Search This Blog

Saturday, 29 February 2020

Thương lái trung Quốc

Bàn về nông sản, thủy sản ở Việt Nam, chúng ta hay nhắc đến 4 chữ "Thương lái Trung Quốc". 4 chữ này thường gây ác cảm và câm phẫn trong lòng đa số nhân dân Việt Nam khi nông sản, thủy sản rớt giá. Thực tế vẫn chỉ là một trong nhiều cách mà nhân dân ta vẫn dùng để bài Tàu mù quáng.

Trước tiên phải khẳng định rằng bà con trồng cây gì, nuôi con gì đều đã xác định đến vụ thu hoạch hay đến lứa xuất chuồng sẽ bán cho Trung Quốc. 

Lí do đầu tiên không phải vì Trung Quốc gần, người Trung Quốc đông mà vì thị trường Trung Quốc dễ tính. Thương lái Trung Quốc đến chỉ tay một phát gom gọn cả vườn, cả ao, cả chuồng. Con to, con nhỏ, quả vẹo, quả tròn, đều được mua tuốt. Nồng độ kháng sinh hay chất bảo quản, chất kích thích không phải lăn tăn. Kiểm duyệt gì đâu mà.  Bà con nhìn ngay thấy cái lợi là chả phải đầu tư nâng cao kỹ thuật canh tác, xây dựng chất lượng sản phẩm, tuân thủ tiêu chuẩn trời, trăng gì mà lại còn được tiếng xuất khẩu số lượng lớn. Tưởng vậy là khôn, bà con trồng bạt ngàn, nuôi ồ ạt. Tất nhiên đến khi số lượng nhiều, chất lượng ngày càng kém thì việc rớt giá là bình thường. Việc thương lái Trung Quốc có vụ không mua nữa cũng là thuận tự nhiên. Bản thân các anh chị khi đi chợ cũng vậy, chả có lí gì tôm cá hôm nay bé hơn hôm trước, ê hề hơn hôm trước mà giá lại như hôm trước. Các anh chị tất nhiên sẽ mặc cả chán chê rồi có khi xách đít bỏ đi vì nghĩ chả đáng đồng tiền. Thế nên bảo thương lái Trung Quốc chơi xỏ bà con là không trung thực cho lắm. 

Lí do thứ hai khiến bà con chuộng thương lái Trung Quốc (chứ không phải thương lái Trung Quốc bỏ bùa bà con) là vì Trung Quốc gần. Khoảng cách địa lý Việt Nam - Trung Quốc đáp ứng mô hình sản xuất của bà con: xem nhẹ, thậm chí bỏ ngỏ khâu chế biến, công tác thu hoạch, bảo quản kém. Cùng lúc đó, Thái Lan, Indo, Ấn Độ cũng xuất khẩu những mặt hàng tương tự nhưng đã qua chế biến với điều kiện bảo quản tốt hơn hẳn. Thương lái Trung Quốc có quá nhiều lựa chọn, ngược lại nông sản thủy sản của bà con thiếu tính cạnh tranh, vậy nói thương lái Trung Quốc chơi xỏ bà con có đúng hay không ? 

Lí do thứ ba khiến bà con phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc là tư duy trời sinh voi sinh cỏ. Bà con vẫn truyền mồm từ đời cha sang đời con cái câu "giá xuống rồi lại lên" và bảo ban nhau tăng quy mô diện tích nuôi trồng. Bà con chỉ nghĩ đến giá, còn ai trả giá ấy thì bà con không quan tâm. Giống như một hội người mù cùng nhau lao vào đêm tối với niềm tin ngày mai trời lại sáng. Thế nên trước khi bà con trở nên phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc thì bà con đã coi việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là việc của người khác. 

Thứ tư là bà con thích đi đêm. Xuất tiểu ngạch trước nay vẫn là cách bà con thực hiện giấc mơ vươn đến một ông sao. Xuất tiểu ngạch thì chỉ có thể qua thương lái Trung Quốc chứ thương lái xứ khác không làm được (Lào, Cam tính làm gì nhỉ).

Có bạn mạnh dạn còm trong một bài viết của mình rằng Việt Nam sẽ thoát Tàu nhờ vào việc xuất khẩu sang các thị trường khác. Bạn nói rất hay một cách rất lý thuyết. Trong khi đó, bà con ta không hề có ý thoát Tàu và mở rộng thị trường sang Châu Âu. Ngược lại thị trường Châu Âu có rất nhiều điểm chung với thị trường Trung Quốc: dân đông nhiều vùng nằm sâu trong lục địa, nên rất thèm hải sản. Đấy chưa kể là thị trường Châu Âu, thu nhập đầu người cao, dân tình rất cởi mở về khẩu vị, 1 tuần 7 ngày họ ăn 21 bữa theo kiểu 21 quốc gia là chiện bình thường. Cơ mà thoát Tàu có nghĩa là phải bỏ cách làm ăn xổi ở thì mà bà con đã gây dựng, đúc kết, bảo tồn suốt hơn 4000 năm nay.  Cơ mà muốn mang nông sản, thủy sản sang Châu Âu thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dịch tễ, nguồn gốc, xuất xứ. Châu Âu lại xa xôi, đồng nghĩa với việc bảo quản phải tốt. Dân Châu Âu quen thói ăn sẵn, tức là phải đầu tư khâu chế biến. Đừng nói những điều đó với bà con, chỉ nghe thôi bà con cũng đã muốn bán đất để đi làm công nhân. Hãy cứ để người Thái Lan, người Ấn Độ, người Indo làm những việc đó, nhất là họ vẫn luôn luôn làm tốt hơn bà con ta.

Đọc đến đây thì ai nấy đều đã hiểu ra rằng nông sản, thủy sản Việt Nam với cách tư duy kiểu "vườn ao chuồng" đã được thương lái Trung Quốc giải cứu. Ơn giời thương lái Trung Quốc đây rồi.

P/s: khổ nỗi từ đầu năm 2019 để xuất được sang Trung Quốc bà con phải đăng ký với cơ quan quản lý theo đúng quy hoạch, việc xuất tiểu ngạch đã bị Trung Quốc xiết chặt. Kết quả là hơn 300 tấn tôm gối đầu vụ trước tại Khánh Hòa, không xuất sang Trung Quốc được mà chỉ có thể làm tôm chua Huế. Thôi thì cũng coi là 300 tấn tôm kia đã thoát Tàu thành công.

Monday, 24 February 2020

TOP NHỮNG CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MẪU KHIẾN BẠN TRƯỢT VỎ CHUỐI NGAY NẾU BẮT CHƯỚC !

TOP NHỮNG CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MẪU KHIẾN BẠN TRƯỢT VỎ CHUỐI NGAY NẾU BẮT CHƯỚC !
(Thời thế thay đổi, mấy cái mẫu sẵn không còn có tác dụng đâu, hãy tư duy để giải quyết cái gốc)

1. Mục tiêu của em là gì khi ứng tuyển vào công ty ?

Em muốn có một công việc ổn định và lâu dài.

=> Câu trả lời này chứng tỏ bạn chả có mục tiêu cá nhân nào rõ rệt để phấn đấu & chỉ thích an nhàn qua ngày. Trừ khi bạn ứng tuyển vô vị trí có công việc có tính chất lặp đi lặp lại thì mới có cơ may đậu.

2. Điểm mạnh của em là gì ?

Điểm mạnh của em là nhanh nhẹn, chăm chỉ, chịu học hỏi.

=> Câu trả lời này nghe qua là biết học thuộc đâu đó chứ chả phải là thật. Điểm mạnh phải cụ thể, phải giải quyết được vấn đề. phải giúp mình nổi trội và TẠO RA KẾT QUẢ ở vị trí ứng tuyển chứ không phải cái gì cũng đi kể.

3. Em muốn gì ở công ty ?

Em muốn tạo điều kiện để học hỏi và phát triển.

=> Câu này xạo xạo, nói ra chỉ để người ta thấy mình có vẻ ham học và đã bị nhà tuyển dụng bắt bài lâu rồi. Ai chả biết các em đi làm thuê là để kiếm tiền, chức danh, hoặc mối quan hệ. Muốn gì cứ nói toẹt ra luôn cộng với giải thích rõ lý do sẽ ấn tượng hơn nhiều. 

4. Em muốn cống hiến cho công ty bao lâu ?

Dạ, nếu công ty tạo điều kiện thì em sẽ cống hiến lâu dài.

=> Chỗ khác trả gấp đôii thì có nhảy việc ko ? Công ty tạo điều kiện là sao ? Hãy thực tế đi, đây là cuộc thương thảo mua bán chất xám. Ngày nào các em và công ty còn phù hợp với nhau, nghĩa là người ta trả giá xứng đáng và các em cống hiến xứng đáng với mức được nhận thì cả hai còn vui vẻ đi chung với nhau. Ngày nào cán cân bị lệch, cái áo trở nên quá chật thì chia tay nhau. Vậy thì thời gian cống hiến tùy thuộc vào cả hai bên chứ ko do bên nào quyết định cả.

5. Tại sao em nghỉ công việc cũ ?

Ở công ty cũ em học được rất nhiều điều, từ các đồng nghiệp và đặc biệt là sếp, sếp em rất tuyệt vời, chỉ bảo rất nhiệt tình, truyền cho em cảm hứng, tuy nhiên một điều duy nhất là em không có bất kỳ cơ hội thăng tiến nào, không có nhiều thử thách để em cố gắng vượt qua. Chính vì vậy em quyết định xin nghỉ việc.

=> Thảo mai và mâu thuẫn vãi. Không có thách thức gì làm gì có chuyện học được nhiều thứ. Trừ khi người phỏng vấn quá non cơ, còn lại các sếp rất ghét kiểu xạo xạo này.

6. Em biết gì về công việc mình đang ứng tuyển ?

Em ứng tuyển vị trí Marketing để giúp công ty quảng bá sản phẩm, từ đó có thể đem lại doanh thu và lợi nhuận.

=> Câu trả lời không có gì nổi trội hết, gặp phải sếp Marketing xịn phỏng vấn thì xong phim rồi. Cùng một công việc nhưng mỗi thời điểm sẽ có tính chất khác nhau và cần đội ngũ có khả năng thực thi khác nhau. Câu trả lời phải cho thấy mình hiểu công ty đang cần người ở vị trí đó để giải quyết công việc cụ thể gì và giải pháp của mình ra sao.

7. Em muốn sau 3 năm nữa mình đạt được mục tiêu gì ?

Dạ, em muốn trở thành quản lý của phòng ban, từ đó có thể đóng góp được nhiều hơn cho công ty.

=> Vãi lều chim én copy văn mẫu. Rốt cuộc mục tiêu chính xác của em là gì ? Em muốn kiếm bao nhiêu tiền ? Ngồi cái ghế nào ? Tại sao lại muốn thế ?

8. Quản lý gần đây nhất đánh giá gì về em ?

Dạ, chị quản lý nói em là người siêng năng, cẩn trọng, bla bla...

=> Đứa nào cũng tự nhận mình tốt giống như cuốn sách chỉ dạy phỏng vấn mẫu. Bằng chứng đâu, bằng chứng đâu, bằng chứng đâu ? Thay vì ngồi chém, hãy đưa cái bảng feedback đã tổng hợp từ sếp, đồng nghiệp,...đưa cho người ta đọc luôn. Ủa mà đã có chưa ? Hay đợi đến lúc cãi lộn với sếp xong nghỉ rồi mới chợt nhớ chưa làm.

Còn rất nhiều nữa, không có thời gian liệt kê ra hết. Túm lại đừng có trả lời máy móc theo cái mẫu thảo mai nữa. Hãy tự hỏi bản thân:

1. Rốt cuộc mình muốn cái gì ?

2. Cái công ty mình ứng tuyển có giúp mình đạt được điều đó không ?

3. Mình có yêu thích công việc đó không ? Có năng lực thực hiện không ? Lợi thế cạnh tranh giúp mình làm việc đó tốt hơn mấy đứa khác là gì ?

4. Mình muốn làm việc với ông/bà sếp như thế nào ? Tại sao minh muốn vậy ? Làm việc với người đúng như ý muốn có giúp công việc chạy nhanh hơn không hay chỉ thỏa mãn cảm xúc đơn thuần ?

5. Tại sao công ty phải thuê mình cho vị trí đó ? Mình thật sự ngon ở chỗ nào ?

Cuối cùng là dẹp cái suy nghĩ "Công việc ổn định" kiểu cũ đi. Ổn định là đi đâu cũng có việc tốt, lương cao chứ không phải ngồi một chỗ năm này qua năm khác. Khủng hoảng kinh tế mà không giỏi thì người ta đuổi việc thấy mịa chứ ở đó mà ổn định.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Phỏng vấn là đi bán thân, tập mua bán chất xám cho quen đi chứ không phải thụ động trả lời câu hỏi.

Thursday, 20 February 2020

Nghệ thuật thả thính bằng CV

ĐANG CÓ VIỆC, VUI LÒNG KHÔNG ĐỌC !!!
NHÀ TUYỂN DỤNG, VUI LÒNG KHÔNG ĐỌC !!!
NÓI THIỆT ĐÓ, KHÔNG CÓ GIỠN CHƠI ĐÂU !!!!!!!!!!

Mỗi lần lên các Group HR hay Tìm Việc là bắt gặp các tình huống sau, phải nói là nhiều vô kể:

- Em vừa tốt nghiệp, anh chị có công việc gì cho em làm để học lấy kinh nghiệm với ạ -> Sẵn lòng thôi nhưng rốt cuộc là em muốn làm cái gì mới được chớ.

- Sau khi đọc xong thông tin tuyển dụng, quăng ngay comment "Em được không ?" -> Thiệt tình luôn, em còn không biết sao các anh chị biết.

- Em sinh năm 199x, em đang tìm việc lễ tân, CSKH hoặc bán hàng, có anh chị nào tuyển không ạ ? -> Ủa, cuối cùng thì em chọn món nào ?

- Em vừa nghỉ làm Sales, muốn tìm một công việc không áp lực, ổn định và lâu dài -> Việc ổn định thì có hàng trăm, lâu dài hay không là do em và chả có công việc nào là không áp lực hết; giờ em muốn anh sống sao ?

- Muốn nhàn hơn nên không muốn làm Sales nữa -> Xong luôn, không có ông nào dại đi tuyển cái đứa thích nhàn nhã vì chắc cú nó lười, không chủ động, không có trách nhiệm và hay trốn việc (Có thấy vài HR nhảy vô comment việc này việc kia, nhưng chắc do vã quá vì bị sếp thúc vô đít hoặc năng lực HR quá yếu nên mới giới thiệu việc.

Vừa bực mình, vừa thấy tội cho các em. Không biết trường lớp dạy cái kiểu gì mà yếu quá (Giảng viên ĐH đọc được chắc tự ái lắm nhưng biết sao giờ, mấy ông dạy như con khỉ khô - Trừ rất ít giảng viên giỏi, mà mấy người này thường từ chối vô biên chế, đi dạy vì đam mê). Chính vì vậy mà giờ tui phải đưa cái tài liệu mật lên đây dù không muốn vì giao diện fb xấu quắc, cái file PDF thì đẹp lung linh và có ví dụ cụ thể. Thôi thì ráng đọc bài rút gọn (Chắc chắn ngắn hơn dây rút kinh nghiệm của các bác)

NGHỆ THUẬT THẢ THÍNH BẰNG CV !

Chỉ dẫn quen thuộc nhất khi viết hồ sơ xin việc: "Chúng ta chỉ có 3 giây để gây chú ý với nhà tuyển dụng, do đó hãy làm mọi cách để tạo ra sự khác biệt trong CV. Chỉ khi đó bạn mới có cơ hội được phỏng vấn".

Thế là ai cũng làm theo để tạo ra sự khác biệt, nhưng chúng nó thì thành công còn bạn thì không ! Hơ hơ hơ. Thật ra thì chỉ dẫn không sai, chỉ vì bạn làm chưa đúng.

Chúng ta được dạy rằng "Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử". Đây là quy tắc Vàng, quy tắc này tốt bởi vì nó sẽ khiến chúng ta sống và đối xử với nhau một cách tử tế hơn, coi trọng nhau hơn. Tuy nhiên, quy tắc này đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là "Mỗi người là một cá thể khác nhau và không ai hoàn toàn giống ai cả, kể cả sinh đôi". Vậy nên có thể điều bạn muốn được đối xử lại không phải là điều người khác thích được đối xử như vậy. Và sai lầm của việc tạo ra sự khác biệt trong CV bắt nguồn từ đây…

Ở góc nhìn chủ quan, chúng ta tự cho rằng những gì chúng ta trình bày trên CV thật hấp dẫn, bắt mắt, thu hút, khác biệt và sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Trên thực tế, chúng ta quên mất rằng những gì chúng ta thích chưa chắc nhà tuyển dụng đã thích. Đây là một trong những lý do có rất nhiều bạn không hiểu tại sao chờ mãi, chờ mãi vẫn không được gọi phỏng vấn dù đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết cho bản CV của mình. Khi câu cá người ta thường dùng thính để nhử cá đến. Tùy vào sở thích của cá mà có các loại thính thích hợp như cá trắm thích ăn rau cỏ thì cho vào thêm rau muống, cá trôi thì tăng thêm hạt ngũ cốc, …Trong công tác tuyển dụng cũng vậy, CV cũng được xem là "Thính". Và ai thả thính giỏi, người đó sẽ được gọi phỏng vấn. Bạn đã biết thả thính hay chưa ?

QUÊN HẾT MỌI CHỈ DẪN ĐI, CHỈ CẦN LÀM THEO 1 QUY TẮC NÀY LÀ ĐỦ

"Đối xử với người khác theo cách họ thích được đối xử". Quy tắc này có thể nói là khó hơn rất rất nhiều lần so với quy tắc Vàng, bởi vì nó không chỉ đòi hỏi bạn phải làm theo điều mình không quen thuộc, mà còn phải bỏ nhiều công sức để tìm ra điều mà người kia ưa thích.

Trong cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm, Dale Carnergie đã dùng một hình ảnh rất hay để nói về quy tắc Bạch Kim như thế này: Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: "Này, cá, có phải mày thích cái này không?".

Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta khi viết CV là khoe khoang và thể hiện cái Tôi quá nhiều, thay vì quan tâm nhà tuyển dụng thực sự cần gì và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong sâu thẳm, bất kỳ ai cũng muốn được người khác nhìn nhận thông qua cá tính, kiến thức của mình, huống hồ là thư giới thiệu bản thân của mình. Trên thực tế, CV chính là thư chào hàng, không hơn không kém, vấn đề là nhà tuyển dụng chỉ gọi cho những ai họ cảm thấy thích thú, tin tưởng và phù hợp nhất, chứ không phải ai thể hiện cái Tôi nhiều nhất.

Do đó để CV có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, là món "Thính" hấp dẫn và thúc đẩy nhà tuyển dụng phải gọi cho bạn, bản CV cần cho thấy:

- Bạn là người hiểu Nhà tuyển dụng đang cần gì nhất.

- Bạn có lợi thế cạnh tranh.

- Bạn có thể giúp nhà tuyển dụng và công ty giải quyết vấn đề của họ và thật sự quan tâm đến họ.

(Nhớ là mấy thông tin viết ra phải là thật chớ không vẽ bùa nhé, nhà tuyển dụng khôn lắm chớ không có bờm đâu. Viết láo sẽ bị uýnh bờm đầu trong buổi phỏng vấn)

PHẦN I: TRƯỚC KHI THẢ THÍNH

I. TÌM HIỂU VỀ ĐỐI TÁC.

Tìm hiểu kỹ về đối tác cho thấy chúng ta thật sự quan tâm đến họ. CV được ví như lần hẹn hò đầu tiên, và đối tác sẽ chẳng bao giờ cho bạn cái hẹn thứ 2 nếu thấy bạn không quan tâm hoặc không biết chút gì về họ. Đây là bước phần lớn các bạn làm rất tốt khi muốn cưa cẩm một ai đó. Các bạn lên Fb, các bạn hỏi bạn bè xung quanh, các bạn làm đủ mọi cách để biết thông tin về người ta để việc làm quen dễ dang hơn, và để có điểm chung khi hẹn họ. Tuy nhiên khi viết CV, các bạn lại làm hàng loạt, cái nào cũng giống cái nào rồi rải lung tung. Mỗi lần rải là mỗi lần các bạn lại mất đi một cơ hội thay vì có việc mới chỉ vì không hiểu người ta thật sự muốn cái gì.

1. Tìm hiểu về công ty

- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, lịch sử và văn hóa của công ty ?

- Định hướng kinh doanh trong ngắn và dài hạn ?

- Cấu trúc công ty như thế nào ?

- Những thông tin mới nhất về công ty là gì ?

- Sản phẩm, dịch vụ của công ty?

- Đối thủ của công ty là ai ?

- Lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường là gì?

- Thách thức và cơ hội phát triển của công ty hiện nay ?

Để hiểu hết 100% là không thể vì có một số thông tin luôn được bảo mật, nhưng hãy nỗ lực để có được càng nhiều thông tin càng tốt. Việc có được nhiều thông tin sẽ giúp bạn hình dung công ty đang thật sự muốn gì để đưa vào những thông tin cần thiết nhất vào CV. Điều này tương tự như bạn có được nhiều mảnh ghép trong bức tranh tổng thể, và có thể tự suy đoán được bức tranh đó là gì để lắp những mảnh ghép còn lại.

2. Tìm hiểu về người phỏng vấn và người ra quyết định

- Họ tên, vị trí, chức vụ, phòng ban ?

- Đã làm việc tại công ty bao lâu ?

- Tầm quan trọng của họ đối với công ty như thế nào ?

- Khuynh hướng tính cách ra sao ?

- Thông tin cá nhân như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thành tựu, sở thích ?

Tại sao phần này lại quan trọng ?

Nó giúp bạn trình bày CV hợp gu với người phỏng vấn và người ra quyết định để khả năng được gọi phỏng vấn cao hơn. Ví dụ: Ở vai trò là giám đốc bán hàng và là người hướng đến kết quả, tôi không quan tâm đến trình độ học vấn hay bằng cấp. Điều tôi cần ở một nhân viên kinh doanh là: Có kinh nghiệm bán sản phẩm tương tự chưa ? Cá tính ra sao ? Thành tựu tốt nhất là gì ? Biết làm cái gì ? Có sẵn mối quan hệ không và đó là ai ? Lanh lợi, chịu khó học và học nhanh không ? Chấm hết. Bạn nào hiểu tôi, chỉ cần vài gạch đầu dòng thoả mãn những kỳ vọng ở trên là vô vòng trong ngay.

(Vừa loại cả đống CV ứng tuyển vị trí trưởng phòng bán hàng, trưởng phòng Marketing vì ứng viên viết tùm lum tùm la mà chả cho thấy làm được cái gì; hết dám giới thiệu cho đối tác)

II. KHÁM PHÁ BẢN THÂN.

- Bạn là ai ?

- Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì ?

- Bạn thích công việc có tính chất như thế nào ?

- Sở thích và đam mê của bạn ?

- Khuynh hướng tính cách của bạn là gì ?

- Định hướng của bạn trong ngắn và dài hạn ?

- Lợi thế cạnh tranh của bản thân ?

III. BẠN VÀ ĐỐI TÁC CÓ HỢP NHAU KHÔNG ?

Nếu sau khi đã hiểu rõ về đối tác và bản thân mình, tất cả những câu hỏi bên dưới đều được trả lời là "Có" thì bạn hãy đi đến phần tiếp theo; còn không hãy chọn lại đối tác vì nếu chọn công việc chỉ vì lương thì cuộc đời của bạn chẳng đi đến đâu cả và phí hoài thời gian thôi. Không sớm thì muộn, lại phải vác CV đi tìm việc khác. Hãy cân nhắc những điểm sau:

- Văn hoá công ty có tương đồng với giá trị cốt lõi của bản thân hay không ?

- Công việc và vị trí ứng tuyển có phục vụ cho mục tiêu ngắn và dài hạn của bản thân không ?

- Bạn có thoải mái thay đổi phần nào để thích ứng với văn hóa công ty ?

- Bạn có yêu thích công việc này không ?

- Bạn có hài lòng với mức thu nhập dự kiến không ?

- Sếp trực tiếp có đẹp không ? À, đúng hơn là "Sếp trực tiếp có chơi đẹp không ?". Phần lớn nhân viên chuyển việc vì sếp, nhưng ít bạn nào chịu tìm hiểu điều này trước khi gửi CV hoặc không chịu hỏi khi phỏng vấn với nhân sự. Nhớ tìm hiểu thật kỹ mục này, làm việc với "Sếp Tồi" thì cuộc đời của bạn sắp vô ngõ cụt rồi. (Sếp Tồi không liên quan gì nhiều đến phong cách lãnh đạo, mà liên quan đến Giá Trị Cốt Lõi, trên tường tui viết rất nhiều bài liên quan đến lãnh đạo và quản lý, có thể đọc tham khảo để có nhiều view)

PHẦN II: CHẾ BIẾN THÍNH

I. CẤU TRÚC CV.

Như một cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ không đọc tiếp nếu trang đầu không hấp dẫn và sẽ cụt hứng nếu kết thúc lãng xẹt. CV cũng vậy, chẳng ai quan tâm bạn viết cái gì nếu không khơi gợi được sự hứng thú và chẳng ai gọi điện nếu phần kết thúc không truyền cảm hứng để người khác hành động. Tiếc thay, chúng ta chỉ chú trọng vào nội dung ở giữa mà quên mất phần mở đầu và kết thúc.

1. Mở đầu

- Nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Đây là lý do tại sao phần 1 chúng ta phải bỏ công sức tìm hiểu rất nhiều thông tin về đối tác của mình, chỉ khi hiểu rõ họ bạn mới có thể viết được phần mở đầu hấp dẫn và gây chú ý ngay lập tức.

- Tự nhiên dẫn dắt vào phần nội dung.

Phương pháp mở đầu: Hình ảnh liên tưởng, phát biểu gây ngạc nhiên, chia sẻ điểm nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

2. Nội dung chính

- Rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.

- Phải thể hiện rõ bạn là ai ? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì ? Kinh nghiệm và kỹ năng của bạn giúp gì cho công ty của họ ? Bằng chứng cho thấy bạn có khả năng làm tốt công việc ?

Phần này hầu hết giống nhau, mấu chốt ở việc được gọi phỏng vấn hay không nằm ở chỗ "Lợi thế cạnh tranh" của bạn có khớp với cái nhà tuyển dụng đang muốn nhất không ? Và bằng chứng là gì ? Hãy nhấn mạnh điểm này. Bên cạnh đó, trong phần kinh nghiệm làm việc, chỉ cần viết ra những kinh nghiệm sẽ giúp ích cho công việc tương lai là đủ, những kinh nghiệm không hỗ trợ cho công ty mới chỉ làm rối mắt và che đi những điểm cần nhấn mạnh trong CV. Sẽ rất uổng.

Tôi từng bỏ lỡ CV của một ứng viên rất tiềm năng chỉ vì trong phần kinh nghiệm bạn liệt kê quá nhiều thứ và lên đến 2 trang giấy. Với thói quen chỉ thích đọc những gì ngắn gọn và không mấy tin tưởng vào những thứ được phô diễn, tôi đã bỏ qua CV này khi thấy quá dài. Sau này khi nhân viên làm giấy đựng muối chấm Xoài, vừa chấm vừa đọc mới thấy bạn này có 2 điểm rất tốt ở vị trí nhân viên kinh doanh, đó là khả năng "Gọi Lạnh" xuất sắc và tỉ lệ chuyển đổi khách hàng bình thường thành khách hàng trung thành cực cao. Tiếc là đã muộn rồi.

Lợi thế cạnh tranh là thứ tạo ra bản sắc riêng của bạn mà rất khó tìm được ở người khác. Sau đây là một vài ví dụ về lợi thế cạnh tranh để các bạn dễ hình dung:

- Linkedin của em có 1300 mối quan hệ, 70% trong số đó là là quản lý có thu nhập cao và có tiềm năng mua xe hơi. Những bạn ứng tuyển vô vị trí nhân viên kinh doanh xe hơi thường chỉ viết chung chung "Em có nhiều mối quan hệ" hoặc không viết gì hết. (CV ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh)

- Tỉ lệ nghỉ việc của công ty giảm từ 40% mỗi năm xuống còn 15% sau khi em giúp ban giám đốc xây dựng lại chính sách mới phù hợp hơn. (CV ứng tuyển vị trí C&B)

- 8/10 dự án em làm giám sát chính đều được thực hiện đúng tiến độ do khả năng xây dựng mối quan hệ rất tốt với chủ đầu tư và các nhà thầu khác. (CV ứng tuyển vị trí giám sát xây dựng)

- Blog về mỹ phẩm của em có 2500 người theo dõi (CV ứng tuyển vị trí tư vấn mỹ phẩm)

- Quy trình sản xuất của công ty rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 4 ngày nhờ áp dụng quy trình mới do em viết ra. (CV ứng tuyển vị trí quản lý chuỗi cung ứng)

3. Kết thúc

- Để lại ấn tượng tích cực.

- Thuyết phục bằng logic và truyền cảm hứng bằng cảm xúc.

Phương pháp kết thúc: Lặp lại lợi ích chính, sử dụng câu nói hay của người nổi tiếng, nêu bật hành động và lợi ích, khơi gợi tò mò và thúc đẩy hành động.

Tại sao trong phần này không thấy hướng dẫn chi tiết nên mở đầu, trình bày nội dung chính và kết thúc như thế nào mà chỉ định hướng ?

Đơn giản là Tôi không hiểu các bạn sẽ nộp CV cho ai, cho công ty nào, gu của họ ra sao; việc đưa ra một CV mẫu sẽ khiến các bạn lặp lại vết xe đổ là ai cũng như ai. Chỉ có bạn mới biết bản thân cần gì và đối tác tiềm năng của bạn là ai.

II. XÀO NẤU CV NHƯ THỂ BẠN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO MỘT MÌNH HỌ.

Nếu đã bỏ đủ thời gian và công sức để nghiên cứu tường tận về đối tác và trình bày những gì họ quan tâm, tin chắc rằng CV của bạn đã thật sự rất khác biệt và vượt trội so với tất cả những ứng viên khác. Phần còn lại chỉ là cách trình bày, dàn trang sao cho bắt mắt. Thay vì mất thời gian, chỉ cần tra cứu trên Google, bạn có hàng tá sự lựa chọn. Trong phần này, bạn chỉ cần lưu ý hai điểm:

- Đồng bộ hóa với hình ảnh và màu sắc của ngành và của công ty bạn ứng tuyển (Bắt chước theo Website & logo công ty là cách đơn giản nhất)

- Chọn cách trình bày phù hợp với sở thích và khuynh hướng tính cách của người ra quyết định. Ví dụ nếu người đọc CV của bạn là Kế toán trưởng, họ sẽ thích ứng viên trình bày CV theo cách liệt kê rõ ràng; nếu là Trưởng phòng thiết kế, họ sẽ thích ứng viên trình bày sáng tạo, tất nhiên là theo gu họ.

PHẦN III: THẢ THÍNH

Bạn đẹp trai, xinh gái, thông minh và muốn thả thính với đối tượng mình thích. Bạn đã chuẩn bị tất cả mọi thứ thật hoàn hảo và quyết định sẽ "Thả thính" qua facebook. Bạn hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ đến mà không thấy đâu, thay vào đó là hàng tá người khác, những người bạn không hề mong muốn cắn câu. Đến khi tìm hiểu thì mới vỡ lẽ Facebook của đối tượng vừa bị hack tuần trước. Nếu may mắn thì bạn còn cơ hội "Thả thính" bằng kênh khác, còn chậm chân thì người ta đã có bồ mất tiêu rồi. Tương tự bạn đã có CV thật bắt mắt, ấn tượng và cuốn hút. Và thật đáng tiếc nếu không rơi vào tay của người ra quyết định mà lại rơi vào tay của người khác. Trớ trêu thay, người này lại không thích CV của bạn vì không được thiết kế dành riêng cho họ. Thế là mọi nỗ lực trở thành công cốc.

CHỌN ĐÚNG THỜI ĐIỂM

Cá khi đã no sẽ không để ý đến "Thính", những cần thủ chuyên nghiệp luôn quan sát và theo dõi để biết được rằng lúc nào thả thính sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta sẽ phí thời gian nếu tiếp cận nhà tuyển dụng không đúng lúc. Nếu xác suất được gọi phỏng vấn thấp vì yếu tố thời điểm, hãy đổi mục tiêu để đạt được kết quả nhanh chóng hơn.

TẬN DỤNG SỨC MẠNH TỪ QUẢNG CÁO TRUYỀN MIỆNG

Khảo sát Thăm Dò Ý Kiến Về Quảng Cáo Nielsen Toàn Cầu được thực hiện với 30.000 người trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có. Kết quả ở Đông Nam Á, 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng). Ở Việt Nam, có đến 89% tin tưởng và ra quyết định mua hàng từ quảng cáo truyền miệng. Điều này cho thấy cơ hội của chúng ta sẽ gia tăng đáng kể nếu khéo léo kết hợp một bản CV hoàn hảo với lời giới thiệu của người thứ 3. Người đó có thể là sếp cũ, đồng nghiệp cũ, đối tác. Dù sao đi nữa cũng hãy phát triển một mạng lưới quan hệ đủ lớn để có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết vào đúng thời điểm. Khi đó việc "Thả thính" vào thời điểm nào không còn là mối bận tâm của bạn nữa.

ĐÃ CHỈ DẪN TẶNG RĂNG, VUI LÒNG GỬI CHO TUI CÁI CV NGON LÀNH COI NÀO. TUI TUYỂN CHO ĐỐI TÁC NHIỀU LẮM, KHÔNG BAO GIỜ SỢ THIẾU VIỆC (SEARCH LẠI CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN TƯỜNG).

P/S: Ai đọc được, thấy có ích và thấy bạn bè đang rải thính miết mà không có việc thì share cho bạn của mình đọc với nhé. Mình có việc rồi hãy giúp bạn chớ đừng cười vô mặt nó, tội lắm. Dù là cười vô mặt bạn thân là vui nhất. Há há há.

- Làm thế nào để không còn phải đi tìm việc, luôn được săn đón với mức lương cao hơn thị trường ?

"Người khôn ngoan không lãng phí công sức theo đuổi những điều không phù hợp với mình. Anh ta còn khôn ngoan hơn khi lựa chọn và quyết tâm theo đuổi những điều anh có thể làm tốt nhất trong số những thứ có thể làm tốt" - John.C.Maxwell

Có vẻ dễ hiểu nhưng để hiểu sâu và áp dụng được rất khó vì đòi hỏi rất nhiều trải nghiệm sống. Theo thống kê, ai áp dụng chính xác được nguyên lý trên đều có sự đột phá vượt trội trong công việc, không bao giờ thất nghiệp và luôn được săn đón với mức lương cao hơn thị trường cho cùng một vị trí. Còn những người làm ngược lại luôn ở trong tình thế thất nghiệp, phải đi XIN XỎ công việc, bị chèn ép, tất nhiên là mức lương thấp lè tè.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG CÒN PHẢI ĐI TÌM VIỆC, LUÔN ĐƯỢC SĂN ĐÓN VỚI MỨC LƯƠNG CAO HƠN THỊ TRƯỜNG ?
(Đặc biệt gửi đến các em chưa từng đi sửa ống nước, vẫn còn tư duy học giỏi auto có lương cao nhưng thực tế thì đang sml)

1. Chọn công việc, công ty phù hợp với bản thân.

Mấy em bị say thuốc bởi các khóa học NLP nửa vời và sách Self Help thường không hiểu đến nơi đến chốn câu "They can do ít, we can do it", từ đó kéo theo bệnh hoang tưởng. Hoang tưởng xong là bắt đầu xông ra phố đi bộ Nguyễn Huệ gào lên thảm thiết "TÔI SẼ KIẾM ĐƯỢC 1 TRIỆU USD TRONG VÒNG 1 NĂM".Trên thực tế câu đó chỉ đúng trong bối cảnh chúng ta hiểu thật rõ bản thân và làm đúng cách. Làm sai phương pháp hay đặt bản thân sai vị trí thì có mà tết Công Gô mới thành công.

Trong tình trường, nếu như mấy anh chàng nai tơ thường tỏ ra tự ti hoặc tán tỉnh bất chấp rồi gặt cái kết đắng, thì thợ săn lọc lõi giàu kinh nghiệm chỉ tập trung vào đúng con mồi phù hợp nhất. Họ không bao giờ phí thời gian tiếp cận mục tiêu không bao giờ với tới được nên bỏ qua ngay để khỏi mất thời gian. Công việc hay công ty cũng vậy, chúng ta chỉ phù hợp với một nhóm công việc nào đó và một vài kiểu công ty nào đó. Nếu bản thân chúng ta là người giàu cảm xúc, thích giao tiếp mà phải gò ép bản thân trong một môi trường phải hạn chế tối đa sự giao tiếp thì điều gì sẽ xảy ra ? Liệu "I can do it" được bao lâu trước khi bỏ cuộc vì quá stress. Nếu bản thân chúng ta là người hướng nội, chỉ làm việc tốt với con số, với quy trình và rất phù hợp với công việc kế toán nhưng lại bị đẩy qua làm công việc MC hay quan hệ khách hàng thì chúng ta có phát huy được hết tố chất hay không ? Không phát huy tố đa thì hiệu quả không có, hiệu quả không có thì làm sao có đãi ngộ tốt được.

Vậy nên hãy chọn đúng công việc, đúng công ty phù hợp với thế mạnh và con người của mình trước khi nói câu "They can do it, we can do it". Hãy nỗ lực là con cá bơi nhanh nhất chứ không phải con cá cố học trèo cây.

2. Hãy tạo ra lợi thế canh tranh cho bản thân.

Biết bản thân giỏi cái gì, làm tốt cái gì là một chuyện nhưng còn để được săn đón hay không lại là chuyện khác. Bạn giỏi sẽ có người khác cũng giỏi như bạn. Bạn làm tốt công việc nào đó, sẽ có người cũng làm được tốt. Ở vai trò là nhà tuyển dụng người ta sẽ chọn ai bán chất xám với giá thấp hơn nếu hiệu quả làm việc giống nhau. Đó là lý do bạn phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Lợi thế cạnh tranh là thứ bạn có nhưng người khác không có hoặc rất khó để Copy. Trong công việc, đó là thứ có thể giúp bạn mang lại kết quả vượt trội so với các ứng viên khác và là thứ các công ty trong tầm ngắm của bạn thèm khát. Tuy nhiên đây là thứ rất nhiều bạn bỏ lỡ hoặc không biết cách làm nên trong Profile hoàn toàn không có hoặc trình bày không có điểm nhấn. Sau đây là một số ví dụ liên quan đến lợi thế cạnh tranh:

a/ Vị trí HR tuyển dụng:

- Không có lợi thế cạnh tranh: Em có kinh nghiệm tuyển dụng 2 năm, biết cách lọc hồ sơ và phỏng vấn để tìm ra những ứng viên phù hợp => Cái này ai chả nói được và không thể hiện rõ bạn có chắc chắn làm được việc hay không.

- Có lợi thế cạnh tranh: Em có kinh nghiệm tuyển dụng 2 năm trong ngành FMCG, đặc biệt là vị trí Sales và PG. Hiện tại em sở hữu mạng lưới mối quan hệ gồm 1200 nhân viên bán hàng, 150 giám sát bán hàng và 40 trưởng phòng trong ngành này. Em thường xuyên tương tác với họ nên rất hiểu họ muốn gì, cần gì. Bên cạnh đó vì có sự tin tưởng với nhau nên trung bình mỗi tháng khoảng 35 bạn Sales nhắn tin hỏi em có công việc nào hấp dẫn hay không,…… => Bao nhiêu công ty trong ngành FMCG sẽ mừng hết lớn khi thấy Profile của bạn khi tuyển Sales ngày càng khó ? Bao nhiêu người có thể tạo được lợi thế cạnh tranh này ?

b/ Vị trí Marketer

- Không có lợi thế cạnh tranh: Em làm Marketing được 3 năm, em biết sử dụng các phần mềm đồ họa và biết viết Content quảng cáo, … => Ai cũng nói vậy ở vị trí này.

- Có lợi thế cạnh tranh: 3 năm làm việc trong chuỗi Café ở vị trí Marketing, quan sát và ghi chép tỉ mỉ nên em đã tổng hợp được một bảng báo cáo rất chi tiết về hành vi của khách hàng. Bảng báo cáo này cho thấy rõ nhóm khách hàng thường xuyên uống café hay lựa chọn loại nào nhất, giá nào nhất, …. Bên cạnh đó vì hiểu được khách hàng đến mức chi tiết nên 2 Content quảng cáo trong dự án abc do em viết đã thu hút xxx khách hàng tiềm năng tìm đến quán để trải nghiệm món mới => Cái dữ liệu này bao nhiêu Marketer đang có ? Bao nhiêu Marketer trong ngành hiểu đúng công việc và sâu sát đến mức này ? Bao nhiêu công ty trong ngành muốn hốt ngay Marketer này về làm việc cho mình để có doanh số ngay ?

Còn có rất nhiều lợi thế cạnh tranh khác, tùy vào mỗi ngành nghề, mỗi thế mạnh của bản thân mà bạn có thể tự xây dựng cho riêng mình. Khi đó những công ty trong tầm ngắm sẽ đối xử với bạn không như những ứng viên bình thường, họ phải giành lấy bạn và tìm mọi cách có thể kéo bạn về. Đó là lúc lương của bạn không còn nằm trong cái gọi là Khung Lương nữa, cũng chẳng bao giờ có chuyện phải đi rải CV tìm việc. Tất nhiên để có lợi thế cạnh tranh, bạn phải nỗ lực rất nhiều để trở nên giỏi nhất, tốt nhất trong cái đã chọn.

Giờ quay trở lại đầu bài, đọc lại một lần nữa câu nói của John Maxwell, tin rằng bạn sẽ ngấm hơn rất nhiều. Hãy lựa chọn công ty phù hợp, công việc phù hợp và nỗ lực làm tốt nhất, giỏi nhất sở trưởng của bạn rồi biến nó thành lợi thế cạnh tranh chỉ riêng mình bạn có. Cái bằng đỏ là lợi thế cạnh tranh nếu nhà tuyển dụng rất thích, tiếc là người ta trả giá cao vì bạn xứng đáng, vì kết quả mang lại chứ không phải cái bằng nên đừng có ảo tưởng sức mạnh hay ngồi đó gào mãi câu "They can do it, we can do it" nữa.

Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Sửa ống nước giỏi là thứ không phải ai cũng làm được, ở đó mà "He can do it, I can do it". Không có đâu nha, lợi thế cạnh tranh đó mấy ba mấy má.

Wednesday, 19 February 2020

Những lời phát láo toét của một thằng sếp láo toét

Tôi dẫn mấy thằng đàn em Ấn Độ ra quán Tàu ăn trưa. Kể ra nếu chúng nó mà không sợ cá sống, thì tôi đã dẫn chúng nó ra quán Nhật ăn sushi, nhưng như thế thì đã không có chuyện mà kể.

Ở một số quán Tàu, khi ăn xong, mỗi khách sẽ được tặng một fortune cookie, trong đó có tờ giấy có một câu phán gì đó, đôi khi cũng khá buồn cười. Lần này, sau khi mở fortune cookie của mình, tôi cất tiếng cười rất nhạt và đưa cho mấy thằng đàn em xem: "Your great plan will beautifully success."


Như thường lệ, mấy thằng đàn em thi nhau tán tụng "Tinh tú lão quái":

- It's great.

- Wow, it's amazing.

- Awesome. You will make it to another level.

(What level?)

 

Để cho chúng tán tụng một lúc, khi nghe đã chán tai, tôi phán: "The only thing wrong with it is that I don't have any plan. Never. Ever."

 

Mấy thằng đàn em Ấn Độ mắt tròn mắt dẹt:

- Đại ca không bao giờ có plan gì thật à?

 

- Ừ. Tao theo thuyết Vô vi của Đạo giáo, cứ để mọi việc xảy ra theo tự nhiên, không việc gì phải loi choi, phấn đấu, cố gắng làm gì cho mệt người.

 

- Thế thì hồi còn bé đại ca đi học ở trường thế nào?

 

- À, tao có học hành đếch gì. Hồi tao 6 tuổi, ông bà già bảo tao đi học vỡ lòng, thế là tao đi học vỡ lòng. Cuối năm vỡ lòng thì cô giáo bảo tao được lên lớp 1, thế là tao đi học lớp 1. Rồi cuối năm lớp 1, thầy giáo bảo tao được lên học lớp 2, thế là tao đi học lớp 2 ... cứ thế ... cứ thế ... mười mấy năm liền thì tao tốt nghiệp phổ thông. Ngoài việc đi học ở trường ra, về nhà tao chỉ có đánh đáo, đánh khăng, bắt cào cào, châu chấu, câu cá, đá cầu, chứ chả học hành đếch gì. Hồi đấy giữa thủ đô vĩ đại nước tao còn có ruộng rau, áo cá, người Hà nội quý tộc chính gốc, chứ không phải toàn nhà cao, ô tô với nhung nhúc bọn nhà quê , trọc phú như bây giờ.

 

- Đại ca giỏi nhỉ. Ở bên Ấn Độ bọn em, khi đi học ở trường, giáo viên có cho bài tập về nhà, rồi còn bắt học thuộc lòng. Vào đầu mỗi môn học, giáo viên sẽ dành khoảng 10 - 15 phút gọi học sinh lên kiểm tra bài. Bên nước đại ca không phải học thuộc lòng hay sao, mà đại ca không phải học hành, cố gắng gì mà cũng lên lớp dễ thế?

 

(Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là mặc dù học mười phút thì bằng người khác học mười năm thật, nhưng thỉnh thoảng đại ca của chúng nó cũng phải học bỏ mẹ ra mới lên được 11 lớp?)

 

- Ờ, tao cần gì học. Ngày xưa mỗi lần bị gọi lên bảng đọc bài, tao chỉ cần vừa đi vừa đọc vở hay sách giáo khoa, từ chỗ tao ngồi lên đến bảng là tao thuộc bài. Về sau, giáo viên thấy tao đi lên bảng mà có vở trên tay là cho 10 điểm về chỗ, chả cần đọc con mẹ gì. Hôm nào tao quên vở, thấy tao đi lên tay không thì giáo viên mới bắt đọc bài. Nhưng lớn lên một tí, tao đẹp trai, nên hôm nào tao lên bảng mà quên vở, là các em gái trong lớp đua nhau dúi vở vào tay tao trên đường lên bảng, tao ôm không hết, cứ như ca sĩ được tặng hoa trên sân khấu ấy.

 

(Tất nhiên ở trên là tôi toàn nói láo. Nhất là đoạn bọn con gái thích tôi thì lại càng láo. Hồi tôi đi học, bọn gái học cùng lớp ghét tôi như hủi. Hồi đó tôi tuy có hơi đẹp trai thật, nhưng mặt lúc nào cũng lạnh như tiền, lại còn khinh gái vì cho rằng chúng nó ngu).

 

Nhưng bọn Ấn Độ thì làm sao mà biết được là tôi đang nói láo, thế là lại một tràng Great, Awesome, Amazing lại vang lên.

 

Một chú lại rón rén hỏi:

- Thế hồi học Đại học đại ca cũng thế à?

 

- Ừ, tao đã bảo là tao không cần phải cố gắng, phấn đấu, kế hoạch chó gì bao giờ. Hồi tao đi học còn bao cấp, học bổng sinh viên bao gồm cả việc nhà nước cấp cho tao 13 kg gạo một tháng, chả đủ cho tao ăn hai bữa. Vì thế nên tao đi chơi nhiều hơn đi học. Sáng đi uống cà phê, chiều đi uống rượu, tối thì đi vũ trường hoặc đua xe ra Vũng Tàu tắm biển. Nếu không thì cũng đua xe ngoài xa lộ Đại Hàn, chui qua gầm xe reo chở gỗ.

 

- Thế đại ca lấy đâu ra tiền để ăn chơi?

 

(Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là thỉnh thoảng tao cũng đi lập trình thuê hay viết báo cho một số tạp chí lập trình để kiếm tiền? )

 

- Tiền á? Tao cần gì tiền, mà chỉ cần rất nhiều tiền. Nhưng chỉ cần tiền độ đua xe, tiền cờ bạc và tiền thi uống rượu là đủ cho tao tiêu không cần đếm rồi.

 

- Thế khi thi cử thì đại ca làm thế nào mà qua được?

 

(Chả nhẽ lại thú thật với bọn nó là đại ca của chúng mày, cũng như những thằng sinh viên ngu xuẩn khác, đến gần kỳ thi cũng cầm quyển sách lên đọc dăm câu ba điều?)

 

- À, tao cần gì học. Hôm nào thi tao cũng không biết. Có hôm đang ngủ ở nhà, có thằng bạn gọi điện đến bảo hôm nay có môn thi, tao mới lật đật đến trường. Cứ đến nơi là khắc có thằng cho tao chép bài, vì ngày thường tao hay đãi bia, đãi rượu bọn nó. Còn thi vấn đáp á? Thông minh sáng suốt như tao, bọn giáo sư biết gì mà hỏi.

 

Bọn đàn em Ấn Độ nghe thế thì lại càng khâm phục ra mặt. Một chú khác lại hỏi:

- Thế đại ca làm thế nào mà sang được Mỹ?

 

- À, hồi xưa, lâu rồi, tao thất nghiệp, ở nhà chả có việc gì làm.  Hồi đó, hộ khẩu của tao ở Hà nội, còn tao sống ở Sài gòn. Đi xin việc làm thì các công ty đòi phải có hộ khẩu thành phố, còn lên chính quyền thành phố xin hộ khẩu thì chúng nó bảo là phải có việc làm. Mà chúng mày có biết hộ khẩu là cái gì không?

 

Thế là tao viết một cái resume, quẳng vào Internet, rồi ngày ngày lại sáng uống cà phê, chiều uống rượu, tối đi vũ trường ...etc... Bỗng một hôm có một công ty cò người ở Mỹ gọi điện sang nhà tao ở Sài gòn, hỏi tao có muốn sang Mỹ lau bàn phím không? Tao bảo "Why the hell not". Thế là chúng nó lo toàn bộ thủ tục, giấy tờ, chi phí, gửi vé máy bay sang cho tao. Thế là tao leo lên máy bay, tay hai vali, lên đường qua châu Mỹ.

 

Nghe đến đây, dù có hồn nhiên ngây thơ đến mấy thì các chú đàn em Ấn Độ cũng lộ vẻ bất phục. Bất phục ở đây không phải là chúng nó dám nghi ngờ tôi, ông sếp "mặt trời chân lý chói qua tim", "ánh sáng soi đường đưa ta về chiến thắng" của bọn chúng nói láo.

 

Chúng lộ vẻ bất phục vì những gì tôi nói hoàn toàn trái với những điều mà ông bà, cha mẹ, nhà trường, xã hội, tôn giáo ở Ấn Độ, ở Úc, ở Mỹ, ở những nơi chúng đã đi qua dạy cho chúng.

 

Một chú Ấn Độ Thiên chúa giáo cải đạo, sau khi hắng giọng 20 lần, thu thập hết can đảm, rụt rè hỏi:

- Nhưng chắc đại ca cũng phải cố gắng một tí chứ? Hay cũng phải có kế hoạch, mục đích gì chứ? Chúa dạy bọn em, người ta sống trên đời này phải chăm chỉ, cố gắng, làm ăn lương thiện, phấn đấu làm việc tốt ...etc...

 

- Mày thấy đấy, Jesus là một bậc vĩ đại. Người đã hy sinh bản thân mình để cứu chuộc tội lỗi cho chúng sinh. Nhưng Jesus làm cái gì hay dạy cái gì thì mày cũng làm theo à? Bây giờ tao bảo mày dơ chân dơ tay ra cho tao đóng đinh mày lên cái dashboard trong phòng làm việc, thì mày có dơ không?

 

Thằng con câm như hến. Sự im lặng kéo dài được một lúc, thì một chú theo đạo Hindu rụt rè lên tiếng:

- Đại ca ạ, đạo của em cũng dạy người ta phải sống tốt đẹp, cố gắng học tập, lao động.

 

Tôi giả vờ đưa tay lên xoa cằm, trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi phán:

- Chắc là mày có sự nhầm lẫn gì ở đây, chứ kinh Vệ Đà với cả Bhagavad Gita thì tao còn thuộc hơn cả mày. Có phải đấng Krishna dạy chúng mày là phải không được tham lam, ham muốn những thứ vượt quá khả năng và không phải sở hữu của mình không? Thế không phải là lời dạy đừng có cố gắng, phấn đấu, thì là cái đếch gì?

 

Mặc dù không phản biện được gì về mặt logic, nhưng do được thấm nhuần giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và tôn giáo, nên các chú có vẻ vẫn không phục cái lý luận "Người ta sống trên đời này cứ lè phè theo tự nhiên mà sống, không cần cố gắng, kế hoạch, phấn đấu".

 

Nhìn những khuôn mặt thầm lặng mang vẻ cam chịu miễn cưỡng của bọn chúng, tôi bắt đầu thấy cáu, mặc dù đúng là mình đang nói láo thật.

 

- Thôi được rồi, tao sẽ cho chúng mày một conclusive example, beyond any doubt, là con người ta chả cần cố gắng chó gì, mà cứ việc sống theo lẽ tự nhiên là được.

 

Tôi chỉ tay vào thằng cu second-in-command của mình:

- Mày, có phải mày tốt nghiệp MIT không? Tao nghe nói MIT là một trong những trường có khoa Computer Science tốt nhất thế giới, vào được còn khó, mà tốt nghiệp được còn khó hơn. Chắc mày phải lập kế hoạch và cố gắng ghê lắm phải không?

 

Như chơi đàn gặp được kẻ tri âm, trò chuyện gặp được người tri kỷ, thằng cu tuôn ra ầm ầm về những khó khăn, gian khổ, cố gắng đổ mồ hôi sôi nước mắt của mình, để có thể từ một cái thành phố đầy mùi càri bên Ấn Độ mà sang tới Cambridge, MA và sờ tay vào cái cột ở cổng trường MIT. Rồi còn những năm tháng đêm quên ăn, ngày quên ngủ, sờ bàn phím đến mất cả vân tay để ra khỏi trường. Rồi gửi đơn xin việc, phỏng vấn, thử việc ...

 

Rồi thằng cu kết luận:

- Em phải cố gắng ghê lắm chứ đại ca tưởng à? Mất cả một thời trẻ trai của em. Ra khỏi trường MIT rồi mà vẫn không biết gái Mỹ hình gì.

 

Tôi lại chỉ tay sang một thằng khác:

- Còn mày, có phải mày tốt nghiệp thủ khoa một cái trường nào tốt nhất Sydney bên Úc phải không?

 

Cũng như chú kia, chú này lại tuôn ra như thác lũ về thời thơ ấu đổ mồ hôi sôi nước mắt, về thời  trai trẻ bị đánh mất trong giảng đường, về việc ra trường ở Úc, rồi sang tới Mỹ mà vẫn không biết tóc vàng nó khác tóc đen ở chỗ nào.

 

Để cho các chú ôn nghèo kể khổ và than vãn cho thời trẻ trai đã mất của mình xong, tôi mới phán tiếp:

- Còn tao đây này, chả tốt nghiệp trường chó nào cho ra hồn người, hồi tao đi học thì học dốt đến bò cũng phải gọi bằng cụ, mỗi năm suýt bị đuổi học mấy lần. Giờ tao cũng chả có bằng cấp gì. Thế nhưng bây giờ ai là sếp? Tao hay là chúng mày? Thế thì cố gắng là tốt, hay cứ mặc kệ nó, theo thuyết Vô vi, thuận theo tự nhiên mà sống là tốt?

 

Bọn Ấn Độ đồng thanh thú nhận với vẻ trang nghiêm thành kính:

- Đại ca dạy rất phải.

 

Nhìn ánh mắt cam chịu của tụi nó, tôi thấy cũng thương thương. Với lại nói láo mãi cũng chán, mà mặt dày đến đâu thì cũng có lúc phải ngượng. Tôi hạ giọng:

- Thôi, đến lúc phải làm việc rồi, đi về công ty.

 

Về đến công ty, theo thói quen sau khi ăn trưa, tôi lại gác hai chân lên bàn, tranh thủ làm một giấc. Trong khi đấy bọn đàn em Ấn Độ thì tiếp tục phấn đấu, cố gắng lập trình.

 

Đang ngáy ngon lành, bỗng nhiên nghe văng vẳng tiếng thằng cu second-in-command bên tai:

- Đại ca, có một cái NFR rất quan trọng từ khách hàng.

 

Mắt nhắm mắt mở, tôi gãi đầu nghĩ : "NFR là cái chó gì? Chả có cái xứ nhà quê nào lại sính viết tắt như nước Mỹ. RUP thì là Rational Unified Process, UML thì là Unified Modeling Language, CPU thì là Central Processor Unit, SPR thì là Software Patch Request, chat với gái thì có BRB, LOL ..., còn NFR là cái bỏ mẹ gì?". Mất hơn 30 giây, khi cơn buồn ngủ đã hơi qua, tôi sực nhớ ra: "À, NFR là New Functionality Requirement". Có yêu cầu mới về chức năng mới, thì quan trọng đếch gì. Tôi phẩy tay, phán:

- As usual.

 

Như mọi khi! "Như mọi khi" tức là chúng mày cứ làm việc đi, muốn làm gì thì làm, chừng nào viết code ngu thì tao mới xóa, còn không thì để yên cho tao ngủ. Tôi nhắm mắt lại, chuẩn bị ngáy tiếp.

 

Nhưng lần này thì unusual. Thằng Ấn Độ lay tôi dậy, năn nỉ:

- Cái NFR này quan trọng, đại ca không duyệt thì bọn em không dám làm.

 

Quái, làm đếch gì có cái gì quan trọng hơn giấc ngủ trưa của tôi. Mà dù có quan trọng thật, thì đã có thằng second-in-command này. Tuy nó là Ấn Độ thật, nhưng nó tốt nghiệp MIT chứ có phải đùa đâu, khó khăn nào mà nó chả làm được, mà không để yên cho mình ngủ.

 

Lần này chắc là to chuyện thật rồi. Nghĩ thế, tôi chậm rãi ngồi dậy, dụi mắt, ngoáy mũi mấy cái, rồi phán:

- Đâu, mày đưa cái NFR cho tao xem.

 

Đọc qua cái đầu đề: "Implement Enterprise Security feature according to American Top Security Standard", cơn buồn ngủ của tôi bay đâu mất. Lần này thì to chuyện thật rồi.

 

Tôi nghiêm túc đọc tiếp xuống chi tiết của cái NFR:

 

Viết lại chức năng của nút Delete trên màn hình, để mỗi lần user bấm vào nút Delete, thì không chỉ hỏi "Are you sure?" một lần.

Đối với những dữ liệu quan trọng, thì ngoài hỏi "Are you sure?" một lần, thì phải hỏi thêm "Are you really sure?".

Đối với những dữ liệu rất quan trọng thì phải hỏi thêm lần thứ ba nữa: "Are you really really sure?"

Đối với dữ liệu rất rất quan trọng thì phải hỏi thêm lần thứ tư nữa: "Are you really really really sure?"

 

Tóm lại là nếu tầm quan trọng của dữ liệu có n chữ "rất", thì phải hỏi n+2 lần, và trong câu hỏi phải có n+1 chữ "really".

 

Đúng là tôi không duyệt thì chúng nó không dám làm thật. Đếch ai lại đi implement cái yêu cầu ngu xuẩn như thế. Tôi nổi cáu, quăng tập NFR ra ngoài cửa sổ, phán:

- FTR.

 

Mấy thằng Ấn Độ sợ xanh mắt, lấm lét nhìn nhau, gãi đầu gãi tai, vắt những bộ óc tốt nghiệp MIT, Berkeley, Stanford của chúng nó ra để nghĩ xem FTR là cái gì mà không có sách nào viết, không có trường lớp nào dạy mà cũng không có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

 

Sau 30 phút vò đầu bứt tai hành hạ những cái đầu bác học của chúng, bọn đàn em Ấn Độ rón rén hỏi:

- Đại ca tư tưởng cao siêu, trình độ uyên bác quá, dạy bọn em FTR nhưng bọn em không hiểu. Đại ca làm ơn giảng cho bọn em.

 

Tôi nghiêm giọng phán:

- FTR tức là Fuck The Requirement. Đếch ai lại implement một cái yêu cầu ngu xuẩn như thế.

 

Mấy thằng đàn em Ấn Độ bò lăn ra cười.

 

Tội nghiệp chúng nó. Cả một buổi tôi tuôn những lời ba hoa. dối trá, láo toét thì chúng nó nghe với thái độ nghiêm trang, kính trọng và tin tưởng. Đến lúc nghe được lời thực lòng đầu tiên, duy nhất trong ngày của ông sếp, thì chúng nó lại tưởng tôi đùa.

 

Du Học sinh về hay ở

Bài này viết năm 2005 nhằm chửi một lão Tiến sĩ giấy Harvard Kennedy School of Government (KSG).  Nhưng hồi đó bọn du học sinh em chã đứa nào cũng tưởng là em đang chửi nó, thế mới tài. Giờ post lại.

 

Từ nhiều năm nay, chủ đề du học sinh đi học nước ngoài xong rồi nên ở lại hay nên về là một chủ đề được thảo luận khá sôi nổi. Lâu nay em bận, với lại đi làm thuê cho một bọn ngu si đần độn, nên nhục quá, không dám đi đâu, thậm chí không dám vào cả Internet. Hôm nay, nhân dịp em mới chỉ mặt thằng sếp, chửi nó là một thằng ngu rồi em quit, và nhân lúc đang chuẩn bị lên đường đi xuyên Mỹ bằng ô tô lần thứ 4, em cũng tham gia thảo luận một tí.

 

Sống ở trên đời nên biết mình là ai?

Trước hết, các bạn lưu học sinh yêu quý của tôi nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào. Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân mình.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có bác bảo: "Thằng này hỏi gì mà ngu thế? Du học sinh là du học sinh.". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, được mời đi do tài năng, do xin học bổng sùi bọt mép, do cơ quan nhà nước, trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng rằng mình chỉ là người đi học. Học vấn là bước đường đầu tiên để cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận cho các bạn, để sau này ra trường đi làm, chứ không phải cứ học tốt nghiệp ra trường có cái bằng, là các bạn đã là nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép. Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là khoảng cách một trời một vực.

Ví dụ trực quan cho bọn chim non em chã không có khả năng tư duy trừu tượng là việc cần thiết, nên tôi cung cấp cho các bạn một ví dụ trực quan sinh động. Tôi có một ông anh quen biết, tạm gọi là H., được giải gì Toán quốc tế năm nào cũng lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ nữa. Sau khi được giải, ông anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D. Kinh tế. Ngày ông anh đặt chân vào Harvard, ông tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải là vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của ông này cực kỳ khủng khiếp. Luận văn ra trường của ông anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa kinh sợ và thán phục. Hiu hiu tự đắc, ông anh ôm hồ sơ lên một công ty của người Do thái về Thị trường chứng khoán ở New York city để xin việc. Hôm phỏng vấn, bọn nó đưa cho ông anh một model mà hàng ngày bọn nó vẫn dùng để dự báo Chứng khoán, bảo ông anh phân tích. Ông anh nghĩ mãi không ra, nó cho cầm về nhà, ba ngày sau lên gặp lại. Ba ngày sau, ông anh lên gặp chúng nó, vẫn nghĩ chưa ra. Bọn Do thái bảo: "Mặc dù mày nghĩ không ra, nhưng thấy mày có khả năng tư duy, tao tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy mình không lại được với bọn kinh doanh trong thực tế, ông anh bỏ về Việt nam đi buôn, bây giờ là một triệu phú tiền đô lừng lẫy phết. Nhưng các bạn nên thấy là giữa học ở trường và thực tế nó khác nhau xa lắm.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin chú sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc nhóm hightech này, nhóm hightech nọ. Nhưng các bạn sinh viên yêu quý của tôi nên biết rằng dù các bạn có đi thực tập ở trên trời, thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc vớ vẩn, không làm thì cũng có nguời khác làm, thậm chí chả ai làm thì cũng không sao. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ, cho nên tự nhận mình là nhân tài, kể cũng khí sớm, phỏng?

Ngay cả giáo sư của các bạn đi làm project cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy tiền tươi, thóc thật còn chưa ăn ai, nữa là các bạn đi thực tập. Một ví dụ trực quan sinh động là có một lão giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Phần mềm của lão làm quá kém, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu, lão bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn máy bay hành khách".

Em của các bác và những người làm R&D trong công nghiệp có một thú vui rất tao nhã và rẻ tiền là khi nào muốn giải trí, thì lấy scientific paperwork của bọn giáo sư Đại học về đọc thay truyện cười.

Vì thế, mới học được mấy chữ trong trường ra, được tấm bằng chứng nhận là qua giai đoạn học hành, mà đã vỗ ngực mình là nhân tài, thì hết sức nực cười và lố bịch. Đã thế, chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chứ chưa nói là cho Tổ quốc, được đế quốc chào mời đồng lương mấy chục ngàn bẩn một năm (xin lỗi, đủ cho em ăn sushi 3 tháng, còn 9 tháng chết đói), mà đã tưởng mình là thiên tài, ra điều kiện về nước phải có chỗ làm ngon, được làm lãnh đạo, đòi Tổ quốc và nhân dân phải đãi ngộ, trong khi Tổ quốc còn khó khăn, nhân dân còn nghèo, thì phải nói là cực kỳ vô liêm sỉ. Những kẻ yêu nước bằng mồm như thế nên học anh Kennedy yêu quý "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."

Mang tiếng là học ở Tây về, đầu đội trời, chân đạp ga xe ô tô, thế mà không tìm được việc gì mà làm, hết lạy ông đi qua, lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên ở lại Tây mà phá hoại Đế quốc, đừng về cho nó khỏi thêm gánh nặng cho Tổ quốc và nhân dân.

Tất nhiên, đi học có dăm bảy loại, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo.

I. Các trường hợp nên ở lại

Bọn ngu dốt: Có những kẻ ngu dốt do may mắn, luồn lọt, xin xỏ, nịnh hót giỏi, được cử đi học. Bọn này ra ngoại quốc học chỉ làm nhục Tổ quốc, mai mốt về nước sẽ phá hoại Tổ quốc. Bọn này không nên về.

Bọn hoang tưởng: Có một số kẻ học tại ngoại quốc, thậm chí tại những trường nhất nhì thế giới, nhưng chúng không biết rằng chúng được xét tuyển vào là do Quỹ học bổng mà chúng được tài trợ xin cho + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển, ưu tiên châu Phi, nhà quê, miền núi, khu vực I, chứ không phải do tài năng của chúng. Chúng đi học hết năm này qua năm khác, thậm chí học tới hàng chục năm. Để chúng lê la trong trường lâu thì tốn tiền học bổng, người ta phải tống chúng ra trường bằng cách cho chúng tốt nghiệp. Khi chúng ra trường, giáo sư thế nào cũng viết nhận xét tốt, để chúng dễ xin việc. Nhưng chúng lại không biết điều đó, tưởng mình là thiên tài, nằng nặc đòi làm lãnh đạo, mở mồm ra là nói toàn chuyện kinh bang tế thế, cứu vớt cả quốc gia, thế giới, thậm chí cả hệ mặt trời. Bọn này nếu cho về thì cũng chỉ nên cho về Trâu Quỳ hoặc Biên Hòa.

Gái xấu, gái già hoặc gái vừa già vừa xấu: Gái xấu quá, mà đã trót đi du học thì cũng không nên về. Phong tục tập quán ở nhà mới ra khỏi lũy tre làng một tí, vẫn còn nặng thành kiến với gái học cao và lối sống sa đọa dễ nhiễm của bọn tư bản đế quốc, vì thế các em gái xấu, gái già hoặc vừa già vừa xấu nếu về rất khó có khả năng kiếm được chồng. Quan niệm về Mỹ học của bọn Tây khác chúng ta, nên gái xấu của ta thành gái đẹp của chúng, với lại bọn nó tư duy thông thoáng cởi mở hơn, nên các em thuộc diện đã nêu trên ở lại trời Tây thì rất dễ có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng kẹt. Các bạn này cũng chưa nên về, mà nên kiếm tiền trả nợ, rồi tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.

Những người học những ngành quá cao siêu: Những ngành đại khái như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, hoặc PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics … thì nói chung là chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, và không biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có ứng dụng. Hơn nữa, sau khi về một thời gian, kiến thức sẽ bị mai một. Chẳng may đến lúc đấy, chúng ta có nhu cầu phóng tên lửa "Thần Bò" để đọ với tên lửa "Thần Trâu" của Tàu khựa, hoặc muốn làm bom nguyên tử hay máy bay chiến đấu, kiến thức của các bạn đã bị mai một rồi, không cống hiến được nữa thì phí. Đây là diện các bạn chưa nên về.

 

II. Các trường hợp nên về

Học ngành kinh tế: Đất nước đang lúc phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi. Có một vài bạn học kinh tế nói là hệ thống ở Tây nó khác ở ta, những gì học được đem về không áp dụng được. Đấy là nói láo. Tất nhiên là không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được. Bạn nào học Tây một cách máy móc thì cũng không nên về.

Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường …

Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nên về để quê ta đừng có những kiến trúc lố bịch kiểu "Em ơi Hà nội chóp", đừng có những dự án trùng tu ngu xuẩn như thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, đừng có những dự án quy hoạch đô thị đần độn kiểu đòi thay nuớc Hồ Tây hay đòi đập khu phố cổ Hà nội …

Các bạn nhà giàu và có sẵn cơ sở kinh doanh, quan hệ ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD) , vì thế ở lại Tây làm chó cún, kiếm vài chục nghìn một năm, không đủ cho em các bác ăn sushi, thì ở lại làm gì.

 

Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn các bác cứ to mồm yêu nước thương nòi, hô hào về nước đi, hy sinh đi, cống hiến đi, thì em xin các bác, các bác tỉnh lại đi, bình tĩnh xem xét lại xem mình có bị thần kinh hay không? Các bác thì làm được cái gì cho đời chưa, mà lý thuyết suông? Những loại đấy, nếu có sa chân lỡ bước ra đến nước ngoài rồi thì cũng không nên về. Các bác cứ ở lại thật lâu vào, thay mặt Tổ quốc và nhân dân, em cảm ơn các bác.

Bộ mặt thật đằng sau quỹ từ thiện của Bill Gates

Bài chép của anh ChauHongLinh 

Ai cũng biết Bill Gates là người giàu nhất thế giới, nhưng lại hiến gần như toàn bộ tài sản vài chục tỷ dollar của mình cho Quỹ từ thiện Melinda Gates mang tên vợ hắn, chỉ để lại cho mấy đứa con mỗi đứa mấy triệu. Quỹ Melinda Gates tài trợ cho rất nhiều dự án Y tế ở Mỹ, châu Phi và các nước thế giới thứ ba.

Gần như cả thế giới ca ngợi, tung hô việc vợ chồng Gates làm từ thiện như thần, như thánh, chỉ thiếu mỗi việc lập bàn thờ. Nhưng sự thật đằng sau việc vợ chồng Gates lập quỹ từ thiện là gì?

 

1) Trốn thuế

Sở thuế Mỹ (IRS - Internal Revenue Service) như một ông Karl Marx vô hình, đánh thuế như bổ củi, thu nhập càng cao thì mức thuế càng nhiều. Ai mà thật thà khai báo hết thu nhập cá nhân, đóng thuế theo định mức thì đám triệu phú, tỷ phú Mỹ thành giai cấp Vô sản hết. Ai muốn xem mức thuế cụ thể thì cứ vào web site của IRS mà xem. Nói chung cứ thu nhập tầm 100 K cho đến 200 K một năm mà khai báo thật thà là cũng thành homeless, chứ đừng nói đến tiền triệu với tiền tỷ.

Vì thế nên tài sản của anh Gates nếu đóng thuế thu nhập cá nhân một cách thật thà thì chắc sau ba năm là anh Gates nghèo bằng Dương Chí Dũng. Vì vậy anh ấy mới lập ra quỹ Melinda Gates để cho phần lớn tài sản vào đó, dựng vợ thành Chủ tịch quỹ. Quỹ từ thiện thì không phải đóng thuế, nên anh Gates đã trốn thuế một cách ngoạn mục. Mọi chi phí chơi bời xa xỉ, cuộc sống xa hoa phè phỡn của anh và gia đình được chia ra thành chi phí điều hành quỹ và chi phí hoạt động của hãng Microsoft.

Chả phải vô cớ mà một loạt các anh tỷ phú Mỹ đi làm lãnh lương $1 một năm, mọi chi phí sinh hoạt phè phỡn đều tính vào chi phí điều hành của công ty. Trong khi đó các tờ báo đần độn lại đưa tin như chuyện lạ, và bọn ngu xuẩn thì tưởng đó là khiêm tốn giản dị.

 

2) Biến giai cấp vô sản toàn thế giới thành chuột bạch

Ở Mỹ cũng như ở các nước phát triển, mỗi khi một công ty dược phẩm ra thuốc mới, nếu thử theo quy trình truyền thống là thử với sinh vật, rồi thuê người tình nguyện thử thì rất tốn kém, vì thời gian thử phải lâu, số người thử phải nhiều thì mới có kết quả, tiền công thuê người thử tại Mỹ và châu Âu cao, chẳng may có chuyện gì thì nó kiện cho SIDA.

Thế là những người như anh Gates nấp đằng sau các quỹ từ thiện và các chương trình tài trợ Y tế cho châu Phi và các nước thứ ba, âm thầm ăn tiền của các công ty dược phẩm để đưa thuốc chữa bệnh đến các nước này, mà mục đích chính là biến giai cấp vô sản ở thế giới thứ ba thành chuôt bạch cho các công ty dược phẩm.

Làm được việc này, chi phí chuyên chở thuốc đi châu Phi, giá thành thuốc …v…v… sẽ được kê khống 5, 7 lần, rồi tính vào chi phí làm từ thiện cho các công ty dược phẩm trốn thuế những số tiền khổng lồ. Các công ty dược còn tiết kiệm được một số tiền cực lớn để thuê người thử thuốc.

Quỹ từ thiện Gates và các quỹ tương tự cũng bỏ túi được một số tiền lại quả khi giúp các công ty dược phẩm làm điều thất đức này, đồng thời có cớ cho các cuộc du hí đến các vùng nhiệt đới tươi đẹp, chơi bời đĩ bợm dưới chiêu bài làm từ thiện, chi phí tính vào các chương trình Chữa bệnh Từ thiện.

Chưa hết, ở Mỹ hoặc những nước phát triển, bác sĩ phải học và thực tập nội trú mười mấy năm mới có quyền cầm dao mổ, chứ không phải học Y 6 năm ra là cầm dao vung vẩy cắt đủ thứ như ở Việt Nam.  Cơ hội và chi phí thực tập phẫu thuật ở những nước phát triển rất cao, vì cho bác sĩ thực tập mổ, nhỡ xảy ra chuyện gì là SIDA cả đám, đóng cửa bệnh viện.

Đây chính là cơ hội cho những Đoàn Phẫu thuật Nụ cười, nấp sau chiêu bài đi làm từ thiện để đi mổ giai cấp vô sản ở châu Phi và các nước nghèo như mổ lợn. Và các trường đại học Y, các bệnh viện và các Quỹ từ thiện lại một lần nữa có cơ hội trốn thuế, cắt giảm chi phí nhờ các chương trình từ thiện kiểu này.

Tất nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của các chuyến đi phát thuốc cứu trợ, phẫu thuật nụ cười …v…v…, vì dân nghèo ở thế giới thứ ba khi ốm không có tiền mua thuốc hay phẫu thuật thì kiểu gì cũng chết. Làm chuột bạch thử thuốc hay làm lợn thử dao mổ thì cơ hội sống - chết là khoảng 50 - 50, dù có khi sống cũng thành tật do thử thuốc đểu hay bị mổ nhầm, nhưng cũng còn hơn là chết.

Chưa kể có những người thử được thuốc tốt, gặp bác sĩ giải phẫu thực tập có năng khiếu thì cũng được chữa bệnh tử tế, miễn phí.

Còn hơn là mất tiền đi bệnh viện, trạm xá  và mua dược phẩm ở cái nước mà ai cũng biết là nước nào, có tiền cũng có thể chết mà không có tiền thì chắc chắn chết.

 

3) Truyền bá Văn hoá phẩm đồi truỵ:

Quỹ từ thiện Melinda Gates chuyên làm về Y tế, nên đã nấp sau chiêu bài sexual research và sexual education để đầu tư vào nhiều công ty, tổ chức và viện nghiên cứu dùng danh nghĩa này để bán văn hoá phẩm đồi truỵ. Nổi bật nhất là Viện nghiên cứu Sinclair Institute ở bang North Carolina.

Riêng tiền bán DVD đồi truỵ hàng năm của Sinclair Institute đã lên đến hàng tỷ $, và người trong giới ai cũng biết mối quan hệ mật thiết của Quỹ từ thiện Melinda Gates với cái gọi là Viện nghiên cứu này. Sau khi rời khỏi Microsoft, chấm dứt cuộc đời làm tỷ phú software, Bill Gates đã trở thành tỷ phú porno. Đây có lẽ mới chính là mơ ước của cuộc đời hắn, vì theo những nguồn thạo tin, thì Bill Gates có mối quan hệ rất mật thiết và sử dụng hooker rất thường xuyên từ thời vị thành niên.

Hơn nữa, khi theo đuổi giấc mơ tỷ phú porno của cuộc đời mình, Bill Gates không phải đóng một xu thuế nào, vì tất cả đều núp dưới danh nghĩa sexual education và sexual research thuộc về các chương trình Y tế của Quỹ Melinda Gates.

Thực ra, Phò là nghề tốt (tham khảo Một dự án phát triển kinh tế – Hợp pháp hóa nghề Phò), và hành động này của Quỹ Melinda Gates là việc tốt, vì nó đã giúp cho bọn ma cô trở thành nhà khoa học, anh chị em phò trở thành nhân viên thí nghiệm khoa học, diễn viên điện ảnh, phổ biến porno diện rộng với giá thành thấp và ít nhiều có tính khoa học chứ không thô bỉ, trần trụi như porno rẻ tiền. Chẳng gì thì đây cũng là porno Bill Gates.

 

Kết luận:

Tóm lại là Đế quốc Tư bản cũng "Nói vậy mà không phải vậy". Đừng nhìn những gì Đế quốc nói mà hãy nhìn những việc Đế quốc làm.

Đa số (nếu không phải tất cả) các nhà Tư bản lớn làm từ thiện không phải vì muốn làm người tốt hay chuộc lại lỗi lầm độc ác khi khởi nghiệp, mà chỉ để trốn thuế và kiếm nhiều tiền hơn.

Tất cá các công ty Tư bản lớn trên thế giới hầu như không đóng một xu thuế nào cho chính phủ Mỹ và các nước phát triển. Các ông các bà thích thì ra Public Library mà tìm số liệu, hoặc thử tự tìm hiểu tại sao hàng trăm công ty hightech lớn nhất nước Mỹ, bao gồm cả Google, Apple, Microsoft … lại đăng ký ở Delaware. Đừng đòi em phải giải thích, nhá.

(FPT Việt nam cũng đăng ký ở Delaware từ 2008 :))) )

Nước Mỹ và thế giới Tư bản sống được là nhờ bóc lột giai cấp bần cố nông đi làm đóng thuế, nộp tô thật thà như em đây, chứ không phải do các công ty Tư bản kếch xù và các tỷ phú, triệu phú. Đã đến lúc thế giới này cần một ông Lenin hay một ông Karl Marx mới để lập lại công bằng.

Giai cấp Vô sản toàn thế giới, hãy liên hiệp lại!!!

Ghi vội từ San Francisco

Bài này tôi viết ở San Francisco cuối năm 2002.

 

Sau hai ngày nhịn đói nhịn khát, cùng cậu bạn chạy ngược chạy xuôi để đổi vé máy bay bay đi Hàn quốc cho cậu này, do chuyến bay bị hủy vì bão tuyết, cuối cùng chiều ngày 27-12, cậu bạn cũng leo lên được máy bay đi Hàn quốc. Sau khi ngồi chén một bữa chia tay cậu bạn tại sân bay, 1h30 chiều (EST), anh phóng xe như điên về nhà cất xe, rồi lập tức lóc cóc tay xách nách mang đi subway quay trở lại sân bay để bay về phía Tây: San Francisco.

Ra lại sân bay vào lúc 3 giờ chiều (EST) , bọn tay sai tư bản dốt nát hướng dẫn những hành khách nào có electronic ticket có thể tự check in, anh lò dò ra self-check in machine chỉ để phát hiện ra hệ thống máy tính tồi tàn của sân bay không cập nhật chuyến bay Boston - San Francisco. Thế là đành phải nuốt giận quay ra xếp hàng để một con mụ vừa đen vừa hôi check mình in. Sau khi check in xong, đi qua cửa kiểm soát và ngồi ngáp rất lâu, thì nhận được một thông báo xanh rờn : "Chuyến bay đi San Francisco bị hoãn lại một tiếng." Tiếp tục ngồi ngáp. Đến 6 giờ chiều mới leo lên được máy bay. Suốt cả chuyến bay 6 tiếng đồng hồ, bọn hàng không bần tiện cho hành khách xơi mấy miếng thịt mà giá có đem cho mèo ăn thì nó vẫn cứ thấy đói. Không hiểu do phép lạ kỳ diệu nào, chuyến bay vẫn đến San Francisco gần đúng giờ dự định, khoảng 9 giờ tối giờ California (Pacific time), tức là khoảng 12 giờ đêm ngày 27, rạng ngày 28 giờ EST.

Vừa đói vừa buồn ngủ, anh leo ra xe shuttle bus để đến quầy cho thuê xe ô tô. Mặc dù là khách hàng Blue Chip của Thrifty và đã đặt thuê xe trước đó cả tháng, nhưng anh vẫn phải xếp hàng gần một tiếng đồng hồ mới lấy được xe, vì bọn nhân viên hãng thuê xe hôm đó là một lũ lười, phục vụ mỗi khách hàng mất 30 phút. Dân tộc Mỹ là một dân tộc đặc biệt thích xếp hàng. Giá Azit Nexin mà sống lại và qua Mỹ, thì ông sẽ viết một tác phẩm" Xếp hàng" mới mà chuyện xếp hàng ở Thổ phải gọi là cụ.

Cuối cùng cũng lấy được xe ô tô, một chiếc Dodge đời 2003 mới lăn bánh khoảng 2000 dặm, leo lên tẹt ga tẹt số làm đúng một vòng rưỡi bãi đậu xe vì ... không tìm được lối ra. Bọn Tư bản thật là dốt nát, làm cái biển chỉ lối trong bãi đậu xe cũng không nên thân. Rốt cục do tinh thần tuổi trẻ sáng tạo, anh cũng tìm thấy lối ra, sau đó nhờ giời đúng 5 phút sau thì lái về tới khách sạn đã đặt trước ở South San Francisco.

Sau khi tắm giặt xong xuôi, nhìn đồng hồ thì đã quá giờ mở cửa của các restaurant. Lại một khía cạnh nhà quê của nước Mỹ: Ở Mỹ rất ít nhà hàng mở cửa quá 10 giờ tối, thường khoảng 9h30 là đóng cửa. Tất nhiên là ở các thành phố lớn thì có một số ít nhà hàng mở cửa khuya, nhưng phải là thổ dân thì mới biết chỗ. Lái xe trong cảnh buồn ngủ, đói, mệt để đi tìm một nhà hàng còn mở cửa vào 11h đêm ở San Francisco không phải là một viễn cảnh tươi đẹp, nên anh chui vào bar của khách sạn làm một miếng Beefsteak với bánh mì và khoai tây, vừa xơi vừa chửi thầm chủ nghĩa đế quốc nhà quê, đến mở nhà hàng đêm cũng không biết cách.

Cơm no rượu say, định đi gọi điện thoại về bờ Đông tán phét, thì phát hiện ra mình quên cụ nó số điện thoại ở nhà. Định vào Internet lấy số điện thoại, thì hóa ra laptop của mình hồi đó tới giờ toàn dùng cable, không cài software để dial-up. Thế là anh quyết định phải đi ngủ một phát đến 12 giờ trưa hôm sau cho bõ ghét. Không ngờ sáng ra, do tính keo cú, nghĩ rằng mình bay mấy ngàn dặm đến đây nằm ngủ thì cay quá, nên anh bò dậy, leo vào ô tô phóng vào San Francisco.

Nhà cửa của San Francisco được xây dựng trên các sườn đồi, chủ yếu là kiến trúc theo kiểu thuộc địa, màu hồng, nâu nhạt, vàng, trắng với những mái vòm, cửa sổ vuông, nhìn vui mắt hơn hẳn kiểu kiến trúc bằng gỗ và gạch đỏ nặng nề của các thành phố bên bờ Đông.

Highway buổi sáng cũng vắng, nên 15 phút sau anh đã xuất hiện ở Chinatown. Ở San Francisco có xe điện bánh hơi như kiểu trolley-bus của Nga và một loại tàu điện chạy đường ray cổ đến tàu điện Việt nam cũng phải gọi bằng cụ, nhưng công bằng mà nói thì đẹp hơn tàu điện Việt nam. Đường phố SF mặc dù vướng những loại xe này, nhưng vẫn dễ lái xe hơn ở New York nhiều. Sau khi bị lừa mất 25 xu ở một cái đồng hồ đậu xe bị hỏng, anh quyết định không đậu xe ở đó nữa mà chạy qua Mason Street và kiếm được một chỗ đậu xe free rất tốt. Vác theo một máy ảnh và rất nhiều ống kính, anh bắt đầu chuyến thám hiểm San Francisco bằng một bữa chén dimsum ở nhà hàng Four Seasons ở Grant Street. Mặc dù thức ăn không ngon lắm, nhưng anh vẫn chén 8 đĩa dimsum cả tôm lẫn thịt để bù cho mấy hôm đói khát. Chén xong, đi lang thang một lúc trong Chinatown thì trời đổ mưa cực to. Thế là anh đành cắn răng mua một cái ô để che đống máy ảnh và đồ nghề rồi lui cui quay trở lại ô tô. Đành phải tạm dẹp chương trình tham quan Golden Gate, mấy cái park và vịnh San Francisco đến hôm sau, vì mưa to thế thì có khỉ gì mà xem.

Trên đường lái xe về khách sạn, thấy biển trên highway chỉ San Jose, nghĩ bụng: "Về ngủ thì thằng ngu nào mà chả làm được. Bây giờ đi tới San Jose chơi cho chúng nó chết.", thế là anh liền tẹt ga đi tiếp. Qua thành phố San Carlos, thấy phía dưới highway có BestBuy (một chuỗi siêu thị chuyên bán hàng điện tử, máy tính ở Mỹ), sực nhớ ra mình cần dial-up software cho laptop, anh lật đật chạy ra khỏi exit, sau 15 phút lại lao lên highway chạy tiếp, trong túi có thêm một mớ CD và bản đồ. Trời vẫn đổ mưa tầm tã. Ở cái nước Mỹ nhà quê của cái dân Mỹ nhà quê này, hễ cứ mưa là trên highway có tai nạn. Lần này cũng không ra ngoài quy luật. Hai thằng ngu đâm vào nhau làm tắc cụ nó một chục dặm đường, do tai nạn thì ít, mà do bọn nhà quê cố tình chạy chậm lại để xem tai nạn thì nhiều. Highway ở bờ Tây tuy lớn, nhưng dân tình chạy vẫn chậm, và bọn Mỹ phía Tây cũng có thói xấu là lái xe chạy rất chậm ở lane ngoài, nên lái xe khá khó chịu. Bọn Mỹ tưởng cái hành động bò 60 -70 dặm một giờ (khoảng 96 - 112 km/h) trên highway là "lái xe" thì thật là tội nghiệp cho nước Mỹ.

Đến San Jose, trái tim của Sillicon Valley, trời vẫn tiếp tục mưa, vì thế anh làm một vòng city tour bằng ô tô. Nhà cửa vùng ngoại ô San Jose nhỏ, chủ yếu là nhà một tầng, thảng hoặc mới có một vài ngôi nhà hai tầng. Trên các đại lộ ở trung tâm thành phố cũng có một vài cao ốc, nhưng do đất rộng, nên ở đây không có xu hướng xây nhà chọc trời như bên bờ Đông nước Mỹ. Sau khi loanh quanh chán, anh ghé vào quán Đặc sản Cá 9 món của Việt nam trên đường Santa Clara làm một chầu Cá nướng lá lốt và cháo cá. Chén xong, anh phóng xe về South San Francisco.

Về đến khách sạn, sau khi cài software vào laptop, nối vào Internet, lấy được số điện thoại và gọi về bờ Đông tán phét xong, anh lăn ra ngủ 2 giấc. Đến khoảng 8h30 tối, anh lại chạy vào làm một cú SF bynight. Ở San Francisco, nightlife có vẻ sầm uất hơn các thành phố bên bờ Đông như Boston và New York city. Trên đường Broadway, tụ điểm của tệ nạn xã hội của SF, dân tình đi lại tấp nập từ chập tối cho tới hai giờ sáng. Các XXX shop và club ở đây trang trí rực rỡ và mở công khai chứ không phải dấm dúi như ở bờ Đông. Giá cả ở đây cũng mềm hơn và có nhiều hoạt động phong phú hơn. Có một vài khách sạn có massage Thailand và Tàu thì hết sức kín cổng cao tường, muốn vào đến quầy tiếp tân phải đi qua mấy lần cửa có lưới thép và có camera theo dõi từ bên trong. Quanh khu vực này cũng có mấy hiệu sách cũ bán nhiều sách đủ các thể loại cũng khá hấp dẫn. Ở SF cũng có một vài club chơi nhạc sống, chủ yếu là Jazz khá hay. Có một vài club đòi hỏi phải dress code, tức là phải ăn mặc tử tế, không được mặc quần jeans, đi giày thể thao. Bọn mấy club loại này thì anh nhổ toẹt vào. Sau khi loanh quanh mấy tiếng đồng hồ và mất kha khá tiền, anh chuồn về khách sạn. Thế là hết ngày 28.

Ngày mai mà trời không mưa thì anh sẽ đi ra Golden Gate, còn mưa thì anh sẽ đi Sacramento.

Sáng 29-12, mở mắt ra thấy trời nắng đẹp, thế là sau một bữa chén rất no tại khách sạn, anh phóng xe đi Golden Gate. Dưới chân cầu Golden Gate phía bờ San Francisco là khu Presidio Park và Golden Gate Park với những scenic drive (những con đuờng để lái xe ngắm cảnh) rất đẹp, quanh co trong núi đồi và những rừng thông của khu public park, trong đó có con đường 49 scenic drive dài 49 dặm (78.4 km) chạy dài từ trong downtown San Francisco ra tới đây. Trong khu vực này cũng có những khu nhà nghỉ, sân tennis, tiện nghi giải trí ... cho bọn đế quốc tư bản giàu có một cách hỗn láo hưởng thụ. Sau khi lái xe một vòng dọc bờ Thái Bình Dương, xuống Fort Point ở chân cầu Golden Gate, anh phóng xe lên cầu về phía bờ bên kia, town Marin.

Cầu Golden Gate không có màu sắc lãng mạn như trong các bức ảnh chụp được phổ biến trên khắp thế giới, mà được sơn một lớp sơn chống gỉ màu đỏ quạch. Chắc chắn là bọn chụp ảnh đã dùng kính lọc màu và kỹ thuật phòng tối để làm cho Golden Gate có màu sắc hấp dẫn như trong ảnh. Golden Gate là một cầu treo dài 1,7 dặm (2737 m) tính cả lối lên cầu, kiến trúc không có gì đặc sắc. Có lẽ chiếc cầu này nổi tiếng vì nó được xây từ năm 1933 đến 1937, vào thời kỳ Đại khủng hoảng của kinh tế Mỹ, và khi người ta dự định xây nó, thì có hơn 2000 vụ kiện của bọn ngu dốt trong chính quyền bang California và những bọn ngu dốt khác gây ra để ngăn chặn việc xây cầu. Bọn ngu dốt đó (nếu còn sống) và con cháu của chúng sẽ đời đời hổ thẹn vì việc làm ô nhục của chúng. Dân Mỹ là một dân tộc khốn nạn, rất ưa thích việc kiện cáo. Ở đây, everybody sues everybody because of everything, nói chung xã hội Mỹ là một xã hội thối nát, nhố nhăng.

Sang phía bờ Marin, anh lái xe xuống khu vực U.S Coast guard để ngắm cảnh và chụp ảnh. Con đường từ trên cầu xuống khu vực U.S Coast Guard tuy ngắn nhưng uốn khúc trên sườn núi rất đẹp với những rừng thông xanh thẫm dọc theo ven đường và biển Thái Bình Dương ở phía bên kia. Làm vài kiểu ảnh, ngắm cảnh chán chê, anh lại leo lên xe phóng về phía bờ San Francisco. Cầu Golden Gate là một cái cầu rất đểu, lái xe từ San Francisco sang Marin thì không sao, nhưng lái theo chiều ngược lại thì bị mất $5 tiền cầu, y như rạp xiếc không thu vé vào cửa, nhưng lại thu vé ra cửa. Qua lại bờ San Francisco, sau khi park xe vào một bãi đậu xe giữa Fort Point và Golden Gate Gift shop, anh leo lên cầu đi bộ, ngắm cảnh. Thành phố San Francisco với những khu nhà rải rác trên các sườn đồi và Bay Bridge (cầu bắc từ San Francisco qua Oakland, qua vịnh) nhìn từ Golden Gate là một khung cảnh tuyệt đẹp. Đi bộ một vòng qua phía bên kia cầu rồi quay trở lại, đắc chí vì lần này mình đã quỵt được của chủ nghĩa đế quốc $5 tiền cầu do đi bộ 3.4 dặm (5.44 km) , anh quay lại xe ô tô, chạy xuyên qua Japanese town của San Francisco, vào khu trung tâm.

Khu trung tâm của San Francisco rất đẹp, với những tòa nhà hiện đại, đường phố rộng rãi, và công bằng mà nói thì đường phố San Francisco sạch sẽ, ít rác rưởi hơn các thành phố bờ Đông như Boston, New York ... nhiều. Đang mùa bán hàng sale (bán hàng hạ giá), nên bọn dân Mỹ bần tiện đi lại mua sắm tấp nập, trông khá vui mắt. Ông già, bà cả, nam thanh nữ tú mua được hàng đại hạ giá, tay xách nách mang những túi và hộp carton hàng hóa, mặt mũi đờ đẫn vì niềm vui mua được hàng rẻ, miệng nở những nụ cười ngô nghê như Thị Nở được mùa, trông mà phát tởm.

Tuy nhiên, chỉ vòng qua một vài block đằng sau những con đường chính, một nước Mỹ khác sẽ hiện ra trước mắt chúng ta: nước Mỹ của những người bình dân khốn khổ. Trên những con đường này, những người bất hạnh quây một vài tấm carton nhỏ xíu lại thành một chỗ che chắn tạm bợ, ngồi ở trong thò cả đầu ra ngoài, để tạo thành một chốn qua đêm ngay trên đường phố. Sáng hôm sau, họ lại phải xếp gia tài nghèo nàn chỉ gồm có những tấm carton rách nát, cũ sờn lại, tìm chỗ trốn chui trốn lủi tránh cảnh sát, cho đến khi màn đêm hạ xuống.



Trên đường Market Street, góc ngã tư với 5th Street, cứ chiều chiều là có một đám đông bày ra hàng chục bàn cờ vua để chơi giải trí, ai muốn chơi cũng được, chỉ chơi cho vui chứ không ăn tiền, tuy nhiên cũng có đồng hồ bấm giờ như trong thi đấu thật. Nói chung đám chơi cờ ở đây cũng không cao thủ mấy, nên sau khi loặng quăng một lúc, anh bỏ đi ăn trong một quán Nhật. Bọn này bố láo, bán cá sống không được tươi như các quán Nhật anh vẫn ăn ở bên bờ Đông, mà lại đắt lè lưỡi.

Sau khi chén xong, anh về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một chuyến đi dài hơn vào ngày hôm sau.

 

Sáng ngày 30-12, trời đất San Francisco xám xịt, nhưng anh không cần, vì chương trình ngày 30-12 của anh là đi Sacramento, một thành phố cách San Francisco khoảng 91 dặm (145.6 km) để thăm Sacramento Wingchun Kungfu Association (Hiệp hội Vĩnh Xuân Sacramento), là một võ đường được tạp chí Inside Kungfu của Mỹ đánh giá là khá. Thực ra đây là một trong những mục đích chính của việc anh đi về miền Tây nước Mỹ trong kỳ nghỉ Xmas này, vì trong suốt cuộc đời lang thang phiêu bạt của mình, anh rất thích la cà ở các võ đường, lò võ ở Việt nam cũng như trên khắp thế giới để trao đổi học thuật, nếu bằng mồm mép không xong thì sử dụng đến chân tay

Đoạn đường I-80 từ San Francisco đến Sacramento khá đẹp, chạy vòng vèo qua vùng đồi trồng nho làm rượu vang của bang California, phong cảnh gần giống như những vùng làm rượu vang ở Hessen và Saarland ở miền Tây nước Đức. Trên những sườn đồi cỏ xanh, có những đàn bò gặm cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một vài trại nuôi ngựa với những chú ngựa đua cao lớn lang thang trên đồng cỏ. Phong cảnh vùng này rất đẹp và thanh bình, làm anh băn khoăn không hiểu tại sao giữa phong cảnh hòa bình và êm dịu thế này lại có thể nảy nòi ra một cái giống hiếu chiến, đê tiện và đểu cáng gọi là người Mỹ.

Bọn nông dân nhà quê vùng này cư xử trên highway một cách rất mất dạy. Theo luật giao thông, lane ngoài cùng bên trái là passing lane, nghĩa là chỉ dùng để vượt các xe khác, rồi chuyển vào trong, hoặc là dành cho những người chạy rất nhanh. Nhưng bọn nông dân Ivan Con nông phu ở cái vùng này luôn luôn tìm cách bò ra lane ngoài cùng, chạy chậm như rùa để gây cản trở giao thông. Thậm chí bấm còi vào mặt chúng nó cũng như nước đổ đầu vịt. Thật là một lũ vô liêm sỉ, không biết ngượng, không biết nhục. Bọn ở bờ Đông tuy tồi tệ, nhưng đến khi bị nháy đèn pha hay bấm còi vào mặt, ít nhất là nó còn biết nhục mà dẹp vào lane trong cho người ta đi. Đằng này bọn chăn bò miền Tây, đã không biết lái xe thì chớ, cũng không biết điều dẹp vào cho người biết người ta lái.

Đến Sacramento, sau khi chén một bữa, nghỉ ngơi, thư giãn xong, anh tìm đến võ đường của Hiệp hội Vĩnh Xuân Sacramento, thì thấy nó là một phòng trong một khu nhà bẩn thỉu như nhà kho bị bỏ hoang, đóng cửa im ỉm. Đọc trên tấm biển quảng cáo phía ngoài, thấy nó chiêu sinh đủ thứ nhảm nhí, như thế chắc không phải là võ đường tốt, vì những người nghiên cứu võ thuật thực sự thì không ai quảng cáo nhảm nhí cả.

Thất vọng tràn trề, anh lái xe vào downtown Sacramento, làm một vòng city tour trong làn mưa mù mịt, rồi leo lên highway I-80 West quay về San Francisco. Ra khỏi Sacramento một đoạn, thấy trên highway có biển chỉ đường đi Reno. Thành phố Reno ở bang Nevada là một thành phố nổi tiếng là làm thủ tục ly dị dễ nhất nước Mỹ, trước đây có tờ báo lá cải nào đó đăng rằng tại Reno có những máy ly dị tự động đặt trên đường phố, chỉ cần bỏ tiền vào và nhập số liệu là nó in ra đủ mọi giấy tờ thủ tục cho việc ly dị. Ngày xưa đọc truyện trinh thám về luật sư Perry Mason cũng hay có nhắc đến Reno. Vì thế thấy biển chỉ đường đi Reno, anh lại nổi máu tò mò, muốn đi xem một phát cho biết. Nhìn distance chart trên bản đồ đặt cạnh ghế lái, thấy Reno cách Sacramento 133 dặm (212.8 km), anh làm ngay một phép tính : 133 dặm lái xe chậm lắm thì cũng chỉ mất hai tiếng, sau đó quay về San Francisco từ Reno quãng đường dài 224 dặm (358.4 km) chậm lắm cũng chỉ mất 4 tiếng, thế là mất 6 tiếng đi đường, còn lại có thể chơi 4, 5 tiếng ở Reno, mất khoảng 10, 11 tiếng. 7 giờ sáng hôm sau anh mới phải lên máy bay từ San Francisco, còn thừa thời gian. Thế là lao ra khỏi exit gần nhất, một cú ngoặt gấp, quay trở lại I-80 East nhằm thẳng hướng Reno (Nevada)

 

Khi qua khỏi thành phố Applegate, con đường bắt đầu dấn sâu vào vùng núi ngăn cách giữa hai bang California và Nevada, hai bên là những rừng thông ôn đới xanh thẫm, mặc dù hiện giờ đang là mùa đông ở Bắc Mỹ. Càng lên cao, con đường càng quanh co, hiểm trở, và lác đác bắt đầu có bông tuyết rơi. Qua khỏi Applegate một đoạn, bỗng nhiên đường bị tắc, đoàn xe chỉ còn bò đi với tốc độ 20 MpH (32 km/h). Anh thầm chửi trong lòng "Chắc lại thằng ngu nào bị trượt trên tuyết gây ra tai nạn, còn những thằng ngu khác thì dừng lại xem nên gây tắc đường", nhưng mãi sau mới biết là do nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn nhiều. Càng lên cao, tuyết rơi càng nặng.

Sau khi bò có giời mới biết là bao nhiêu tiếng đồng hồ lên tới town Dutch Flat, vào trạm xăng đổ xăng, thấy có biển đề "chain service", anh không hiểu tại sao bọn nó lại đề biển này ở đây làm gì, vì ai chả biết trạm xăng Chevron, Mobil, Shell ... nào ở Mỹ chả là một chuỗi các trạm xăng của các công ty, việc gì phải quảng cáo nữa. Hoá ra "chain" ở đây có nghĩa khác.

Đổ xăng xong, tiếp tục lao về hướng Đông, con đường càng ngày càng dốc đứng lên và các khúc quanh giữa các vách núi càng lúc càng gấp khúc. Radio thông báo có bão tuyết trong vùng núi. Lúc này anh mới hiểu tại sao có hiện tượng tắc đường : các xe chạy trên đường, chủ yếu là xe tải chở hàng xuyên bang, lần lượt dẹp vào bên đường, cuốn xích vào bánh xe để chuẩn bị qua đèo trong bão tuyết. Vốn tự tin vào kinh nghiệm lái xe trong các cơn bão tuyết khủng khiếp của vùng New England, kinh nghiệm cầm lái trên những vùng núi rừng hiểm trở ở Adirondack vùng upstate New York, Vermont, New Hampshier, Maine, biên giới Canada và các khu bảo tồn người da đỏ ở vùng rừng núi phía Bắc bang Pelsynnvania, anh định lái xe qua đèo không cần xích. Nhưng được một đoạn, có một trạm "chain control" (lúc này anh mới hiểu "chain" là dây xích chứ không phải là chuỗi các trạm xăng ), chặn tất cả các xe lại, cho biết là chỉ trừ các xe SUV hai cầu, all-wheel driver có lắp lốp đi tuyết thì mới có thể qua đèo không cần cuốn xích. Lúc này anh lại càng thấy nhớ chiếc Jeep Grand Cherokee của mình đang ở bờ Đông nước Mỹ. Đành phải cắn răng quay lại Dutch Flat mua xích cuốn vào hai bánh xe trước của chiếc Dodge, rồi tiếp tục lên đường. Đây là một town nhỏ, có mỗi một trạm xăng, nên anh không mua được xích tốt, mà phải mua xích Tàu đểu với giá đắt gấp đôi giá bình thường trong các cửa hàng bán phụ tùng ô tô.

Khi xem bản đồ, anh chỉ xem khoảng cách mà quên mất không xem bình độ. Lúc đổ xăng, xem lại bản đồ mới biết vùng đèo này cao hơn 7000 feet (hơn 2300 m) so với mặt biển. Ngay cả đối với một người không xa lạ gì với những con đường chất lượng kém hơn, hẹp hơn với những đèo dốc hiểm trở như đèo Sài Hồ qua ải Chi Lăng ở Lạng sơn, đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Rù Rì, đèo Hải Vân trên đường xuyên Việt, đèo Ngoạn mục từ Phan Rang lên Đà lạt ..., thì con đường vượt đèo từ California qua Nevada trong bão tuyết cũng khá nguy hiểm. Mùa hè, con đường có thể sẽ rất đẹp với những đèo dốc quanh co uốn lượn và những vực thẳm. Nhưng trong một tối mùa đông, bão tuyết mù mịt thì đường đèo là một thử thách lớn. Xe có cuốn xích vào bánh nghiến xuống mặt đường kêu to như xe tăng, nhưng được cái an toàn, mặc dù đôi khi vẫn cảm thấy những cú trượt nhẹ của bánh sau không cuốn xích. Đoạn cuối của đường đèo đổ dốc liên tục, luôn luôn thay đổi hướng quanh với những khúc cua khá gấp. Hình như thằng cha Giám đốc Sở giao thông Công chính bang California (he ..he..không biết có cái Sở nào như thế không nữa) không đi học Luật giao thông bao giờ, nên trên highway không thấy biển báo Hướng cong và Độ cong trước khi đến khúc cua, làm cho các lái xe càng phải phát huy khả năng phán đoán.

Vừa xuống khỏi 5 dặm dốc nhất của đường đèo, thì xích bên bánh trái của anh bị đứt (tiên sư hàng Trung quốc). May mà đã xuống khỏi đoạn nguy hiểm nhất của đèo, đành phải tháo nốt xích bên kia ra, rồi cứ thế đi tiếp. Được một đoạn, ra khỏi vùng núi, thế là thở phào. Vừa qua khỏi địa giới bang Nevada một đoạn đã thấy quảng cáo của các sòng bạc lòe loẹt hai bên highway. Đi thêm một đoạn nữa, có các casino rải rác bên đường. Thời tiết phía Nevada khô ráo, ấm áp, mặt đường tốt, thế là anh tẹt ga, tẹt số nhằm thẳng hướng Reno. Gần đến nơi, suýt nữa thì sa bẫy một chú cảnh sát làm anh hùng Núp ở sau bụi cây trên bãi cỏ ngăn cách hai chiều của highway, may mà phát hiện ra kịp. (bọn cop Mỹ cũng đặc biệt thích nấp ở trong bụi cây, các chỗ khuất và các bãi vắng, làm anh hùng Núp như cảnh sát giao thông ở nhà nấp sau cột điện).

Xa xa, nhìn từ trên highway đã thấy những ánh đèn màu sặc sỡ đủ các màu của các hotel - casino của Reno. Hai bên đường ở đại lộ Virginia ở trung tâm Reno toàn là các hotel - casino với ánh đèn lòe loẹt, nhìn từ xa thì hấp dẫn, nhưng xuống gần thì cũng chả có tuồng gì, y như Atlantic city ở New Jersey bên bờ Đông. Sau khi làm mấy vòng city tour cả bằng ô tô lẫn đi bộ, chả thấy cái máy ly dị tự động chó chết nào, mấy sòng bạc ở đây thì kém hơn hẳn so với Las Vegas, anh quyết định chuồn về San Francisco.

Bây giờ mới là lúc nan giải, vì đã gần nửa đêm, chả còn cửa hàng nào mở cửa, mà anh lại cần phải mua xích mới cho ô tô để qua đèo trở về. Ở lại bên này đèo là điều không thể được, vì 7 giờ sáng hôm sau anh phải lên máy bay ở San Francisco bay về Boston, nghĩa là muộn nhất khoảng 6 giờ sáng phải trả xe ô tô và có mặt tại sân bay. Bão tuyết thì có giời biết bao giờ mới tan, mà đến sáng có mua được xích cũng phải đến 9 giờ, lúc đấy thì bye bye máy bay. Sau khi tìm kiếm một cách vô vọng, anh quyết định lái xe trở về không cần xích. Giả sử bọn "chain control" có chặn lại thì bắt chúng nó phải kiếm xích mà bán cho mình. Phải công bằng mà thừa nhận là bọn dịch vụ công cộng và chính quyền Mỹ đôi khi phục vụ dân khá tốt, nghĩa là mình có khó khăn thì nó còn tìm cách giúp, chứ không đến nỗi "sống chết mặc bay" như bọn dịch vụ công cộng và chính quyền ở một nước khác mà ai cũng biết.

Thế là anh lò dò lái xe không xích vào vùng đèo trong cơn bão tuyết mỗi lúc một lớn. Gió lốc dựng tuyết thành một bức tường trắng lóa phía trước xe, từng đám bông tuyết đập thẳng vào kính xe và đèn pha lấp loáng, làm tầm nhìn thu hẹp xuống dưới 5m trước mũi xe, mặt đường, dải phân cách và biển chỉ đường bị tuyết phủ trắng xóa như một cánh đồng tuyết, không còn nhìn ra đâu là lane, đâu là đường, đâu là shoulder. Gió to quá, thổi dạt cả xe trên đường, phải giữ tay lái lệch thì xe mới chạy thẳng. Bọn "chain control" chắc là khuya quá, hoặc thấy bão tuyết to quá, trốn cụ nó hết, không còn cơ hội nào mà mua xích, anh cứ thế lái xe đi. Phải vận dụng hết kinh nghiệm về lái xe trong bão tuyết và kỹ năng lái xe mà không sử dụng phanh (lái xe trên đèo trong tuyết dày, xuống dốc đứng mà dùng phanh thì cầm chắc là xuống vực), anh mới lần mò qua được từng khúc cua và từng con dốc của đường núi. Lúc qua đèo, về tới Dutch Flat mới biết là mình còn sống. Xuống tới đồng bằng, mặc kệ mưa rào, anh vẫn tẹt hết ga hết số nhằm thẳng hướng San Francisco. Qua khỏi Sacramento một đoạn, anh tạt vào một exit, nghỉ ngơi, thư giãn 20 phút, rồi lại đi tiếp. Đúng 3h25 sáng ngày 31-12, anh về tới khách sạn, ngủ một phát tới 5 giờ sáng, phóng xe ô tô đi trả cho hãng thuê xe; 3548 dặm trên đồng hồ, tội nghiệp hãng thuê xe, khách hàng nào cũng phá xe như mình thì nó phá sản sớm. Sau đó anh ra sân bay leo lên máy bay về lại Boston.

Chiều hôm đó, Boston sương mù dày đặc, máy bay phải lượn mất mấy vòng trên trời mới hạ được cánh..

Xuống sân bay, anh được hưởng cái thú làm "giang hồ cửu vạn", vác cái túi nặng chết cụ nội vì có thêm bộ xích cuốn bánh xe ô tô anh vác về làm kỷ niệm, mặc dù nó đã bị đứt một bên, đi subway về nhà. Thế là chấm dứt chuyến du lịch San Francisco.

 

Saturday, 8 February 2020

03 ĐIỀU BẠN PHẢI HIỂU RÕ NẾU MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ THẬT SỰ

03 ĐIỀU BẠN PHẢI HIỂU RÕ NẾU MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ THẬT SỰ

1. Em thấy nhiều người giàu quá anh ạ, họ có nhà, có xe, có đất và họ luôn sang chảnh. 

Câu trả lời: Vietnam là một nước đang phát triển có GDP trung bình 2880 USD/1 năm. 

Sức mua tương đương 3500 USD/1 năm. 

Cho dù bạn có nói rằng việc thống kê thu nhập bình quân đầu người ở Vietnam là khó thì chúng ta vẫn còn là một nước đang phát triển chỉ mở cửa từ năm 2000. 

1986 chúng ta bị cấm vận như Iran, như Bắc Triều Tiên. Vì vậy chúng ta như một nước tự cung, tự cấp và nghèo đói. 

Điều mà tôi muốn nói với các bạn đó là vậy theo bạn Vietnam lấy tiền đâu ra để chi tiêu những thứ xa xỉ như nhà, xe và các vật dụng đắt tiền? 

Đó chính là tín dụng. Bạn có thể mua và bạn có thể đi vay để mua trả góp. Đặc biệt với các xã hội và thị trường mới nổi, việc hơn thua nhau về sự nghiệp, vật chất là rất nặng nề, nên người ta mới bảo, nhìn vậy mà ko phải vậy, chúng ta chạy theo những tiêu chuẩn của xã hội mặc định, những tiêu chuẩn ko thật, và mang trên mình những mặt nạ để diễn cho người khác thấy rằng chúng ta là ... người có tiền. 

Nhớ một lần tôi đi công tác ở Ha Noi, một bác taxi đi cùng tôi bảo, ôi anh chị đẹp đôi quá, anh chị ăn mặc thế này hẳn giàu có lắm nhỉ, mà anh đang làm gì ạ, ồ a có công ty ở Mĩ ak, ồ anh có 02 công ty ạ? Đúng là số sướng. 

Bạn hiểu ý tôi chứ? Nghĩa là người ta trong xã hội này chỉ nhìn thấy bạn sở hữu gì đó, sẽ kết luận bạn có khả năng chi tiền mạnh, bạn là thành phần khác biệt, bạn là trâm anh thế phiệt; nhưng đâu có thể kết luận bạn là người giàu? 

Vì vậy đôi khi nhìn vậy mà hoá ra, người ta nợ, người ta vay trả góp, người ta có thẻ tín dụng dư nợ xấu bị báo động tại tất cả ngân hàng đến nỗi ko còn tài sản để thế chấp, ko còn dư nợ để vay, người ta sống và chi tiêu vì những tiêu chuẩn người ta tự xây cho mình và cùng sống giả tạo với những tiêu chuẩn đó. 

Vậy tôi hỏi bạn như vậy có hạnh phúc ko? 
Đó là cuộc sống bạn muốn? 

À nói vậy ko phải là tôi nói bản thân mình nhé. Tôi luôn có dư tiền, tài sản tôi nhiều hơn tiêu sản. Và thu nhập tôi luôn cao. Ý tôi là, xã hội luôn đánh giá bạn qua những gì bạn thể hiện, nhưng luôn thiếu khả năng để đánh giá thực sự bạn có phải là người giàu thật hay ko!

Và vì như vậy ... 

Người ta dễ dàng tìm đến những công việc tạo ra tiền và thu nhập ngay, những công việc vốn dĩ mang tính chất, thu nhập cao hơn năng suất họ đang có. (Sẽ nói vs bạn ở phần 02) 

Cho nên điều đầu tiên tôi nói với bạn. Xã hội này nhìn vậy mà ko phải vậy. 

Kết luận: Nếu nợ xấu tín dụng của bạn cao hơn thu nhập bạn có thể làm ra, bạn sẽ ko hạnh phúc. À có nguy cơ sống trong nợ suốt đời vì ba thứ hào quang phù phiếm. 

2. Chúng ta ko làm gì để có kết quả bền vững. 

Vì chính những tiêu chuẩn ko thật và có phần giả tạo mà xã hội qui định cho họ. 

Họ có xu hướng đi tìm những CV có thể tạo ra cho họ thu nhập ngay, dễ làm, những công việc đòi hỏi trí tuệ, sự kiên trì, thông minh, tính lâu dài và bền vững họ ko làm, hoặc bỏ giữa chừng. 

Đôi khi kinh doanh phải là hi sinh một chút, chịu thiệt một chút để có khách hàng, để họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và những điều chúng ta nói là thật, họ từng bước nhận thức được việc bạn nói và làm, bởi vậy bạn có thấy, chúng ta có rất nhiều quán ăn, rất nhiều tiệm may mấy chục đời làm ăn khấm khá, họ kinh doanh giỏi, ko hẳn! Họ có bí quyết gia truyền, đúng, như ko phải là tất cả. 

Cái họ làm được là họ nuôi dưỡng tập khách hàng quen của mình, khiến họ trung thành, yêu họ và giữ được chất riêng của sản phẩm, dịch vụ từ đời này sang đời khác. 

Hoá ra đơn giản là họ chịu thiệt ban đầu để tới lúc khách hàng đủ lớn và bổn tiệm của họ làm ăn phát đạt, khấm khá. 

Kết luận 02: Vì những tiêu chuẩn ko thật, chúng ta mong muốn kiếm tiền nhanh, nhưng năng suất và năng lực ko tăng, giá trị thật ko có, ko tồn tại, nên sẽ có những người thay thế bạn vì họ làm tốt hơn, kiếm tiền bền vững hơn. 

Bạn năm này làm tốt, năm sau đổ nợ là chuyện thường, vì năng lực bạn ko thật. 

3. Trong một thời gian dài, bạn cần tập trung điều gì?  

Trong một thời gian dài, điều bạn cần làm là gia tăng năng lực, năng suất của chính mình. 

Cuộc sống luôn vận động và thay đổi. Nợ ko từ 'nhiều' mà biến thành 'ít', từ 'có' thành 'không'. 

Nó chỉ làm bạn lo lắng nhiều hơn thôi. 
Vì vậy điều quan trọng là bạn phải gia tăng năng lực, và lấy năng suất tạo ra thu nhập và thu nhập đó đủ khả năng trả các món nợ cá nhân của bạn, thì thành công của bạn mới là bền vững. 

Vậy tôi kết luận cho bạn các thứ như sau: 
1. Đừng để nợ xấu cao hơn thu nhập của bạn. 
2. Đừng để thu nhập cao hơn năng suất của bạn. Vì bạn sẽ bị thay thế. 
3. Trong dài hạn, bạn cần tăng năng suất và giá trị thật, nếu ko bạn sẽ mất tiền đã kiếm được. 

Thịnh vượng thật sự, ko đến từ những thứ hào quang nhảm nhỉ và vớ vẩn. 

Bài tiếp theo: Các dấu hiệu của một người giàu có thật sự.

Bài thứ 02: Bí quyết để bạn có thể bán mọi thứ, tại mọi thời điểm (Vua bán hàng)

Ps: Xong rồi đi bán hàng thôi.

Ngôn ngữ của VIM

Máy bạn có sẵn Vim, chắc chắn, vậy nó từ đâu ra ?

  • Vim là một text editor khá phổ biến, ra đời năm 1991 bởi Bram Moolenaar như một phiên bản mở rộng của Vi viết bởi Bill Joy. Vim viết tắt của Vi IMproved, cái tên đủ cho thấy Vim có những cái tiến đáng kể so với cha đẻ của mình là Vi. Một trong những cái tiến đáng nói là việc hỗ trợ nhiều hệ điều hành hơn, highlight code tốt hơn, hỗ trợ split màn hình và các plugin,... Bạn nào muốn tham khảo thêm có thể đọc ở đây.

  • Có thể bạn sẽ tự hỏi, trên máy bạn đang cài vi hay vim. Tôi xin đính chính rằng gần như chắc chắn đó là vim, mặc dù bạn thường hay gõ vi filename. Hầu hết các bản phân phối của Linux đều coi vim là mặc định, một sự thay thế cho vi-cái tên khá ngắn gọn. Bạn có thể kiểm tra như sau. Tôi làm trên máy chạy HĐH Ubuntu 14.04.

{% highlight bash %} $ which vi /usr/bin/vi $ ls -l /usr/bin/vi ... /usr/bin/vi -> /etc/alternatives/vi $ ls -l /etc/alternatives/vi ... /etc/alternatives/vi -> /usr/bin/vim.basic

Vậy là chẳng qua vi thực chất là vim.basic (yaoming)

Tại sao lại là Vim?

Vim ra đời từ rất lâu và đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển với cộng đồng người sử dụng rất lớn. Có thể với nhiều người mới học, Vim là một editor rất khó hiểu. Tuy nhiên trước khi từ chối Vim, nên tìm hiểu tại sao lại có rất nhiều người đã, đang và sẽ sử dụng công cụ này cho editor chính của họ.

Bản thân tôi những ngày đầu dùng Vim, tôi vẫn mang tư tưởng của các "công cụ soạn thảo văn bản" khác. Đó là việc sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím cho việc di chuyển, phím homeend để đến đầu và cuối dòng. Bôi đen và copy paste bằng Ctrl+CCtrl+V. Đôi khi dùng chuột cho các thao tác khác và dùng chuột để bật menu bar.

Việc sử dụng tư duy này trong Vim sẽ hoàn toàn thất bại, bởi Vim khác hoàn toàn các công cụ khác. Chỉ riêng việc dùng j-k-l-; cho việc điều khiển con trỏ có thể khiến bạn phát điên lên trong lần đầu gặp gỡ. Tuy nhiên, tin tôi đi, Vim được thiết kế tuyệt vời cho ... bàn tay bạn. Bạn không phải với tay xa hàng bước dài chỉ để tìm nút sang phải -> hay với xa hơn nữa để đến nút End... Và còn nữa, nếu bạn quen với Vim, thì sẽ có ngày bạn muốn mọi thứ là Vim, và bạn sẽ như tôi, gõ j-k-l-; để lên xuống trong ...Microsoft Word (facepalm)

Vậy, đơn giản là, muốn làm việc với Vim, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình về "công cụ soạn thảo văn bản". Hãy học làm quen với nó, và dần dần thấy được sự tuyệt vời của nó.

Bài viết này ngoài mục tiêu giới thiệu Vim còn mong muốn các bạn có thể làm quen và sử dụng công cụ này một cách thành thạo.

Ngôn ngữ của Vim

Như trên đã nói, bạn cần thay đổi cách nghĩ của mình khi làm việc với Vim. Một cách áp đặt hơn, khi làm việc với Vim, hãy "nghĩ" trước khi "làm". Tôi đã từng thấy những người dùng phím mũi tên hay chuột để di chuyển từ giữa đến cuối một dòng, cốt chỉ để xóa phần chữ được đánh dấu đi. Tôi đã thấy những người dùng chuột bôi đen cả 1 đoạn văn bản, cốt chỉ để xóa phần code giữa 2 dấu { } đi và thay bởi đoạn code khác. Bạn có biết rằng với Vim, bạn chỉ cần gõ không quá 3 nút là xong công việc đó không (?)

Ở hình trên tôi làm 2 việc. Một là xóa phần ký tự thừa của dòng 11, 2 là thay đổi dòng 18-21 bằng đoạn text // Changed. Với công việc thứ nhất, tôi gõ Shift + D. Công việc thứ 2, tôi gõ ci{, không có một phím mũi tên nào. Chắc bạn nghĩ luôn, "Ui dzời, chắc nhớ mấy cái hot key vớ vẩn đi lòe đời =))". Cơ mà, uh đúng là nhớ đấy, làm sao =)) Tôi sẽ dạy bạn cách học, rồi nhớ, rồi làm y như tôi. Điều duy nhất bạn cần biết là 1 chút ... tiếng Anh (honho)

Giớ chúng ta đến với ngôn ngữ của Vim.

Lưu ý khi thực hiện theo các bảng hướng dẫn dưới đây

  • Vùng được highlight là vị trí con trỏ.
  • Để tránh bị ảnh hưởng bởi các plugin khác bạn cài, tôi khuyến cáo bạn bật vim mà không cần file .vimrc. Cú pháp như sau vi -u NONE filename

Động từ - Verb

Ừ thì ngôn ngữ phải có danh từ, động từ, tính từ, trạng từ đúng không, có mấy cái này là thành ngôn ngữ được rồi (lủng củng 1 tí nhưng nói là hiểu hết :v )

Bắt đầu từ động từ, sau đây là bảng động từ của Vim

Động từTiếng AnhÝ nghĩa
yYankNghĩa tương tự copy
cChange/CutThay đổi nội dung và cho phép chèn nội dung mới vào
dDeleteXóa
pPasteDán
fFindTìm kiếm và di chuyển con trỏ ký tự được tìm thấy
tToTìm kiếm và di chuyển con trỏ đến trước ký tự được tìm thấy
iInsertChèn vào trước vị trí con trỏ hiện tại. Di chuyển đến insert mode
aAppendChèn vào sau vị trí con trỏ hiện tại. Di chuyển đến insert mode

Điều đó có nghĩa nếu bạn gõ các ký tự kia trong chế độ normal mode thì bạn sẽ nhận được kết quả theo đúng action mình muốn. Ví dụ sau.

Thao tácÝ nghĩaTrạng thái văn bản
--This is a text. Another here.
yYank. Copy vùng được chọn textThis is a text. Another here.
frFind r. Di chuyển đến chữ rThis is a text. Another here.
pPaste. Dán vùng được chọn vàoThis is a text. Anothertext here.

Các động từ trên, ngoài dạng chữ thường (lower case) thì khi viết chữ hoa (upper case), nó lại có ý nghĩa - bổ sung cho chế độ chữ thường. Ví dụ D thay vì d sẽ là xóa cả dòng tính từ vị trí hiện tại. Ithay vì i sẽ là insert vào vị trí đầu tiên của dòng. A thay vì a sẽ là append vào vị trí cuối cùng của dòng,...

Danh từ - Noun

Danh từTiếng Anh
wWord
sSentence
pParagraph
bBlog/parentheses
tTag

Trên đây là một số danh từ của Vim. Hay xem cách hoạt động qua ví dụ sau.

Thao tácÝ nghĩaTrạng thái văn bản
--This is a text. It is too short.
ywYank Word. Copy từ bắt đầu từ vị trì con trỏ.This is a text. It is too short.
4wDi chuyển 4 wordThis is a text. It is too short.
Shift + pPaste before. Dán vào trước ký tự hiện tạiThis is a text. It is texttoo short.
lDi chuyển sang phảiThis is a text. It is texttoo short.
d2wXóa 2 từ từ vị trí con trỏ hiện tạiThis is a text. It is text.

Trạng từ - Modifier

Trạng từTiếng Anh
aAround
iInside

Để ý thì ở trên kia chúng ta cũng có i và a, nhưng với tư cách là động từ. Còn ở đây ia lại có nghĩa khác là trạng từ. Mà trạng từ thì cần có động từ, do vậy chúng ta sẽ ghép động từ với trạng từ và danh từ để thành hành động có nghĩa.

Thao tácÝ nghĩaTrạng thái văn bản
--This is a 'text'. It is too short.
ciwChange Inside Word. Thay đổi từ bao gồm ký tự ở vị trí con trỏ. Di chuyển đến insert modeis a 'text'. It is too short.
ThatNhập textThat is a 'text'. It is too short.
EscDi chuyển đến normal modeThat is a 'text'. It is too short.
ftFind t. Di chuyển đến ký tự tThat is a 'text'. It is too short.
da'Delete around '. Xóa phần bên trong ' và chính nó.That is a. It is too short.

Vậy là đến đây bạn đã thấy trong Vim có đầy đủ động từ, trạng từ, danh từ. Cũng như việc ghép từ thành câu trong ngôn ngữ tự nhiên, việc ghép các động từ, trạng từ, danh từ cùng với các con số trên bàn phím, cho chúng ta sẽ có rất, rất nhiều hành động giúp cải thiện tốc độ làm việc đáng kể. Điều quan trọng là bạn phải học cách "nghĩ" khi làm việc với Vim. Thay vì chỉ dùng con trỏ, di chuyển lên xuống, đôi khi là trong vô thức...

Vim Plugin - Vim Surround

Phần tiếp theo sẽ là giới thiệu plugin. Có vẻ bạn thấy "Trò này cổ rồi, giống các bài viết khác về Vim vãi" =))

Thực sự tôi dùng khá nhiều plugin, nhưng ở đây tôi sẽ chỉ giới thiệu ở đây plugin tôi thấy hay nhất và tuân thủ đúng nhất ngôn ngữ của Vim. Bạn có thể cài đặt Vim Surround theo hướng dẫn ở đây https://github.com/tpope/vim-surround.

Với plugin này, bạn cần nhớ thêm 1 trạng từ nữa, đó là s - surround. Tiếp theo, bạn chỉ cần tuân thủ ngôn ngữ của Vim.

Hay tưởng tượng một bài toàn đơn giản, là bạn muốn đổi ký tự xung quanh string của bạn, thay vì "thì là '. Bạn làm gì với nó. Tôi đã thấy r nhiều người phải xóa ký tự " rồi di chuột đến vị trí dấu " còn lại và đổi thành '. Vậy với Vim Surround bạn làm gì.

"This is a text" -> ??? -> 'This is a text'

Câu trả lời khá đơn giản cs'" - Change Surround ' ". Thay đổi tứ tự bao quanh, từ ' thành ".

Sau đây là một demo sử dụng Vim Surround cho edit tập tin HTML. Khá hay 😄 Các bạn có thể tham khảo và đoán xem đoạn ký tự nào được dùng.

Kết luận

Theo như nhận định của trang whileimautomaton.net, có 7 level đối với 1 người dùng Vim. Tác giả đang tự thấy mình ở ngấp nghé giữa level 3 và 4 khi chưa hoàn toàn sử dụng hết điểm mạnh của Text Object và còn phụ thuộc vào Visual Mode. Hay nói đơn giản là bản thân tôi vẫn chưa thành thạo "Ngôn ngữ của Vim". Bài viết nhằm mục đích chia sẻ với bạn đọc một cái nhìn khác về Vim, những gì tôi biết và rất mong có thể giúp đỡ bạn trong việc học editor tuyệt vời này 😄

Tài liệu tham khảo