Search This Blog
Friday, 28 October 2016
Online Marketing biết đến đâu là vừa?
Online Marketing biết đến đâu là vừa?
TỐT NHẤT LÀ BIẾT HẾT!
Đọc đến hết bài này là bạn sẽ biết cách để BIẾT HẾT về online marketing. Ngay và luôn!
Online Markering là từ thông dụng nhất hay dùng thay cho "tiếp thị trực tuyến". Ngoài ra chúng ta còn dùng Internet Marketing, Digital Marketing v.v... Mỗi từ đều có sự quyến rũ và sang chảnh riêng của nó.
Đầu tiên, để cho dễ hiểu, chúng ta cứ xem cái gì ngày xưa chỉ tiếp thị offline, nay mang lên online, thì gọi là Online Marketing.
- Ngày xưa nhét tờ rơi quảng cáo vào hộp thư, ngày nay gửi email marketing.
- Ngày xưa treo bandroll quảng cáo trên những phố đông người qua lại, ngày nay treo banner trên những website có nhiều người tới lui.
- Ngày Nay dùng SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) để kéo khách vô cửa hàng của mình, ngày Xưa... chặn xe khách lại, nắm tay kéo vô cửa hàng :D
Tới đây thì bạn đã biết gần hết về Online Marketing. Cứ marketing mang lên trực tuyến thì gọi là Online Marketing, marketing dùng đến kỹ thuật số thì gọi là Digital Marketing. Còn marketing dùng qua Internet, thì có quyền gọi là Internet Marketing.
Group của chúng ta là Quản trị và Khởi nghiệp. Nếu không phải chúng ta quản trị và khởi nghiệp trong nghề chuyên làm marketing thì biết về Online Marketing đến đâu là vừa?
Online Marketing nói riêng và marketing nói chung là để bán hàng.
- Nếu là Chủ doanh nghiệp / CEO (đứng ở vai trò người Quản trị) thì chúng ta cần biết Online Marketing ở mức độ để hiểu và quản lý công việc của Sales và Marketing; và quản lý Agency (nhà cung cấp dịch vụ Online Marketing).
- Nếu là nhà kinh doanh khởi nghiệp / start-up (đứng ở vai trò người Khởi nghiệp), hoặc đơn giản là người đang kinh doanh, chúng ta cần biết Online Marketing như là công cụ hiệu quả để giúp chúng ta bán hàng (và bán cả... doanh nghiệp! Start-Up mà ;) )
- Nếu là sinh viên, điều đầu tiên cần biết là mình định làm gì sau này. Bạn sẽ mở doanh nghiệp riêng (start-up)? Hay làm nhân viên kinh doanh (salesman)? Hay làm nhà quản lý (CEO)? Hoặc bạn đang chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp?
Rất nhiều bạn trẻ đang chuẩn bị để gánh vác và điều hành doanh nghiệp của gia đình sau khi học xong. Điều này là bình thường và ngày càng phổ biến chứ không phải tôi chém gió hay định mỉa mai các bạn trẻ là chủ doanh nghiệp đâu nhé. Hoàn toàn không! :)
Vậy làm sao để biết hết, khi mà Online Marketing liên tục thay đổi và cập nhật mỗi ngày. Có cả ti tỉ thứ được gọi là Online Marketing và cái nào cũng hay, cái nào cũng có vẻ hấp dẫn. Cái nào cũng có vẻ như chúng ta đã "biết hết" nhưng đụng vào thực tế thì "hết biết".
Có một số thứ chúng ta có thể Biết Hết nếu quyết tâm và chịu khó.
- Biết Hết đối thủ cạnh tranh online của mình. Google có một tính năng là hễ khi nào có ai đó tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh với bạn, Google lập tức "méc" hay "tâu" với bạn. Tất tần tật - Ngay và luôn!
- Biết Hết đối thủ của bạn làm gì trên kênh Online Makreting. Đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm Online Marketing thì phải "show hàng", phải "post bản full không che". Bạn chỉ việc chịu khó quan sát và học hỏi. Nếu mình không viết được content hay như Tony Buổi sáng để dụ khách hàng để lại email thì hãy làm như Tony Buổi tối: cứ đến tối lại vào Facebook của đối thủ copy lại email của khách hàng tiềm năng, số điện thoại và Facebook ID của khách. Nhiêu đó cũng đã đủ để bán hàng lai rai ;)
- Biết Hết bạn bè, người quen quanh ta, ai là người có thể giúp ta về một mảng nhất định trong Online Marketing. Điều này đang trở nên dễ hơn bao giờ hết nhờ mạng xã hội. Ai trong chúng ta cũng đã từng post lên Facebook "Cả nhà ơi, ai biết cho mình hỏi..." và gần như ngay lập tức (nếu-chúng-ta-ăn-ở-tử-tế) luôn có người trả lời hoặc comment, tag tên cho chúng ta biết ai là người có câu trả lời. Ví dụ: nếu muốn làm marketing kiểu "chạy Ads - ra đơn" - tiền vô như nước, hãy đến gặp chuyên gia T.H. Nếu muốn làm thương hiệu một cách duyên dáng mà nhẹ nhàng để cất cánh trong 10 bước, hãy hỏi chuyên gia D.T.V. Nếu muốn làm thương hiệu đẳng cấp, vượt trội, chuyên gia N.D.S sẽ có câu trả lời cho bạn. Còn nếu muốn học sales marketing từ nội công tâm pháp, với Tâm Mở - Thức Trống, thì hãy follow "người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy" ngay trong BQT của Group này :P
Tóm lại, để "biết hết" về Online Marketing, cho dù ở mức độ nào, level nào, bạn hãy "biết hết" những ai và những nơi có thể cho bạn câu trả lời. Đó có thể là Google Search, có thể là một Group chuyên về Digital Marketing, có thể là những members ngay trong Group này. Thường thấy nhất là bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở một chuyên gia hay một Agency làm tiếp thị quảng cáo. Và trong ngành này, rất nhiều khi bạn, chứ không phải ai khác, là người đầu tiên trên thế giới tìm ra giải pháp Online Marketing hiệu qủa nhất cho chính doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn luôn có thể Biết Hết để tìm ra giải pháp Online Marketing hiệu quả nhất cho mình :)
--
Nguyễn Thăng Long
Marketer
Admin Cộng đồng DigiMarkVN
Wednesday, 26 October 2016
7 SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI SANG NHƯỢNG CÔNG VIỆC KINH DOANH
7 SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI SANG NHƯỢNG CÔNG VIỆC KINH DOANH
(Bài viết phục vụ cả người đang đi tìm mua lẫn rao bán công việc kinh doanh hoặc kêu gọi đầu tư)
Ở các bài trước (xem list phía dưới), tôi đã thảo luận về các việc cần làm, các câu hỏi cần trả lời trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Nhiều người đọc xong bảo, đấy là dành cho mấy chú tép riu đang loay hoay vượt khó, chứ mình trong tay đã có mớ bạc (hoặc cày cuốc tích cóp được, hoặc bố mẹ để lại cho, thâm chí hoặc mới đi vay về) thì mọi việc đơn giản hơn.
Quan điểm "không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào núi và lấp biển, không làm được thì thuê" không phải là hiếm. Thế nhưng đừng tưởng “có tiền mua tiên cũng được“. Bởi việc mua không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng, và nếu không cẩn trọng thì rất có thể bạn sẽ mua phải cái mà ông bà vẫn hay gọi là …của nợ!
Người xưa có câu “mua nhầm nhưng bán không sai” để nói về tình trạng bất đối xứng về thông tin (asymmetrical information) giữa người mua và người bán. Trong khi người bán luôn biết rõ mình đang bán cái gì thì trách nhiệm của người mua là phải tìm cho bằng được thông tin tương xứng với thông tin của người bán về cái định mua.
Để giúp những người đang quan tâm đến việc mua business có thêm kiến thức nhằm tránh “mua nhầm” (và cũng để giúp người bán, hay kêu gọi đầu tư, chuẩn bị thông tin để việc sang nhượng được thuận lợi, suôn sẻ, đôi bên đều vui vẻ), bài viết giới đây giới thiệu 7 lỗi thường gặp nhất khi mua business, tổng hợp từ trải nghiệm thực tế làm việc với các khách hàng của bản thân.
1. Mua nhầm công việc kinh doanh không phù hợp
Trước khi tìm mua business thì hãy tự trả lời câu hỏi bản thân bạn mong muốn và phù hợp kinh doanh trong lĩnh vực nào và VÌ SAO lại như vậy. Đừng nghĩ rằng người khác mở nhà hàng thành công thì mình cũng có thể làm tương tự.
Bất kể là bạn mua ‘business’ để tự điều hành hay thuê giám đốc điều hành thì bạn vẫn cần phải mua một business phù hợp với kỹ năng, kiến thức, đam mê và cả tính cách của bạn.
Ngay cả việc mua franchise business (kinh doanh nhượng quyền) – thương hiệu đã “thành danh”, chỉ cần bỏ tiền là được người nhượng (franchisor) thiết lập, đào tạo và trợ giúp toàn bộ để hệ thống sẵn sàng vận hành và đẻ ra tiền, thì việc lựa chọn loại hình phù hợp vẫn hết sức quan trọng. Có người sẽ phù hợp với franchise về nhà hàng, cà phê, nhưng có người lại phù hợp với franchise về cắt cỏ (lawn-mowing) chẳng hạn.
2. Căng sức quá mức về mặt tài chính
Một trong những sai lầm thường thấy ở những người đi mua business là lâm vào hoàn cảnh nợ nần quá sức. Nếu chưa tích lũy đủ tài chính, bạn không nên quá phụ thuộc vào các khoản vay để mua business. Hãy chờ cho đến khi có đủ tiền hoặc nếu không hãy gọi thêm cộng sự.
Một khi đã ‘tất tay’ để mua business mà không có một khoản tiền dự phòng cho những chi phí phát sinh, bạn sẽ hết sức khó khăn trong việc vận hành thành công business đó. Nên nhớ, trong giai đoạn đầu của kinh doanh, bạn cần nhiều tiền hơn bạn tưởng.
Quy tắc bất thành văn: Hãy chuẩn bị đủ tiền để có thể chịu cảnh không có thu nhập, thậm chí chịu lỗ tối thiểu 6 tháng-1 năm.
3. Không biết tại sao business đó được bán
Chủ của business có thể nói với bạn đơn giản là vì họ đã đến lúc muốn về hưu để nghỉ ngơi hay gia đình họ có vấn đề nên không thể toàn tâm toàn ý tập trung cho công việc kinh doanh nữa. Tuy nhiên, sự thực có thể là họ đã biết mảnh đất ở phía đối diện đã được một đối thủ cạnh tranh đáng gờm mua hay hội đồng thành phố đang dự kiến siết chặt lĩnh vực kinh doanh này trên địa bàn.
Việc tìm hiểu được lý do tại sao business được rao bán (đặc biệt là các business có vẻ đang kinh doanh thuận lợi) và môi trường kinh doanh xung quanh sẽ ra sao khi bạn tiếp nhận business sẽ giúp bạn nắm được ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để có quyết định sáng suốt.
4. Không khảo sát, nghiên cứu kỹ về business định mua
Sau khi đã tìm hiểu được lý do vì sao business được rao bán, ‘due diligence’ là bước quan trọng tiếp theo trước khi đàm phán việc mua bán. Đừng nghĩ rằng một business trông có vẻ thành công (đông khách), thậm chí sổ sách kế toán cho thấy có lợi nhuận, là nó không có vấn đề.
Bạn cần phải trả lời cho bằng được business định mua chính xác đang sở hữu gì (own), đang vay mượn gì (borrow), đang thuê mướn gì (lease) và đang nợ gì (owe). Bởi bạn không muốn sau khi đã thành chủ nó thì bị một đống hóa đơn (bills), công nợ (unpaid vendors), tiền thuê mặt bằng đến hạn (due rent) và các chi phí ‘outgoing’ khác như phí hội đồng thành phố (council rate) hay tiền điện nước (electricity and water bills) đổ vào đầu.
5. Không lập kế hoạch kinh doanh
Nghe có vẻ không cần thiết, nhưng ngay cả khi bạn mua một business đang hoạt động tốt và đang có doanh thu, bạn vẫn cần lập Kế hoạch kinh doanh. Bởi sau khi mua business đó, bạn trở thành thuyền trưởng, và bạn cần có một “bản đồ” để lèo lái con thuyền kinh doanh của mình.
Do vậy, trước khi lao mình vào một business, ngoài việc nghiên cứu về nó như đã nói ở trên, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh như thể bạn đã là chủ của nó. Hãy nghiên cứu thị trường địa phương (local market), tìm hiểu về ngành (industry) bạn đang tính tham gia.
Kể cả trong trường hợp mua nhượng quyền, ‘franchisor’ và cả những ‘franchisees’ khác thường có thể nói với bạn rất nhiều về tình hình thị trường sở tại, tình hình thị trường trong nước cũng như những xu hướng tốt đẹp trong ngành. Đừng chỉ lắng nghe họ.
Bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia, đặc biệt là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Hoặc tối thiểu phải lên mạng internet để tự tìm và đọc. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận. Và với các thông tin có được, hãy lập một bản Kế hoạch kinh doanh (xem bài phía dưới).
Nếu với bản Kế hoạch Kinh doanh có được, bạn không thấy thật sự ấn tượng với kết quả dự kiến, hãy đừng mua business đó!
6. Không biết giá trị thật của business
Trước khi ngã giá, bạn cần phải thực hiện phân tích tài chính chi tiết để xác định được mức giá phù hợp cần phải trả cho business định mua. Các thông tin cần có được từ người bán gồm: Báo cáo lãi lỗ (Profit & Loss Statements), Bản cân đối kế toán (Balance Sheets), Các tài sản chủ yếu (Key Assets), Các khoản nợ thực tế và dự phòng (Contigent & Actual Liabilities) và Báo cáo dòng tiền (Cashflow Statements).
Bên cạnh đó, việc thực hiện một báo cáo so sánh đối chuẩn (business benchmarking) cũng rất cần thiết, bởi nó sẽ cho bạn biết tương quan của business định mua với các business trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi phân tích, so sánh, trong một số trường hợp, bạn có thể thấy mua lại business chưa hẳn đã hiệu quả bằng xây dựng một business mới ngay từ đầu.
7. Không đàm phán được một bản hợp đồng mua bán chi tiết
Không giống như mua nhà, với business, bạn cần phải đàm phán từng chi tiết về việc chuyển giao. Bạn phải hết sức chi li và cụ thể đối với mọi việc, từ các vấn đề liên quan đến cửa tiệm (property), hợp đồng thuê mướn (lease contract), tài sản (assets), hàng tồn kho (stock), các hóa đơn đến hạn (outstanding bills) cho đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ (intellectual property) như trademarks, website (tiền miền – domain, hệ thống quản trị nội dung CMS) và các trang truyền thông xã hội của business (social media như Facebook, Youtube, Twitter).
Trong hợp đồng mua bán, bạn cần quy định chi tiết ai chịu trách nhiệm lĩnh vực nào và thời điểm chính xác cũng như cách thức mà các trách nhiệm này sẽ được chuyển từ người bán sang người mua.
Tôi đã từng gặp không ít khách hàng sau khi mua business nhưng không biết logo của mình đã được đăng ký bảo hộ hay chưa, hay hoàn toàn không có khái niệm gì về website của business (thậm chí không biết công ty nào đang quản lý tên miền và cơ sở dữ liệu của website).
Chúc các bạn có những quyết định đầu tư sáng suốt! Và rất vui nếu được trao đổi thêm cùng các bạn về chủ đề này.
Nguyễn Anh Tuấn, VBiz Promo CEO.
Mời các bạn đọc thêm các bài khác đã chia sẻ trên Group QT&KN:
1. Bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp?
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1838302436388796/
2. 7 câu hỏi cần trả lời trước khi lập kế hoạch kinh doanh:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1830810557137984/
3. Nghiên cứu thị trường cho người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1835075693378137/
4. 'Value proposition' là gì?
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1827656490786724/
5. Những nội dung cơ bản của Kế hoạch Kinh doanh:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1841996232686083/
(Bài viết phục vụ cả người đang đi tìm mua lẫn rao bán công việc kinh doanh hoặc kêu gọi đầu tư)
Ở các bài trước (xem list phía dưới), tôi đã thảo luận về các việc cần làm, các câu hỏi cần trả lời trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Nhiều người đọc xong bảo, đấy là dành cho mấy chú tép riu đang loay hoay vượt khó, chứ mình trong tay đã có mớ bạc (hoặc cày cuốc tích cóp được, hoặc bố mẹ để lại cho, thâm chí hoặc mới đi vay về) thì mọi việc đơn giản hơn.
Quan điểm "không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào núi và lấp biển, không làm được thì thuê" không phải là hiếm. Thế nhưng đừng tưởng “có tiền mua tiên cũng được“. Bởi việc mua không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng, và nếu không cẩn trọng thì rất có thể bạn sẽ mua phải cái mà ông bà vẫn hay gọi là …của nợ!
Người xưa có câu “mua nhầm nhưng bán không sai” để nói về tình trạng bất đối xứng về thông tin (asymmetrical information) giữa người mua và người bán. Trong khi người bán luôn biết rõ mình đang bán cái gì thì trách nhiệm của người mua là phải tìm cho bằng được thông tin tương xứng với thông tin của người bán về cái định mua.
Để giúp những người đang quan tâm đến việc mua business có thêm kiến thức nhằm tránh “mua nhầm” (và cũng để giúp người bán, hay kêu gọi đầu tư, chuẩn bị thông tin để việc sang nhượng được thuận lợi, suôn sẻ, đôi bên đều vui vẻ), bài viết giới đây giới thiệu 7 lỗi thường gặp nhất khi mua business, tổng hợp từ trải nghiệm thực tế làm việc với các khách hàng của bản thân.
1. Mua nhầm công việc kinh doanh không phù hợp
Trước khi tìm mua business thì hãy tự trả lời câu hỏi bản thân bạn mong muốn và phù hợp kinh doanh trong lĩnh vực nào và VÌ SAO lại như vậy. Đừng nghĩ rằng người khác mở nhà hàng thành công thì mình cũng có thể làm tương tự.
Bất kể là bạn mua ‘business’ để tự điều hành hay thuê giám đốc điều hành thì bạn vẫn cần phải mua một business phù hợp với kỹ năng, kiến thức, đam mê và cả tính cách của bạn.
Ngay cả việc mua franchise business (kinh doanh nhượng quyền) – thương hiệu đã “thành danh”, chỉ cần bỏ tiền là được người nhượng (franchisor) thiết lập, đào tạo và trợ giúp toàn bộ để hệ thống sẵn sàng vận hành và đẻ ra tiền, thì việc lựa chọn loại hình phù hợp vẫn hết sức quan trọng. Có người sẽ phù hợp với franchise về nhà hàng, cà phê, nhưng có người lại phù hợp với franchise về cắt cỏ (lawn-mowing) chẳng hạn.
2. Căng sức quá mức về mặt tài chính
Một trong những sai lầm thường thấy ở những người đi mua business là lâm vào hoàn cảnh nợ nần quá sức. Nếu chưa tích lũy đủ tài chính, bạn không nên quá phụ thuộc vào các khoản vay để mua business. Hãy chờ cho đến khi có đủ tiền hoặc nếu không hãy gọi thêm cộng sự.
Một khi đã ‘tất tay’ để mua business mà không có một khoản tiền dự phòng cho những chi phí phát sinh, bạn sẽ hết sức khó khăn trong việc vận hành thành công business đó. Nên nhớ, trong giai đoạn đầu của kinh doanh, bạn cần nhiều tiền hơn bạn tưởng.
Quy tắc bất thành văn: Hãy chuẩn bị đủ tiền để có thể chịu cảnh không có thu nhập, thậm chí chịu lỗ tối thiểu 6 tháng-1 năm.
3. Không biết tại sao business đó được bán
Chủ của business có thể nói với bạn đơn giản là vì họ đã đến lúc muốn về hưu để nghỉ ngơi hay gia đình họ có vấn đề nên không thể toàn tâm toàn ý tập trung cho công việc kinh doanh nữa. Tuy nhiên, sự thực có thể là họ đã biết mảnh đất ở phía đối diện đã được một đối thủ cạnh tranh đáng gờm mua hay hội đồng thành phố đang dự kiến siết chặt lĩnh vực kinh doanh này trên địa bàn.
Việc tìm hiểu được lý do tại sao business được rao bán (đặc biệt là các business có vẻ đang kinh doanh thuận lợi) và môi trường kinh doanh xung quanh sẽ ra sao khi bạn tiếp nhận business sẽ giúp bạn nắm được ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để có quyết định sáng suốt.
4. Không khảo sát, nghiên cứu kỹ về business định mua
Sau khi đã tìm hiểu được lý do vì sao business được rao bán, ‘due diligence’ là bước quan trọng tiếp theo trước khi đàm phán việc mua bán. Đừng nghĩ rằng một business trông có vẻ thành công (đông khách), thậm chí sổ sách kế toán cho thấy có lợi nhuận, là nó không có vấn đề.
Bạn cần phải trả lời cho bằng được business định mua chính xác đang sở hữu gì (own), đang vay mượn gì (borrow), đang thuê mướn gì (lease) và đang nợ gì (owe). Bởi bạn không muốn sau khi đã thành chủ nó thì bị một đống hóa đơn (bills), công nợ (unpaid vendors), tiền thuê mặt bằng đến hạn (due rent) và các chi phí ‘outgoing’ khác như phí hội đồng thành phố (council rate) hay tiền điện nước (electricity and water bills) đổ vào đầu.
5. Không lập kế hoạch kinh doanh
Nghe có vẻ không cần thiết, nhưng ngay cả khi bạn mua một business đang hoạt động tốt và đang có doanh thu, bạn vẫn cần lập Kế hoạch kinh doanh. Bởi sau khi mua business đó, bạn trở thành thuyền trưởng, và bạn cần có một “bản đồ” để lèo lái con thuyền kinh doanh của mình.
Do vậy, trước khi lao mình vào một business, ngoài việc nghiên cứu về nó như đã nói ở trên, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh như thể bạn đã là chủ của nó. Hãy nghiên cứu thị trường địa phương (local market), tìm hiểu về ngành (industry) bạn đang tính tham gia.
Kể cả trong trường hợp mua nhượng quyền, ‘franchisor’ và cả những ‘franchisees’ khác thường có thể nói với bạn rất nhiều về tình hình thị trường sở tại, tình hình thị trường trong nước cũng như những xu hướng tốt đẹp trong ngành. Đừng chỉ lắng nghe họ.
Bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia, đặc biệt là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Hoặc tối thiểu phải lên mạng internet để tự tìm và đọc. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận. Và với các thông tin có được, hãy lập một bản Kế hoạch kinh doanh (xem bài phía dưới).
Nếu với bản Kế hoạch Kinh doanh có được, bạn không thấy thật sự ấn tượng với kết quả dự kiến, hãy đừng mua business đó!
6. Không biết giá trị thật của business
Trước khi ngã giá, bạn cần phải thực hiện phân tích tài chính chi tiết để xác định được mức giá phù hợp cần phải trả cho business định mua. Các thông tin cần có được từ người bán gồm: Báo cáo lãi lỗ (Profit & Loss Statements), Bản cân đối kế toán (Balance Sheets), Các tài sản chủ yếu (Key Assets), Các khoản nợ thực tế và dự phòng (Contigent & Actual Liabilities) và Báo cáo dòng tiền (Cashflow Statements).
Bên cạnh đó, việc thực hiện một báo cáo so sánh đối chuẩn (business benchmarking) cũng rất cần thiết, bởi nó sẽ cho bạn biết tương quan của business định mua với các business trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi phân tích, so sánh, trong một số trường hợp, bạn có thể thấy mua lại business chưa hẳn đã hiệu quả bằng xây dựng một business mới ngay từ đầu.
7. Không đàm phán được một bản hợp đồng mua bán chi tiết
Không giống như mua nhà, với business, bạn cần phải đàm phán từng chi tiết về việc chuyển giao. Bạn phải hết sức chi li và cụ thể đối với mọi việc, từ các vấn đề liên quan đến cửa tiệm (property), hợp đồng thuê mướn (lease contract), tài sản (assets), hàng tồn kho (stock), các hóa đơn đến hạn (outstanding bills) cho đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ (intellectual property) như trademarks, website (tiền miền – domain, hệ thống quản trị nội dung CMS) và các trang truyền thông xã hội của business (social media như Facebook, Youtube, Twitter).
Trong hợp đồng mua bán, bạn cần quy định chi tiết ai chịu trách nhiệm lĩnh vực nào và thời điểm chính xác cũng như cách thức mà các trách nhiệm này sẽ được chuyển từ người bán sang người mua.
Tôi đã từng gặp không ít khách hàng sau khi mua business nhưng không biết logo của mình đã được đăng ký bảo hộ hay chưa, hay hoàn toàn không có khái niệm gì về website của business (thậm chí không biết công ty nào đang quản lý tên miền và cơ sở dữ liệu của website).
Chúc các bạn có những quyết định đầu tư sáng suốt! Và rất vui nếu được trao đổi thêm cùng các bạn về chủ đề này.
Nguyễn Anh Tuấn, VBiz Promo CEO.
Mời các bạn đọc thêm các bài khác đã chia sẻ trên Group QT&KN:
1. Bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp?
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1838302436388796/
2. 7 câu hỏi cần trả lời trước khi lập kế hoạch kinh doanh:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1830810557137984/
3. Nghiên cứu thị trường cho người khởi nghiệp kinh doanh nhỏ:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1835075693378137/
4. 'Value proposition' là gì?
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1827656490786724/
5. Những nội dung cơ bản của Kế hoạch Kinh doanh:
https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1841996232686083/
BÀI 2: QUẢN LÝ HÀNG THEO MÀU (phần 1)
BÀI 2: QUẢN LÝ HÀNG THEO MÀU (phần 1)
Một phương pháp phổ biến trong quản lý tại cửa hàng đang được một số doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả hàng tiêu dùng lẫn hàng công nghệ.
Người ta chia vòng đời của sản phẩm ra thành các giai đoạn như sau:
Màu Trắng = Giai đoạn tung hàng, bán thử hoặc bán chính thức nhưng chưa rõ kết quả. Màu trắng vì đó là màu trung tính, thể hiện sản phẩm chưa rõ có bán chạy hay còn phải chỉnh sửa thêm gì đó. Dù có nghiên cứu bao nhiêu, quảng cáo thế nào thì giai đoạn trắng này không ai dám chắc 100% mọi sự sẽ theo ý mình. Do vậy, đây là giai đoạn cần thiết để đánh giá và chỉnh sửa lần cuối cho các chương trình bán hàng.
Màu Xanh = Giai đoạn bán thuận lợi, biểu hiện rõ nhất là doanh số và số lượng sản phẩm, số lượng khách hàng tăng dần. Ai cũng mong giai đoạn này xảy ra với sản phẩm của mình, nhưng nếu chủ quan chúng ta sẽ không biết lúc nào nó kết thúc và do vậy sẽ xảy ra tình trạng doanh số tuột dốc không phanh lúc nào không biết!
Màu Vàng = Sau giai đoạn đỉnh điểm bán tốt bao giờ cũng tới giai đoạn này, doanh số đi xuống. Tuy chưa hoàn toàn ra khỏi thị trường nhưng sản phẩm ở giai đoạn này được coi là thoái trào, cần có sản phẩm thay thế để duy trì doanh số ổn định của cả công ty. Đôi khi giai đoạn này dựa vào cảm nhận riêng của cá nhân người quản lý. Vì biểu hiện của doanh số thì vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần và so với đối thủ cạnh tranh là đang giảm mạnh thì vẫn được coi là giai đoạn màu vàng. Nếu không tinh ý thì sản phẩm sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo mà công ty thì vẫn yên tâm là hàng đang bán tốt.
Màu Đỏ = Giai đoạn sản phẩm trở thành lỗi mốt hoặc chỉ còn vớt được một số khách hàng cuối cùng còn lại trong phân khúc của mình. Giai đoạn này có thể xuất hiện bất kỳ sản phẩm nào của công ty hoặc của đối thủ có thể thay thế nhẹ nhàng sản phẩm này. Trong một số trường hợp thì các công ty có thể giúp sản phẩm từ màu đỏ trở thành một sản phẩm màu xanh. Đó là case của sản phẩm iphone 3 và 4 khi iphone 5s và 6s ra đời. SAu một thời gian là hàng dạng sang, chỉ người thu nhập cao mới mua được thì giờ sản phẩm đó thích hợp với đối tượng thu nhập thấp như các bạn sinh viên hoặc công nhân. Và điều ngạc nhiên là sản phẩm dạng này đôi khi tạo ra lãi còn lớn hơn cả sản phẩm mới!
Màu đen = Giai đoạn sản phẩm vừa hết mốt vừa bị lỗi nhiều do đã qua giai đoạn bảo hành. Đây là lúc cần cân nhắc tính toán để thanh lý bán rẻ bằng mọi cách nhằm vớt vát được chút vốn đã đầu tư và giảm thiểu thiệt hại của việc bán sản phẩm.
Phần 2 của bài này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi xem làm gì với cách quản lý theo màu đó.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt.
Một phương pháp phổ biến trong quản lý tại cửa hàng đang được một số doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả hàng tiêu dùng lẫn hàng công nghệ.
Người ta chia vòng đời của sản phẩm ra thành các giai đoạn như sau:
Màu Trắng = Giai đoạn tung hàng, bán thử hoặc bán chính thức nhưng chưa rõ kết quả. Màu trắng vì đó là màu trung tính, thể hiện sản phẩm chưa rõ có bán chạy hay còn phải chỉnh sửa thêm gì đó. Dù có nghiên cứu bao nhiêu, quảng cáo thế nào thì giai đoạn trắng này không ai dám chắc 100% mọi sự sẽ theo ý mình. Do vậy, đây là giai đoạn cần thiết để đánh giá và chỉnh sửa lần cuối cho các chương trình bán hàng.
Màu Xanh = Giai đoạn bán thuận lợi, biểu hiện rõ nhất là doanh số và số lượng sản phẩm, số lượng khách hàng tăng dần. Ai cũng mong giai đoạn này xảy ra với sản phẩm của mình, nhưng nếu chủ quan chúng ta sẽ không biết lúc nào nó kết thúc và do vậy sẽ xảy ra tình trạng doanh số tuột dốc không phanh lúc nào không biết!
Màu Vàng = Sau giai đoạn đỉnh điểm bán tốt bao giờ cũng tới giai đoạn này, doanh số đi xuống. Tuy chưa hoàn toàn ra khỏi thị trường nhưng sản phẩm ở giai đoạn này được coi là thoái trào, cần có sản phẩm thay thế để duy trì doanh số ổn định của cả công ty. Đôi khi giai đoạn này dựa vào cảm nhận riêng của cá nhân người quản lý. Vì biểu hiện của doanh số thì vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần và so với đối thủ cạnh tranh là đang giảm mạnh thì vẫn được coi là giai đoạn màu vàng. Nếu không tinh ý thì sản phẩm sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo mà công ty thì vẫn yên tâm là hàng đang bán tốt.
Màu Đỏ = Giai đoạn sản phẩm trở thành lỗi mốt hoặc chỉ còn vớt được một số khách hàng cuối cùng còn lại trong phân khúc của mình. Giai đoạn này có thể xuất hiện bất kỳ sản phẩm nào của công ty hoặc của đối thủ có thể thay thế nhẹ nhàng sản phẩm này. Trong một số trường hợp thì các công ty có thể giúp sản phẩm từ màu đỏ trở thành một sản phẩm màu xanh. Đó là case của sản phẩm iphone 3 và 4 khi iphone 5s và 6s ra đời. SAu một thời gian là hàng dạng sang, chỉ người thu nhập cao mới mua được thì giờ sản phẩm đó thích hợp với đối tượng thu nhập thấp như các bạn sinh viên hoặc công nhân. Và điều ngạc nhiên là sản phẩm dạng này đôi khi tạo ra lãi còn lớn hơn cả sản phẩm mới!
Màu đen = Giai đoạn sản phẩm vừa hết mốt vừa bị lỗi nhiều do đã qua giai đoạn bảo hành. Đây là lúc cần cân nhắc tính toán để thanh lý bán rẻ bằng mọi cách nhằm vớt vát được chút vốn đã đầu tư và giảm thiểu thiệt hại của việc bán sản phẩm.
Phần 2 của bài này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi xem làm gì với cách quản lý theo màu đó.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt.
DÙNG CHỈ SỐ BÁN LẺ KIỂU PHÂN PHỐI TRONG QUẢN LÝ CỬA HÀNG?
DÙNG CHỈ SỐ BÁN LẺ KIỂU PHÂN PHỐI TRONG QUẢN LÝ CỬA HÀNG?
Thực sự khi nghe câu hỏi này, phải một lúc tôi mới hiểu người hỏi muốn gì. Vì trong kinh nghiệm của tôi, hai hình thức bán với salesman đi ra ngoài chăm sóc các cửa hàng và bán hàng tại từng cửa hàng không khác nhau là mấy. Cả hai hình thức vẫn có một số chỉ số thống kê mà nếu chịu khó theo sát, chúng ta sẽ hiểu phải làm gì để gia tăng doanh số. Trong bài này, tôi xin phép dẫn một case study mẫu mà tôi thấy trong đời thực để mọi người thấy hiệu quả của chỉ số ra sao.
Chỉ số tôi muốn nói tới ở đây là phân phối chủng loại – SKU (Stock Keeping Unit). Theo phân tích thống kê từ các công ty phân phối thì cứ tăng số lượng SKU lên trên từng đơn hàng, ngày làm việc, cửa hàng, vùng là ngay lập tức doanh số tăng. Nhưng khi áp dụng cho đào tạo huấn luyện, tôi nói học viên nghe, chỉ một lát sau là có người nói họ không tin lắm vào con số thống kê đó.
Trường hợp mà tôi muốn trích dẫn mẫu là Cửa hàng bán chân gà nướng Mỹ Miều ở khu Kim Liên của một bà chủ người Lạng Sơn. Có lẽ nói tới đây mọi người cũng sẽ lại nói cái này nó khác với hình thức của tôi, vì nó vừa không phải là cưa hàng bán đợi khách tới, lại càng không phải là hình thức đi ra ngoài bán hàng. Được thôi, hãy xem họ làm như thế nào nhé!
Trong menu của cửa hàng này có khá nhiều món từ chân gà, cánh gà, đùi gà nướng, lòng gà tới cháo, rồi các món kèm như dưa góp, bia,bánh mỳ…
Nếu để tự nhiên, khách sẽ gọi hai ba món mà họ quen rồi ngồi một chỗ ăn và đôi khi tập trung vào câu chuyện quá mà không gọi thêm nữa. Daonh số lúc đó phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của khách. Cửa hàng không tác động được. Có lẽ vì nhận ra điều đó, sau một thời gian khi tôi quay lại, cửa hàng đã áp dụng một cách làm khác.
Thay vì để khách cần thì gọi, cửa hàng bố trí có khoảng 3 hoặc 4 em nữa liên tục tay cầm các món mới nướng còn thơm phức đi chào các bàn. Việc không có gì nhiều nhặn, các em cứ đi lại giữa các dãy và rao “ăn thêm XYZ các anh/chị ơi!”. Người đang ăn chân thấy cậu cầm cánh chạy qua tò mò gọi lại hỏi, người ăn cánh thì thấy bàn bên gọi thêm đùi một cách dõng dạc cũng muốn thử, rồi mùi bánh mỳ nướng nó bay vào mũi, khác hẳn với mùi của cánh gà nướng,…
Cứ như thế, thực khách sẽ gọi nhiều hơn, đa dạng hơn và đôi khi là quá cả mức mà họ có thể tiêu thụ. Cửa hàng thì vừa có doanh số lớn hơn vừa làm cho khách hiểu là mình có nhiều món chứ không chỉ riêng chân gà nướng. Thay vì lý do quay trở lại cửa hàng chỉ có một là chân gà nướng, họ sẽ có nhiều lý do quay lại hơn, là cánh, đùi, cháo, mỳ,…
Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu tạo combo thế nào cho cửa hàng bán lẻ hợp lý để gia tăng chỉ số SKU này.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
Thực sự khi nghe câu hỏi này, phải một lúc tôi mới hiểu người hỏi muốn gì. Vì trong kinh nghiệm của tôi, hai hình thức bán với salesman đi ra ngoài chăm sóc các cửa hàng và bán hàng tại từng cửa hàng không khác nhau là mấy. Cả hai hình thức vẫn có một số chỉ số thống kê mà nếu chịu khó theo sát, chúng ta sẽ hiểu phải làm gì để gia tăng doanh số. Trong bài này, tôi xin phép dẫn một case study mẫu mà tôi thấy trong đời thực để mọi người thấy hiệu quả của chỉ số ra sao.
Chỉ số tôi muốn nói tới ở đây là phân phối chủng loại – SKU (Stock Keeping Unit). Theo phân tích thống kê từ các công ty phân phối thì cứ tăng số lượng SKU lên trên từng đơn hàng, ngày làm việc, cửa hàng, vùng là ngay lập tức doanh số tăng. Nhưng khi áp dụng cho đào tạo huấn luyện, tôi nói học viên nghe, chỉ một lát sau là có người nói họ không tin lắm vào con số thống kê đó.
Trường hợp mà tôi muốn trích dẫn mẫu là Cửa hàng bán chân gà nướng Mỹ Miều ở khu Kim Liên của một bà chủ người Lạng Sơn. Có lẽ nói tới đây mọi người cũng sẽ lại nói cái này nó khác với hình thức của tôi, vì nó vừa không phải là cưa hàng bán đợi khách tới, lại càng không phải là hình thức đi ra ngoài bán hàng. Được thôi, hãy xem họ làm như thế nào nhé!
Trong menu của cửa hàng này có khá nhiều món từ chân gà, cánh gà, đùi gà nướng, lòng gà tới cháo, rồi các món kèm như dưa góp, bia,bánh mỳ…
Nếu để tự nhiên, khách sẽ gọi hai ba món mà họ quen rồi ngồi một chỗ ăn và đôi khi tập trung vào câu chuyện quá mà không gọi thêm nữa. Daonh số lúc đó phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của khách. Cửa hàng không tác động được. Có lẽ vì nhận ra điều đó, sau một thời gian khi tôi quay lại, cửa hàng đã áp dụng một cách làm khác.
Thay vì để khách cần thì gọi, cửa hàng bố trí có khoảng 3 hoặc 4 em nữa liên tục tay cầm các món mới nướng còn thơm phức đi chào các bàn. Việc không có gì nhiều nhặn, các em cứ đi lại giữa các dãy và rao “ăn thêm XYZ các anh/chị ơi!”. Người đang ăn chân thấy cậu cầm cánh chạy qua tò mò gọi lại hỏi, người ăn cánh thì thấy bàn bên gọi thêm đùi một cách dõng dạc cũng muốn thử, rồi mùi bánh mỳ nướng nó bay vào mũi, khác hẳn với mùi của cánh gà nướng,…
Cứ như thế, thực khách sẽ gọi nhiều hơn, đa dạng hơn và đôi khi là quá cả mức mà họ có thể tiêu thụ. Cửa hàng thì vừa có doanh số lớn hơn vừa làm cho khách hiểu là mình có nhiều món chứ không chỉ riêng chân gà nướng. Thay vì lý do quay trở lại cửa hàng chỉ có một là chân gà nướng, họ sẽ có nhiều lý do quay lại hơn, là cánh, đùi, cháo, mỳ,…
Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu tạo combo thế nào cho cửa hàng bán lẻ hợp lý để gia tăng chỉ số SKU này.
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
Tuesday, 25 October 2016
BÀI 3: SỬ DỤNG CHỈ SỐ MÀU RA SAO TRONG QUẢN LÝ CỬA HÀNG
BÀI 3: SỬ DỤNG CHỈ SỐ MÀU RA SAO TRONG QUẢN LÝ CỬA HÀNG
Phân loại ra các màu như vậy xong, chúng ta phải làm các việc tiếp theo như sau:
1. Xác định thời gian cho từng giai đoạn
Ví dụ: Với tốc độ thay đổi mốt hiện tại thì sản phẩm A có màu trắng trong 1 tuần, xanh là 6 tháng, vàng là 3 tháng, đỏ là 2 tháng, sau đó là màu đen. Từ đó chúng ta tính ra sau khi trừ đi lương, chi phí kho bãi, thuế,…công ty còn bao nhiêu lãi và do vậy tính ra được số lượng bán cho từng giai đoạn cần bao nhiêu là vừa.
2. Quy định về phương pháp làm việc cho từng giai đoạn ở cửa hàng
Ví dụ: với sản phẩm xanh thì luôn đưa ra chỉ tiêu cao cho nhân viên bán thêm, màu vàng thì thúc bằng thưởng hoặc khuyến mại để gia tăng số lượng, màu đỏ thì bán cho đại lý thay vì cho nhân viên, màu đen thì hạn chế ở mức hàng tồn nhỏ nhất. Ngoài ra có thể bán hàng theo kiểu combo, ghép nhiều sản phẩm thành một bộ để dùng hàng "dẫn" bán hàng "lời".
3. Tính số lượng hàng ở từng giai đoạn trong cửa hàng ở mức hợp lý
Nếu số lượng chủng loại sản phẩm trong cửa hàng là 1.000 thì nên có bao nhiêu cái ở màu xanh, bao nhiêu ở màu vàng,…Vượt qua mức đó bao nhiêu sản phẩm là ok, bao nhiêu là không ổn.
4. Cập nhật sự thay đổi về độ dài thời gian cho từng giai đoạn
Người tiêu dùng hiện tại càng ngày càng “đỏng đảnh” hơn đi đôi với sự thay đổi của công nghệ. Do vậy mức độ trung thành và thời gian họ sử dụng sản phẩm ngày càng rút ngắn. Nếu trước đây họ có thể sử dụng iphone 4 trong vòng 1 năm thì năm nay họ chỉ còn muốn dùng nó trong 5 tháng. Vì vậy phải thống kê về thời gian để đặt ra các mốc thời gian hiệu quả và gần với thực tế hơn.
Phân loại ra các màu như vậy xong, chúng ta phải làm các việc tiếp theo như sau:
1. Xác định thời gian cho từng giai đoạn
Ví dụ: Với tốc độ thay đổi mốt hiện tại thì sản phẩm A có màu trắng trong 1 tuần, xanh là 6 tháng, vàng là 3 tháng, đỏ là 2 tháng, sau đó là màu đen. Từ đó chúng ta tính ra sau khi trừ đi lương, chi phí kho bãi, thuế,…công ty còn bao nhiêu lãi và do vậy tính ra được số lượng bán cho từng giai đoạn cần bao nhiêu là vừa.
2. Quy định về phương pháp làm việc cho từng giai đoạn ở cửa hàng
Ví dụ: với sản phẩm xanh thì luôn đưa ra chỉ tiêu cao cho nhân viên bán thêm, màu vàng thì thúc bằng thưởng hoặc khuyến mại để gia tăng số lượng, màu đỏ thì bán cho đại lý thay vì cho nhân viên, màu đen thì hạn chế ở mức hàng tồn nhỏ nhất. Ngoài ra có thể bán hàng theo kiểu combo, ghép nhiều sản phẩm thành một bộ để dùng hàng "dẫn" bán hàng "lời".
3. Tính số lượng hàng ở từng giai đoạn trong cửa hàng ở mức hợp lý
Nếu số lượng chủng loại sản phẩm trong cửa hàng là 1.000 thì nên có bao nhiêu cái ở màu xanh, bao nhiêu ở màu vàng,…Vượt qua mức đó bao nhiêu sản phẩm là ok, bao nhiêu là không ổn.
4. Cập nhật sự thay đổi về độ dài thời gian cho từng giai đoạn
Người tiêu dùng hiện tại càng ngày càng “đỏng đảnh” hơn đi đôi với sự thay đổi của công nghệ. Do vậy mức độ trung thành và thời gian họ sử dụng sản phẩm ngày càng rút ngắn. Nếu trước đây họ có thể sử dụng iphone 4 trong vòng 1 năm thì năm nay họ chỉ còn muốn dùng nó trong 5 tháng. Vì vậy phải thống kê về thời gian để đặt ra các mốc thời gian hiệu quả và gần với thực tế hơn.
Branded Content và vai trò của chiến lược thương hiệu
Branded Content và vai trò của chiến lược thương hiệu
Người được tuyển vào làm contents, nhưng với một định hướng thương hiệu không rõ ràng rất khó để làm đúng làm hay, hơn nữa áp lực dành cho những bài QC trực tiếp đang làm mòn ý chí người sáng tạo. Em đang "lạc lối" thầy ơi !
Trên đây là chia sẻ của một bạn chịu trách nhiệm về hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp. Bạn không cô đơn. Có khá nhiều người giống bạn. Có khá nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp giống bạn.
Gần đây tôi có dự một buổi hội thảo chuyên môn về marketing. Đến phần thảo luận tương tác với khán giả về một tình huống thương hiệu mọi người đóng góp rất máu lửa với nhiều ý kiến khác nhau. Thật đáng tiếc càng nói những người tham dự, từ khán giả, chủ doanh nghiệp và diễn giả cảm thấy điều gì đó không đúng. Ý kiến nhiều, không phải không chất lượng nhưng không trả lời về vấn đề thương hiệu đang gặp phải. Khổ nỗi ngay chủ doanh nghiệp cũng không rõ vấn đề đang gặp phải là gì. Cứ thế buổi hội thảo như con thuyền căng gió ra khơi nhưng không biết chạy về đâu. Và tất cả đều bối rối. Càng chạy càng bối rối.
Chúng ta đang nói đến vai trò của chiến lược. Qua hai ví dụ trên là vai trò của chiến lược thương hiệu. Bạn phụ trách truyền thông phải có Content hay để viết. Và phải viết Content cho hay. Viết cho hay tôi tin bạn có thể viết được. Nhưng Content hay thì sao? Nghĩa là phải biết rõ viết về cái gì của thương hiệu? Nhấn mạnh giá trị cốt lõi nào, năng lực cốt lõi nào. Người làm Content giỏi không chỉ dựa vào kỹ năng sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. Anh ta cần hiểu rõ việc múa bút của mình vì mục tiêu gì. Quay trở lại khái niệm về content: Content Marketing (tiếp thị nội dung) là tạo ra và phát tán những nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để Thu hút và Chiếm được nhóm khách hàng mục tiêu xác địch. Tiếp thị nội dung có mục tiêu thúc đẩy hành động của khách hàng để mang về lợi nhuận (Content Marketing Institute).
Tình huống càng thảo luận càng gây bối rối (ý kiến thảo luận không tồi) như workshop ở trên cũng không hiếm. Khi dàn hợp xướng các nhạc công mỗi người chơi một phách thì không bối rối cho người nghe mới lạ. Người nhạc trưởng lúc đó cần hạ chiếc gậy điều phối xuống và loại ngay những tay nhạc công tích cực nhưng chơi không đúng nhạc. Thật kinh khủng khi nghe một bản hoà tấu mỗi người mạnh ai nấy chơi.
Chiến lược thương hiệu đúng cũng không thể phát huy tác dụng nếu không có phương tiện thể hiện. Công cụ hữu hiệu nhất chính là ngôn ngữ diễn đạt trong các ấn phẩm truyền thông - bài viết PR, đoạn viết quảng cáo hay những status ngắn trên mạng xã hội. Những công cụ này của hoạt động Branded Content (nội dung dựa vào thương hiệu) sẽ mất định hướng, tốn kém chi phí khi thiếu sự dẫn dắt và chuẩn đánh giá của chiến lược thương hiệu.
Một ví dụ khác điển hình về độ vênh của content (nội dung) và strategy (chiến lược): chiến dịch truyền thông qua những bộ bikini của thương hiệu điện máy Trần Anh. Bikini được xem như một phương tiện thể hiện của sex appeal (xây dựng thương hiệu qua các hình ảnh liên quan đến đề tài giới tính). Đa số các thương hiệu sử dụng sex appeal đều đến từ những ngành hàng là phương tiện thể hiện cái tôi như ngành thời trang với điển hình như Victoria Secret, Calvin Klain hay Levi’s. Ngành điện máy bán lẻ thật khó mang Bikini. Phần khác là Trần Anh từ xưa đến nay chưa bao giờ gắn họ với những gì liên quan đến Bikini. Vào một ngày đẹp trời bỗng dưng Trần Anh cho xuất hiện một dàn các cô Bikini tại điểm bán hàng. Một sự không liên quan không hề nhẹ dành cho khách hàng của họ. Thậm chí đến nhận diện tối thiểu về màu sắc các quý ông có ngắm các cô đến mỏi mắt cũng chẳng thấy Trần Anh ở đâu. Chưa nói đến trang phục không đẹp, nếu xem những cô gái Bikini là một công cụ của content thì đây là thứ công cụ rất lạc nhịp.
Một con tàu ra khơi không thể thiếu bánh lái và người thuyền trưởng tài ba. Con tàu cần biết chạy về đâu (chiến lược) và cách thức lèo lái vượt giông bão về đích (người quản trị chiến lược). Những người làm content rất khổ khi họ đi trên một con tàu trên biển nhưng không biết nó chạy về đâu, hoặc biết chạy về đâu nhưng được điều khiển bởi vị thuyền trưởng dở tệ.
Đừng để lạc lối như câu cảm thán của một người làm content ở đầu bài viết này. Tất cả bắt đầu bằng một Strategic Branding Content - nội dung tiếp thị theo định hướng chiến lược thương hiệu.
Đức Sơn
Richard Moore Associates
Người được tuyển vào làm contents, nhưng với một định hướng thương hiệu không rõ ràng rất khó để làm đúng làm hay, hơn nữa áp lực dành cho những bài QC trực tiếp đang làm mòn ý chí người sáng tạo. Em đang "lạc lối" thầy ơi !
Trên đây là chia sẻ của một bạn chịu trách nhiệm về hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp. Bạn không cô đơn. Có khá nhiều người giống bạn. Có khá nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp giống bạn.
Gần đây tôi có dự một buổi hội thảo chuyên môn về marketing. Đến phần thảo luận tương tác với khán giả về một tình huống thương hiệu mọi người đóng góp rất máu lửa với nhiều ý kiến khác nhau. Thật đáng tiếc càng nói những người tham dự, từ khán giả, chủ doanh nghiệp và diễn giả cảm thấy điều gì đó không đúng. Ý kiến nhiều, không phải không chất lượng nhưng không trả lời về vấn đề thương hiệu đang gặp phải. Khổ nỗi ngay chủ doanh nghiệp cũng không rõ vấn đề đang gặp phải là gì. Cứ thế buổi hội thảo như con thuyền căng gió ra khơi nhưng không biết chạy về đâu. Và tất cả đều bối rối. Càng chạy càng bối rối.
Chúng ta đang nói đến vai trò của chiến lược. Qua hai ví dụ trên là vai trò của chiến lược thương hiệu. Bạn phụ trách truyền thông phải có Content hay để viết. Và phải viết Content cho hay. Viết cho hay tôi tin bạn có thể viết được. Nhưng Content hay thì sao? Nghĩa là phải biết rõ viết về cái gì của thương hiệu? Nhấn mạnh giá trị cốt lõi nào, năng lực cốt lõi nào. Người làm Content giỏi không chỉ dựa vào kỹ năng sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. Anh ta cần hiểu rõ việc múa bút của mình vì mục tiêu gì. Quay trở lại khái niệm về content: Content Marketing (tiếp thị nội dung) là tạo ra và phát tán những nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để Thu hút và Chiếm được nhóm khách hàng mục tiêu xác địch. Tiếp thị nội dung có mục tiêu thúc đẩy hành động của khách hàng để mang về lợi nhuận (Content Marketing Institute).
Tình huống càng thảo luận càng gây bối rối (ý kiến thảo luận không tồi) như workshop ở trên cũng không hiếm. Khi dàn hợp xướng các nhạc công mỗi người chơi một phách thì không bối rối cho người nghe mới lạ. Người nhạc trưởng lúc đó cần hạ chiếc gậy điều phối xuống và loại ngay những tay nhạc công tích cực nhưng chơi không đúng nhạc. Thật kinh khủng khi nghe một bản hoà tấu mỗi người mạnh ai nấy chơi.
Chiến lược thương hiệu đúng cũng không thể phát huy tác dụng nếu không có phương tiện thể hiện. Công cụ hữu hiệu nhất chính là ngôn ngữ diễn đạt trong các ấn phẩm truyền thông - bài viết PR, đoạn viết quảng cáo hay những status ngắn trên mạng xã hội. Những công cụ này của hoạt động Branded Content (nội dung dựa vào thương hiệu) sẽ mất định hướng, tốn kém chi phí khi thiếu sự dẫn dắt và chuẩn đánh giá của chiến lược thương hiệu.
Một ví dụ khác điển hình về độ vênh của content (nội dung) và strategy (chiến lược): chiến dịch truyền thông qua những bộ bikini của thương hiệu điện máy Trần Anh. Bikini được xem như một phương tiện thể hiện của sex appeal (xây dựng thương hiệu qua các hình ảnh liên quan đến đề tài giới tính). Đa số các thương hiệu sử dụng sex appeal đều đến từ những ngành hàng là phương tiện thể hiện cái tôi như ngành thời trang với điển hình như Victoria Secret, Calvin Klain hay Levi’s. Ngành điện máy bán lẻ thật khó mang Bikini. Phần khác là Trần Anh từ xưa đến nay chưa bao giờ gắn họ với những gì liên quan đến Bikini. Vào một ngày đẹp trời bỗng dưng Trần Anh cho xuất hiện một dàn các cô Bikini tại điểm bán hàng. Một sự không liên quan không hề nhẹ dành cho khách hàng của họ. Thậm chí đến nhận diện tối thiểu về màu sắc các quý ông có ngắm các cô đến mỏi mắt cũng chẳng thấy Trần Anh ở đâu. Chưa nói đến trang phục không đẹp, nếu xem những cô gái Bikini là một công cụ của content thì đây là thứ công cụ rất lạc nhịp.
Một con tàu ra khơi không thể thiếu bánh lái và người thuyền trưởng tài ba. Con tàu cần biết chạy về đâu (chiến lược) và cách thức lèo lái vượt giông bão về đích (người quản trị chiến lược). Những người làm content rất khổ khi họ đi trên một con tàu trên biển nhưng không biết nó chạy về đâu, hoặc biết chạy về đâu nhưng được điều khiển bởi vị thuyền trưởng dở tệ.
Đừng để lạc lối như câu cảm thán của một người làm content ở đầu bài viết này. Tất cả bắt đầu bằng một Strategic Branding Content - nội dung tiếp thị theo định hướng chiến lược thương hiệu.
Đức Sơn
Richard Moore Associates
Wednesday, 19 October 2016
3 Different Ways to Structure Quality In Fsoft Company:
Centralized Quality Management
A centralized quality organization is usually led by a corporate quality team that manages high-level goals and initiatives across the enterprise. This group will be responsible for standardizing processes, establishing training programs, and managing the role of quality within enterprise IT applications.Although companies pursuing a centralized quality management strategy have quality resources at the site level, these managers will have little to no flexibility in adapting processes and requirements that may be unique to their site-level environment.
[HongHS] Mô hình này Fsoft đã áp dụng những năm đầu thành lập, tuy nhiên, từ năm 2008 thì Fsoft đã chuyển sang mô hình thứ hai bên dưới. FIS có vẻ vẫn đang luẩn quẩn trong mô hình này?
Decentralized Quality Management
Organizations that take a decentralized approach to quality management generally take a decentralized approach in most aspects of business. Often, these companies are comprised of a number of independent business units that are organized by region or product line. These companies are also likely to have grown through acquisition but may not have taken the time to integrate new companies into existing structure.[HongHS] Fsoft từ năm 2008 ~ 2015 thì đã áp dụng mô hình này khi QA về under group, tuy nhiên, nó cũng bộc lộ điểm yếu khi trăm hoa đua nở và HO ko thể control chất lượng của từng Group. Chất lượng mỗi group sẽ phụ thuộc vào hệ thống Operation của group đó và khó benchmarking với Group khác.
The Hybrid Approach
If done properly, the hybrid approach to quality management can bring the best of both worlds. If not, it can bring the challenges of each. The hybrid approach really means managing only the global processes that can deliver the benefits of the centralized approach, while leaving the local parts of quality management that deliver the benefits of a decentralized approach.For many companies this means centrally managing business processes such as NC/CAPA, Document Control, Audit Management, and Compliance Management while managing quality issues that impact areas like engineering, manufacturing, or service more locally (site- or business unit-level). Companies that take a model approach also use a few additional strategies that help capitalize on the benefits of each approach:
[HongHS] Từ 2016, việc tập trung QA team về FQC có vẻ đang đi theo hướng này. Có vẻ chúng ta đang đi đúng hướng.
Quality as Part of a Specific Initiative
Some organizations manage quality as part of an initiative like operational excellence, lean manufacturing, Six Sigma, or productivity. These organizations typically have a standard set of rules and processes for managing such initiatives, aligning horizontal areas of quality, finance, operations, and others to those high-level rules and processes. The ideology behind this is that quality cannot be managed by a specific group, rather it has to be part of every employee’s responsibility.[HongHS] Các FSU Mass (1, 11, 17) nên áp dụng cách tiếp cận xây dựng mô hình quality này.
Quality as Part of a Specific Function
Depending on the industry and company, some organizations are more focused on a specific function when it comes to quality. Functions may include supply chain management, design, manufacturing, distribution, or services. These organizations typically consider these functions a core competency as well as a source of differentiation in the industry. Within each of these functions, there will generally be a quality group that will report up to a senior manager. For example, the vice president of the supply chain may be reported to by the quality heads from design and manufacturing.[HongHS] Các FSU theo domain, service như FGA, BSI, BPO, G-ET,... nên áp dụng cách tiếp cận này.
Tuesday, 4 October 2016
Cơm gà siêu tốc
Cơm gà siêu tốc
Cách làm:
- 1 góc tư gà sửa sạch với muối.
- Gạo vo sạch.
- Phi thơm 1 củ hành tím cắt lát, 3 củ tỏi băm nhỏ và 3 lát gừng với dầu ăn (ít thôi nhé), cho thêm 0.5m dầu mè vào xào cho thơm. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào xào sơ qua.
- Cho gạo vào nồi cơm điện châm nước nấu cơm như bình thường, nêm gia vị (muối, hạt nêm) cho vừa miệng, cho thêm 4-5 lát gừng và 2 củ hành tím; cho thịt gà vào đáy nồi cơm nấu như bình thường.
Có thể cho thêm ít bột nghệ nếu muốn cơm có màu vàng đẹp mắt. Lưa ý mỡ gà tiết ra làm cơm đã có màu vàng nhạt, không cho bột nghệ nhiều tránh ảnh hưởng đến mùi vị cơm.
- Khi thịt gà chín thì lấy ra xé sợi ăn cùng với cơm. Bạn cũng có thể làm gỏi gà ở bước này cũng được luôn nhé.
Ăn kèm ít dưa leo với xì dầu.






Cách làm:
- 1 góc tư gà sửa sạch với muối.
- Gạo vo sạch.
- Phi thơm 1 củ hành tím cắt lát, 3 củ tỏi băm nhỏ và 3 lát gừng với dầu ăn (ít thôi nhé), cho thêm 0.5m dầu mè vào xào cho thơm. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào xào sơ qua.
- Cho gạo vào nồi cơm điện châm nước nấu cơm như bình thường, nêm gia vị (muối, hạt nêm) cho vừa miệng, cho thêm 4-5 lát gừng và 2 củ hành tím; cho thịt gà vào đáy nồi cơm nấu như bình thường.
Có thể cho thêm ít bột nghệ nếu muốn cơm có màu vàng đẹp mắt. Lưa ý mỡ gà tiết ra làm cơm đã có màu vàng nhạt, không cho bột nghệ nhiều tránh ảnh hưởng đến mùi vị cơm.
- Khi thịt gà chín thì lấy ra xé sợi ăn cùng với cơm. Bạn cũng có thể làm gỏi gà ở bước này cũng được luôn nhé.
Ăn kèm ít dưa leo với xì dầu.






Monday, 3 October 2016
Plan
* Nguyên liệu
- 1 hộp sữa đặc
- 1 hộp trứng gà (khoảng 6, 7 cái)
- 2,5 hộp nước sôi
- 200gr đường cát trắng.
* Cách làm:
- Đánh 1 hộp trứng gà, nhẹ tay, cho tan đều, không đánh bông.
- Đổ 2,5 lon nước sôi + 1 hộp sữa đặc vào 1 tô khác, khuấy đều, nhẹ tay, cho tan hết. Đổ hỗn hợp sửa nước vào trứng từ từ, vừa đổ vừa trộn đều tay Để yên đó.
- Đường cát đổ vào nồi đảo đều trên bếp, lửa nhỏ cho đến khi hơi vàng, nhắc xuống, cứ đảo đều cho tan bọt rồi nhanh tay đổ tráng đều vào khuôn.
- Để rây trên khuôn khuấy nhẹ tay hỗn hợp trứng sữa, lược vào khuôn, chiều cao tùy thích.
- Lót 1 cái đĩa vào nồi, đổ nước ấm xâm xấp đĩa, để khuôn bánh vào, đập nắp khuôn bánh. Đậy nắp nồi, mở lửa to. Nghe nước bắt đầu sôi, vặn lửa nhỏ lại để sôi vừa thôi.
- Lấy đũa xâm vô bánh, không dính là bánh đã chín. Lấy ra để vào thau nước lạnh cho nguội rồi bỏ vào tủ lạnh.
* Mách nhỏ:
- Lược hỗn hợp và vặn lửa nhỏ, bánh sẽ đạt yêu cầu to nhưng ko bị rỗ.
- Nước để chưng cách thủy luôn là nước ấm nha các bạn.
Chúng ta… măm măm thôi.
PS: Khuyến mãi thêm cái nữa... hì hì
Mỹ Lynh Yong's photo.
- 1 hộp sữa đặc
- 1 hộp trứng gà (khoảng 6, 7 cái)
- 2,5 hộp nước sôi
- 200gr đường cát trắng.
* Cách làm:
- Đánh 1 hộp trứng gà, nhẹ tay, cho tan đều, không đánh bông.
- Đổ 2,5 lon nước sôi + 1 hộp sữa đặc vào 1 tô khác, khuấy đều, nhẹ tay, cho tan hết. Đổ hỗn hợp sửa nước vào trứng từ từ, vừa đổ vừa trộn đều tay Để yên đó.
- Đường cát đổ vào nồi đảo đều trên bếp, lửa nhỏ cho đến khi hơi vàng, nhắc xuống, cứ đảo đều cho tan bọt rồi nhanh tay đổ tráng đều vào khuôn.
- Để rây trên khuôn khuấy nhẹ tay hỗn hợp trứng sữa, lược vào khuôn, chiều cao tùy thích.
- Lót 1 cái đĩa vào nồi, đổ nước ấm xâm xấp đĩa, để khuôn bánh vào, đập nắp khuôn bánh. Đậy nắp nồi, mở lửa to. Nghe nước bắt đầu sôi, vặn lửa nhỏ lại để sôi vừa thôi.
- Lấy đũa xâm vô bánh, không dính là bánh đã chín. Lấy ra để vào thau nước lạnh cho nguội rồi bỏ vào tủ lạnh.
* Mách nhỏ:
- Lược hỗn hợp và vặn lửa nhỏ, bánh sẽ đạt yêu cầu to nhưng ko bị rỗ.
- Nước để chưng cách thủy luôn là nước ấm nha các bạn.
Chúng ta… măm măm thôi.
PS: Khuyến mãi thêm cái nữa... hì hì
Mỹ Lynh Yong's photo.

Sunday, 2 October 2016
TO NHƯ ÔNG TRỜI VẪN PHẢI GIỮ LỜI
TO NHƯ ÔNG TRỜI VẪN PHẢI GIỮ LỜI
Tôi viết bài này trong tình trạng cảm xúc lẫn lộn và đang lắc lư rồi nhún nhảy đòi phọt ra ngoài sau khi dự tiệc ra mắt CLB "Quản Trị & Khởi Nghiệp" tại Sài Gòn. Bài viết đặc biệt dành cho các bạn trẻ mới bước vào đời hoặc đang bắt đầu khởi nghiệp. Lưu ý thêm, bài viết trong trạng thái nửa tỉnh, nửa phê nên câu cú lủng củng, anh chị em ráng đọc nếu thích nhưng chắc chắn sẽ rất vui và hữu ích cùng những trải nghiệm và cung bậc cảm xúc của tôi ngày hôm nay.
Chiều nay, tôi đã choáng ngợp với những chia sẻ của người anh lớn, anh Đặng Văn Thành - TGD tập đoàn TTC, nguyên chủ tịch, sáng lập ngân hàng Sacombank. Nếu khen anh thì chắc khó có lời khen nào cho hết, một doanh nhân cỡ bự khéo léo, cười rất tươi và là một gã cũng ưa "nịnh vợ". Đúng thôi! Sau lưng người đàn ông thành công là người vợ không biết mệt mỏi động viên, khích lệ. Anh có nói một câu như thế này: "Doanh nhân, điều quan trọng nhất là gì các bạn biết không? Là chữ tín. Nói là phải làm. Mất chữ tín là mất tất cả".
Ở buổi gala tối nay, tôi rất vui khi gặp gỡ anh chị em, bạn bè đã quen mặt trên FB mỗi ngày. Càng oai hơn khi những bài hát "tự sướng" chỉ để vui của mình được các anh chị em nhớ tới. Mọi người muốn tôi hát tối nay. Anh Lâm Minh Chánh, sáng lập nhóm cũng dành hết tin yêu để giới thiệu tôi lên thay mặt anh chị em Hà Nội hát tặng mọi người. Oai chưa? Quá oai! Lkinh chưa? Quá kinh! Vốn sẵn máu Lệ Rơi nên tôi cũng bước lên sân khấu đầy tự tin, cũng lòng vòng giới thiệu nọ kia, hoành tráng. Rồi tôi hát.
Ôi mẹ ơi! Tôi hát dở tệ vì nhạc không có khớp! Siêu tệ!
Và phần hay bắt đầu, anh Đỗ Long - Chủ tịch Bitas lên ngắt lời khi tôi muốn hát lại, mời tôi dừng lại và xuống sân khấu rồi cuối buổi "EM SẼ HÁT SAU VÀ EM HÁT 3 BÀI CŨNG ĐƯỢC, ANH SẼ NHẢY THEO, bây giờ nhường sân khấu cho tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh lên phát biểu". OMG!
Các bạn nghĩ lúc đó tôi sẽ chui đi đâu???
Ôi trời! Điều làm người ta đau đớn nhất là khi được người khác kỳ vọng quá nhiều nhưng bạn không thể đạt được kỳ vọng và cả tình cảm ấy!
Tôi về chỗ, có chút hụt hẫng nhưng không sao, với tôi điều này hoàn toàn bình thường. BỞI THỰC RA BẠN THẤY ĐIỀU BẠN GẶP PHẢI LÀ CỰC KỲ KHỦNG KHIẾP VÀ XẤU HỔ MUỐN CHẾT NHƯNG SỰ THẬT VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NÓ CHỈ LÀ CHUYỆN RỦI RO RẤT BÌNH THƯỜNG, HỌ SẼ QUÊN NGAY NÓ SAU 1H ĐỒNG HỒ THÔI.
Tôi không buồn, không giận anh Long vì anh làm vậy là đúng. Tôi cũng nghĩ anh sẽ chẳng quan tâm gì tới tôi cả, tôi quá bé nhỏ để anh phải quan tâm.
Sau đó, tới khi bữa tiệc gần tàn, bạn biết điều gì xảy ra không? Anh Long lên sân khấu và gọi tôi lên hát. Anh nhắn nhủ: "DOANH NHÂN ĐÃ NÓI LÀ PHẢI LÀM".
OMG!
Khi ấy bạn biết tôi hạnh phúc thế nào không? Tôi đã lên, tôi nói với mọi người: "Doanh nhân thì đừng bao giờ gục ngã sau thất bại! Tôi sẽ hát lại đúng bài hát ấy"!
Bài hát "Bèo dạt mây trôi" đó, nó sẽ phải được hát thành công bằng cả trái tim! Tôi xúc động, tôi vui rồi tôi thăng hoa.
Khi tôi hát xong, có những anh chị em nói rằng họ không thể ngờ khi tôi có thể kiên nhẫn chờ đợi và hát lại chính bài hát ấy.
Vậy đấy, một câu chuyện nhạt toẹt vậy thôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ ý nghĩa với những người sâu sắc, có tâm hồn và các bạn trẻ!
Các bạn ạ, hãy nhớ nhé:
- Doanh nhân thì đừng bao giờ bất tín, hãy cố gắng hết sức và thực hiện lời hứa bằng tất cả trái tim.
- Nếu đã hứa thì hãy làm! Lúc người ta nghĩ bạn sẽ chẳng quan tâm tới họ đâu, nhưng dù họ là người nhỏ bé, là ai đi nữa thì bạn cũng nên trân trọng họ. Ít nhất bạn cũng đã giúp một người có thêm niềm vui, động lực để mà vui sống và không ngừng cố gắng.
- Đừng bao giờ gục ngã sau thất bại! Bạn chỉ có một cuộc đời thôi! Nếu bạn gục ngã, mọi thứ sẽ sụp đổ và tại sao phải vậy khi bạn chỉ có một cuộc đời? Nếu bạn thất bại, hãy đứng lên và đi tiếp đi. Đi tới khi không thể đi nữa và bạn sẽ về trời, bỏ lại thế gian.
Nhớ nhé, hãy vui những ngày bạn sống và say những việc bạn làm, những niềm vui sẽ tới.
Và... tôi đang say! Say bia, say nhạc, say tình, say ánh mắt và say tất cả sau ngày hôm nay.
Cảm ơn anh Lâm Minh Chánh thương em, cảm ơn anh Sơn Đức Nguyễn cho em cơ hội làm lại, cảm ơn anh Long Do dạy em, anh Đặng Văn Thành hát hay, yêu vợ và huýt sáo cũng tài, cảm ơn tất cả!
Em say rồi.
Phạm Ngọc Linh
#linhquangcao #vuisong #chiase #qtkn
Tôi viết bài này trong tình trạng cảm xúc lẫn lộn và đang lắc lư rồi nhún nhảy đòi phọt ra ngoài sau khi dự tiệc ra mắt CLB "Quản Trị & Khởi Nghiệp" tại Sài Gòn. Bài viết đặc biệt dành cho các bạn trẻ mới bước vào đời hoặc đang bắt đầu khởi nghiệp. Lưu ý thêm, bài viết trong trạng thái nửa tỉnh, nửa phê nên câu cú lủng củng, anh chị em ráng đọc nếu thích nhưng chắc chắn sẽ rất vui và hữu ích cùng những trải nghiệm và cung bậc cảm xúc của tôi ngày hôm nay.
Chiều nay, tôi đã choáng ngợp với những chia sẻ của người anh lớn, anh Đặng Văn Thành - TGD tập đoàn TTC, nguyên chủ tịch, sáng lập ngân hàng Sacombank. Nếu khen anh thì chắc khó có lời khen nào cho hết, một doanh nhân cỡ bự khéo léo, cười rất tươi và là một gã cũng ưa "nịnh vợ". Đúng thôi! Sau lưng người đàn ông thành công là người vợ không biết mệt mỏi động viên, khích lệ. Anh có nói một câu như thế này: "Doanh nhân, điều quan trọng nhất là gì các bạn biết không? Là chữ tín. Nói là phải làm. Mất chữ tín là mất tất cả".
Ở buổi gala tối nay, tôi rất vui khi gặp gỡ anh chị em, bạn bè đã quen mặt trên FB mỗi ngày. Càng oai hơn khi những bài hát "tự sướng" chỉ để vui của mình được các anh chị em nhớ tới. Mọi người muốn tôi hát tối nay. Anh Lâm Minh Chánh, sáng lập nhóm cũng dành hết tin yêu để giới thiệu tôi lên thay mặt anh chị em Hà Nội hát tặng mọi người. Oai chưa? Quá oai! Lkinh chưa? Quá kinh! Vốn sẵn máu Lệ Rơi nên tôi cũng bước lên sân khấu đầy tự tin, cũng lòng vòng giới thiệu nọ kia, hoành tráng. Rồi tôi hát.
Ôi mẹ ơi! Tôi hát dở tệ vì nhạc không có khớp! Siêu tệ!
Và phần hay bắt đầu, anh Đỗ Long - Chủ tịch Bitas lên ngắt lời khi tôi muốn hát lại, mời tôi dừng lại và xuống sân khấu rồi cuối buổi "EM SẼ HÁT SAU VÀ EM HÁT 3 BÀI CŨNG ĐƯỢC, ANH SẼ NHẢY THEO, bây giờ nhường sân khấu cho tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh lên phát biểu". OMG!
Các bạn nghĩ lúc đó tôi sẽ chui đi đâu???
Ôi trời! Điều làm người ta đau đớn nhất là khi được người khác kỳ vọng quá nhiều nhưng bạn không thể đạt được kỳ vọng và cả tình cảm ấy!
Tôi về chỗ, có chút hụt hẫng nhưng không sao, với tôi điều này hoàn toàn bình thường. BỞI THỰC RA BẠN THẤY ĐIỀU BẠN GẶP PHẢI LÀ CỰC KỲ KHỦNG KHIẾP VÀ XẤU HỔ MUỐN CHẾT NHƯNG SỰ THẬT VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NÓ CHỈ LÀ CHUYỆN RỦI RO RẤT BÌNH THƯỜNG, HỌ SẼ QUÊN NGAY NÓ SAU 1H ĐỒNG HỒ THÔI.
Tôi không buồn, không giận anh Long vì anh làm vậy là đúng. Tôi cũng nghĩ anh sẽ chẳng quan tâm gì tới tôi cả, tôi quá bé nhỏ để anh phải quan tâm.
Sau đó, tới khi bữa tiệc gần tàn, bạn biết điều gì xảy ra không? Anh Long lên sân khấu và gọi tôi lên hát. Anh nhắn nhủ: "DOANH NHÂN ĐÃ NÓI LÀ PHẢI LÀM".
OMG!
Khi ấy bạn biết tôi hạnh phúc thế nào không? Tôi đã lên, tôi nói với mọi người: "Doanh nhân thì đừng bao giờ gục ngã sau thất bại! Tôi sẽ hát lại đúng bài hát ấy"!
Bài hát "Bèo dạt mây trôi" đó, nó sẽ phải được hát thành công bằng cả trái tim! Tôi xúc động, tôi vui rồi tôi thăng hoa.
Khi tôi hát xong, có những anh chị em nói rằng họ không thể ngờ khi tôi có thể kiên nhẫn chờ đợi và hát lại chính bài hát ấy.
Vậy đấy, một câu chuyện nhạt toẹt vậy thôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ ý nghĩa với những người sâu sắc, có tâm hồn và các bạn trẻ!
Các bạn ạ, hãy nhớ nhé:
- Doanh nhân thì đừng bao giờ bất tín, hãy cố gắng hết sức và thực hiện lời hứa bằng tất cả trái tim.
- Nếu đã hứa thì hãy làm! Lúc người ta nghĩ bạn sẽ chẳng quan tâm tới họ đâu, nhưng dù họ là người nhỏ bé, là ai đi nữa thì bạn cũng nên trân trọng họ. Ít nhất bạn cũng đã giúp một người có thêm niềm vui, động lực để mà vui sống và không ngừng cố gắng.
- Đừng bao giờ gục ngã sau thất bại! Bạn chỉ có một cuộc đời thôi! Nếu bạn gục ngã, mọi thứ sẽ sụp đổ và tại sao phải vậy khi bạn chỉ có một cuộc đời? Nếu bạn thất bại, hãy đứng lên và đi tiếp đi. Đi tới khi không thể đi nữa và bạn sẽ về trời, bỏ lại thế gian.
Nhớ nhé, hãy vui những ngày bạn sống và say những việc bạn làm, những niềm vui sẽ tới.
Và... tôi đang say! Say bia, say nhạc, say tình, say ánh mắt và say tất cả sau ngày hôm nay.
Cảm ơn anh Lâm Minh Chánh thương em, cảm ơn anh Sơn Đức Nguyễn cho em cơ hội làm lại, cảm ơn anh Long Do dạy em, anh Đặng Văn Thành hát hay, yêu vợ và huýt sáo cũng tài, cảm ơn tất cả!
Em say rồi.
Phạm Ngọc Linh
#linhquangcao #vuisong #chiase #qtkn
"Nhân tài điểm A của Tổ chức"
"Nhân tài điểm A của Tổ chức"
Con người là một thực thể rất khó đánh giá, vì cần có Thời gian. Trong thực tế làm việc của Tổ chức, của Đội nhóm, có rất nhiều cách, nhiều yếu tố để đánh giá một Nhân viên, một Đồng nghiệp hay đánh giá ông Sếp là có "Đạt tiêu chuẩn" hay không! Tuy nhiên, khi trong Tổ chức có xảy ra một sự lựa chọn "chia tay hay níu kéo ở lại", "đầu tư tiếp hay dừng lại" hoặc "sự cân nhắc đề bạt hay chậm chậm lại"... mỗi một Sếp đều có những đánh giá riêng, đôi khi là rất chủ quan. Chính vì vậy, chúng ta nhiều khi bỏ sót người tài mà trọng dụng kẻ yếu, và mang đến rất nhiều bất lợi cho Tổ chức khi phát triển lâu dài.
Với trải nghiệm của người viết, một nhân viên điểm A hay cấp độ A (chưa nói đến cấp độ A+, A++ hay A+++...) thì cần đạt được ít nhất 3 yếu tố sau: Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc.
Việc phát hiện ra một người nhân viên có bản tính lương thiện, lòng Nhân từ hay đang có dã tâm nội tại là một điều rất khó, không thể nhận xét, đánh giá qua lời nói hay vẻ bề ngoài vì mọi việc đều có thể xảy ra, một con người đẹp trai, xinh gái của ngày hôm nay đều có thể trở thành quỉ dữ trong 2 năm tới. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng phát hiện qua vài việc nhỏ, vài lần nói chuyện hay đặt một câu hỏi nhiều lần từ nhiều người khác nhau, cây kim trong bọc rồi cũng sẽ lộ ra, chỉ là Sooner or Later. Nhưng khi đánh giá được người nhân viên có "Tố chất tốt", mình sẵn sàng dành thêm thời gian Coaching cho em ấy và Kiên nhẫn hơn với những Sai lầm lần đầu.
Ở khía cạnh Quan hệ xã hội, vẻ bề ngoài và sự thành công là dễ bị đánh lừa nhất, vì vậy nếu có ít nhất 2 người đã "trả giá", thì chẳng dại gì mà lại tiếp tục đâm đầu vào một chỗ mà nếu đặt Niềm tin sai chỗ, cái Giá phải trả sẽ rất đắt, rất đắt. Những ngày còn đi làm, mình đã gặp 2 người Thành công mà các anh ấy sẵn sàng bán rẻ mình "nếu được Giá" hoặc "có Lợi cho công ty mình", vì vậy những gì đã Cam kết chỉ là "lời nói gió bay" hoặc "ờ, lần này khó quá Thi ơi"! Okie, cafe chém gió và ăn nhậu chơi thôi nhé, No-Business !
Và "Giá trị cốt lõi" cũng chính là "Nguyên tắc xuyên suốt" hay "La bàn chính Bắc" cho mọi Hành động, là điều đưa Tổ chức đạt được Thành công "Dài hạn, lâu dài" hay chỉ là "Ngắn hạn, ăn xổi". Đánh mất hoặc không kiên trì theo đuổi Giá trị Cốt lõi của Tổ chức hoặc "lời nói không đi đôi với việc làm" thì Tổ chức đó sẽ rẽ theo một hướng khác, và mọi sự rao giảng chỉ là "lời dối trá".
Và một Nhân viên hiểu, Theo đuổi, tin tưởng Thực hiện hay Đáp ứng những Giá trị trên, đều xứng đáng được "đầu tư cho Tương lai" hoặc tự tạo ra cho mình một Tương lai "tươi sáng và chắn chắn".
Yếu tố thứ 2 này là cực kỳ quan trọng, có thể là Quan trọng nhất. Nếu còn thấy lăn tăn, hãy dành thêm thời gian "quan sát ứng viên".
Ở mặt ngược lại, có những nhân viên suốt ngày kêu ca gian khó, phàn nàn, không chịu động não, ít chủ động, lười suy nghĩ, ít đọc sách, ít chịu học từ sai lầm cũ hay từ sai lầm của người đi trước, rất hay suy nghĩ tiêu cực, chuyên gia make-noise, còn kết quả đạt được thì thất thường năm được năm mất, hoặc cả 3 Yếu tố bên trên đều có khiếm khuyết thì đều chưa phải là "Nhân tài điểm A của Tổ chức".
Bất cứ việc gì cũng đều cần có Thời gian, nhưng khi có "1 Tiêu chuẩn" thì việc Lựa chọn "Say Yes or No về Con người" chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Ba yếu tố trên (Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc) được xem như là 3 đỉnh của một Tam giác, có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau và theo trải nghiệm sống của từng người, cũng như hoàn toàn có thể sử dụng để đánh giá 1 con người khi ta gặp hay làm việc chung là có "đáng tin cậy" hay không? Hy vọng các BCT (bạn của Thi) có thêm 1 lựa chọn khi "quánh giá" một ai đó, vì đôi khi cái giá phải trả thấp nhất hoặc hoàn toàn tự tin khi "hợp tác mần ăn" với một ai đó.
Nguyễn Hoài Thi.
TGĐ Việt An Enviro + Việt An Software
#qtkn_nguyenhoaithi
#qtkn_nhansu
Con người là một thực thể rất khó đánh giá, vì cần có Thời gian. Trong thực tế làm việc của Tổ chức, của Đội nhóm, có rất nhiều cách, nhiều yếu tố để đánh giá một Nhân viên, một Đồng nghiệp hay đánh giá ông Sếp là có "Đạt tiêu chuẩn" hay không! Tuy nhiên, khi trong Tổ chức có xảy ra một sự lựa chọn "chia tay hay níu kéo ở lại", "đầu tư tiếp hay dừng lại" hoặc "sự cân nhắc đề bạt hay chậm chậm lại"... mỗi một Sếp đều có những đánh giá riêng, đôi khi là rất chủ quan. Chính vì vậy, chúng ta nhiều khi bỏ sót người tài mà trọng dụng kẻ yếu, và mang đến rất nhiều bất lợi cho Tổ chức khi phát triển lâu dài.
Với trải nghiệm của người viết, một nhân viên điểm A hay cấp độ A (chưa nói đến cấp độ A+, A++ hay A+++...) thì cần đạt được ít nhất 3 yếu tố sau: Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc.
1. Tố chất bên trong:
ở đây quan trọng nhất là mặt Đạo đức cá nhân nội tại của người nhân viên đó. Cái này chính là "Đạo đức Nhân cách", theo The 7 Habits của Stephen R.Covey.Việc phát hiện ra một người nhân viên có bản tính lương thiện, lòng Nhân từ hay đang có dã tâm nội tại là một điều rất khó, không thể nhận xét, đánh giá qua lời nói hay vẻ bề ngoài vì mọi việc đều có thể xảy ra, một con người đẹp trai, xinh gái của ngày hôm nay đều có thể trở thành quỉ dữ trong 2 năm tới. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng phát hiện qua vài việc nhỏ, vài lần nói chuyện hay đặt một câu hỏi nhiều lần từ nhiều người khác nhau, cây kim trong bọc rồi cũng sẽ lộ ra, chỉ là Sooner or Later. Nhưng khi đánh giá được người nhân viên có "Tố chất tốt", mình sẵn sàng dành thêm thời gian Coaching cho em ấy và Kiên nhẫn hơn với những Sai lầm lần đầu.
Ở khía cạnh Quan hệ xã hội, vẻ bề ngoài và sự thành công là dễ bị đánh lừa nhất, vì vậy nếu có ít nhất 2 người đã "trả giá", thì chẳng dại gì mà lại tiếp tục đâm đầu vào một chỗ mà nếu đặt Niềm tin sai chỗ, cái Giá phải trả sẽ rất đắt, rất đắt. Những ngày còn đi làm, mình đã gặp 2 người Thành công mà các anh ấy sẵn sàng bán rẻ mình "nếu được Giá" hoặc "có Lợi cho công ty mình", vì vậy những gì đã Cam kết chỉ là "lời nói gió bay" hoặc "ờ, lần này khó quá Thi ơi"! Okie, cafe chém gió và ăn nhậu chơi thôi nhé, No-Business !
2. Theo đuổi các Giá trị Cốt lõi của Tổ chức.
Mỗi một công ty, tổ chức đều có Những Giá trị Cốt lõi, là những Giá trị bên trong mà toàn bộ thành viên trong Tổ chức tin tưởng và Kiên trì theo đuổi, cho dù Hoàn cảnh bên ngoài có thay đổi hay bất lợi. Ví dụ: Tinh thần Trách nhiệm, Tính Cam kết, Uy tín, Sự minh bạch.... Tuỳ theo "đặc tính" hay "tính cách" của Tổ chức đó. Cũng là Kinh doanh, Kiếm tiền nhưng cách thực hiện của mỗi Tổ chức lại rất khác nhau. Và đây cũng chính là "Đạo đức Tính cách", theo The 7 Habits của Stephen R.Covey. Có nghĩa là cũng mở công ty kinh doanh như ai, cũng cùng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận nhưng khi gặp vấn đề "sự cố với Khách hàng", (ví dụ bảo hành công trình) thì có công ty lựa chọn đối mặt, có công ty lựa chọn bỏ chạy, có công ty lựa chọn "not my fault"... Tất cả là sự lựa chọn và có thể giải thích được.Và "Giá trị cốt lõi" cũng chính là "Nguyên tắc xuyên suốt" hay "La bàn chính Bắc" cho mọi Hành động, là điều đưa Tổ chức đạt được Thành công "Dài hạn, lâu dài" hay chỉ là "Ngắn hạn, ăn xổi". Đánh mất hoặc không kiên trì theo đuổi Giá trị Cốt lõi của Tổ chức hoặc "lời nói không đi đôi với việc làm" thì Tổ chức đó sẽ rẽ theo một hướng khác, và mọi sự rao giảng chỉ là "lời dối trá".
Và một Nhân viên hiểu, Theo đuổi, tin tưởng Thực hiện hay Đáp ứng những Giá trị trên, đều xứng đáng được "đầu tư cho Tương lai" hoặc tự tạo ra cho mình một Tương lai "tươi sáng và chắn chắn".
Yếu tố thứ 2 này là cực kỳ quan trọng, có thể là Quan trọng nhất. Nếu còn thấy lăn tăn, hãy dành thêm thời gian "quan sát ứng viên".
3. Hiệu quả trong công việc.
Có những nhân viên có "bàn tay vàng", đụng vào hay theo đuổi Dự án nào thì cũng đều thành công, mà lại bán được giá cao, luôn nổ lực tự thân, quyết tâm, hợp tác đội nhóm Teamwork thì đều là những "Nhân tài" của công ty (khi cùng đáp ứng cả 2 yêu cầu mục 1 và mục 2 ở trên). Và nếu sự Thành công này là liên tục trong vòng 3 năm, và phát triển đi lên, liên tục học hỏi, trưởng thành từ năm này sang năm khác thì người đó cần được đào tạo thêm và đề bạt vào vị trí Quản lý ngay và luôn để thử thách. Và lưu ý là tất cả mới chỉ dừng lại ở "Nhân tài điểm A của Tổ chức" cho một sự lựa chọn hay đánh giá Cơ bản, và chưa lấy gì làm đảm bảo cho việc "Nhân tài" này thành công hay phù hợp ở vị trí Quản lý hay Lãnh đạo. Nhưng khi có những con người này thì "thật là thích", nói một cái là hiểu ngay, khỏi lòng vòng chi cho mệt.Ở mặt ngược lại, có những nhân viên suốt ngày kêu ca gian khó, phàn nàn, không chịu động não, ít chủ động, lười suy nghĩ, ít đọc sách, ít chịu học từ sai lầm cũ hay từ sai lầm của người đi trước, rất hay suy nghĩ tiêu cực, chuyên gia make-noise, còn kết quả đạt được thì thất thường năm được năm mất, hoặc cả 3 Yếu tố bên trên đều có khiếm khuyết thì đều chưa phải là "Nhân tài điểm A của Tổ chức".
Bất cứ việc gì cũng đều cần có Thời gian, nhưng khi có "1 Tiêu chuẩn" thì việc Lựa chọn "Say Yes or No về Con người" chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Ba yếu tố trên (Tố chất bên trong + Theo đuổi các Giá trị cốt lõi của Tổ chức + Hiệu quả trong Công việc) được xem như là 3 đỉnh của một Tam giác, có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau và theo trải nghiệm sống của từng người, cũng như hoàn toàn có thể sử dụng để đánh giá 1 con người khi ta gặp hay làm việc chung là có "đáng tin cậy" hay không? Hy vọng các BCT (bạn của Thi) có thêm 1 lựa chọn khi "quánh giá" một ai đó, vì đôi khi cái giá phải trả thấp nhất hoặc hoàn toàn tự tin khi "hợp tác mần ăn" với một ai đó.
Nguyễn Hoài Thi.
TGĐ Việt An Enviro + Việt An Software
#qtkn_nguyenhoaithi
#qtkn_nhansu
KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH
KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH
Thấy mọi người trao đổi rôm rả về chủ đề học tiếng Anh, xin phép góp thêm chút kinh nghiệm nhỏ bé của tôi để anh chị tham khảo!
Tôi học tiếng Anh để trở thành phiên dịch và biên dịch chuyên nghiệp. Trong quá trình học ở đại học và sau này là đi làm đúng theo nghề tôi có học được một số thủ thuật khá hay từ chính những người đồng nghiệp và thầy cô trong trường. Sau đây là một số thủ thuật dạng thực dụng nhất mà tôi thấy chúng ta có thể luyện hàng ngày một cách dễ dàng.
1. Sổ từ và sổ cấu trúc câu: Luôn phải có hai quyển này bên mình. Mỗi trang giấy được chia làm hai bằng cách gấp chúng lại. Một bên để tiếng Anh và một bên để tiếng Việt. Lúc luyện thì gấp một bên lại chỉ nhìn bên kia để nhớ ý nghĩa trong ngôn ngữ còn lại. Cái đó làm chúng ta tăng độ phản xạ và nếu cần thì kiểm chứng số lượng từ cũng dễ hơn. Thường thì một người bản ngữ dùng thành thạo khoảng từ 8,000 -10,000 từ. Nên chúng ta để giao tiếp thoải mái chỉ cần đạt mức 5,000 là cũng ổn rồi. tất nhiên trog phần này phải chia rõ ra đó là loại từ gì như danh từ, trạng từ, động từ,..Còn cấu trúc thì ghi theo kiểu: turned into doing smt (something) như thế dễ nhớ hơn.
2. Tập viết vô thức: Về người mình quen, về các chủ đề sở thích của mình. Do đó là những thứ mình quen anh/chị sẽ diễn đạt về đó khá thoải mái. Điều quan trọng không phải viết có đúng không mà là viết càng dài càng tốt. Tới lúc chúng ta đạt được ngưỡng mà các thầy giáo của tôi thường dạy là tư duy bằng tiếng Anh không phải bằng tiếng Việt!
3. Tập nghe từ dễ tới khó: Từ cartoon network (có phụ đề và không có phụ đề) tới boyband, girlband sến sẩm và lải nhải lặp đi lặp lại một đoạn điệp khúc, rồi tới Discovery Channel, rồi tới Chính trị như CNN, BBC, sau cùng tới sport, thời tiết. Bài luyện cao nhất mà tôi đã từng dùng hồi sinh viên là xem cả 10 series của loạt phim hài Friends. Do là phim hài nên chúng ta phải hiểu cả ngữ cảnh và hàm ý lẫn tiếng long mới biết họ tính nói cái gì! Hiểu được rồi thì chúng ta sẽ thấy mình không xa lạ với văn hóa của họ.
4. Tập đọc từ dễ tới khó: có rất nhiều cuốn truyện tranh nhỏ, chỉ cần vốn từ khoảng 2,000 từ là đọc được. Rồi nâng dần lên học sách giáo khoa của học sinh các lớp cấp 1, rồi cấp 2, cấp 3. Phức tạp nhất, tôi khuyên thật chúng ta nên đọc các cuốn nói về triết thuyết của người Hy Lạp như của Socrate hay Plato. Không phải để học được những từ vô cùng phức tạp trong đó. Mà điều hài hước là để sau khi đã cố gắng tập trung và đọc một tài liệu toàn các từ ngữ phức tạp cầu kỳ đó anh chị sẽ thấy rằng, khi quay trở lại đọc các tài liệu đời thường thì mình thấy vô cùng dễ dàng! Một lưu ý khác nữa, người phương Tây coi cuốn Kinh thánh là cuốn sách tạo ra tới gần 50% văn hóa của họ nên chúng ta cần có hiểu biết cơ sở về cuốn này cũng như đọc kỹ cách cách dùng từ, cấu trúc cũng như các điển tích trong đó.
5. Tập nói bằng cách diễn đạt ý của bản thân trong giao tiếp: Một cô giáo người Úc từng gặp tôi hồi ở Đại học có nói việc bắt chước một đứa trẻ con học nói là phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất. Không cần quan tâm tới cấu trúc ngữ pháp khiến chúng ta thấm nhập cách dùng từ và phản ứng nhanh hơn. Đây chính là dạng bài tập tạo nên phương pháp huấn luyện “Bàn tay nặn bột” nổi tiếng của người Pháp trong đó thầy giáo chỉ hướng dẫn để học sinh tự khám phá tự nhiên và đưa ra các định luật vật lý, toán học của mình dựa trên sự lý giải theo cách mà các em thấy đúng và hợp với mức tư duy của mình nhất! Vì thế hãy nói về mọi thứ trong tầm nhìn của anh/chị đừng ngại. Cứ làm đi đã!
6. Tập nói bằng cách dịch thầm: đây là dạng bài tập dịch chuyên cho người dịch cabin. Nghe từ dễ tới khó và chuyển ngữ sang mà không cần chuẩn bị. Một bài tập rất vui là tập dịch những đoạn thơ khó như trong truyện Kiều. Ví ý tứ phức tạp nên khi dịch phải chuyển thành đơn giản hơn, truyền tải ý là chính. Cứ như vậy thì chúng ta đạt tới độ nhuần nhuyễn linh hoạt trong dùng từ hơn.
7. Tập nói qua trao đổi với người cùng quan tâm: thời sinh viên tôi từng đọc nhiều các cuốn kinh Phật và sách nghiên cứu trong các thư viện tại các chùa lớn ở Hà Nội và sau đó tranh luận với một người bạn Mỹ của tôi theo đạo Tin Lành. Sau một thời gian tôi thấy mình diễn đạt được khá nhiều khái niệm phức tạp trong tôn giáo bằng các từ đơn giản và trực tiếp. Trao đổi nhiều quá, có lúc tôi còn không nhận ra là mình đang nói tiếng Anh. Và tôi thấy đó là cách làm đúng vì nó là dạng sinh ngữ, phải được dùng thường xuyên.
Chúc các anh/chị thành công!
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
Thấy mọi người trao đổi rôm rả về chủ đề học tiếng Anh, xin phép góp thêm chút kinh nghiệm nhỏ bé của tôi để anh chị tham khảo!
Tôi học tiếng Anh để trở thành phiên dịch và biên dịch chuyên nghiệp. Trong quá trình học ở đại học và sau này là đi làm đúng theo nghề tôi có học được một số thủ thuật khá hay từ chính những người đồng nghiệp và thầy cô trong trường. Sau đây là một số thủ thuật dạng thực dụng nhất mà tôi thấy chúng ta có thể luyện hàng ngày một cách dễ dàng.
1. Sổ từ và sổ cấu trúc câu: Luôn phải có hai quyển này bên mình. Mỗi trang giấy được chia làm hai bằng cách gấp chúng lại. Một bên để tiếng Anh và một bên để tiếng Việt. Lúc luyện thì gấp một bên lại chỉ nhìn bên kia để nhớ ý nghĩa trong ngôn ngữ còn lại. Cái đó làm chúng ta tăng độ phản xạ và nếu cần thì kiểm chứng số lượng từ cũng dễ hơn. Thường thì một người bản ngữ dùng thành thạo khoảng từ 8,000 -10,000 từ. Nên chúng ta để giao tiếp thoải mái chỉ cần đạt mức 5,000 là cũng ổn rồi. tất nhiên trog phần này phải chia rõ ra đó là loại từ gì như danh từ, trạng từ, động từ,..Còn cấu trúc thì ghi theo kiểu: turned into doing smt (something) như thế dễ nhớ hơn.
2. Tập viết vô thức: Về người mình quen, về các chủ đề sở thích của mình. Do đó là những thứ mình quen anh/chị sẽ diễn đạt về đó khá thoải mái. Điều quan trọng không phải viết có đúng không mà là viết càng dài càng tốt. Tới lúc chúng ta đạt được ngưỡng mà các thầy giáo của tôi thường dạy là tư duy bằng tiếng Anh không phải bằng tiếng Việt!
3. Tập nghe từ dễ tới khó: Từ cartoon network (có phụ đề và không có phụ đề) tới boyband, girlband sến sẩm và lải nhải lặp đi lặp lại một đoạn điệp khúc, rồi tới Discovery Channel, rồi tới Chính trị như CNN, BBC, sau cùng tới sport, thời tiết. Bài luyện cao nhất mà tôi đã từng dùng hồi sinh viên là xem cả 10 series của loạt phim hài Friends. Do là phim hài nên chúng ta phải hiểu cả ngữ cảnh và hàm ý lẫn tiếng long mới biết họ tính nói cái gì! Hiểu được rồi thì chúng ta sẽ thấy mình không xa lạ với văn hóa của họ.
4. Tập đọc từ dễ tới khó: có rất nhiều cuốn truyện tranh nhỏ, chỉ cần vốn từ khoảng 2,000 từ là đọc được. Rồi nâng dần lên học sách giáo khoa của học sinh các lớp cấp 1, rồi cấp 2, cấp 3. Phức tạp nhất, tôi khuyên thật chúng ta nên đọc các cuốn nói về triết thuyết của người Hy Lạp như của Socrate hay Plato. Không phải để học được những từ vô cùng phức tạp trong đó. Mà điều hài hước là để sau khi đã cố gắng tập trung và đọc một tài liệu toàn các từ ngữ phức tạp cầu kỳ đó anh chị sẽ thấy rằng, khi quay trở lại đọc các tài liệu đời thường thì mình thấy vô cùng dễ dàng! Một lưu ý khác nữa, người phương Tây coi cuốn Kinh thánh là cuốn sách tạo ra tới gần 50% văn hóa của họ nên chúng ta cần có hiểu biết cơ sở về cuốn này cũng như đọc kỹ cách cách dùng từ, cấu trúc cũng như các điển tích trong đó.
5. Tập nói bằng cách diễn đạt ý của bản thân trong giao tiếp: Một cô giáo người Úc từng gặp tôi hồi ở Đại học có nói việc bắt chước một đứa trẻ con học nói là phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất. Không cần quan tâm tới cấu trúc ngữ pháp khiến chúng ta thấm nhập cách dùng từ và phản ứng nhanh hơn. Đây chính là dạng bài tập tạo nên phương pháp huấn luyện “Bàn tay nặn bột” nổi tiếng của người Pháp trong đó thầy giáo chỉ hướng dẫn để học sinh tự khám phá tự nhiên và đưa ra các định luật vật lý, toán học của mình dựa trên sự lý giải theo cách mà các em thấy đúng và hợp với mức tư duy của mình nhất! Vì thế hãy nói về mọi thứ trong tầm nhìn của anh/chị đừng ngại. Cứ làm đi đã!
6. Tập nói bằng cách dịch thầm: đây là dạng bài tập dịch chuyên cho người dịch cabin. Nghe từ dễ tới khó và chuyển ngữ sang mà không cần chuẩn bị. Một bài tập rất vui là tập dịch những đoạn thơ khó như trong truyện Kiều. Ví ý tứ phức tạp nên khi dịch phải chuyển thành đơn giản hơn, truyền tải ý là chính. Cứ như vậy thì chúng ta đạt tới độ nhuần nhuyễn linh hoạt trong dùng từ hơn.
7. Tập nói qua trao đổi với người cùng quan tâm: thời sinh viên tôi từng đọc nhiều các cuốn kinh Phật và sách nghiên cứu trong các thư viện tại các chùa lớn ở Hà Nội và sau đó tranh luận với một người bạn Mỹ của tôi theo đạo Tin Lành. Sau một thời gian tôi thấy mình diễn đạt được khá nhiều khái niệm phức tạp trong tôn giáo bằng các từ đơn giản và trực tiếp. Trao đổi nhiều quá, có lúc tôi còn không nhận ra là mình đang nói tiếng Anh. Và tôi thấy đó là cách làm đúng vì nó là dạng sinh ngữ, phải được dùng thường xuyên.
Chúc các anh/chị thành công!
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
CHỈ SỐ NỀN TẢNG - PHẦN 3: XÂY DỰNG CƠ CHẾ LƯƠNG DỰA VÀO CHỈ SỐ
CHỈ SỐ NỀN TẢNG - PHẦN 3: XÂY DỰNG CƠ CHẾ LƯƠNG DỰA VÀO CHỈ SỐ
(Bài đã đăng trên cafebiz)
Sau khi đã có chỉ số nền tảng và đã thống kê sơ bộ để ra bộ chuẩn chung cho cả đội sales như ở phần 2, chúng ta bắt đầu dựng cơ chế lương dựa vào các chỉ số.
Có hai phần trong cơ chế lương: lương cơ bản (mà nhiều công ty gọi là lương cứng và tôi thì không ưa từ này vì nó tạo cảm giác chả phải làm gì vẫn được lương!) và lương tỷ lệ % hoặc lương hoa hồng cho những nỗ lực trên mức bình thường của họ.
Ở phần lương cơ bản, chúng ta đưa vào các hoạt động bình thường của salesman. Thông thường đó là một loạt các hành động không liên quan trực tiếp tới các chỉ tiêu bán hàng.
Ví dụ, tôi hay lấy các hoạt động như sau: Đi làm đủ công/ Hỗ trợ ăn trưa/hỗ trợ điện thoại/ hỗ trợ xăng xe. Lưu ý trong phần này là tuy anh/chị có thể trả đủ 4.500.000 đồng cho lương cơ bản nhưng “quân nhà mình” thích tách ra thành nhiều phần hơn là một phần mà không rõ từng cái một nó ra làm sao.
Và trong phần này thì thực tế mà nói, không phải cứ đi làm đủ ngày không cần biết kết quả ra sao thì đạt lương cơ bản. Lương cơ bản chỉ được trả nếu salesman đạt chuẩn như tôi nói ở phần 2.
Ví dụ: Khi nào đạt chuẩn của salesman là bao phủ 100%, năng suất đạt 3 đơn/20 khách ghé thăm (tính trung bình cả tháng), doanh số đạt 1 tỷ đồng/sales thì mới đạt lương cơ bản 4.500.000 đồng.
Ở phần lương tỷ lệ, tất nhiên rồi, chúng ta để mức thưởng tùy theo nỗ lực mà sales có thể đạt được.
Ví dụ, nếu xét thấy họ tăng được 20% năng suất tức là thành 3,6 đơn/ngày thì ta đặt thưởng ở mức cao hơn đó một chút, tức là nếu salesman đạt trung bình 3,7 đơn/ngày trở lên thì được hưởng thêm 500.000 VNĐ tiền thưởng.
Do có chỉ số của một salesman chuẩn được xác định theo từng tháng, hoặc 3 tháng 1 lần nên mức thưởng này được tăng lên hàng tháng không đứng yên để salesman trở nên lười biếng hơn.
Mức thưởng cũng thế, tháng này thì 500.000 VNĐ là đủ nhưng tháng sau khi họ đã quen rồi phải nâng mức lên.
Rồi thưởng bằng tiền rồi thì cũng nên nghĩ ra vài mức thưởng khác bằng hiện vật hoặc các cuộc đi chơi dã ngoại xa, rồi thưởng xen giữa cá nhân và cả đội...
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
(Bài đã đăng trên cafebiz)
Sau khi đã có chỉ số nền tảng và đã thống kê sơ bộ để ra bộ chuẩn chung cho cả đội sales như ở phần 2, chúng ta bắt đầu dựng cơ chế lương dựa vào các chỉ số.
Có hai phần trong cơ chế lương: lương cơ bản (mà nhiều công ty gọi là lương cứng và tôi thì không ưa từ này vì nó tạo cảm giác chả phải làm gì vẫn được lương!) và lương tỷ lệ % hoặc lương hoa hồng cho những nỗ lực trên mức bình thường của họ.
Ở phần lương cơ bản, chúng ta đưa vào các hoạt động bình thường của salesman. Thông thường đó là một loạt các hành động không liên quan trực tiếp tới các chỉ tiêu bán hàng.
Ví dụ, tôi hay lấy các hoạt động như sau: Đi làm đủ công/ Hỗ trợ ăn trưa/hỗ trợ điện thoại/ hỗ trợ xăng xe. Lưu ý trong phần này là tuy anh/chị có thể trả đủ 4.500.000 đồng cho lương cơ bản nhưng “quân nhà mình” thích tách ra thành nhiều phần hơn là một phần mà không rõ từng cái một nó ra làm sao.
Và trong phần này thì thực tế mà nói, không phải cứ đi làm đủ ngày không cần biết kết quả ra sao thì đạt lương cơ bản. Lương cơ bản chỉ được trả nếu salesman đạt chuẩn như tôi nói ở phần 2.
Ví dụ: Khi nào đạt chuẩn của salesman là bao phủ 100%, năng suất đạt 3 đơn/20 khách ghé thăm (tính trung bình cả tháng), doanh số đạt 1 tỷ đồng/sales thì mới đạt lương cơ bản 4.500.000 đồng.
Ở phần lương tỷ lệ, tất nhiên rồi, chúng ta để mức thưởng tùy theo nỗ lực mà sales có thể đạt được.
Ví dụ, nếu xét thấy họ tăng được 20% năng suất tức là thành 3,6 đơn/ngày thì ta đặt thưởng ở mức cao hơn đó một chút, tức là nếu salesman đạt trung bình 3,7 đơn/ngày trở lên thì được hưởng thêm 500.000 VNĐ tiền thưởng.
Do có chỉ số của một salesman chuẩn được xác định theo từng tháng, hoặc 3 tháng 1 lần nên mức thưởng này được tăng lên hàng tháng không đứng yên để salesman trở nên lười biếng hơn.
Mức thưởng cũng thế, tháng này thì 500.000 VNĐ là đủ nhưng tháng sau khi họ đã quen rồi phải nâng mức lên.
Rồi thưởng bằng tiền rồi thì cũng nên nghĩ ra vài mức thưởng khác bằng hiện vật hoặc các cuộc đi chơi dã ngoại xa, rồi thưởng xen giữa cá nhân và cả đội...
Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales
HIỀN TÀI và TƯỚNG TÀI
HIỀN TÀI và TƯỚNG TÀI
Anh Đặng Văn Thành đã chia sẻ rất nhiều bí kíp trong buổi Offline lần 6 ngày hôm qua, trong đó có nhắc đến Hiền tài và Tướng tài (*). Tôi xin được mạn phép đưa ra một góc nhìn về hai loại người Tài này trong doanh nghiệp. Mong các anh chị chia sẻ thêm góc nhìn về Hiền tài và Tướng tài trong doanh nghiệp của mình.
Hiền tài và Tướng tài đều là người Tài mà một doanh nghiệp thành công ắt phải có cả hai. Hai loại người này có những điểm chung và điểm khác biệt như sau:
3 điểm chung:
- Hiền tài và Tướng tài đều cần có trong doanh nghiệp để đi đến thành công.
- Hiền tài và Tướng tài đều không dễ kiếm và không dễ có.
- Hiền tài và Tướng tài đều có những tố chất có thể hoán đổi cho nhau trong một số môi trường và thời điểm.
7 điểm khác:
- Tướng tài dễ kiếm - Hiền tài khó kiếm.
- Tướng tài dễ đến và cũng dễ đi - Hiền tài khó đến và cũng khó đi.
- Tướng tài thường có thể tìm kiếm từ bên ngoài đưa về - Hiền tài thường phát triển từ nội bộ đi lên.
- Tướng tài gắn bó với doanh nghiệp phần nhiều là vì lợi ích chung - Hiền tài gắn bó với doanh nghiệp phần nhiều là vì giá trị chung.
- Tướng tài mạnh về cầm quân - Hiền tài mạnh về cầm tướng.
- Tướng tài dùng hiệu quả hơn ở khâu chiến thuật - Hiền tài dùng hiệu quả nhất ở khâu chiến lược.
- Tướng tài ngày mai có thể đầu quân sang nơi khác "chiến" lại với doanh nghiệp - Hiền tài "hiếm khi" làm điều này.
<3 anh="" ban="" bu="" c="" ch="" chia="" cho="" dung="" gi="" group="" h="" i="" m="" n.="" n="" ng="" nh="" offline="" p="" qu="" r="" s="" t="" th="" tr="" v="" vi="" xin="" y="">-----
(*) Anh Đặng Văn Thành không dùng từ "tướng tài" mà dùng từ "người tài" nhưng tôi xin mạn phép thay đổi một chút.
#qtkn_LongThang3>
Subscribe to:
Posts (Atom)