Ngũ NV thiếu chuyên nghiệp trong nghiệp vụ.

Khi bạn mở nhà hàng thì thái độ phục vụ là một thứ hết sức ý nghĩa và quyết định phần lớn đến sự phát triển của nhà hàng. Đồ ăn có thể ở mức trung bình, đồ uống tạm được, nhưng bù lại có một đội ngũ nhân viên linh hoạt, ngoan ngoãn thì khách sẽ rất sướng và còn quay lại dài dài.

Vô quán ngồi cả chục phút không thèm đến tiếp order.

Gọi khan cả cổ không đến tính tiền.

Nói chuyện không biết cười, không chủ ngũ vị ngữ, đưa đồ, đặt bill không dùng cả 2 tay, đặt mạnh lên bàn...

Quên món KH đặt, làm sai yêu cầu KH, tính tiền nhầm, làm đổ thức uống/va trúng KH là lỗi nặng trong sự phục vụ đội ngũ, thể hiện sự kém chuyên nghiệp và bạn quản lý yếu kém, không biết hướng dẫn và đào tạo.

04. Nghiệp Vụ Lâu, Giờ Dây Thun.

Vô quán gọi món 20p chưa làm xong, ly cafe 15p chưa thấy. Tính tiền gọi hoài không thèm đến. 

05. Nhà vệ sinh bẩn
Nhà vệ sinh là khu vực ít được các nhà hàng quan tâm, tuy nhiên đây lại là nơi khiến khách hàng đánh giá về nhà hàng của bạn nếu nó không được vệ sinh sạch sẽ. Nếu bạn để nhà vệ sinh bẩn, khách hàng sẽ ngay lập tức nghĩ rằng: "Nhà vệ sinh bẩn như thế này chắc nhà bếp cũng chẳng sạch sẽ." Thế là nhà hàng của bạn mất điểm trong mắt khách hàng và khả năng họ quay lại là 1 con số "0" tròn trĩnh.

Không nhất thiết decor như KS 5 sao nhưng phải sạch, vệ sinh liên tục.

- Luôn chà sàn nhà.
- Luôn chà bồn cầu/kiểm tra dội (khi kh quên).
- Luôn vệ sinh bồn rửa tay.
- Luôn giữ nhà vệ sinh thơm (không hôi)
- Có đặt sáp thơm.
- Có nước/xà phòng rửa tay.
- Có đủ giấy vệ sinh (đừng làm kh chết bí).

06. Menu có giá kém linh hoạt
Trước hết, giá của món ăn cần phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là bắt buộc rồi. 

Nên bổ sung thêm các lựa chọn về lượng khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Ví dụ ở 1 nhà hàng pháp, menu một món bò bít-tết có thể có những lựa chọn như 200g, 300g; hoặc món gà khách hàng có thể lựa chọn dùng nửa con hay cả con là 1 ví dụ về sự linh hoạt.

Cafe thì có nhiều size ly (trà sữa hầu hết đều áp dụng), có nhiều lượng đường (như The Koi đang làm) hay linh hoạt khung giờ (sáng giá khác, tối giá khác và thường sáng thì giá mềm để kéo thêm KH do sáng hay vắng khách) hoặc ngày (giá ngày thường và cuối tuần, các đơn vị buffet hay áp dụng). 

07. Ly/Tách/Chén/Dĩa đựng đồ ăn, thức uống
Nếu đã dũng cảm bung tiền tỷ mở nhà hàng, thì đừng kẹo kéo cho đồ dùng cho KH sử dụng. 

Nhiều nơi chén nứt, dĩa ố vàng cũng không chịu thay. Rồi rửa vệ sinh cẩu thả, ghét bẩn còn bám cả trên thành chén gớm không tả được.

08. Nhiệt Độ
Luôn chú ý để KH thoải mái nhất, không bị nóng đổ mồ hôi do ngồi ở quán mình. 

Ngoài trời bố trí quạt, máy phun sương hợp lý. P.kín thì phải có máy lạnh, bơm hơi gas định kỳ.

Có thêm khăn lạnh để KH lau mặt nếu là quán ăn, bình nước để uống. Khát quá, nóng quá, họ ăn cũng mất ngon. 

09. Ghế - Bàn
Nếu quán hướng đến gia đình nhỏ thì nên có thêm ghế cho em bé, rất nhiều chỗ thiết xót cái này. Bàn dạng 3 - 4 người.

Bàn ghế loại gì phù hợp mục đích quán hướng đến, không KH sẽ rất khó chịu. Như nếu hướng đến KH làm việc ở quán cafe thì bàn phải rộng để họ để laptop, ghế cần có nệm dựa lưng.

10. Khoảng Cách Không Gian.
Ai cũng thích có tý không gian riêng, dù là ngồi cafe hay ăn uống. Hãy khéo léo, đừng vì tý lợi nhỏ mà kê quá sát nhau khiến KH khó chịu mà mất KH. Nhiều bạn của mình từng nói ghét mấy quán ăn ghép bàn chật chội, đi ăn như bị hành xác.

Giữa 2 bàn có 1 chậu cây ở giữa, hay vật gì đó tạo 1 khoảng riêng tư là 1 ví dụ để xử lý.

11. Không gian quá yên tĩnh
Cần lưu ý là nên có nhạc tại quán, sẽ giúp KH cảm thấy thoải mái hơn khi ở quán, nhất là khi vắng khách họ sẽ không ngại. Và nhạc phải phù hợp gu nhóm KH mà bạn hướng đến nhé.

12. Vị trí quá xấu
Chạy tìm địa chỉ từ bài review kiếm lòi con mắt không ra, dù đọc review thấy nhiều người khen ngon nên đi thử. Dù có thể trong hẻm, nhưng nên dễ kiếm, tên đường phổ biến nếu là làm về ẩm thực ngách. Còn không thì nên mặt tiền và năm ở vị thế tốt, đắc địa là vô cùng quan trọng trong F&B. 

Có bạn mở quán cafe, xui sao cứ 7h tối là các xe rác tập kết ở bên kia đường bốc mùi hôi thúi, thế là làm quán vắng khách dần vì ai mà ngồi uống cho nổi.

Và còn nhiều thứ khác nữa, nhưng chí ít đây là những trải nghiệm mà KH hay gặp phải và các quán hay mắc lỗi, hy vọng sẽ giúp ít các bạn chủ quán điều chỉnh trải nghiệm cho thực khách tốt hơn.

..............
Chúc anh/chị/em/bạn trẻ thành công, sức khỏe

Các bài còn lại trong chuỗi bài, mọi người có thể vào face H xem nếu ai cần. 

- Nguyễn Tuấn Hùng -

Friday, 22 November 2019

Nghề PM(Outsourcing)

#PMTips2019
#ChuyennghePM 
#PMDay2019
Nghề PM(Outsourcing)
Quản trị dự án(PM), chính là những người giữ vị trí quan trọng của dự án. PM quyết định đến việc thành công hay thất bại của dự án.
PM làm những việc gì? Xây team, tạo plan, phân chia task, tracking tiến độ và control chất lượng, làm việc với khách hàng, quản lý rủi ro và… cho đến thặng dự(lời/lỗ) của 1 dự án.
Khi giữ vai trò là một PM, bạn sẽ có cơ hội phát triển năng lực bản thân, tăng vốn hiểu biết, làm việc với quy trình chuyên nghiệp, và đặc biệt thử thách bản lĩnh quyết đoán của chính cá nhân
PM cần có những kỹ năng nào?
Là một PM, bạn phải nhìn như án như một bức tranh lớn, hướng dự án đến thành công, xử lý tốt các nhiệm vụ trong công việc hàng ngày, và đối mặt với bất issue nào có thể xảy ra trong dự án...Vậy đâu là những phẩm chất quan trọng của một nhà quản lý dự án?
Lập kế hoạch: Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của dự án, PM sẽ phác thảo qua một bản kế hoạch. Ví dụ: như kiến trúc, ý tưởng, tiến tới kế hoạch chi tiết, với hàng trăm mảnh nhỏ được ghép lại giữa mỗi bước. Người PM sẽ ghép các mảnh lại với nhau từ kiến trúc nhiều nguồn.
Chia task: Kỹ năng chia đúng người đúng việc giúp tốc độ làm việc của team nhanh hơn. Phương pháp dễ nhất là các bạn cứ chia nhỏ công việc hết mức có thể (task breakdown), sau đó estimate cho từng đầu việc nhỏ. Từ đó sẽ có được estimation cho cả một công việc lớn hoặc cả dự án. Chắc chắn ban đầu con số estimate không được chuẩn xác. Nhưng sau đó khi mình làm nhiều công việc tương tự dần dần sẽ rút ra kinh nghiệm để estimate với những khối lượng công việc với độ khó khác nhau ngày càng chuẩn xác hơn.
Quản lý thời gian: Ở vài trò một nhà quản lý dự án, bạn có thể xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, Kỹ năng này không tốt thì thường xuyên làm việc OT và quan trọng sẽ nắm bắt được tình hình của dự án ở bất kỳ thời điểm nào. Công việc quản lý thời gian và khả năng tự tổ chức của bạn là cực kỳ quan trọng. Quản lý thời gian không đơn thuần là phân bổ thời gian cho một hoặc nhiều công việc. Bạn phải có khả năng phân tích những gì bạn đang làm, dành thời gian cho công việc nào và những công việc đó có thật sự quan trọng để quyết định sự thành công của dự án hay không. Công việc chính của bạn là lên kế hoạch, hướng dẫn đội ngũ thực thi, giám sát tổng thể dự án, sáng tạo và dẫn dắt sự đổi mới trong cách xử lý vấn đề phát sinh.
Quản lý truyền thông hiệu quả và khá năng ngôn ngữ: 90% thời gian của PM là giao tiếp với member, cấp trên và khách hàng . Kỹ năng giao tiếp là tiền đề để bạn làm công tác truyền thông hiệu quả. Nếu giao tiếp không hiệu quả với stakeholders và team dự án theo ngôn ngữ riêng của họ thì khá năng cao dự án sẽ không thành công,… Bạn sẽ cần thiết lập các cuộc họp để giải quyết các vấn đề phát sinh, phân tích xác định risk, và truyền thông đến stakeholders khi chúng xảy ra, cập nhật tiến độ dự án với quản lý cấp cao, lắng nghe kỳ vọng, hướng xử lý vấn đề từ các stakeholder và các thành viên trong team dự án…
Thể hiện tinh thần thủ lĩnh: Tâm lý chung của mọi người tham gia dự án muốn được dẫn dắt bởi một người quản lý nhiệt tình và có tâm huyết cho dự án. Sự nhiệt tình của người quản lý cam kết với các mục tiêu của mình trong dự án và thể hiện điều này qua sự lạc quan. Luôn luôn phải lan tỏa được tinh thần hăng hái có trách nhiệm cao với dự án.
Quản lý nguồn lực: PM phải nắm rõ skill và công việc từng thành viên trong team và đảm bảo rằng mọi người trong team đều biết và thực hiện vai trò của mình. Họ cũng phải thường xuyên họp nhanh với khách hàng, báo cáo tình hình những việc đã hoàn thành, những việc đang gặp vấn đề, để đảm bảo mọi người đều hiểu đúng tình hình dự án.
Quản lý xung đột: Mỗi dự án có những thành viên đến từ 1 hoặc nhiều đơn vị khác nhau, mục tiêu khác nhau, phạm vi khác nhau,… do đó việc quản lý xung đột thường rất khó khăn. Khi xảy ra sự bất đồng giữa các thành viên về một vấn đề trong dự án thì người quản lý dự án cần phải giải quyết ngay. Để quản lý xung đột hiệu quả thì đòi hỏi người quản lý dự án cần phải tìm hiểu nguồn căn của sự bất đồng, thiết lập các cuộc họp để lắng nghe và thảo luận từ các góc nhìn khác nhau với những người trong cuộc để tìm kiếm sự đồng thuận và có giải pháp cụ thể để cho phép tiến trình của dự án được tiếp tục
Quản lý rủi ro: PM cần thương lượng và đưa ra các cam kết với khách hàng về lợi ích của đôi bên
Quản lý cost: Mỗi dự án thường có ngân sách và khung thời gian. Quản lý dự án giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru, đúng thời gian và ngân sách. Họ sẽ kiểm soát lộ trình và thúc đẩy tất cả các thành viên trong team làm việc để hoàn thành đúng tiến độ. Phải có plan tăng giảm người hay load/release người một cách phù hợp, đặc biệt tránh để idle resources.
Trước khi trở thành PM bạn có thể trải qua những vị trí nào?
Ở Fsoft nói riêng và các Cty ousoucing nói chung khi trở thành PM thì thường sẽ trải qua...Developer/tester → Solution Architect/Team Leader → Project Manager
Việc trải qua nhiều career path khác nhau giúp ích rất nhiều cho công việc của PM. Hiểu Developer suy nghĩ như thế nào, hiểu công việc của người Solution Architect ra sao…Nó giúp trong việc quản lý team dự án của mình. Trao đổi với các bạn thuận lợi hơn, dễ dàng hơn vì hiểu tâm lý và cách suy nghĩ của mỗi vị trí.
Lời kết
Như vậy, tôi đã chia sẻ cho các bạn một số tố chất và skill cơ bản bạn phải có hoặc phải học thêm để có thể trở thành một PM, dẫn dắt mọi thành viên trong dự án hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ được giao. 
Nhưng cái quan trọng nhất không phải là bạn hoàn thành tốt dự án là đủ, mà là việc bạn có thể dẫn dắt team đi tới đâu, có thể làm tiếp những dự án lớn hơn tới mức độ nào, cũng như các thành viên trong team bạn trưởng thành thế nào. Đấy mới là điều mà bất cứ người dẫn dắt nào cũng nên hướng tới. Rất hy vọng sẽ được các bạn chỉ giáo thêm và đặc biệt là chia sẻ từ thực tế của mọi người

Topic : Những kỹ năng nhìn người và đoán người trong cuộc sống mà bạn có (phần 1)

Anh em save về ,rảnh rang ngồi cafe đọc
Topic : Những kỹ năng nhìn người và đoán người trong cuộc sống mà bạn có (phần 1)
Nguồn : Tiểu Sama

1) Nếu có 1 người nói liên tục không ngừng, bạn không thể nói chen vào nổi, hãy làm rơi một vật gì đó xuống dưới đất (chìa khóa, bút, vv…) bạn khom lưng xuống  nhặt sau đó bắt đầu nói. Như vậy bạn có thể quỷ không biết thần không hay gián đoạn đối phương mà cũng không bị họ phát hiện.

2) Nếu có một người liên tục đến bàn làm việc của bạn làm phiền bạn, bạn tiếp tục trò chuyện với họ, nhưng đồng thời đứng dậy cùng đi về phía bàn làm việc của họ. Trước đây có một ông sếp rất biết chơi cách này. Ông ta sẽ biết cách dắt bạn về bàn làm việc của bạn mà sau đó bạn vẫn thắc mắc là mình đã về bằng cách nào.

3) Một đám đông đang cùng cười, mỗi người sẽ nhìn vào người mà anh ta/cô ta thích.

4) Nếu một người tức giận với bạn mà bạn vẫn giữ được bình tĩnh, họ có thể sẽ càng  tức giận. Nhưng sau đó họ sẽ tự cảm thấy xấu hổ.

5) Trước khi phỏng vấn, hãy đến nơi phỏng vấn sớm một chút, ở bên ngoài nói chuyện với người lạ khoảng 20 phút. Điều này sẽ khiến não bạn cảm thấy quen thuộc với nơi này, khiến bạn tự tin hơn.

6) Nếu bạn đột nhiên nghĩ về sự cố của N năm về trước và cảm giác vô cùng xấu hổ lúc đó, hãy dừng lại và nghĩ về 1 người đã chứng kiến chuyện năm đó. Bạn có nhớ được bất kỳ chuyện xấu hổ nào đã xảy ra với anh ta/cô ta không? Có lẽ là không. Tương tự thôi, sẽ chẳng ai nhớ đến chuyện xấu hổ của bạn N năm về trước đâu.

7) Nếu bạn đang không có động lực để học một kỹ năng nào đó (một loại nhạc cụ hoặc một ngoại ngữ, vv…) hãy tự nói với bản thân rằng bạn sẽ chỉ ngồi xuống và học 5 phút thôi. Đại đa số, bạn sẽ ngồi xuống và không chỉ dùng 5 phút thôi đâu. Và kể cả bạn chỉ ngồi 5 phút đi chăng nữa, thì vẫn tốt hơn là      không làm gì cả.

😎 Người  ta sẽ dùng những tính từ mà bạn miêu tả về người khác áp dụng lên bạn. Hiện tượng này được gọi là "sự chuyển vô thức". Nếu bạn nói một người nào đó rất lương thiện, chân thành, người khác sẽ liên tưởng đến bạn với những đức tính đó. Nếu bạn nói những điều không hay sau lưng ai đó, người khác cũng sẽ liên kết những bình luận tiêu cực này lên bạn.

9) Nếu bạn cảm thấy có ai đó đang nhìn mình, bạn có thể nhìn vào đồng hồ đeo tay của mình hoặc nhìn vào chỗ đeo đồng hồ. Nếu người đó đang nhìn bạn, anh ta/cô ta cũng sẽ vô thức nhìn vào đồng hồ hoặc chỗ cổ tay đeo đồng hồ của mình.

10) Cũng còn một cách khác, bạn có thể ngáp, sau đó xem xem người đó có ngáp hay không. Nếu có, thì đúng là người đó đang quan sát bạn. Bởi ngáp có thể lây nhiễm.

11) Nếu có một người muốn làm bạn mất mặt trước rất nhiều người, hãy đối xử với người đó cực kỳ lịch sự. Điều đó sẽ khiến họ dừng hành động đó lại hoặc khiến họ tự thấy bản thân mình rất ngốc nghếch.

12) Nếu bạn cảm thấy sếp bạn trong cuộc họp sẽ mắng bạn, hãy ngồi gần sếp một chút. Lớn tiếng quát mắng một người ngồi gần mình sẽ khiến sếp cảm thấy rất không thoải mái. Kết quả, lời nói của ông ấy/bà ấy sẽ dịu hơn một chút.

13) Họchoặc ghi nhớ những sự kiện nào đó, cách tốt nhất là giải thích lại cho người khác nghe. Lúc bạn đang giải thích cho người khác, bạn sẽ cố làm cho      sự việc trở nên giản đơn dễ hiểu, khiến cho bạn nhớ được các dữ kiện, thông tin quan trọng nhất cần ghi nhớ.

14) Nếu bạn có căn bệnh hay trì hoãn, nhưng lại có nhiệm vụ cần hoàn thành gấp, trước khi đi ngủ bạn có thể nghĩ một chút về việc này. Như vậy sẽ khiến đại nã của bạn có sự ấn tượng, chuẩn bị trước để đối mặt với chuyện này, và sẽ vạch ra một lộ trình để giải quyết. Đến lúc bạn bắt đầu làm sẽ đơn giản đi rất nhiều.

15) Đây là một thí nghiệm nhỏ thú vị. Khi nói chuyện với một người bất kỳ, hãy chọn ra một từ trong cuộc hội thoại của họ. Khi họ nói đến từ này, bạn gật đầu hoặc làm một động tác tích cực ủng hộ nào đó. Và rồi bạn sẽ phát hiện ra rằng người đó bắt đầu dùng từ đó nhiều hơn.

16) Bạn muốn tỏ ra thân thiện tự tin với người bạn vừa quen? Hãy tập cách ghi nhớ màu đồng tử mắt của họ. Bạn không nhất thiết phải nói điều này với họ. Khi bạn đã quen sử dụng phương pháp này, tần suất bạn và họ giao lưu bằng mắt sẽ tăng lên đồng thời khiến bạn tự tin và thân thiện.

17) Nếu bạn muốn một ai đó thành thật với bạn, nhưng họ lại chỉ nói với bạn một phần câu chuyện, hãy yên lặng và nhìn thằng vào mắt họ một lúc.

18) Nếu bạn cảm thấy hồi hộp lo lắng trước một chuyện gì đó, đừng cắn móng tay hay hút thuốc, hãy thử nhai kẹo cao su. Đại não của chúng ta khá kỳ quặc, nó sẽ tự cảm thấy an toàn khi chúng ta đang ăn thứ gì đó.

19) Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng và việc giao tiếp bằng mắt khiến bạn có áp lực quá lớn, hãy thử nhìn vào giữa hai mắt của đối phương. Điều này cũng khiến bạn trở nên thân thiện tự tin.

20) Trẻ nhỏ không chịu ăn rau? Đừng trực tiếp hỏi chúng có muốn ăn bông cải xanh không (hoặc bất kỳ loại rau nào). Bạn có thể hỏi chúng muốn 3 hay 4 miếng rau  (số lượng do bạn quyết). Như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng đã là người lớn, có thể tự ra quyết định, đồng thời cũng khiến chúng tự nguyện ăn rau.

21) Tâm trạng tụt mood, không vui? Hãy thử giả vờ cười, khiến đại não của bạn nghĩ bạn thực sự đang vui vẻ. Đại não và cơ thể người có sự trao đổi phản hồi. Cuối cùng giả vờ cười và cười thực sự đều có ảnh hưởng tương tự tới mạng lưới  thần kinh. Điều này có nghĩa là giả vờ cười (hoặc bất kỳ cách nào khác để thể hiện sự vui vẻ) đều có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng của mình. (Tất  nhiên, điều này chỉ áp dụng trong trường hợp thi thoảng bạn không vui, còn nếu là trầm cảm thời gian dài, xin đừng giả vờ tỏ ra vui vẻ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.)

22) Chú ý tới bàn chân của mình. Bàn chân cũng là bộ phận thể hiện ngôn ngữ con người. Ví dụ khi bạn tới gần một người, người đó chuyển hướng sang bạn nhưng bàn chân không hướng về phía bạn, có lẽ họ thích ở một mình hơn. Khi bạn đang nói      chuyện với một người, nhưng bàn chân của họ lại hướng ra ngoài, rất có thể là họ muốn rời đi rồi.

23) Có một hiện tượng tâm lý gọi là hiệu ứng Franklin. Cụ thể, khi bạn tìm ai đó giúp mình một chút, sẽ tạo ra tâm lý khiến đối phương thích bạn.Vậy những người đã từng giúp bạn sẽ dễ dàng đồng ý giúp bạn thêm lần nữa, hơn là những người bạn đã từng giúp.

24) Đừng làm người ở giữa. Khi bạn đi phỏng vấn, hãy cố gắng trở thành người phỏng vấn đầu tiên hoặc cuối cùng. Bởi con người đối với đầu và cuối bao giờ cũng nhớ tốt hơn ấn tượng hơn. Những người ở giữa sẽ có xu hướng mơ hồ.

25) Thường xuyên thử nghiệm sự ghi nhớ các đồ vật xung quanh bạn. Nhìn quanh một lượt sau đó nhắm mắt lại tưởng tượng ra những đồ vật ở xung quanh bạn. Mở mắt kiểm tra bạn nhớ được bao nhiêu đồ vật và đã quên thứ gì. Cách này khiến bạn luyện được khả năng ghi nhớ và rèn trí tưởng tượng.

26) Nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó, hãy cố gắng nhìn từ phải sang trái. Bởi vì nếu bạn nhìn từ trái sang phải theo thói quen thông thường, mắt bạn sẽ tự động bỏ qua thứ gì đó. Hướng ngược lại mệt mỏi hơn, nhưng bạn có thể nhận thấy nhiều chi tiết hơn.

27) Nếu bạn hỏi một câu hỏi và hy vọng rằng đối phương có thể đồng ý với bạn, khi bạn nói, hãy khẽ gật đầu. Đây được gọi là hiệu ứng gương trong tâm lý học và nếu bạn gửi tín hiệu tích cực, mọi người có nhiều khả năng đồng ý với bạn.

28) Thông qua việc cùng trải qua những việc khiến gia tăng tốc độ của nhịp tim sẽ khiến đối phương sinh ra cảm giác thích thú với bạn. Rõ ràng, hai bạn vẫn      cần có những điểm chung, cái này bạn có thể từ từ bồi dưỡng. Nếu đối phương vẫn chỉ coi bạn như bạn bè nhưng bạn muốn nhiều hơn thế, bạn có thể thử cùng anh ta cùng vận động, cùng xem phim kinh dị, cùng ngồi tàu lượn siêu tốc,vv… Bởi vì những lúc như vậy tim đối phương đập nhanh, và đại não của họ sẽ gán ghép cái cảm giác mà những trò mạo hiểm mang lại lên bạn, cho rằng đó là do những hành động gần gũi thân mật của hai người mang lại.

29) Nếu bạn  muốn làm cho bất kỳ người nào đó bình tĩnh lại, bạn có thể bày tỏ sự đồng cảm với họ, sau đó từ từ dùng phương pháp nói giảm để miêu tả. Tôi hiểu tại sao bạn lại tức giận. Bạn hoàn toàn có lý do để tức giận. Cái thế giới này thật phiền phức. Họ sẽ nhận được cảm giác được cảm thông mà họ muốn, đồng thời cũng tiếp nhận được sự giảm nhẹ cơn giận và trở nên dần bình tĩnh.

30) Van Gogh từng nói: Nếu có một giọng nói trong đầu nói với bạn: Bạn không thể vẽ. Hãy vẽ bằng mọi cách,và sau đó âm thanh trong não bạn sẽ dần biến mất. Suy nghĩ của bạn sẽ phần lớn ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Nếu bạn nhận ra những suy nghĩ trong đầu, nhưng vẫn hành động, kết quả sẽ bắt đầu thay đổi.
---------------------------------------------

Topic : Những kỹ năng nhìn người và đoán người trong cuộc sống mà bạn có (phần 2)

-Có những người, chỉ khi xảy ra xung đột về lợi ích mới biết rõ nhân phẩm của họ.

-Đừng  thân thiết với một người quá nhanh, duy trì mối quan hệ tốt đẹp bên ngoài, dần dần rồi cũng sẽ phát hiện ra bản chất thật của đối phương.

1) Đừng bao giờ tin vào lời nói của 1 người, hãy nhìn      cách họ hành động. Đó vĩnh viễn là chân lý.

2) Người trẻ tuổi mà có được vị trí cao, thườngrất giỏi ngụy trang, hoặc là đặc biệt có tài, hoặc là đặc biệt tâm cơ, tóm lại chắc chắn không đơn giản như những gì bạn nhìn thấy.

3) Bạn thấy có một số người mở miệng là sát thương người khác bởi họ EQ thấp, nhầm rồi, chỉ là họ không muốn tôn trọng bạn, họ sẽ không làm vậy đối với những người quan trọng với họ.

4) Đi du lịch cùng một người vài ngày có thể nhìn ra được nhân phẩm của họ, đặc biệt là thông qua các chuyện vụn vặt như thanh toán hóa đơn, thu dọn rác, cách đối xử với những người lạ.

5) Những người nóng nảy khó tính thường sinh trưởng trong một gia đình không hạnh phúc, nhưng mặc kệ hoàn cảnh gia đình mà vẫn vui vẻ lạc quan lương thiện, thì rõ ràng tâm lí của họ đủ vững vàng để thoát khỏi sự ảnh hưởng không tốt từ gia đình, người như vậy xứng đáng làm bạn cả đời.

6) Những người con gái không trang điểm thường      không quan tâm những người bên cạnh nghĩ gì về cô ta hoặc là chưa gặp được người mà cô ta thích.

7) Những cô gái xinh đẹp ít nhiều luôn có sự kiêu kỳ và cả giác ưu việt hơn người từ trong cốt cách, cho dù ngụy trang rất tốt. Từ bé đã cảm nhận được vẻ ngoài của bản thân đem đến cho mình nhiều ưu thế, tâm lý sẽ luôn có chút khác biệt.

😎 Tự ti và tự yêu bản thân thường xuất hiện trên cùng 1 người, người có tâm lý vững vàng sẽ hướng bản thân nghiêng về sự tự tin chứ không phảiquẩn quanh ở giữa hai thái cực.

9) Những người ăn nhiều thường không hại người      khác, bởi họ còn đang bận đi tìm đồ ăn, không có tâm trí nghĩ kế hại người.

10) Trình độ học vấn cao không có nghĩa là mức độ tu dưỡng bản thân cao, có lẽ là họ có vài kỹ năng trong thi cử mà thôi.

11) Những người thành tâm hâm mộ những minh tinh, ngôi sao thì thường tính cách rất đơn thuần trong sáng.

12) Người được mệnh danh là vua của các cuộc vui, tính cách thường rất lạc quan vui vẻ.

13) Có hai loại người ưu tú hơn bạn: loại thứ nhất hoàn toàn không giống bạn, loại thứ hai có rất nhiều điểm giống bạn. Sự ngưỡng mộ và đố kỵ của mọi người đối với loại thứ hai vĩnh viễn vượt xa loại thứ nhất.

14) Những người mà được mọi người đều yêu thích, hoặc là tính cách rất tốt, hoặc là sống rất mệt mỏi.

15) Phàm những người làm bất cứ việc gì đều không muốn bỏ sức lực, tam quan (thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan) yếu kém, giảm béo cũng      không dễ thành công, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

Thấy sự vất vả của người khác được đền đáp cảm thấy có tác dụng liền bấm like, thường có lòng biết ơn, sẽ dễ dàng cảm nhận được những niềm vui trong cuộc sống hơn những người bình thường. (đây cũng là dịch từ lời tác giả ra ạ, không phải lời của người dịch)

-----------------------------------

Dịch : Tiểu Sama-Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

KHỞI NGHIỆP SAO ĐỂ KHÔNG CHẾT?

KHỞI NGHIỆP SAO ĐỂ KHÔNG CHẾT?

Em đang kinh doanh một sản phẩm tốt, rất hot, nhu cầu lớn và là xu hướng trong tương lai. Anh tham gia đi?

Sản phẩm gì vậy em?

Sản phẩm của em đây, đây là ống hút gạo. Sản phẩm này ở bên Hàn Quốc đang sử dụng rất phổ biến, ở Việt Nam hiện tại cũng có nhiều quán café sử dụng. Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tuyệt vời quá, sản phẩm này của em có khác biệt gì so với đối thủ và so với ống hút nhựa? Tình hình kinh doanh hiện tại thế nào em?...

Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn toàn không độc hại cho người dùng và chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt trong tương lai. Đặc biệt, ống hút của em nó không bị bung, nở khi sử dụng trong nước trong vòng 30 phút. Tiếc là bên em đã kinh doanh được 6 tháng nhưng hiện tại đang ngưng sản xuất và đang cố gắng bán cho hết hàng tồn kho.

Tại sao vậy? Anh quá bất ngờ về câu trả lời của em.

Triển vọng sản phẩm thì tốt nhưng bọn em gặp hai trở ngại. (1) Quán mua vào ống hút nhựa chỉ khoảng 50 – 60đ/ ống, trong khi ống hút gạo lên tới 500 – 600đ/ ống nên khách không chuyển đổi; (2) Giá thành của bọn em không thể cạnh tranh được với các ông lớn trên thị trường (ở Sa Đéc, Đồng Tháp có một làng nghề rất lớn chuyên sản xuất bột gạo để chế biến thành các sản phẩm khác từ bột gạo với hàng trăm cty, cơ sở, hộ gia đình). Hình như họ đang phá giá để lấy thị trường hay sao ấy!? Bên em giá thành tới 75,000đ/kg (khoảng 260 ống/kg) mà đối thủ bán có 40 – 50,000đ/kg. Mặc dù bên em có nhà xưởng xây trên đất nhà mình, với lại bố của một cổ đông bên em có quan hệ lớn nên xây dựng cũng rẻ và không cần…

Vấn đề thứ nhất đúng là rất khó vì các quán họ kinh doanh vì lợi nhuận. Ví dụ mỗi ngày quán sử dụng 1,000 ống hút thì mỗi tháng hết 1,5tr tiền ống hút nhựa. Nhưng nếu bây giờ chuyển qua ống hút gạo sẽ tốn 15tr. Chênh lệch tới 13,5tr – số tiền này có thể tương đương với tiền thuê mặt bằng hoặc tiền nuôi 2-3 nhân viên. Như vậy quán sẽ mất lợi thế cạnh tranh, khó mở rộng quy mô, thậm chí phá sản. Phải nghĩ cách nào đó để việc sử dụng ống hút nhựa không đội chi phí quá nhiều, cỡ 1 – 2 tr trở lại thì may ra họ mới chuyển đổi, coi như là hành động vì cộng đồng.

Vấn đề thứ 2, anh không nghĩ là họ bán phá giá vì hai lý do (1) các tiểu thương, cơ sở trong làng nghề họ chỉ nghĩ đơn giản là sản xuất và bán để kiếm lời, đơn nào lời đơn đó chứ họ không nghĩ xa đến mức ''chịu lỗ'' hiện tại để kiếm lời trong tương lai; (2) Nếu họ là doanh nghiệp có tầm chiến lược thì với quy mô doanh thu mấy chục tỷ/ năm cũng chưa dám ''bán lỗ'' để lấy thị trường. Bán lỗ để lấy thị trường chỉ dành cho những ông lớn có nền tảng và tham vọng lớn kiểu như Cocacola, Pepsi, Unilever… Anh không tin làng nghề mà lại có doanh nghiệp có tầm nhìn xa đến vậy.

Bây giờ em thử nghĩ xem có cách nào để giảm giá thành không?

Bọn em đã họp rất nhiều rồi, bạn quản lý sản xuất cũng là một cổ đông. Bạn ấy nói không thể nào giảm được giá thành.

Giá bột giờ em đang mua vào bao nhiêu tiền/ kg?

15,000đ/kg anh ah.

Cái gì? Giá nguyên liệu 15,000đ/kg mà bọn em cho ra sản phẩm tới 75,000đ/kg? Em nói thật hay đùa? Bọn em thần thánh quá, giá thành sản phẩm gấp 5 lần giá nguyên liệu. Như vậy bọn em không chết mới lạ. Em thử tìm hiểu các ngành khác cũng sản xuất ở công đoạn cuối như em xem chi phí sản xuất chiếm bao nhiêu % so với nguyên liệu? (chi phí sản xuất gồm tiền nhân công, điện nước, kho xưởng, khấu hao, phế phẩm), anh dám chắc nó chỉ 10-30%. Lĩnh vực của em coi như đặc thù, anh chấp em luôn 40%. Tức là 15,000*1.4 = 21,000đ/kg (tương đương 80 đồng/ống). Như vậy đối thủ của em bán 40 – 50,000đ/kg không phải là bán lỗ để lấy thị trường đâu, họ đang bán siêu lợi nhuận đấy. Em thử hỏi cái áo em đang mặc tiền vải là 100,000đ + chi phí sản xuất như của em 500,000đ nữa sẽ ra giá thành sản phẩm là 600,000đ. Vậy giá bán của cái áo đó là bao nhiêu?

Tiền nhân công, điện nước, khấu hao, phế phẩm cơ bản chỗ nào cũng giống nhau. Bên em có lợi thế ở chỗ nhà xưởng đáng lẽ ra phải rẻ hơn nữa mới đúng. Vì vậy để tồn tại và phát triển, việc ưu tiên của bọn em bây giờ là cắt giảm chi phí. Từ ngày mai trước khi họp em mua tặng cho 4 người 4 cái kéo thật to. Nội dung chỉ tập trung vào CẮT, CẮT VÀ CẮT.

Có một số phương pháp để cắt giảm chi phí dễ làm ngay như sau:

(1) Ông quản lý hiện tại nếu cứ nói ''Không thể'' thỉ bảo ông ấy nghỉ đi hoặc cho ngồi qua một bên

(2) Làm việc với đơn vị bán máy ký hợp đồng về vận hành, cầm tay chỉ việc và trả một khoản phí khi ra sản phẩm đạt số lượng và chất lượng. Tốt nhất là thương lượng với họ trả theo đầu sản phẩm. Ví dụ mỗi sản phẩm làm ra họ được hưởng 10 đồng.

(3) Thứ 7, Chủ nhật các cổ đông tranh thủ làm công nhân sản xuất hàng để bán cả tuần. Việc làm này là để nắm bắt, cải tiến công việc và khỏi phải trả lương công nhân.

Với những biện pháp này khả năng cao mình sẽ kéo giá thành về cỡ 20,000đ/kg (tương đương 80đ/ ống). Với giá này khả năng cao các chủ quán sẽ chấp nhận, mặc dù giá vẫn còn hơi cao.

Tiếp theo, em đựng mỗi 60 ống/ hộp này để làm gì? Nó có mang lại giá trị cho khách hàng không? Giá cho 1 hộp này bao nhiêu tiền?

Hộp này để đựng sản phẩm nhìn cho đẹp, nó không có tác dụng gì cho khách hàng, cỡ 3,000đ/ hộp (tương đương 50đ/ ống)

Vậy thì em hãy bỏ cái hộp này đi, đóng vào thùng nhựa hoặc thùng xốp cỡ 5 – 10kg/ thùng, cứ đi giao đơn này thì lấy thùng của đơn trước. Hộp phải đảm bảo kín, mỗi lần mở ra lấy rồi đậy lại vẫn đảm bảo sạch sẽ. Các quán đã có hộp đựng uống hút sẵn nên họ không cần cái hộp của em. Như vậy em sẽ tiết kiệm được thêm 50đ/ ống, giá thành giảm còn 30đ/ ống

Từ khoảng 300đ/ ống về 30đ/ ống tại sao không? Với giá này em muốn bán 50 đồng, 70 đồng hay 100 đồng đều siêu lợi nhuận và bán được cho số đông nhiều người. Hãy cố gắng suy nghĩ và làm hết mình, không gì là không thể. 

Mình không giỏi, thậm chí ko biết gì về sản xuất. Nhưng qua buổi cafe đã thay đổi toàn diện cho bạn để tránh nguy cơ trốn nợ.

Câu chuyện hơi dài vì có nhiều vấn đề. Cảm ơn bạn đã đọc

Wednesday, 13 November 2019

Đạo - cái nhìn của một người Nga

Có rất nhiều người nói về Đạo trong võ thuật hay trong nhiều thứ nhảm nhí khác như một sự mơ hồ, hay một cách hiểu rất ấu trĩ về đạo đức hàng ngày như kính thầy yêu bạn, thờ mẹ phụng cha ... Đó là cái Lễ, chứ không phải là Đạo.

Viết về Đạo cho bọn em chã thì rất dài và mất thời gian, tôi xin giới thiệu bài viết của Oleg Khodko, một đồng nghiệp lập trình cùng công ty của tôi thời 2007 ở Boston, Massachusetts. Thời đó Oleg còn là một vận động viên đai đen một đẳng Tang Soo Do (Đường Thủ Đạo), một nhánh tách ra từ Hwarang Do (Hoa Lang Đạo) của Hàn Quốc. Nhánh kia là Taekwon Do.

Võ đường Tang Soo Do mà Oleg theo tập là một trong những võ đường có kỷ luật nhất ở vùng New England. Từ đai đen trở lên, mỗi lần thi lên đẳng, vận động viên phải viết một bài luận về nhận thức võ thuật và trải qua ba ngày thi thể lực, quyền cước, giao đấu ở một  trại huấn luyện riêng biệt ở ngoại thành, mới được xét duyệt lên đai.

 

Đây là bài viết của Oleg để thi từ đai đen nhất đẳng lên nhị đẳng Đường Thủ Đạo. 

Hiện giờ Oleg đã mang huyền đai đệ tam đẳng. Anh đã nhiều lần đoạt giải Vô địch Tang Soo Do New England (13 bang miền Đông nước Mỹ). Mấy lần gần nhất có thể xem tại đây:
Grand Champion 2011
Grand Champion 2012
Grand Champion 2014

Hồi tôi còn ở Boston, Oleg có vô địch 2007, 2008, 2009, nhưng không tìm thấy link.
Cả 2013 và 2015 cũng không thấy link.

 

 

This essay is dedicated to my mentors –

Master Klacko, Linh Chau and all people around me

helping, teaching and guiding me in this world. 

Tang Soo Tao

Taoism. The word "Taoism" refers to a Chinese philosophy based on the teachings of Lao Tzu (c. 6th-4th century B.C.) and Chuang Tzu (c. 399-295 B.C.). The central theme of Taoism has to do with harmony with the "natural flow" of the universe. Letting nature take its course is believed to be the key to happiness and fulfillment. Taoists therefore say that life should be approached with the goal of "taking no action that is contrary to Nature."

Wing-Tsit Chan, "A Source Book in Chinese Philosophy"

 

Tao

There are many way of self-development. Some can reach it by yoga, some by calligraphy others by painting. Martial Art and Tang Soo Do in particular is a great way to learn about yourself, about people, the world around you and your place in this world.

Many Martial Arts carrying in the name the word Tao: Tang Soo Do, Karate-Do, Aiki-Do. The last word "Do" in the name is another way to pronounce Tao - "the way". There are many ways to say it and many more understandings of it. Mostly interpretations and descriptions of Tao are portraying attributes of it and that's why Lao Tzu - a philosopher of ancient China when described Tao in 6th century BC, started his book with those two lines:

The Tao that can be spoken is not the eternal Tao

The name that can be named is not the eternal name…

 

For long time Tao for me was just another foreign philosophical concept. Later I took external and simplistic interpretation of it, when "The Way" symbolized for me the path of development like the line on the map. Just recently Tao was given to me in very plain way, to which I can closely relate my personal experience and values.

I believe it is hard to understand Tao because people like to put "Tao" on pedestal and worship it, surrounding by scientific, mystical or religious rituals and explanation, when Tao is a very simple thing which is around us, like water and which we using in everyday's life unconsciously.

Second problem that Tao is like Déjà vu – you will understand or recognize it only when you will stumble upon, not before. Words can say as much, but the person will not understand the meaning of it until his inner world and development can match those ideas. Therefore in search of Tao the one shouldn't look for the words and interpretations, but rather feeling and meaning of it. For example, there is a punch technique, which can be described as fast extension of the hand closed into a fist. But what makes it a punch is a meaning, coordinated work of muscles and joints and most importantly spirit behind of it. There are a lot of articles how to make a great punch technique, but only with hard work and with time, and better if with good mentor, the practitioner who is looking for perfection will understand the guidance of the words when he will feel it inside, or get closer to that level.

Tao can be recognized as "The Right Way" and as a Flow in the same time. We all use Tao everyday in our life without referring to it as a Tao. When we dancing and feel like we are connected with partner, with music and we are going with flow – it is a Tao. When we enjoying a beautiful picture – it is a Tao. In Martial Art when we practicing technique thousands times and suddenly it clicks in and it "Feels Right" – this is a Tao. When we are in connection with the Tao it feel effortless, easy and "how it is supposed to be". And after that we can realize how much unnecessary struggle and effort we trying to put in our everyday's life.

Mind

The Master observes the world

but trusts his inner vision.

He allows things to come and go.

His heart is open as the sky.

The enlightenment can be seen as an attempt to connect with the Tao. The difficulty is that we can connect to the Tao only with our unconscious mind, or Back Brain, but understand, recognize and analyze this event with front lobe, or Conscious Mind. Back Brain cannot connect directly to reality, but only through the Conscious Mind, which process and analyze signals from the receptors; it controls and approves most of the signals from the Back Brain. Our body is a precious instrument which connects our mind to the real world, but our Conscious Mind doesn't know how to use it effectively, how to listen to it and how to control it. When we can achieve this, we will have undistorted view and concepts; we can better understand and may be find our place in this world and harmoniously connect Tao to reality through ourselves.

Conscious Mind has embedded-in filters to grade and judge the process. Some those filters have been given to us from the birth and other filters and concepts we are assume through our life. Those filters are important tools to establish safety, efficiency and perfection of the action, and suppose to be used for our benefits, but other filters, like acquired fear of failure, or fear of injury can stop the progress. Those filters interfere with reality and creating distorted signals based on which we create and operate new concepts. When we've been told to use imagination we trying to break those bad filters which holding us down. When we can't break the board, those filters hold our motion. When we trying to visualize high jump, we actually jump higher, when we picture ourselves doing perfect technique, our technique getting better, when we feel the board is broken, it is broken even before we start move.

The most of the work to find the Way happens on the border between Conscious Mind and BB and it is possible to reach this state through only inner meditation, like Zen practices. The problem with this approach that you can easily fell to the state of delusions and convince yourself you are going in the right direction. To avoid wrong path you need to project your inner development outside and check it with reality. For example you can convince yourself that you have perfect technique and power, with which you can break thirty boards easily. The attempt to break real thirty boards will correct your filters and readjust your path, keeping you from chasing the mirages. Zen masters usually practice some external activities such as calligraphy or tea ceremony (chado –"the way of tea") to keep in touch with reality. It is possible to develop unconsciously, like kids when they learn moves they don't think about it, just follow the instructor. With this approach the person relying on his feelings to progress, or brain unconsciously will try to adjust the motion and postures trying to match the teacher. When this approach is obviously working and can get the person to the good level, the greater level can be achieved using conscious mind, which analyzes motions, names them, creates and organize those concepts. Having concepts will allow practitioner to understand and control improvement of that particular technique, look and apply those concepts in other techniques. Those concepts will help to improve practitioner and to develop and improve methodologies and methods teaching others students. It is very powerful tool and instrument, but concepts are not suppose to be fixed – just merely helpers to get to the next level and meant to be temporary support for the current stage. We have to open our mind to get to the next level - we need to overcome the static concepts which we already learned and which became roadblocks in our development holding from moving forward and into the right direction. In other words: every time you doing something – do it better or do it differently. It is painful and hard process to break familiar concepts and step out of comfort zone of it, but once you make it, you getting one step close to the real Tao and have a little less distortion in your views and operations.

Another practical side of the process when our Conscious Mind approves nervous signals from the Back Brain before process it to your muscles. Experiment on the correlation between electrical activity of the brain and movement (lifting a finger for example), reveals that the electrical activity precedes the movement by 200 milliseconds. It is proposed that the process of initiating a voluntary action occurs in a Back Brain, but that just before the action is taken, consciousness is recruited to approve or veto the action. In the 200 milliseconds before a finger is lifted, consciousness determines whether it moves or not. With state of "Empty Mind" we are moving our Conscious Mind from the way of the process to be less Controller and more an Observer. In that continues process when we consciously readjust our filters and concepts of Conscious Mind and teach back brain to get close and close to the real Tao.

Progress and Life

Legend says that Martial Arts was brought to Shaolin by Bodhidharma in 6th century AD and was given as an additional tool for self development. Practicing Martial Art as part of self development will allow practitioner to look deeper into himself, into the purpose of practicing and will set him to search for beauty and harmony of the one. Combat application and incredible amazing things, like breaking the boards, crazy kicks and ability to take down any opponents comes rather as compliments to your development – like flowers along the road. If practitioner goes with Tao, those great things will happen to him, but he would not seek for those things purposely. When student looking at Martial Art as a ultimate weapon, it will limit him to see the external side of it, and student would not be able to progress and realize it's and his true power. In true masters we can see the calmness, humility, harmony, beauty and unbelievable power behind of them. For great Martial Artist who puts warrior at front of spirituality, we can admire his skills, but it would not make him a true master, neither brings happiness for him. This will set up such practitioner on the path to prove himself, his abilities, and his superiority to everyone else constantly draining him down and eventually he will lose to the better artist.

If we will look at Martial Art as self-development system, we can see the structure embedded into development of the student. When we start studying Martial Art we trying to follow the instructor unconsciously and operate with big bulky concepts given to us and which easy to understand. By the level of red belt we start to create own concepts and more consciously analyze our practice. When student reaches black belt he is required to teach other students and through that process can better formulate his own concepts, scrutinize and review his techniques and approach for training. Through that process student will better understand himself and the world around him, will force to have his mind open and to constantly have contact with reality. Student will have better feel of the "right" thing inside of him and outside in regular life.

Having better understating of the flow the person can reach the goals without efforts, and goals will be real ones which bring person the happiness and harmony. There are lot of example when people stretching to reach the goal, but when they get there they realize that it does not bring them happiness and chasing after other mirages trying to find it there. With Tao practitioner feels what is right and what is wrong, when to react, how much force and where to apply that force, would it be sparring, conversation, business meeting or choosing the career path.

Tang Soo Tao can help you find your way to feel and do what it is right, to enjoy and appreciate the life to the harmony, happiness and fulfillment.