ĐANG CÓ VIỆC, VUI LÒNG KHÔNG ĐỌC !!!
NHÀ TUYỂN DỤNG, VUI LÒNG KHÔNG ĐỌC !!!
NÓI THIỆT ĐÓ, KHÔNG CÓ GIỠN CHƠI ĐÂU !!!!!!!!!!
Mỗi lần lên các Group HR hay Tìm Việc là bắt gặp các tình huống sau, phải nói là nhiều vô kể:
- Em vừa tốt nghiệp, anh chị có công việc gì cho em làm để học lấy kinh nghiệm với ạ -> Sẵn lòng thôi nhưng rốt cuộc là em muốn làm cái gì mới được chớ.
- Sau khi đọc xong thông tin tuyển dụng, quăng ngay comment "Em được không ?" -> Thiệt tình luôn, em còn không biết sao các anh chị biết.
- Em sinh năm 199x, em đang tìm việc lễ tân, CSKH hoặc bán hàng, có anh chị nào tuyển không ạ ? -> Ủa, cuối cùng thì em chọn món nào ?
- Em vừa nghỉ làm Sales, muốn tìm một công việc không áp lực, ổn định và lâu dài -> Việc ổn định thì có hàng trăm, lâu dài hay không là do em và chả có công việc nào là không áp lực hết; giờ em muốn anh sống sao ?
- Muốn nhàn hơn nên không muốn làm Sales nữa -> Xong luôn, không có ông nào dại đi tuyển cái đứa thích nhàn nhã vì chắc cú nó lười, không chủ động, không có trách nhiệm và hay trốn việc (Có thấy vài HR nhảy vô comment việc này việc kia, nhưng chắc do vã quá vì bị sếp thúc vô đít hoặc năng lực HR quá yếu nên mới giới thiệu việc.
Vừa bực mình, vừa thấy tội cho các em. Không biết trường lớp dạy cái kiểu gì mà yếu quá (Giảng viên ĐH đọc được chắc tự ái lắm nhưng biết sao giờ, mấy ông dạy như con khỉ khô - Trừ rất ít giảng viên giỏi, mà mấy người này thường từ chối vô biên chế, đi dạy vì đam mê). Chính vì vậy mà giờ tui phải đưa cái tài liệu mật lên đây dù không muốn vì giao diện fb xấu quắc, cái file PDF thì đẹp lung linh và có ví dụ cụ thể. Thôi thì ráng đọc bài rút gọn (Chắc chắn ngắn hơn dây rút kinh nghiệm của các bác)
NGHỆ THUẬT THẢ THÍNH BẰNG CV !
Chỉ dẫn quen thuộc nhất khi viết hồ sơ xin việc: "Chúng ta chỉ có 3 giây để gây chú ý với nhà tuyển dụng, do đó hãy làm mọi cách để tạo ra sự khác biệt trong CV. Chỉ khi đó bạn mới có cơ hội được phỏng vấn".
Thế là ai cũng làm theo để tạo ra sự khác biệt, nhưng chúng nó thì thành công còn bạn thì không ! Hơ hơ hơ. Thật ra thì chỉ dẫn không sai, chỉ vì bạn làm chưa đúng.
Chúng ta được dạy rằng "Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử". Đây là quy tắc Vàng, quy tắc này tốt bởi vì nó sẽ khiến chúng ta sống và đối xử với nhau một cách tử tế hơn, coi trọng nhau hơn. Tuy nhiên, quy tắc này đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là "Mỗi người là một cá thể khác nhau và không ai hoàn toàn giống ai cả, kể cả sinh đôi". Vậy nên có thể điều bạn muốn được đối xử lại không phải là điều người khác thích được đối xử như vậy. Và sai lầm của việc tạo ra sự khác biệt trong CV bắt nguồn từ đây…
Ở góc nhìn chủ quan, chúng ta tự cho rằng những gì chúng ta trình bày trên CV thật hấp dẫn, bắt mắt, thu hút, khác biệt và sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Trên thực tế, chúng ta quên mất rằng những gì chúng ta thích chưa chắc nhà tuyển dụng đã thích. Đây là một trong những lý do có rất nhiều bạn không hiểu tại sao chờ mãi, chờ mãi vẫn không được gọi phỏng vấn dù đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết cho bản CV của mình. Khi câu cá người ta thường dùng thính để nhử cá đến. Tùy vào sở thích của cá mà có các loại thính thích hợp như cá trắm thích ăn rau cỏ thì cho vào thêm rau muống, cá trôi thì tăng thêm hạt ngũ cốc, …Trong công tác tuyển dụng cũng vậy, CV cũng được xem là "Thính". Và ai thả thính giỏi, người đó sẽ được gọi phỏng vấn. Bạn đã biết thả thính hay chưa ?
QUÊN HẾT MỌI CHỈ DẪN ĐI, CHỈ CẦN LÀM THEO 1 QUY TẮC NÀY LÀ ĐỦ
"Đối xử với người khác theo cách họ thích được đối xử". Quy tắc này có thể nói là khó hơn rất rất nhiều lần so với quy tắc Vàng, bởi vì nó không chỉ đòi hỏi bạn phải làm theo điều mình không quen thuộc, mà còn phải bỏ nhiều công sức để tìm ra điều mà người kia ưa thích.
Trong cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm, Dale Carnergie đã dùng một hình ảnh rất hay để nói về quy tắc Bạch Kim như thế này: Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: "Này, cá, có phải mày thích cái này không?".
Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta khi viết CV là khoe khoang và thể hiện cái Tôi quá nhiều, thay vì quan tâm nhà tuyển dụng thực sự cần gì và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong sâu thẳm, bất kỳ ai cũng muốn được người khác nhìn nhận thông qua cá tính, kiến thức của mình, huống hồ là thư giới thiệu bản thân của mình. Trên thực tế, CV chính là thư chào hàng, không hơn không kém, vấn đề là nhà tuyển dụng chỉ gọi cho những ai họ cảm thấy thích thú, tin tưởng và phù hợp nhất, chứ không phải ai thể hiện cái Tôi nhiều nhất.
Do đó để CV có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, là món "Thính" hấp dẫn và thúc đẩy nhà tuyển dụng phải gọi cho bạn, bản CV cần cho thấy:
- Bạn là người hiểu Nhà tuyển dụng đang cần gì nhất.
- Bạn có lợi thế cạnh tranh.
- Bạn có thể giúp nhà tuyển dụng và công ty giải quyết vấn đề của họ và thật sự quan tâm đến họ.
(Nhớ là mấy thông tin viết ra phải là thật chớ không vẽ bùa nhé, nhà tuyển dụng khôn lắm chớ không có bờm đâu. Viết láo sẽ bị uýnh bờm đầu trong buổi phỏng vấn)
PHẦN I: TRƯỚC KHI THẢ THÍNH
I. TÌM HIỂU VỀ ĐỐI TÁC.
Tìm hiểu kỹ về đối tác cho thấy chúng ta thật sự quan tâm đến họ. CV được ví như lần hẹn hò đầu tiên, và đối tác sẽ chẳng bao giờ cho bạn cái hẹn thứ 2 nếu thấy bạn không quan tâm hoặc không biết chút gì về họ. Đây là bước phần lớn các bạn làm rất tốt khi muốn cưa cẩm một ai đó. Các bạn lên Fb, các bạn hỏi bạn bè xung quanh, các bạn làm đủ mọi cách để biết thông tin về người ta để việc làm quen dễ dang hơn, và để có điểm chung khi hẹn họ. Tuy nhiên khi viết CV, các bạn lại làm hàng loạt, cái nào cũng giống cái nào rồi rải lung tung. Mỗi lần rải là mỗi lần các bạn lại mất đi một cơ hội thay vì có việc mới chỉ vì không hiểu người ta thật sự muốn cái gì.
1. Tìm hiểu về công ty
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, lịch sử và văn hóa của công ty ?
- Định hướng kinh doanh trong ngắn và dài hạn ?
- Cấu trúc công ty như thế nào ?
- Những thông tin mới nhất về công ty là gì ?
- Sản phẩm, dịch vụ của công ty?
- Đối thủ của công ty là ai ?
- Lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường là gì?
- Thách thức và cơ hội phát triển của công ty hiện nay ?
Để hiểu hết 100% là không thể vì có một số thông tin luôn được bảo mật, nhưng hãy nỗ lực để có được càng nhiều thông tin càng tốt. Việc có được nhiều thông tin sẽ giúp bạn hình dung công ty đang thật sự muốn gì để đưa vào những thông tin cần thiết nhất vào CV. Điều này tương tự như bạn có được nhiều mảnh ghép trong bức tranh tổng thể, và có thể tự suy đoán được bức tranh đó là gì để lắp những mảnh ghép còn lại.
2. Tìm hiểu về người phỏng vấn và người ra quyết định
- Họ tên, vị trí, chức vụ, phòng ban ?
- Đã làm việc tại công ty bao lâu ?
- Tầm quan trọng của họ đối với công ty như thế nào ?
- Khuynh hướng tính cách ra sao ?
- Thông tin cá nhân như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thành tựu, sở thích ?
Tại sao phần này lại quan trọng ?
Nó giúp bạn trình bày CV hợp gu với người phỏng vấn và người ra quyết định để khả năng được gọi phỏng vấn cao hơn. Ví dụ: Ở vai trò là giám đốc bán hàng và là người hướng đến kết quả, tôi không quan tâm đến trình độ học vấn hay bằng cấp. Điều tôi cần ở một nhân viên kinh doanh là: Có kinh nghiệm bán sản phẩm tương tự chưa ? Cá tính ra sao ? Thành tựu tốt nhất là gì ? Biết làm cái gì ? Có sẵn mối quan hệ không và đó là ai ? Lanh lợi, chịu khó học và học nhanh không ? Chấm hết. Bạn nào hiểu tôi, chỉ cần vài gạch đầu dòng thoả mãn những kỳ vọng ở trên là vô vòng trong ngay.
(Vừa loại cả đống CV ứng tuyển vị trí trưởng phòng bán hàng, trưởng phòng Marketing vì ứng viên viết tùm lum tùm la mà chả cho thấy làm được cái gì; hết dám giới thiệu cho đối tác)
II. KHÁM PHÁ BẢN THÂN.
- Bạn là ai ?
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?
- Bạn thích công việc có tính chất như thế nào ?
- Sở thích và đam mê của bạn ?
- Khuynh hướng tính cách của bạn là gì ?
- Định hướng của bạn trong ngắn và dài hạn ?
- Lợi thế cạnh tranh của bản thân ?
III. BẠN VÀ ĐỐI TÁC CÓ HỢP NHAU KHÔNG ?
Nếu sau khi đã hiểu rõ về đối tác và bản thân mình, tất cả những câu hỏi bên dưới đều được trả lời là "Có" thì bạn hãy đi đến phần tiếp theo; còn không hãy chọn lại đối tác vì nếu chọn công việc chỉ vì lương thì cuộc đời của bạn chẳng đi đến đâu cả và phí hoài thời gian thôi. Không sớm thì muộn, lại phải vác CV đi tìm việc khác. Hãy cân nhắc những điểm sau:
- Văn hoá công ty có tương đồng với giá trị cốt lõi của bản thân hay không ?
- Công việc và vị trí ứng tuyển có phục vụ cho mục tiêu ngắn và dài hạn của bản thân không ?
- Bạn có thoải mái thay đổi phần nào để thích ứng với văn hóa công ty ?
- Bạn có yêu thích công việc này không ?
- Bạn có hài lòng với mức thu nhập dự kiến không ?
- Sếp trực tiếp có đẹp không ? À, đúng hơn là "Sếp trực tiếp có chơi đẹp không ?". Phần lớn nhân viên chuyển việc vì sếp, nhưng ít bạn nào chịu tìm hiểu điều này trước khi gửi CV hoặc không chịu hỏi khi phỏng vấn với nhân sự. Nhớ tìm hiểu thật kỹ mục này, làm việc với "Sếp Tồi" thì cuộc đời của bạn sắp vô ngõ cụt rồi. (Sếp Tồi không liên quan gì nhiều đến phong cách lãnh đạo, mà liên quan đến Giá Trị Cốt Lõi, trên tường tui viết rất nhiều bài liên quan đến lãnh đạo và quản lý, có thể đọc tham khảo để có nhiều view)
PHẦN II: CHẾ BIẾN THÍNH
I. CẤU TRÚC CV.
Như một cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ không đọc tiếp nếu trang đầu không hấp dẫn và sẽ cụt hứng nếu kết thúc lãng xẹt. CV cũng vậy, chẳng ai quan tâm bạn viết cái gì nếu không khơi gợi được sự hứng thú và chẳng ai gọi điện nếu phần kết thúc không truyền cảm hứng để người khác hành động. Tiếc thay, chúng ta chỉ chú trọng vào nội dung ở giữa mà quên mất phần mở đầu và kết thúc.
1. Mở đầu
- Nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Đây là lý do tại sao phần 1 chúng ta phải bỏ công sức tìm hiểu rất nhiều thông tin về đối tác của mình, chỉ khi hiểu rõ họ bạn mới có thể viết được phần mở đầu hấp dẫn và gây chú ý ngay lập tức.
- Tự nhiên dẫn dắt vào phần nội dung.
Phương pháp mở đầu: Hình ảnh liên tưởng, phát biểu gây ngạc nhiên, chia sẻ điểm nhà tuyển dụng quan tâm nhất.
2. Nội dung chính
- Rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.
- Phải thể hiện rõ bạn là ai ? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì ? Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn giúp gì cho công ty của họ ? Bằng chứng cho thấy bạn có khả năng làm tốt công việc ?
Phần này hầu hết giống nhau, mấu chốt ở việc được gọi phỏng vấn hay không nằm ở chỗ "Lợi thế cạnh tranh" của bạn có khớp với cái nhà tuyển dụng đang muốn nhất không ? Và bằng chứng là gì ? Hãy nhấn mạnh điểm này. Bên cạnh đó, trong phần kinh nghiệm làm việc, chỉ cần viết ra những kinh nghiệm sẽ giúp ích cho công việc tương lai là đủ, những kinh nghiệm không hỗ trợ cho công ty mới chỉ làm rối mắt và che đi những điểm cần nhấn mạnh trong CV. Sẽ rất uổng.
Tôi từng bỏ lỡ CV của một ứng viên rất tiềm năng chỉ vì trong phần kinh nghiệm bạn liệt kê quá nhiều thứ và lên đến 2 trang giấy. Với thói quen chỉ thích đọc những gì ngắn gọn và không mấy tin tưởng vào những thứ được phô diễn, tôi đã bỏ qua CV này khi thấy quá dài. Sau này khi nhân viên làm giấy đựng muối chấm Xoài, vừa chấm vừa đọc mới thấy bạn này có 2 điểm rất tốt ở vị trí nhân viên kinh doanh, đó là khả năng "Gọi Lạnh" xuất sắc và tỉ lệ chuyển đổi khách hàng bình thường thành khách hàng trung thành cực cao. Tiếc là đã muộn rồi.
Lợi thế cạnh tranh là thứ tạo ra bản sắc riêng của bạn mà rất khó tìm được ở người khác. Sau đây là một vài ví dụ về lợi thế cạnh tranh để các bạn dễ hình dung:
- Linkedin của em có 1300 mối quan hệ, 70% trong số đó là là quản lý có thu nhập cao và có tiềm năng mua xe hơi. Những bạn ứng tuyển vô vị trí nhân viên kinh doanh xe hơi thường chỉ viết chung chung "Em có nhiều mối quan hệ" hoặc không viết gì hết. (CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh)
- Tỉ lệ nghỉ việc của công ty giảm từ 40% mỗi năm xuống còn 15% sau khi em giúp ban giám đốc xây dựng lại chính sách mới phù hợp hơn. (CV ứng tuyển vị trí C&B)
- 8/10 dự án em làm giám sát chính đều được thực hiện đúng tiến độ do khả năng xây dựng mối quan hệ rất tốt với chủ đầu tư và các nhà thầu khác. (CV ứng tuyển vị trí giám sát xây dựng)
- Blog về mỹ phẩm của em có 2500 người theo dõi (CV ứng tuyển vị trí tư vấn mỹ phẩm)
- Quy trình sản xuất của công ty rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 4 ngày nhờ áp dụng quy trình mới do em viết ra. (CV ứng tuyển vị trí quản lý chuỗi cung ứng)
3. Kết thúc
- Để lại ấn tượng tích cực.
- Thuyết phục bằng logic và truyền cảm hứng bằng cảm xúc.
Phương pháp kết thúc: Lặp lại lợi ích chính, sử dụng câu nói hay của người nổi tiếng, nêu bật hành động và lợi ích, khơi gợi tò mò và thúc đẩy hành động.
Tại sao trong phần này không thấy hướng dẫn chi tiết nên mở đầu, trình bày nội dung chính và kết thúc như thế nào mà chỉ định hướng ?
Đơn giản là Tôi không hiểu các bạn sẽ nộp CV cho ai, cho công ty nào, gu của họ ra sao; việc đưa ra một CV mẫu sẽ khiến các bạn lặp lại vết xe đổ là ai cũng như ai. Chỉ có bạn mới biết bản thân cần gì và đối tác tiềm năng của bạn là ai.
II. XÀO NẤU CV NHƯ THỂ BẠN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO MỘT MÌNH HỌ.
Nếu đã bỏ đủ thời gian và công sức để nghiên cứu tường tận về đối tác và trình bày những gì họ quan tâm, tin chắc rằng CV của bạn đã thật sự rất khác biệt và vượt trội so với tất cả những ứng viên khác. Phần còn lại chỉ là cách trình bày, dàn trang sao cho bắt mắt. Thay vì mất thời gian, chỉ cần tra cứu trên Google, bạn có hàng tá sự lựa chọn. Trong phần này, bạn chỉ cần lưu ý hai điểm:
- Đồng bộ hóa với hình ảnh và màu sắc của ngành và của công ty bạn ứng tuyển (Bắt chước theo Website & logo công ty là cách đơn giản nhất)
- Chọn cách trình bày phù hợp với sở thích và khuynh hướng tính cách của người ra quyết định. Ví dụ nếu người đọc CV của bạn là Kế toán trưởng, họ sẽ thích ứng viên trình bày CV theo cách liệt kê rõ ràng; nếu là Trưởng phòng thiết kế, họ sẽ thích ứng viên trình bày sáng tạo, tất nhiên là theo gu họ.
PHẦN III: THẢ THÍNH
Bạn đẹp trai, xinh gái, thông minh và muốn thả thính với đối tượng mình thích. Bạn đã chuẩn bị tất cả mọi thứ thật hoàn hảo và quyết định sẽ "Thả thính" qua facebook. Bạn hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ đến mà không thấy đâu, thay vào đó là hàng tá người khác, những người bạn không hề mong muốn cắn câu. Đến khi tìm hiểu thì mới vỡ lẽ Facebook của đối tượng vừa bị hack tuần trước. Nếu may mắn thì bạn còn cơ hội "Thả thính" bằng kênh khác, còn chậm chân thì người ta đã có bồ mất tiêu rồi. Tương tự bạn đã có CV thật bắt mắt, ấn tượng và cuốn hút. Và thật đáng tiếc nếu không rơi vào tay của người ra quyết định mà lại rơi vào tay của người khác. Trớ trêu thay, người này lại không thích CV của bạn vì không được thiết kế dành riêng cho họ. Thế là mọi nỗ lực trở thành công cốc.
CHỌN ĐÚNG THỜI ĐIỂM
Cá khi đã no sẽ không để ý đến "Thính", những cần thủ chuyên nghiệp luôn quan sát và theo dõi để biết được rằng lúc nào thả thính sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta sẽ phí thời gian nếu tiếp cận nhà tuyển dụng không đúng lúc. Nếu xác suất được gọi phỏng vấn thấp vì yếu tố thời điểm, hãy đổi mục tiêu để đạt được kết quả nhanh chóng hơn.
TẬN DỤNG SỨC MẠNH TỪ QUẢNG CÁO TRUYỀN MIỆNG
Khảo sát Thăm Dò Ý Kiến Về Quảng Cáo Nielsen Toàn Cầu được thực hiện với 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có. Kết quả ở Đông Nam Á, 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng). Ở Việt Nam, có đến 89% tin tưởng và ra quyết định mua hàng từ quảng cáo truyền miệng. Điều này cho thấy cơ hội của chúng ta sẽ gia tăng đáng kể nếu khéo léo kết hợp một bản CV hoàn hảo với lời giới thiệu của người thứ 3. Người đó có thể là sếp cũ, đồng nghiệp cũ, đối tác. Dù sao đi nữa cũng hãy phát triển một mạng lưới quan hệ đủ lớn để có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết vào đúng thời điểm. Khi đó việc "Thả thính" vào thời điểm nào không còn là mối bận tâm của bạn nữa.
ĐÃ CHỈ DẪN TẶNG RĂNG, VUI LÒNG GỬI CHO TUI CÁI CV NGON LÀNH COI NÀO. TUI TUYỂN CHO ĐỐI TÁC NHIỀU LẮM, KHÔNG BAO GIỜ SỢ THIẾU VIỆC (SEARCH LẠI CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN TƯỜNG).
P/S: Ai đọc được, thấy có ích và thấy bạn bè đang rải thính miết mà không có việc thì share cho bạn của mình đọc với nhé. Mình có việc rồi hãy giúp bạn chớ đừng cười vô mặt nó, tội lắm. Dù là cười vô mặt bạn thân là vui nhất. Há há há.
NHÀ TUYỂN DỤNG, VUI LÒNG KHÔNG ĐỌC !!!
NÓI THIỆT ĐÓ, KHÔNG CÓ GIỠN CHƠI ĐÂU !!!!!!!!!!
Mỗi lần lên các Group HR hay Tìm Việc là bắt gặp các tình huống sau, phải nói là nhiều vô kể:
- Em vừa tốt nghiệp, anh chị có công việc gì cho em làm để học lấy kinh nghiệm với ạ -> Sẵn lòng thôi nhưng rốt cuộc là em muốn làm cái gì mới được chớ.
- Sau khi đọc xong thông tin tuyển dụng, quăng ngay comment "Em được không ?" -> Thiệt tình luôn, em còn không biết sao các anh chị biết.
- Em sinh năm 199x, em đang tìm việc lễ tân, CSKH hoặc bán hàng, có anh chị nào tuyển không ạ ? -> Ủa, cuối cùng thì em chọn món nào ?
- Em vừa nghỉ làm Sales, muốn tìm một công việc không áp lực, ổn định và lâu dài -> Việc ổn định thì có hàng trăm, lâu dài hay không là do em và chả có công việc nào là không áp lực hết; giờ em muốn anh sống sao ?
- Muốn nhàn hơn nên không muốn làm Sales nữa -> Xong luôn, không có ông nào dại đi tuyển cái đứa thích nhàn nhã vì chắc cú nó lười, không chủ động, không có trách nhiệm và hay trốn việc (Có thấy vài HR nhảy vô comment việc này việc kia, nhưng chắc do vã quá vì bị sếp thúc vô đít hoặc năng lực HR quá yếu nên mới giới thiệu việc.
Vừa bực mình, vừa thấy tội cho các em. Không biết trường lớp dạy cái kiểu gì mà yếu quá (Giảng viên ĐH đọc được chắc tự ái lắm nhưng biết sao giờ, mấy ông dạy như con khỉ khô - Trừ rất ít giảng viên giỏi, mà mấy người này thường từ chối vô biên chế, đi dạy vì đam mê). Chính vì vậy mà giờ tui phải đưa cái tài liệu mật lên đây dù không muốn vì giao diện fb xấu quắc, cái file PDF thì đẹp lung linh và có ví dụ cụ thể. Thôi thì ráng đọc bài rút gọn (Chắc chắn ngắn hơn dây rút kinh nghiệm của các bác)
NGHỆ THUẬT THẢ THÍNH BẰNG CV !
Chỉ dẫn quen thuộc nhất khi viết hồ sơ xin việc: "Chúng ta chỉ có 3 giây để gây chú ý với nhà tuyển dụng, do đó hãy làm mọi cách để tạo ra sự khác biệt trong CV. Chỉ khi đó bạn mới có cơ hội được phỏng vấn".
Thế là ai cũng làm theo để tạo ra sự khác biệt, nhưng chúng nó thì thành công còn bạn thì không ! Hơ hơ hơ. Thật ra thì chỉ dẫn không sai, chỉ vì bạn làm chưa đúng.
Chúng ta được dạy rằng "Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử". Đây là quy tắc Vàng, quy tắc này tốt bởi vì nó sẽ khiến chúng ta sống và đối xử với nhau một cách tử tế hơn, coi trọng nhau hơn. Tuy nhiên, quy tắc này đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là "Mỗi người là một cá thể khác nhau và không ai hoàn toàn giống ai cả, kể cả sinh đôi". Vậy nên có thể điều bạn muốn được đối xử lại không phải là điều người khác thích được đối xử như vậy. Và sai lầm của việc tạo ra sự khác biệt trong CV bắt nguồn từ đây…
Ở góc nhìn chủ quan, chúng ta tự cho rằng những gì chúng ta trình bày trên CV thật hấp dẫn, bắt mắt, thu hút, khác biệt và sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Trên thực tế, chúng ta quên mất rằng những gì chúng ta thích chưa chắc nhà tuyển dụng đã thích. Đây là một trong những lý do có rất nhiều bạn không hiểu tại sao chờ mãi, chờ mãi vẫn không được gọi phỏng vấn dù đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết cho bản CV của mình. Khi câu cá người ta thường dùng thính để nhử cá đến. Tùy vào sở thích của cá mà có các loại thính thích hợp như cá trắm thích ăn rau cỏ thì cho vào thêm rau muống, cá trôi thì tăng thêm hạt ngũ cốc, …Trong công tác tuyển dụng cũng vậy, CV cũng được xem là "Thính". Và ai thả thính giỏi, người đó sẽ được gọi phỏng vấn. Bạn đã biết thả thính hay chưa ?
QUÊN HẾT MỌI CHỈ DẪN ĐI, CHỈ CẦN LÀM THEO 1 QUY TẮC NÀY LÀ ĐỦ
"Đối xử với người khác theo cách họ thích được đối xử". Quy tắc này có thể nói là khó hơn rất rất nhiều lần so với quy tắc Vàng, bởi vì nó không chỉ đòi hỏi bạn phải làm theo điều mình không quen thuộc, mà còn phải bỏ nhiều công sức để tìm ra điều mà người kia ưa thích.
Trong cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm, Dale Carnergie đã dùng một hình ảnh rất hay để nói về quy tắc Bạch Kim như thế này: Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: "Này, cá, có phải mày thích cái này không?".
Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta khi viết CV là khoe khoang và thể hiện cái Tôi quá nhiều, thay vì quan tâm nhà tuyển dụng thực sự cần gì và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong sâu thẳm, bất kỳ ai cũng muốn được người khác nhìn nhận thông qua cá tính, kiến thức của mình, huống hồ là thư giới thiệu bản thân của mình. Trên thực tế, CV chính là thư chào hàng, không hơn không kém, vấn đề là nhà tuyển dụng chỉ gọi cho những ai họ cảm thấy thích thú, tin tưởng và phù hợp nhất, chứ không phải ai thể hiện cái Tôi nhiều nhất.
Do đó để CV có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, là món "Thính" hấp dẫn và thúc đẩy nhà tuyển dụng phải gọi cho bạn, bản CV cần cho thấy:
- Bạn là người hiểu Nhà tuyển dụng đang cần gì nhất.
- Bạn có lợi thế cạnh tranh.
- Bạn có thể giúp nhà tuyển dụng và công ty giải quyết vấn đề của họ và thật sự quan tâm đến họ.
(Nhớ là mấy thông tin viết ra phải là thật chớ không vẽ bùa nhé, nhà tuyển dụng khôn lắm chớ không có bờm đâu. Viết láo sẽ bị uýnh bờm đầu trong buổi phỏng vấn)
PHẦN I: TRƯỚC KHI THẢ THÍNH
I. TÌM HIỂU VỀ ĐỐI TÁC.
Tìm hiểu kỹ về đối tác cho thấy chúng ta thật sự quan tâm đến họ. CV được ví như lần hẹn hò đầu tiên, và đối tác sẽ chẳng bao giờ cho bạn cái hẹn thứ 2 nếu thấy bạn không quan tâm hoặc không biết chút gì về họ. Đây là bước phần lớn các bạn làm rất tốt khi muốn cưa cẩm một ai đó. Các bạn lên Fb, các bạn hỏi bạn bè xung quanh, các bạn làm đủ mọi cách để biết thông tin về người ta để việc làm quen dễ dang hơn, và để có điểm chung khi hẹn họ. Tuy nhiên khi viết CV, các bạn lại làm hàng loạt, cái nào cũng giống cái nào rồi rải lung tung. Mỗi lần rải là mỗi lần các bạn lại mất đi một cơ hội thay vì có việc mới chỉ vì không hiểu người ta thật sự muốn cái gì.
1. Tìm hiểu về công ty
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, lịch sử và văn hóa của công ty ?
- Định hướng kinh doanh trong ngắn và dài hạn ?
- Cấu trúc công ty như thế nào ?
- Những thông tin mới nhất về công ty là gì ?
- Sản phẩm, dịch vụ của công ty?
- Đối thủ của công ty là ai ?
- Lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường là gì?
- Thách thức và cơ hội phát triển của công ty hiện nay ?
Để hiểu hết 100% là không thể vì có một số thông tin luôn được bảo mật, nhưng hãy nỗ lực để có được càng nhiều thông tin càng tốt. Việc có được nhiều thông tin sẽ giúp bạn hình dung công ty đang thật sự muốn gì để đưa vào những thông tin cần thiết nhất vào CV. Điều này tương tự như bạn có được nhiều mảnh ghép trong bức tranh tổng thể, và có thể tự suy đoán được bức tranh đó là gì để lắp những mảnh ghép còn lại.
2. Tìm hiểu về người phỏng vấn và người ra quyết định
- Họ tên, vị trí, chức vụ, phòng ban ?
- Đã làm việc tại công ty bao lâu ?
- Tầm quan trọng của họ đối với công ty như thế nào ?
- Khuynh hướng tính cách ra sao ?
- Thông tin cá nhân như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thành tựu, sở thích ?
Tại sao phần này lại quan trọng ?
Nó giúp bạn trình bày CV hợp gu với người phỏng vấn và người ra quyết định để khả năng được gọi phỏng vấn cao hơn. Ví dụ: Ở vai trò là giám đốc bán hàng và là người hướng đến kết quả, tôi không quan tâm đến trình độ học vấn hay bằng cấp. Điều tôi cần ở một nhân viên kinh doanh là: Có kinh nghiệm bán sản phẩm tương tự chưa ? Cá tính ra sao ? Thành tựu tốt nhất là gì ? Biết làm cái gì ? Có sẵn mối quan hệ không và đó là ai ? Lanh lợi, chịu khó học và học nhanh không ? Chấm hết. Bạn nào hiểu tôi, chỉ cần vài gạch đầu dòng thoả mãn những kỳ vọng ở trên là vô vòng trong ngay.
(Vừa loại cả đống CV ứng tuyển vị trí trưởng phòng bán hàng, trưởng phòng Marketing vì ứng viên viết tùm lum tùm la mà chả cho thấy làm được cái gì; hết dám giới thiệu cho đối tác)
II. KHÁM PHÁ BẢN THÂN.
- Bạn là ai ?
- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?
- Bạn thích công việc có tính chất như thế nào ?
- Sở thích và đam mê của bạn ?
- Khuynh hướng tính cách của bạn là gì ?
- Định hướng của bạn trong ngắn và dài hạn ?
- Lợi thế cạnh tranh của bản thân ?
III. BẠN VÀ ĐỐI TÁC CÓ HỢP NHAU KHÔNG ?
Nếu sau khi đã hiểu rõ về đối tác và bản thân mình, tất cả những câu hỏi bên dưới đều được trả lời là "Có" thì bạn hãy đi đến phần tiếp theo; còn không hãy chọn lại đối tác vì nếu chọn công việc chỉ vì lương thì cuộc đời của bạn chẳng đi đến đâu cả và phí hoài thời gian thôi. Không sớm thì muộn, lại phải vác CV đi tìm việc khác. Hãy cân nhắc những điểm sau:
- Văn hoá công ty có tương đồng với giá trị cốt lõi của bản thân hay không ?
- Công việc và vị trí ứng tuyển có phục vụ cho mục tiêu ngắn và dài hạn của bản thân không ?
- Bạn có thoải mái thay đổi phần nào để thích ứng với văn hóa công ty ?
- Bạn có yêu thích công việc này không ?
- Bạn có hài lòng với mức thu nhập dự kiến không ?
- Sếp trực tiếp có đẹp không ? À, đúng hơn là "Sếp trực tiếp có chơi đẹp không ?". Phần lớn nhân viên chuyển việc vì sếp, nhưng ít bạn nào chịu tìm hiểu điều này trước khi gửi CV hoặc không chịu hỏi khi phỏng vấn với nhân sự. Nhớ tìm hiểu thật kỹ mục này, làm việc với "Sếp Tồi" thì cuộc đời của bạn sắp vô ngõ cụt rồi. (Sếp Tồi không liên quan gì nhiều đến phong cách lãnh đạo, mà liên quan đến Giá Trị Cốt Lõi, trên tường tui viết rất nhiều bài liên quan đến lãnh đạo và quản lý, có thể đọc tham khảo để có nhiều view)
PHẦN II: CHẾ BIẾN THÍNH
I. CẤU TRÚC CV.
Như một cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ không đọc tiếp nếu trang đầu không hấp dẫn và sẽ cụt hứng nếu kết thúc lãng xẹt. CV cũng vậy, chẳng ai quan tâm bạn viết cái gì nếu không khơi gợi được sự hứng thú và chẳng ai gọi điện nếu phần kết thúc không truyền cảm hứng để người khác hành động. Tiếc thay, chúng ta chỉ chú trọng vào nội dung ở giữa mà quên mất phần mở đầu và kết thúc.
1. Mở đầu
- Nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Đây là lý do tại sao phần 1 chúng ta phải bỏ công sức tìm hiểu rất nhiều thông tin về đối tác của mình, chỉ khi hiểu rõ họ bạn mới có thể viết được phần mở đầu hấp dẫn và gây chú ý ngay lập tức.
- Tự nhiên dẫn dắt vào phần nội dung.
Phương pháp mở đầu: Hình ảnh liên tưởng, phát biểu gây ngạc nhiên, chia sẻ điểm nhà tuyển dụng quan tâm nhất.
2. Nội dung chính
- Rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.
- Phải thể hiện rõ bạn là ai ? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì ? Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn giúp gì cho công ty của họ ? Bằng chứng cho thấy bạn có khả năng làm tốt công việc ?
Phần này hầu hết giống nhau, mấu chốt ở việc được gọi phỏng vấn hay không nằm ở chỗ "Lợi thế cạnh tranh" của bạn có khớp với cái nhà tuyển dụng đang muốn nhất không ? Và bằng chứng là gì ? Hãy nhấn mạnh điểm này. Bên cạnh đó, trong phần kinh nghiệm làm việc, chỉ cần viết ra những kinh nghiệm sẽ giúp ích cho công việc tương lai là đủ, những kinh nghiệm không hỗ trợ cho công ty mới chỉ làm rối mắt và che đi những điểm cần nhấn mạnh trong CV. Sẽ rất uổng.
Tôi từng bỏ lỡ CV của một ứng viên rất tiềm năng chỉ vì trong phần kinh nghiệm bạn liệt kê quá nhiều thứ và lên đến 2 trang giấy. Với thói quen chỉ thích đọc những gì ngắn gọn và không mấy tin tưởng vào những thứ được phô diễn, tôi đã bỏ qua CV này khi thấy quá dài. Sau này khi nhân viên làm giấy đựng muối chấm Xoài, vừa chấm vừa đọc mới thấy bạn này có 2 điểm rất tốt ở vị trí nhân viên kinh doanh, đó là khả năng "Gọi Lạnh" xuất sắc và tỉ lệ chuyển đổi khách hàng bình thường thành khách hàng trung thành cực cao. Tiếc là đã muộn rồi.
Lợi thế cạnh tranh là thứ tạo ra bản sắc riêng của bạn mà rất khó tìm được ở người khác. Sau đây là một vài ví dụ về lợi thế cạnh tranh để các bạn dễ hình dung:
- Linkedin của em có 1300 mối quan hệ, 70% trong số đó là là quản lý có thu nhập cao và có tiềm năng mua xe hơi. Những bạn ứng tuyển vô vị trí nhân viên kinh doanh xe hơi thường chỉ viết chung chung "Em có nhiều mối quan hệ" hoặc không viết gì hết. (CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh)
- Tỉ lệ nghỉ việc của công ty giảm từ 40% mỗi năm xuống còn 15% sau khi em giúp ban giám đốc xây dựng lại chính sách mới phù hợp hơn. (CV ứng tuyển vị trí C&B)
- 8/10 dự án em làm giám sát chính đều được thực hiện đúng tiến độ do khả năng xây dựng mối quan hệ rất tốt với chủ đầu tư và các nhà thầu khác. (CV ứng tuyển vị trí giám sát xây dựng)
- Blog về mỹ phẩm của em có 2500 người theo dõi (CV ứng tuyển vị trí tư vấn mỹ phẩm)
- Quy trình sản xuất của công ty rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 4 ngày nhờ áp dụng quy trình mới do em viết ra. (CV ứng tuyển vị trí quản lý chuỗi cung ứng)
3. Kết thúc
- Để lại ấn tượng tích cực.
- Thuyết phục bằng logic và truyền cảm hứng bằng cảm xúc.
Phương pháp kết thúc: Lặp lại lợi ích chính, sử dụng câu nói hay của người nổi tiếng, nêu bật hành động và lợi ích, khơi gợi tò mò và thúc đẩy hành động.
Tại sao trong phần này không thấy hướng dẫn chi tiết nên mở đầu, trình bày nội dung chính và kết thúc như thế nào mà chỉ định hướng ?
Đơn giản là Tôi không hiểu các bạn sẽ nộp CV cho ai, cho công ty nào, gu của họ ra sao; việc đưa ra một CV mẫu sẽ khiến các bạn lặp lại vết xe đổ là ai cũng như ai. Chỉ có bạn mới biết bản thân cần gì và đối tác tiềm năng của bạn là ai.
II. XÀO NẤU CV NHƯ THỂ BẠN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO MỘT MÌNH HỌ.
Nếu đã bỏ đủ thời gian và công sức để nghiên cứu tường tận về đối tác và trình bày những gì họ quan tâm, tin chắc rằng CV của bạn đã thật sự rất khác biệt và vượt trội so với tất cả những ứng viên khác. Phần còn lại chỉ là cách trình bày, dàn trang sao cho bắt mắt. Thay vì mất thời gian, chỉ cần tra cứu trên Google, bạn có hàng tá sự lựa chọn. Trong phần này, bạn chỉ cần lưu ý hai điểm:
- Đồng bộ hóa với hình ảnh và màu sắc của ngành và của công ty bạn ứng tuyển (Bắt chước theo Website & logo công ty là cách đơn giản nhất)
- Chọn cách trình bày phù hợp với sở thích và khuynh hướng tính cách của người ra quyết định. Ví dụ nếu người đọc CV của bạn là Kế toán trưởng, họ sẽ thích ứng viên trình bày CV theo cách liệt kê rõ ràng; nếu là Trưởng phòng thiết kế, họ sẽ thích ứng viên trình bày sáng tạo, tất nhiên là theo gu họ.
PHẦN III: THẢ THÍNH
Bạn đẹp trai, xinh gái, thông minh và muốn thả thính với đối tượng mình thích. Bạn đã chuẩn bị tất cả mọi thứ thật hoàn hảo và quyết định sẽ "Thả thính" qua facebook. Bạn hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ đến mà không thấy đâu, thay vào đó là hàng tá người khác, những người bạn không hề mong muốn cắn câu. Đến khi tìm hiểu thì mới vỡ lẽ Facebook của đối tượng vừa bị hack tuần trước. Nếu may mắn thì bạn còn cơ hội "Thả thính" bằng kênh khác, còn chậm chân thì người ta đã có bồ mất tiêu rồi. Tương tự bạn đã có CV thật bắt mắt, ấn tượng và cuốn hút. Và thật đáng tiếc nếu không rơi vào tay của người ra quyết định mà lại rơi vào tay của người khác. Trớ trêu thay, người này lại không thích CV của bạn vì không được thiết kế dành riêng cho họ. Thế là mọi nỗ lực trở thành công cốc.
CHỌN ĐÚNG THỜI ĐIỂM
Cá khi đã no sẽ không để ý đến "Thính", những cần thủ chuyên nghiệp luôn quan sát và theo dõi để biết được rằng lúc nào thả thính sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta sẽ phí thời gian nếu tiếp cận nhà tuyển dụng không đúng lúc. Nếu xác suất được gọi phỏng vấn thấp vì yếu tố thời điểm, hãy đổi mục tiêu để đạt được kết quả nhanh chóng hơn.
TẬN DỤNG SỨC MẠNH TỪ QUẢNG CÁO TRUYỀN MIỆNG
Khảo sát Thăm Dò Ý Kiến Về Quảng Cáo Nielsen Toàn Cầu được thực hiện với 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có. Kết quả ở Đông Nam Á, 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng). Ở Việt Nam, có đến 89% tin tưởng và ra quyết định mua hàng từ quảng cáo truyền miệng. Điều này cho thấy cơ hội của chúng ta sẽ gia tăng đáng kể nếu khéo léo kết hợp một bản CV hoàn hảo với lời giới thiệu của người thứ 3. Người đó có thể là sếp cũ, đồng nghiệp cũ, đối tác. Dù sao đi nữa cũng hãy phát triển một mạng lưới quan hệ đủ lớn để có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết vào đúng thời điểm. Khi đó việc "Thả thính" vào thời điểm nào không còn là mối bận tâm của bạn nữa.
ĐÃ CHỈ DẪN TẶNG RĂNG, VUI LÒNG GỬI CHO TUI CÁI CV NGON LÀNH COI NÀO. TUI TUYỂN CHO ĐỐI TÁC NHIỀU LẮM, KHÔNG BAO GIỜ SỢ THIẾU VIỆC (SEARCH LẠI CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN TƯỜNG).
P/S: Ai đọc được, thấy có ích và thấy bạn bè đang rải thính miết mà không có việc thì share cho bạn của mình đọc với nhé. Mình có việc rồi hãy giúp bạn chớ đừng cười vô mặt nó, tội lắm. Dù là cười vô mặt bạn thân là vui nhất. Há há há.
No comments:
Post a Comment