Search This Blog

Monday, 30 November 2015

10 quan niệm sai lầm phổ biến về thương hiệu

10 quan niệm sai lầm phổ biến về thương hiệu
Cách đây vài chục năm, chỉ cần có chất lượng tốt, sản phẩm sẽ bán chạy. Nét như Sony, bền như Honda hay tốt như Nokia. Ngày nay chất lượng vẫn là nền tảng quan trọng dầu tiên. Nhưng trong số những sản phẩm tốt, số này vẫn vô danh số kia được chào đón trên diện rộng. Không chỉ một mình Sony nét, xe máy bây giờ không chỉ Honda mới bền và điện thoại tất cả đều tốt như Nokia trở lên.

Thương hiệu trở nên quan trọng. Nhưng khái niệm thương hiệu và xây dựng thương hiệu không phải ai cũng hiểu đúng. Thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều cách hiểu không đúng. Khi đã hiểu không đúng, khó mà xây dựng thương hiệu tốt được. Dưới đây là 10 quan niệm sai lầm khá phổ biến về xây dựng thương hiệu.

1. Nhiều tiền mới làm được thương hiệu
Nhiều tiền dĩ nhiên làm gì cũng dễ và thương hiệu cũng vậy. Nhưng đa số doanh nghiệp không nhiều tiền, thậm chí rất ít tiền. Tại sao trong số hàng chục ngàn start-up hẻo tài chính chỉ có một ít thương hiệu được biết đến rộn rãi. Với thế giới online không biên giới hiện nay cơ hội luôn mở rộng cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng.

2. Chất lượng tốt đồng nghĩa với một thương hiệu mạnh
Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt. Ngược lại chưa chắc. Đấy là chưa nói khái niệm "chất lượng tốt" đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Bạn thử uống một cốc espresso của Starbucks, Coffee Bean và Gloria Jean đi. Cái nào ngon hơn? Có lẽ cảm nhận ngon hay không là từ cái tên mang lại thay vì từ nước cà phê. 3 tên tuổi này thương hiệu nào đắt tiền hơn chúng ta đã biết: chỉ có Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

3. Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu
Khu chung cư tôi ở lâu nay có một dãy khoảng 5-6 quán cà phê cóc. Gần đây một quán cóc lạ mắt mới ra đời. Bàn ghế gỗ đồng bộ thay cho ghế nhựa. Đèn màu sắc vàng dịu không xanh đỏ loè loẹt. Cà phê chẳng ngon hơn nhưng khách đông hơn các quán cũ. Khi số đông làm luôm nhuôm, cơ hội làm thương hiệu xuất hiện cho một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn. Làm thương hiệu không phải những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng.

4. Bán hàng trước thương hiệu sau
Quan niệm khá phổ biến. Nên đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán hàng. Muốn bán hàng phải rao. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp "làm" thương hiệu. Bạn nào còn nhớ tuổi thơ với các lời rao bán kem hay kẹo kéo không. Người rao hay hơn chắc chắn bán được nhiều hơn cho dù kẹo và kem ai cũng gần như nhau.
Trừ khi doanh nghiệp độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết "làm" thương hiệu từ lúc bắt đầu.

5. Muốn nhanh chóng thành công thương hiệu chỉ cần quảng cáo
Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu. Nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả. Ông David Olgilvy đã chẳng nói rằng quảng cáo khi không thấu hiểu khách hàng chẳng khác gì tướng ra trận nhưng không biết sẽ đánh nhau với ai.

6. Thương hiệu là vẽ một logo đẹp
Logo là khuôn mặt của thương hiệu. Nhưng thương hiệu không chỉ có logo. Logo đẹp không dễ. Nhưng thổi hồn vào logo là thách thức khó. Giống như make-up để làm nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp. Khuôn mặt vừa đẹp vừa biết làm mềm con tim kẻ tình si lâu lâu mới gặp. Nếu thương hiệu đắt giá hàng tỉ đô chỉ dừng lại một logo đẹp thì các designers đã là nghề được trà lương hơn cả siêu sao bóng đá.

7. Thương hiệu là nhiệm vụ của phòng marketing
Marketing quá quan trọng để uỷ thác cho một mình bộ phận marketing (CEO của Hewlet Packard).
CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Tất cả các dự án tư vấn tôi đã trải qua cùng RMA đây là điều kiện bắt buộc. Dự án sẽ không thể triển khai nếu không đạt được thoả thuận này. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy tờ.

8. Thương hiệu là trừu tượng
Thương hiệu là cụ thể. Rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng có nghĩa họ chưa hiểu và sẽ không biết xây dựng bắt đầu từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng, bằng các KPIs chi tiết. Thương hiệu phải quy được ra Usd khi muốn đánh giá giá trị.

9. Khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh
Nghe có vẻ có lý nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple đồ hoạ đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất. Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau. Nếu có khác thì khác rất ít không đủ gọi là "khác biệt" để khách hàng nhận ra.
Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức, ở cách bạn nói về mình. Khác biệt không phải bao giờ cùng từ những gì bạn có.

10. Nếu không khác biệt thương hiệu sẽ chết
Đọc "Khác biệt hay là chết" của Jack Trout đừng hiểu một chiều theo nghĩa đen. Không khác biệt khó dẫn đầu. Nhưng không khác biệt không có nghĩa là chết chắc. Sống có nhiều kiểu sống. Người giàu có lối sống người giàu. Thu nhập trung bình vẫn hạnh phúc nếu biết sống. Thu nhập thấp vẫn tồn tại. Tất nhiên khi đã khác biệt thì sống vui sống khoẻ sống giàu hơn rồi.

Đức Sơn

Friday, 27 November 2015

Đi Singapore 9 ngày-8 đêm chỉ với 6tr500


Đi Singapore 9 ngày-8 đêm chỉ với 6tr500
(Bao gồm toàn bộ chi phí vé máy bay khứ hồi, ăn uống, chỗ ở, đi lại... ko tính shopping)

Mình đi tự túc với 1ng bạn (5/9-13/9/2015) vừa rồi với chi phí khá "bèo" nên m muốn share vs ai đang có ý định đi du nịt bụi, balo khám phá thành phố sư tử biển các kiểu ^.^

1. Vé máy bay khứ hồi 1920k (hãng Jetstar). M book vé khá lâu trc khi đi nên mới đc quả khứ hồi ngon-bổ-rẻ như này :))
Lúc lên máy bay nv Jetstar phát cho mỗi ng 1 tờ giấy để NHẬN SIM MIỄN PHÍ ở sân bay Changi Sing. Sim này cb active xong có thể nhận cuộc gọi & online fb, viber nếu access được wifi. Nếu muốn gọi đth, xài như bên VN thì phải nạp 100$S & chỉ xài lưu lượng dc trong 3ngay, sau đó thì phải nạp tiếp nếu muốn xài nữa. Mình thì ko nạp gì luôn. Chỉ chờ về phòng trọ để xài wifi "chùa" thôi hihi ==> Tiết kiệm dc khoản khá lớn
Note khá quan trọng: khi book vé chiều đi thì ko cần mua hành lý nhưng chiều về cb nên mua nhé vì đi dulich chắc chắn sẽ shopping, mua quà các thứ (nhất là cb shoppaholic) ko thì phải mua hành lý tại sân bay gấp gáp nên rất đắt- như mình :(( *ngu vcđ*

2. Chỗ ở: m ở Homestay ở khu Geylang 10$ Sing/ ngày đêm (QUÁ XÁ LÀ RẺ nếu ko nói là rẻ bèo. còn rẻ hơn cả tiền phòng khách sạn ngủ lại 1 đêm). Vì là người quen của chị gái mình nên chú Tony chỉ lấy mình 10$S thay vì 15$S/ngày đêm như bth. huhu rẻ được khoảng này thì coi như các khoản còn lại "nhẹ tựa lông hồng" =))
Ở đây đi đâu cũng tầm 15-20' tới các khu vui chơi nên khá ổn. Homestay nên ở giường tầng, máy lạnh, có sẵn máy giặt, tủ lạnh, nước uống, lò vi sóng, wifi... quá phê :))

3. Đi lại: có 2 phương tiện chính là Subway & bus. Các bạn chỉ cần mua thẻ MRT (đi được cả subway & bus) ngay tại station của sân bay. Thẻ này 12$S nhưng trong thẻ đã có sẵn 7$S cho mình đi lại rồi, tính ra chỉ mất 5$ mua thẻ. Đi subway thì cực nhanh chỉ mất tầm 10-15' là tới những nơi vui chơi trung tâm nổi tiếng nhưng lại ko nhìn thấy được cảnh gì ngoài 1 màu đen đen :)) Đi bus mất tgian hơn, chi phí rẻ hơn lại còn ngắm cảnh được. Sing rất đẹp, sạch sẽ & văn minh nên ý thức ng dân cũng rất cao. Nếu có tgian các bạn cũng nên đi bus để trải nghiệm, ko uổng công đâu :))
Tổng 9ngày-8đêm m đi chơi liên tục, đi rất nhiều & nạp thẻ MRT 3 lần hết 30$S => Tổng 42$S

4. Ăn uống: trung bình 1 ngày tụi mình ăn 2 bữa chính vì chơi về khá khuya nên ngủ tới 9,10h dậy ăn trưa luôn là vừa :)). Chi phí dao động từ 12-15$. Hôm nào ăn cực nhiều thì 20$/ngày.
Note cho cb nên cbi nước trc ở nhà trc khi đi chơi/ mua nước ở tiệm gần nhà sẽ rẻ hơn rất nhiều so với trung tâm vui chơi. Có hôm m đi Universal Studio mua 2 chai nước suối 5,6$S (chai nửa lít) huhu too too expensive >.<

SAU ĐÂY LÀ LỊCH TRÌNH ĐI BỤI CỦA 2 ĐỨA MÌNH !!

*DAY1:
- Ăn trưa sang chảnh tại sân bay sau đó 2 con nhờ sự nhiệt tình chỉ dẫn & tốt bụng của ng dân nơi đây đã đến được thiên đường ăn uống ngon- gía bình dân tại 1 căn tin nhỏ ở Balestier Road (chỗ chị gái m làm việc). Món Thái, Hoa, đá bào...đều rất ngon & gía mềm vì gần trường tiểu học. Tới đây là phải ăn món tôm-yang (Thái) siêu ngon luônnnn (6.5$S), đá bào (2.5$S) "lại ăn" :))
- Sau khi nhận phòng, sắp xếp đồ đạc ở Homestay-Geylang tụi m đi subway tới Garden by the Bay & Đài phun nước Fountain Of Wealth- biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, may mắn & là niềm tự hào của ng dân Singapore. Buổi tối ở đây thì tuyệt vời, cảnh đẹp lung linh, mát. Đi dạo gãy chân cũng ko muốn về vì quá đẹp huhu *12h30 khuya về tới nhà*

*DAY2:
- Điểm đến hnay là ĐẢO SENTOSA (đi subway tới Vivocity), UNIVERSAL STUDIO
Có thể đi bộ/đi xe điện (4$) nhưng m chọn đi bộ vì có thể ngắm cảnh, chụp toẹt (cũng ko nắng lắm vì đi bộ cũng có mái che, thang máy hỗ trợ nếu m mỏi chân. Về khoản này thì Sing quá tâm lý luôn :))
- Ăn trưa tại khu ẩm thực đa dạng. Mỗi khu là 1 loại ẩm thực Malaisia, China, Korea, món Âu... nhưng tụi m chọn khu món Hàn. Thực đơn dc chọn là Lẫu kim chi, dimsum & nước ép trái cây (total 50$- 3ng ăn). Ko còn gì bàn cãi- quá ngon- quá no- quá nguy hiểm :))
- Tiếp theo đi xe điện (đi-về free) tới bãi biển gì m nhớ tên nằm trong khu này luôn. Biển này nhỏ chủ yếu dân ở đây họ tới để bơi, chơi thể thao, enjoy life cuối tuần. À ... mấy anh khoe body chơi bóng ném siêu cool luôn =))
- Sau đó là màn shopping nhẹ ở Vivocity, cũng khuân đc "chiến lợi phẩm" về nhà *siêu vui*
- Ăn tối vs tô bún cá khu Geylang ngay chỗ m ở (4$S/tô)

*DAY3: SHOPPING DAY
- Đi bus tới Mustafa Center mua cosmetic, dầu oliu các thứ & Lucky Plaza "càn quét" Charles & Keith, Nike, Adidas store. Cb nên tới đây vì CnK sale khá nhiều mẫu, đẹp (mẫu cũ bên đây nhưg có khi lại là hàng new arrival bên vn mình). 2 đứa hốt đc khá nhiều, ưng ý nên mồm cười toe toét :)) ko hiểu nỗi cgai' tốn 1 mớ tiền + xách nặng kinh mà miệng cứ luôn toe toe =))
- Ăn trưa tại quán cơm văn phòng gần sát Mustafa center. Nói thật đây là dĩa cơm ngon nhất mình từng ăn (3.7$S). Quán kiểu self-service, sạch sẽ, ngon, xung quanh nhộn nhịp. Cái này tuỳ cảm nhận mỗi ng nhưg con bạn đi cùng đồng ý khoản ngon này. Ok!!
- Tối đi bus tới khu gì gì ấy rất xa trung tâm tp để ăn món ẤN ĐỘ do ng Ấn nấu luôn (chị mình dẫn đi) + lạc đường nên đi mất "có 3 tiếng" thôi huhu . Thực đơn m ăn là: Cà ri cá, roti prata ăn kèm soup, gà quay ... mùi vị rất ẤN luôn, hơi khó ăn 1 tẹo nhưg m thấy vẫn ngon(total 35$S) => Xa, ngon & đắt

*DAY4:
- Từ Aljunied Station đi bus số 7 tới BOTANIC GARGEN (Vườn quốc gia Sing) là nơi ko thể nào bỏ qua. Như tên gọi là khu vườn "rừng" cây xanh um tùm, ko khí trog lành, mát, đẹp, sông nước hữu tình, chụp toẹt- nghỉ dưỡng đều tuyệt vời!! Àh quên, tuyến bus số 7 m đã gặp 1ng mà ngta gọi là "định mệnh" :)) thường hay thấy trong film nhưg việc đó lại xảy ra đối vs m. Có chút ngạc nhiên xen lẫn thích thú :)
- Tiếp đến là "Thiên đường mua sắm" BUGIS STREET. Cb có thể mua quần áo, giày dép các thứ... tại đây cũng khá đa dạng, giá cả tuỳ vào chất lượng hàng hoá. Còn quà lưu niệm mua cho bạn bè,ng thân thì nên mua ở China Town đa dạng mẫu dễ lựa vs rẻ hơn dc xíu!! Ở Bugis ng Việt mình buồn bán ở đây rất nhiều, đi ngang nghe loáng thoáng nhạc việt, cao thái sơn, hồ quang hiếu đồ :))
- Ăn tối: Khoai chiên, cá hồi chiên (10$S), Mì vịt tiềm của a ng TQ cũng khá ngon, hơi khó ăn 1 tẹo vì có mùi thuốc bắc. Mì tươi màu trắng chứ ko phải mì tôm ăn liền nha 14$/2 phần nhưng m mè nheo phát còn 10$S thôiii :))
- Ăn xong triển qua Bugis Junction ngay sát Bugis Street luôn. Vô đây tung hoành shopping, đồ sale vs thử mỹ phẩm cao cấp rất nhiều đã ơi là đã huhu

*DAY5: CHINA TOWN
- Thiết nghĩ China Town ở đâu chắc cũng đẹp & hoành tráng như vậy! Cb có thể mua sắm, mua quà lưu niệm, tham quan, ăn uống thả ga ở đây. Đi bộ 1 tẹo dọc theo dòng ng sẽ ra khu chuyên ẩm thực- nơi tất cả món ngon trên đời này dc nấu 1 cách "có tâm" vì m ăn món nào cũng ngon. Thật sự m muốn ăn hết, khuân hết đồ ăn ở đây về luôn đó.
- Món ăn của ngày hnay: Lẩu tự chọn Hotpot + món gì quên rồi ngon bá cháy (total 19$S-3ng ăn) tự thưởng thêm món màng thầu + bánh hẹ truyền thống của ng Hoa (2.5$ each)
- Cb có thể đổi tiền ở đây/ Mustafa đều được miễn dò xem tỉ giá thế nào là dc. Phải trả giá thì mới dc giá tốt mặc dù bạn đang giao dịch ở chỗ tỉ giá tốt nhất ở đó!!

*DAY6: OFFICIAL SHOPPING
- 2 đứa "chính thức" đi săn hàng bạn bè gửi mua. Gần như tất cả các shopping malls đều có "dấu răng" của 2 đứa :)) cuối ngày thu hoạch dc rất nhiều, đuối lã ng nhưg vẫn kiểu "Happy & I know it" :))
- Tối về ăn cơm gần nhà nhưg ko ngon lắm. Cơm + rau ko thịt =>3.7$, cơm + thịt nhiều =>3$ *trái ngang*

*DAY7: MARINA BAY, MER LION PARK & GARDEN BY THE BAY (again)
- Marina Bay thiết kế sang, đẹp kiểu tuyệt tác kiến trúc ấy *đẹp má ơi luôn*. khu shopping toàn các brand sang chảnh, xa xỉ, có cả Casino cho các bự gia vào làm vài ván :))
- Cb có thể đi thuyền qua Mer Lion park hoặc Đi dọc bờ biển để vừa tiết kiệm, vừa tham quan, chụp toẹt thoả thích. Đi bộ sẽ thấy toà hotel hạng siêu sang Marina Bay Sands lung linh sừng sững & Mer Lion- biểu tượng của Sing. Đông lắm, đi bộ vui lắm, nắng lắm...da đen lắm má ơiii
- Đi bộ chưa phả phê 2 đứa tiếp tục lết bộ qa tới Garden by the bay (GBTB). Tới nơi phải nói là Thế giời nhiệm màu, cặp giò mình thật nhiệm màu còn hơn vđvien điền kinh đi bộ nhanh!!
Note: cb nhớ cbi đồ ăn nước uống chứ trog GBTB ko bán gì ăn dc đâu. Có bán mỗi snack nhỏ (2$S) mua ăn cho đỡ hạ đường huyết th chứ đói meo, ko có sức đi chơi luôn. Điểm trừ cho ngày hnay!!
- Ăn tối: "Dân chơi" mò sang tận China Town để thoả mãn cơn vừa đói vừa thèm ăn ngon mặc dù xa. Bún nấm cá, mì chả cá... Ngon (5$S each)
==> MUA QUÀ: Đặc sản thịt khô hun khói Bee cheng hiang tầm 50$/kg (cũng bth chứ ko nhiều lắm). Thích cái là mua xog dc đóng gói kĩ lưỡng, sạch sẽ, kít lại luôn nên lên máy bay ko sợ mùi, gói túi cũng sang vs hịn nữa nên làm quà số 1. Giá thì CHÁT!!

*DAY 8:
- Little India (Khu tiểu Ấn Độ)
Nên đi vì kiến trúc khá đặc biệt, đẹp, nhỏ nhỏ xinh xinh như kiểu lạc vào chốn Alibaba vậy
- Đi bus tầm hơn 1 tiếng đến Changi Beach. Hóng gió, tiệc BBQ ở đây quá lý tưởng. Có khu ẩm thực giống bên China Town món nào cũng quá xá daebak Ăn xog có cả ban nhạc hát Acoustic cho nghe. Ăn ngon + Gió biển mát + âm nhạc => thơ mộng, sung sướng đúng kiểu enjoy life huhu
- 10h đêm vẫn lết xác tới khu "đô thị Tây" Clarke Quay- nơi tận hưởng cs về đêm đúng nghĩa với dòng sông in đầy những màu sắc lấp lánh, những toà nhà lung linh phản chiếu xuống, bar pub các kiểu, có cả F-Fashion TV ở đó luôn. Toàn Tây!! Náo nhiệt!! Lãng mạn!!

*DAY9: Go back to VN

Đi đâu cũng gặp ng VN dulich bụi giống m hay đi theo đoàn. Nói chung gặp khá nhiều đó. Buông 1 câu Sing nó gắt gao thế mà lọt qa cũng nhiều ghê haha :)) cảm giác tới nơi đất khách mà gặp dc đồng hương cũng vui lắm. Say "hi" cười phát vậy mà thích vô cùng!

Trc giờ thích Sing r. Đi về xog lại càng thích hơn. Đấy nước gì đâu mà sạch, đẹp, hiện đại, đẹp ở mọi góc, background nào cũng có thể chụp #OOTD, Người dân gì đâu mà vui vẻ, thân thiện, tốt bụng, nhiệt tình & văn minh đến mức tự nhìn lại bản thân cũg thấy hỗ thẹn, nhiều điều phải học hỏi!! Nice to be here anyways!

Saturday, 21 November 2015

Mật ong



Một số bạn inbox hỏi mình về mật ong, trả lời chung nha:
1/ Mật ong lắng đường là mật ong giả? - Dạ không. Cho ong ăn đường thì lỗ luôn. Cứ tính thử tiền đường và giá để mua 1 kg mật ong. Không có chuyện đó đâu nhen. Mật ong (kết tinh) lắng đường là bình thường, rất bình thường. Mật ong giả mới là mật ong không có khả năng lắng đường.
2/ Mật ong có nhiều nguồn như mật ong rừng (ong sống trong rừng và hút mật từ búa xua hoa), mật ong từ việc nuôi ong trong các vườn có diện tích rộng lớn, vẫn là môi trường thiên nhiên. Mật ong hút từ những loại hoa khác nhau sẽ cho ra mật khác nhau về mùi, màu, lỏng - đặc...
3/ Mật ong xịn thì sẽ có gaz, điển hình là mở nắp nghe cái "xịt" là mật ong ngon? - Sai. Là do mật ong lên men do người nuôi lấy mật ong sớm so với tiêu chuẩn nên trong mật ong có nước. Nước làm mật lên men và có gaz, vị hậu của mật ong có gaz có vị hơi chua chứ không ngọt dịu, ngọt đằm do mật đã lên men và thường là mật sẽ lỏng.
4/ Tổ ong ăn có tốt không? Nhiều quán ăn làm món tổ ong chiên giòn ngon lắm, bảo là bổ lắm? - Không nên ăn. Tổ ong cấu tạo bởi sáp ong. Sáp ong dùng cho sản xuất công nghiệp là chủ yếu (search Google sẽ thấy thông tin) và nó không tiêu khi ăn vào người bởi nó là sáp. Nhai sáp tươi trong miệng hồi phải nhả ra bởi sáp ong đâu có hoà tan được.
5/ Mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi? - Dạ không luôn. Nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng mật ong nuôi và mật ong rừng như nhau, thậm chí mật ong nuôi sẽ kiểm soát được ong hút mật của loại hoa gì mà tránh được rủi ro dị ứng khi dùng trong ăn uống. Ong sống trong rừng tự nhiên hút mật của bất kỳ loại hoa nào trong môi trường ong sống nên khả năng dị ứng do mật từ một số loài hoa lạ là có.
Hỏi nhiêu đó nên trả lời nhiêu đó nhé. Thân

Friday, 13 November 2015

Phân bổ Chi Tiêu cho việc đi Du Lịch Tự Túc như thế nào là hợp lý?


Phân bổ Chi Tiêu cho việc đi Du Lịch Tự Túc như thế nào là hợp lý?
(1) Tiền Vé Máy Bay: sắp xếp sao cho bình quân dưới 1 triệu/ ngày là vừa! Ví dụ bạn mua vé khứ hồi hết 5 triệu thì bạn nên đi hơn 5 ngày, còn 10 triệu thì nên đi hơn 10 ngày!
(2) Tiền Khách Sạn: thì tuỳ quan điểm, tôi thì đi cả ngày chỉ tối về ngủ nên thường không quá 500.000/ngày/ người
(3) Tiền Ăn và Đi Lại thì tuỳ nơi bạn đến coa đắt đỏ hay không nhưng từ 500.000 đến 2 triệu/ ngày/ người
(4) Tiền mua sắm thì vô cùng tuỳ bạn thích ích nhiều, nhưng tầm 500- 1 triệu/ ngày
Tổng cộng vậy sẽ khoảng 2.5 triệu- 4.5 triệu/ ngày
Cứ tính số ngày bạn đi mà nhân lên là ra!
Share không cần hỏi!


Phân bổ Chi Tiêu cho việc đi Du Lịch Tự Túc như thế nào là hợp lý?(1) Tiền Vé Máy Bay: sắp xếp sao cho bình quân dưới...
Posted by Huỳnh Phước Sang on Friday, November 13, 2015

Nghệ thuật nói chuyện với khách hàng

Sub: bài viết này phù hợp với các bạn làm sales, nghề báo chí và truyền thông, nghiên cứu thị trường và đặc biệt nghề tư vấn. Phỏng vấn chuyên sâu (In-depth interview – IDI) là phương pháp nghiên cứu thị trường để khai thác insights (suy nghĩ, chia sẻ, quan điểm) của khách hàng. Hiểu rộng hơn, IDI chính là khả năng và kỹ năng giao tiếp nói chuyện về một vấn đề chuyên môn với một đối tượng (one-to-one conversation). Được trang tận răng các kiến thức & kỹ năng qua các buổi huấn luyện chuyên môn (như các bạn làm nghề nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp) là cần thiết. Hiểu rõ đối tượng phỏng vấn, nghiên cứu thói quen và thông tin về họ trước buổi phỏng vấn cũng quan trọng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khả năng ứng biến của người phỏng vấn tuỳ thuộc vào đối tượng được phỏng vấn (hay nói chuyện). Giống như một chiến binh ra trận, việc đầu tiên phải làm không phải là chọn vũ khí gì mà là xác định “đối thủ” là ai. Qua trải nghiệm nhiều thương đau từ khi còn là một moderator nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp và nay là nhà tư vấn thương hiệu, tôi xin chia sẻ đối sách để nói chuyện với các nhóm khách hàng khác nhau như sau. Khách hàng thông minh & cởi mở Kiến thức uyên thâm, nhiều trải nghiệm, thái độ lịch sự và nhã nhặn. Họ biết cần phải chia sẻ cái cần chia sẻ, biết nói cái cần nói. Họ đã là một nửa tác nhân cho thành công cho bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Tất nhiên nói chuyện với người thông minh thì bạn cũng phải biết hỏi những câu hỏi thông minh. Nếu không bạn sẽ mất điểm một cách xứng đáng trong mắt họ. Đáng tiếc, nhóm khách hàng này thường không nhiều. Nếu không nói là khá quý hiếm. Khách hàng thông minh nhưng không cởi mở Kiến thức khá uyên thâm, nhiều trải nghiệm nhưng thái độ rất dè dặt. Họ muốn xem xem người đối diện với họ có đủ “tầm” để họ chia sẻ hay không. Họ thường có thái độ nắn gân người nói chuyện bằng đủ kiểu: trả lời lấp lửng, trả lời chệch câu hỏi hay chất vấn ngược lại. Đối với nhóm khách hàng này, điều tối ky là tỏ thái độ bối rối. Bối rối chứng tỏ bạn chưa có kinh nghiệm. Cũng đừng nóng vội thể hiện hay tỏ thái độ nhún nhường quá. Nhún nhường thái quá là biểu hiện của thiếu tự tin. Cố gắng giữ thái độ nhẹ nhàng mềm mỏng nhưng phải kiên quyết và mạch lạc trong các câu đối đáp. Hãy nhớ rằng họ là người thông minh. Cách đối phó tốt nhất là bạn phải có những câu hỏi thông minh hơn họ. Đừng hỏi những câu chung chung kiểu như “Tầm nhìn và sứ mệnh công ty của ông là gì” hay “Ông hãy cho biết xu thế ngành nghề XYZ”. Đây là lúc phát huy “vũ khí” trong túi quân trang bạn đã chuẩn bị. Hãy đi thẳng vào những vấn đề lớn công ty của họ đang gặp phải và đang muốn tìm câu trả lời từ phía nhà tư vấn. Điều này cho họ thấy bạn đã thực sự hiểu họ cần gì, đang tìm kiếm cái gì. Cần biết lồng ghép khéo léo các kiến thức chuyên môn vào câu hỏi. Người có trình độ sẽ ngay lập tức nhận ra câu hỏi của bạn “có hiểu biết” hay không. Khách hàng bỏ tiền thuê chuyên gia để nghe những đánh giá và đề xuất mang tính chuyên môn. Nên tận dụng cái “thế” chủ động của người đi phỏng vấn để show-off một cách hợp lý. Cần lưu ý rằng kiến thức chuyên môn nói ra luôn phải có liên quan với vấn đề thực tế liên quan đến thương hiệu của khách hàng. Khách hàng thích lan man rông dài Các sếp lớn thường rất tự tin và thích kể về thành tích cá nhân. Họ thường nói non-stop theo ý chủ quan của mình. Rất dễ bị “cuốn” theo những khách hàng kiểu này nếu không có đối sách thích hợp. Đừng ngắt lời ngay. Nếu vội vàng ngắt lời sớm họ sẽ “tụt cảm hứng” và điều này rất không tốt cho phần còn lại của buổi phỏng vấn. Nên dành thời gian cho họ “độc thoại” một lúc cho thoả mãn cái tôi của họ đã. Tất nhiên sau đó phải khéo léo quay trở lại những câu hỏi có chủ đích cần khai đã chuẩn bị từ trước. Nếu không, sẽ phải nghe những điều có vẻ hay ho nhưng thực chất không sử dụng được cho công việc. Lưu ý là bám vào “poits of findings” đã chuẩn bị từ trước. Tôi đã từng gặp một khách hàng nước ngoài kiểu này. Tôi hỏi vấn đề A thì ông nổ một tràng về vấn đề B. Tôi lịch sự bình một câu vấn đề B ông chạy ngay sang vấn đề C. Tôi nhã nhặn kéo ông trở về vấn đề A thì ông đốp lại rằng đã là nhà tư vấn thì phải đưa ra lời khuyên chứ sao lại đi hỏi khách hàng. Mặc kệ. Tôi vẫn cứ hỏi theo “ba rem” câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Vật vã gần 2h đồng hồ tôi cũng note đủ insights cần tìm hiểu cho công việc. Thở phảo vì đã không làm thượng đế phật lòng. Khách hàng có thái độ “sang chảnh” Chuối nhất là gặp nhóm này. Họ thường là VIP đã thành đạt và mắc bệnh “biết tuốt”. Tôi đã từng gặp tình huống rất trớ trêu: khách hàng là xếp bự của một công ty cũng bự hẹn gặp nhưng bắt chờ 3-4 tiếng đồng hồ. Khi xuất hiện, ông không thèm nhìn tôi và buông một câu ‘không liên quan”: anh hỏi gì thì hỏi đi! Vâng, thì hỏi. Tôi đi trực diện vào các câu hỏi cần hỏi với thái độ khá “lạnh” và cũng không nhìn vào mắt khách hàng. Tất nhiên sau đó ông dần thay đổi thái độ và chia sẻ những điều tôi muốn khai thác. Đối với khách hàng nhóm này, tôi không cầu toàn hỏi hết, tìm hiểu hết như thường lệ. Cố gắng không để “hỏng” buổi phỏng vấn và tóm những điểm quan trọng không thể thiếu. Cầu toàn quá khéo lại hỏng hết bánh kẹo. Kỹ năng phỏng vấn “một đối một” rất quan trọng đối với các bạn làm sales, các bạn làm nghề báo chí và truyền thông, nghiên cứu thị trường và đặc biệt nghề tư vấn. Đối với khách hàng, thông điệp thuyết phục nhất là “nói theo cách của bạn”. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải có kỹ năng “hỏi theo cách của tôi”. Chúc các bạn thành công. Nguyễn Đức Sơn

Wednesday, 11 November 2015

Kinh nghiệm sân bay



Rất nhiều bạn đi Sân Bay Xuất Ngoại chưa quen hay lọng cọng với các thủ tục phức tạp, thật ra các bạn cứ nhớ, rất đơn giản chỉ gồm 03 thứ chính yếu trên toàn thế giới: (1) Check in - Đăng Ký Bay, (2)Immigration - Xuất Nhập Cảnh, (3)Sercurity check - Kiểm tra an ninh
(1) Check in - Đăng ký bay:
Là thủ tục xác nhận bạn sẽ bay, xếp chỗ và xuất thẻ lên máy bay cho bạn. (Bạn mua vé máy bay nhưng chưa đến đăng ký bay thì vé bạn mua vẫn chưa được kích hoạt). Đến đó đưa mã vé đã mua và Passport, họ xuất thẻ lên máy bay cho bạn. Đồng thời ở đây họ nhận hành lý ký gửi của bạn luôn, họ sẽ giao cái cùi mã số để bạn nhận hành lý khi đến nơi.
Trọng lượng hành lý ký gửi thì theo gói bạn đã mua sẵn tuỳ hãng. Hành lý xách tay thì 1 kiện có kích thước quy định và không quá 7kg.
Bạn vào sân bay, nhìn màn hình hướng dẫn to ngay cửa để tìm xem chuyến và hãng máy bay của bạn check in sẽ nằm ở quầy số mấy! Lưu ý các quầy check in có tên hãng máy bay!
(2) Immigration - Đăng ký Xuất Nhập Cảnh.
Cái này chỉ có khi bạn đi quốc tế. Là nơi bạn đăng ký xuất cảnh khỏi nơi đi và nhập cảnh vào nơi đến. Khi bạn đã qua cổng xuất nhập cảnh là đã ra hay vào một nước không được quay ngược trở ra nữa, nên chia tay chia chân gì trước khi qua cổng này!
Khu vực xuất nhập cảnh cũng có nhiều line xếp hàng, nhưng không có tên các hãng máy bay mà là phân các loại Passport như nội địa, nước ngoài hay ưu tiên gì đó! Ở các quầy là nhân viên mặc quân phục có sao, quốc huy chứ không phải mấy em của hãng hàng không!
Đến đó chỉ cần đưa passport cho họ kiểm tra và đóng dấu là xong. Trả lời câu hỏi nếu họ yêu cầu!
(3) Sercurity Check- Kiểm Tra An Ninh:
Là các buồng soi để kiểm tra hành lý. Tuỳ sân bay sẽ bố trí 2 hay 3 chỗ mà bạn phải đi qua. Các hành lý xách tay đem theo bạn không được đem theo dao kéo bom đạn chất lỏng trên 100ml, quên là vứt lại ráng chịu nha!
Để nhanh, khi gần đến bạn cởi bỏ thắt lưng, đồng hồ, ví... để vào hành lý xách tay để qua cổng từ khỏi bị hú đi cho nhanh! Chất hành lý cho chui qua cái băng chuyền soi kiểm tra là xong.
Qua hết 3 khâu trên là xong, bạn thong thả đến cổng lên máy bay ghi trên vé. Lúc này nếu bạn còn thời gian thì đi tham quan mua sắm miễn thuế, nhưng lưu ý giờ lên máy bay coi chừng trễ. Đừng chủ quan, có những sân bay lớn, bạn phải di chuyển đến cổng lên máy bay mất 20 phút đi bộ, nên rất dễ bị trễ!
Tóm tắt vậy nha, mong nhiều bạn Việt Nam đi xuất ngoại nhiều hơn, nhìn thấy được nhiều hơn, dân tộc này mới mong khá lên được!
Share không cần hỏi!
Ps: khi nào rảnh sẽ viết tiếp (1) Hướng Dẫn dùng google map, (2) Hướng dẫn book vé máy bay online, (3) Hướng Dẫn book khách sạn online!

Rất nhiều bạn đi Sân Bay Xuất Ngoại chưa quen hay lọng cọng với các thủ tục phức tạp, thật ra các bạn cứ nhớ, rất đơn gi...

Posted by Huỳnh Phước Sang on Tuesday, November 10, 2015

Tuesday, 3 November 2015

Startups và 5 triết lý của SoftBank

Các bạn thân mến,

Tớ là Trọc Đất, Founder & CEO của MOG (tiền thân là mWork). Từ hôm nay tớ cũng đua đòi viết lách linh tinh nhưng tớ sẽ chỉ viết về những gì tớ trải qua trên con đường khởi nghiệp của mình (mà chủ yếu là những đau thương, bài học xương máu, mô hình kinh doanh, xu hướng, xu thế gì đó, ...). Page này lập ra không mong muốn dạy khôn ai đó và chỉ là quan điểm của cá nhân, mục đích là cùng đàm đạo với các co-founders, cộng sự, chuyên gia và các bạn bước chân vào khởi nghiệp. Hy vọng các bạn chém gió nhiệt tình và không chê cười.

Tớ sẽ góp nhặt và viết lại một cách cô đọng nhất có thể để các bạn có thể hiểu và cùng nhau chia sẻ.

Góp nhặt #1: Startups và 5 triết lý của SoftBank

Tôi may mắn được nghe, đọc về lịch sử hình thành của SoftBank và những triết lý của SoftBank do ông Son Masayoshi sáng lập và làm chủ tịch. Một phần khác thu lượm từ sự chia sẻ thêm của cộng sự của tôi là Andy Nguyễn. Cá nhân tôi cho rằng nó giúp ích rất tốt cho những ai làm khởi nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp.

Hôm nay, dưới cái nhìn và nhào nặn của một người làm startup, Tôi sẽ diễn tả lại 5 triết lý này một cách khái quát và dễ hiểu nhất để các bạn có thể hiểu thêm và hy vọng phần nào đó giúp ích được các bạn trên con đường khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp của mình.

5 Triết lý của SoftBank "Đạo - Thiên - Địa - Nhân - Pháp"

Đạo
Đạo ở đây có thể hiểu là triết lý, sứ mệnh tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà không có sứ mệnh và triết lý của mình thì e rằng sẽ rất khó có thể đi xa được. Đạo nó như là một thứ gắn kết tất cả mọi thứ từ nguyên tắc quản trị, tư tưởng, tầm nhìn, triết lý sản phẩm, triết lý kinh doanh. Nó là đức tin và khát vọng hướng tới của doanh nghiệp, không có nó chúng ta dễ bỏ cuộc, không có nó anh em co-fouder dễ lạc lối, không có nó chúng ta không tập hợp được sức mạnh đoàn kết tổng thể và không có nó doanh nghiệp không có lý do để tồn tại.

Thiên
Thiên ở đây có thể hiểu như thiên thời, thời cơ, cơ hội thị trường. Nếu bạn khởi nghiệp đúng vào thời điểm vàng của thị trường thì điều đó đã giúp bạn dễ thành công hơn người khác rất nhiều rồi.  VD những ai khởi nghiệp trong ngành Mobile Internet từ 2012 theo tôi sẽ có được chữ Thiên, thị trường Mobile Internet thực sự bùng nổ bắt đầu từ 2012 và tiếp tục tăng trưởng nóng trong nhiều năm tới. Hàng trăm mô hình truyền thống đều có thể được khởi nghiệp lại với tư duy và phương thức mới nhờ Mobile. Uber là điển hình của việc ứng dụng mobile để làm mới lại ngành vận tải, một mô hình peer to peer giúp huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi của xã hội và cắt đi mọi chi phí dư thừa để người tiêu dùng hưởng lợi và có khả năng scale cùng với sự linh hoạt không giới hạn. Vậy nên nó không giết chết ngành taxi và vận tải truyền thống mới là lạ. Tháng 10-2013, Tôi có dịp đi lại bằng Uber và Lyft (dịch vụ tương tự Uber) ở San Francisco, bạn tài xế đã nói với tôi rằng: I'm a taxi killer. Lúc đó tôi nhận thấy rằng mình quá may mắn khi sống trong thời điểm vàng của Mobile Internet, thị trường có quá nhiều cơ hội.

Địa
Địa ở đây có thể hiểu là môi trường kinh doanh, quan hệ bạn hàng, đối tác, quan hệ với các ban ngành, mạng lưới trong ngành, tài chính, kiến thức, người dùng, hạ tầng, chính sách, .... Khi bạn hiểu và tích luỹ tốt những yếu tố không ngừng nghỉ và đủ dùng thì lúc đó bạn cũng có cơ hội thành công hơn người khác rất nhiều lần rồi. Thành công không thể đến với chỉ một ý tưởng và một trái tim nóng. Một người anh có chia sẻ với Tôi là ở Silicon Valey, muốn thành công cần rất nhiều yếu tố và một trong các yếu tố đó là bạn có phải làchosen people hay không, nếu bạn là người được chọn thì chỉ sau một đêm bạn tỉnh dậy thì cả Silicon Valey biết bạn, còn nếu không thì bạn có đốt hàng chục thậm chí hàng trăm triệu $ cũng thất bại như thường. VTC đã từng đốt nhiều triệu $ khi khởi nghiệp tại Silicon Valey và kết quả thì ai cũng biết. Vậy nên bạn Tôi từng nói "Ý tưởng chỉ đáng giá bằng một cốc bia" hoặc Tôi thì nói "Ý tưởng là Ý của người khác Tưởng là của mình :)", cần nhiều cái khác để quyết định thành công của bạn.

Nhân
Nhân ở đây hiểu là những gì liên quan đến con người. Có thể là đội ngũ cùng khởi nghiệp, đạo đức, .... Bạn không thể tự mình làm tất cả, và càng không thể đi xa chỉ với một mình mình. Người ta thường bảo "Muốn đi nhanh thì đi một mình, Còn muốn đi xa thì cần đồng đội". Nhìn ở một góc cạnh khác thực dụng hơn thì chúng ta nên hiểu mỗi con người sẽ mạnh một thứ, mà doanh nghiệp thì lại cần nhiều chất (chuyên môn) để tồn tại và thành công. Bạn không nhất thiết phải làm tất cả mọi việc thì mới tốt, thậm chí bạn chỉ cần là một nhà lãnh đạo tốt đã là đủ. Bản chất của khởi nghiệp là rủi ro, là chẳng có gì để mất. Vậy nên nếu bạn muốn thuyết phục được mọi người tham gia cùng và tin tuyệt đối vào bạn (lúc này bạn đang rao bán chính mình), thì bạn phải cần có khả năng leadership tốt, còn nếu bạn làm được xuất sắc thì quá tuyệt vời. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Nhà lãnh đạo tốt biết truyền cảm hứng cho người khác để họ tin vào nhà lãnh đạo. Nhưng nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ biết truyền cảm hứng cho người khác để họ tin vào chính bản thân họ”

Pháp
Pháp có thể hiểu là phương pháp, trận pháp, chiến thuật đánh. Với bên trong, nó là hệ thống quản trị và điều hành nội bộ, nó là cách thức tổ chức đội ngũ, nó là cách dùng người, nó là hệ thống hoá, nó là quy trình, quy chuẩn hoá, nó là pháp chế, quy chế. Với bên ngoài, nó là chiến thuật tấn công thị trường, chiến thuật để nguỵ trang, tồn tại, chiến thắng và phát triển. Pháp phải có những yếu tốt bất biến theo thời gian, có những thứ phải biến thiên liên tục theo sự thay đổi của thị trường. Pháp là phải biết vận dụng mọi nguồn lực để phát huy được tối đa sức mạnh của doanh nghiệp.


Đọc đến đây thì cũng toát mồ hôi hột, nghe thì có vẻ kinh thế thôi chứ chẳng ai khởi nghiệp có đủ những cái trên đâu. Tôi viết ra ở đây là mong muốn các bạn hãy lưu ý và xây dựng dần nó trong suốt quá trình khởi nghiệp. Chỉ cần có vài ba cái khi khởi nghiệp là đã ngon lắm rồi!

Chả biết có giúp ích được gì các bạn không nhưng viết thử bài đầu tiên cũng mất thời gian phết :).

Góp nhặt #2: Tầm nhìn, cách vận hành của Uber và làn sóng khởi nghiệp mới tại Việt Nam :)

Trọc Đất
Một buổi chiều rỗi hơi

Bọn khởi nghiệp không hề "nguy hiểm", mà là "điên"

Xin chào bạn Trần Quốc Khánh (cùng họ với tớ :)),

Mấy ngày hôm nay thiên hạ bình luận về bài chia sẻ của bạn nhiều quá, tớ rất lấy làm ngứa ngáy. Không dừng lại ở đó sáng ngày hôm nay hai lão cao thủ trong làng Startup Việt là Hung Dinh và Namster Do cũng bàn tán làm cho điện thoại của tớ cứ bị rung liên tục, qua việc đó cũng đủ thấy chủ đề của bạn nêu ra hot đến mức nào và nó lại càng hot hơn khi qua tay hay lão kia.

Tớ xin tự giới thiệu, tớ là Trần Anh Dũng, hiện đã khởi nghiệp được 4 năm và rất may mắn là chưa chết. Ngày hôm nay là một ngày mệt mỏi của tớ, mệt vì khởi nghiệp nó khốn nạn lắm, và vì khởi nghiệp chẳng có gì nên nhân tiện vụ này đang lùm xùm tớ phải tranh thủ ăn theo để quảng bá cho mấy cái sản phẩm của công ty tớ vừa bị mấy báo quy là đối thủ không nên không cho đăng tin. Bạn phải hết sức thông cảm cho tớ, startup rất nguy hiểm mà!

Công ty Cổ phần MOG Việt Nam vừa hợp tác với Công ty Masscom Việt Nam để đưa toàn bộ họ sản phẩm Yolo Family chạy pre-load trên các dòng điện thoại Masstel. Đọc thêm tại: http://bit.ly/1l5UWJd

Tớ sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện khởi nghiệp của tớ để bạn phần nào hiểu hơn là tớ không hề nguy hiểm, tớ nói rất thật, tớ chỉ "điên" thôi. Cách đây hơn 3 năm tớ quyết định nghỉ tập đoàn Tinhvan để ra khởi nghiệp, mà cái ý tưởng khởi nghiệp đấy nó đến rất đơn giản và tớ cũng chỉ kịp họp với co-founder của tớ đúng 2 buổi cafe. Lúc đó tớ có 1 vợ, 2 con và chưa biết nó sẽ đi đến đâu, cậu có thấy tớ điên không? Như lão Namster nói là tớ bước ra khỏi comfort zone để bắt đầu một hành trình mà theo cậu thì nó đầy nguy hiểm. Mà trong hơn 3 năm tớ khởi nghiệp đến tận bây giờ tớ thấy nó nguy hiểm thật :). Tớ đã rất may mắn khi đúng timing và chọn đúng người khởi nghiệp cùng. Sau đúng 3 năm thì ngay bây giờ tớ lại tiếp tục khởi nghiệp, chỉ khác là mục tiêu và sự tham lam lớn hơn và điên rồ hơn.



Công ty Cổ phần MOG Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực: Quảng cáo trực tuyến, Thanh toán, Tiện ích di động, Tiện ích cho e-commerce và Giải trí di động.

Đến tận lúc này tớ mới đang mập mờ nhận ra cái gì là đúng, cái gì là sai khi tớ khởi nghiệp, những điều này nó không hề có trong đầu tớ khi tớ bắt đầu khởi nghiệp. Thực sự những gì tớ nghĩ ngày hôm nay nó phức tạp và khác rất nhiều so với lúc bắt đầu. Một ví dụ là khi xây dựng MOG bây giờ tớ quân tâm đến 5 nguyên tắc: Đạo, Thiên, Địa, Nhân và Pháp. Bạn có thể đọc thêm về nó tại đây: http://on.fb.me/1Sl9uzL. Theo tớ một startup nếu có đủ 5 yếu tố này thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao và chắc chắn là sẽ bớt nguy hiểm hơn theo ý của cậu. Nhưng bạn thấy đấy, đến tận ngày hôm nay tớ mới nhận ra, lúc đầu tớ cũng đếch biết.

Một ví dụ khác khi tớ chọn làm một cái gì đó thì tớ sẽ quan tâm đến 3 điểm: Market, Model và Team. Ba yếu tố này sẽ giúp tớ bớt thất bại hơn, nhưng thực tế là vẫn có thể chết như thường. Nên cũng không nên học theo làm gì cho mệt.

Chúng tớ nhiều khi cũng đúc kết vui với nhau ở Việt Nam để thành công cần nhớ 5 chữ "Ệ": Nhất Trí tuệ, nhì Quan hệ, tam Đồ đệ, tứ Tiền tệ, năm Văn nghệ. Cái này nhiều khi cũng rất đúng, mà nó cũng chả theo cái lý thuyết quái nào của Tây tàu cả.

Ngày trước khi tớ có dịp được tụi Demo Fall bên Mỹ cho 3 anh em tớ sang Mỹ để Talk to the World về cái startup nhỏ bé 1Pay, cũng vì hồi đó nghịch dại đăng ký tham gia Demo Asia, thế quái nào lại được giải nhất. Khi tụi tớ sang đó thì nhục lắm, nó nhốt anh em vào một phòng, rồi dạy pitching làm sao trong 90 giây phải gây được ấn tượng. Mà cái bọn Mỹ này điên thật, mình chả quen biết mẹ gì mà tụi nó cẩn thận hướng dẫn và dạy mình nhiều lắm. Đúng là bọn điên. Mãi đến sau này tớ mới hiểu, đó là văn hóa tại Silicon Valley. Mỗi khi một ai đó khởi nghiệp tại Silicon Valley thì họ đều tìm đến các Mentors và quan trọng là các mentors luôn sẵn sàng hỗ trợ và đi cùng họ. Chínhh vì vậy startup ở Mỹ dễ hơn rất nhiều ở Việt Nam và môi trường ở đó bớt độc hại hơn nhiều. Bạn cứ thử hỏi một ai đấy ở Silicon Valley về Việt Nam mà khởi nghiệp xem, kiểu quái gì xác suất chết sẽ cao hơn bọn điên ở Việt Nam khoảng 100 lần ;).

Tớ cho rằng những người như bạn, nên tập trung vào việc làm sao để môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam tốt được như Mỹ, thì tự khắc bọn khởi nghiệp như tụi tớ sẽ tự cạnh tranh để chuyên nghiệp hơn và bớt nguy hiểm đi. Cái đó nên để thị trường điều tiết. Giống như một số bạn đang âm thầm ngày đêm làm những việc như "Ưu đãi thuế cho startup", "Việt sách guidebook cho khởi nghiệp", "Kết nối, tổ chức events hỗ trợ khởi nghiệp" hay là một lũ khởi nghiệp thành công, khôn lõi đời, mưu mô đi tìm cách xúi giục các bạn khởi nghiệp để tụi hắn làm Angel Investors hòng kiếm bộn tiền khi startup thành công.

Giờ tớ đói rồi, tớ phải về nhà không vợ tớ nó đuổi ra khỏi nhà. Từ ngày tớ đi khởi nghiệp đến giờ, chưa ngày nào tớ được nghỉ ngơi, nhưng tớ rất thích khởi nghiệp, nó đã cho tớ tất cả những gì tớ có bây giờ. Nên bạn đừng ngăn cản tớ, cả các bạn cũng đừng vào hùa để ngăn cản lũ "điên" chúng tớ.


Happy is a journey not a destination!

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015.