Search This Blog

Friday, 11 May 2018

Bạn làm sai.

Bạn làm sai. Sếp mắng bạn một câu. Bạn giận dỗi về bàn viết đơn xin nghỉ.
Ngay khi email được gửi đi. Bạn nhận được câu trả lời ngắn gọn của sếp:
- Ok
Bạn nhếch mép, nghĩ, rồi để xem ông ta tìm được ai thay thế mình
Bạn nghĩ, ông ta là một người ko biết giữ chân nhân tài
Bạn nghĩ, khả năng của bạn có thể làm ở bất cứ đâu
Bạn mở facebook và viết vài dòng thấm đẫm triết lý như leader is...boss is...
.
.
.
Có lẽ rất nhiều người đi làm đều từng ít nhất một lần nghĩ về sếp như vậy.
Nhưng xin thưa các bạn trẻ, sau nhiều năm đi làm, cả ở vị trí nhân viên lẫn vị trí lãnh đạo, tôi rút ra được kinh nghiệm như sau:
1. Trên tất cả các loại triết lý nhân sự, các vị lãnh đạo có một tôn chỉ "chỉ giữ người muốn ở lại". Nếu bạn đã muốn ra đi, sẽ không có ai giữ bạn cả. Ngay cả khi bạn là một nhân viên có năng lực.
2. Ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp. Vì thế đừng ảo tưởng bạn là người quan trọng vời vợi trong công ty.
3. Khi bị sếp chỉ trích, bạn nộp đơn xin nghỉ ngay lập tức. Đó chỉ giống như một đứa trẻ con làm mình làm mẩy khi bị người lớn mắng. Nó thể hiện bạn ko chuyên nghiệp, bạn không đủ bản lĩnh và bạn quá đề cao cái tôi cá nhân.
4. Vài trường hợp, Bạn có thể cho rằng mình không sai. Vì quy định công ty không nói rõ điều đó.
Hoặc sếp chưa bao giờ nói với bạn điều đó.
Nhưng xin bạn hiểu, có những quy ước trong công việc không bao giờ được nói ra. Bởi nó được sử dụng để thanh lọc những người có EQ tốt.
Ví dụ: gần đây tôi xem bộ phim Hàn Quốc chị đẹp mua đồ ăn cho tôi...nhân vật Yoon Jin Ah thực sự rất chuyên nghiệp khi cô hiểu rằng không bao giờ được đi sneaker tới công sở, dù quy định công ty không có. Cô nói:"hiểu được điều đó chính là sự chuyên nghiệp"
5. Ngoài năng lực tốt, các công ty luôn tìm kiếm những người có tính cách tốt. Một tính cách tốt không phải là bạn nhường nhịn đủ điều, bạn ngoan ngoãn dễ thương như một chú mèo con.
Mà là cách bạn ứng xử. Bạn biết cách nói chuyện, bạn giao lưu khéo léo, bạn không ngồi lê đôi mách, bạn biết cách thể hiện bản thân.
Đừng gào lên khi có ai đó được sếp ưu ái hơn vì "đứa đó khéo nịnh sếp".
Thực tế cho thấy, "khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ"- tựa một cuốn sách mà tôi rất thích. Đọc sách rồi bạn sẽ hiểu, "khéo nói" không -phải -là "xu nịnh"
6. Thực tế là ông chủ nào cũng muốn có được nhân tài làm việc cho mình. Vâng, tôi nhấn mạnh là: Làm-việc-cho-mình !
Hoặc tốt hơn hết là Cộng-tác-cùng-mình!
Chứ không phải là mời về để Làm-chủ-của-mình.
Nên nếu bạn còn nghĩ rằng, với trình độ của bạn ( có thể cao hơn ông chủ), bạn nói gì ông chủ cũng nghe theo thì...bạn lầm!
Với suy nghĩ như thế, lời khuyên là, tốt nhất hãy tích cóp một số vốn và tự đứng lên làm chủ. Vì ko ai muốn có một người nhân viên chỉ lăm le cãi lời ông sếp.
———
Tóm lại, khi bạn đi làm, bạn sẽ cảm nhận được vô số bất công trên cuộc đời này.
Nếu may mắn, bạn có một người sếp vừa "tài" vừa "tâm"
Kém may hơn, sếp của bạn chỉ có 1 trong 2 điều đó.
Xui cho bạn nếu ông ấy không có cả 2.
Bạn chỉ có một số lựa chọn:
1. Nghỉ việc cmn cho rồi. Làm áp lực không làm nổi
2. Im lặng cho yên thân, hàng ngày làm hết trách nhiệm rồi về. Đ* bao giờ ý kiến gì nữa.
3. Kệ mẹ đời, tao vẫn cố gắng làm việc hết sức để cho ông ấy nhận ra tao đúng.
4. Tiếp tục phản ứng và thái độ với lão sếp dù biết rằng mình có thể bị đuổi việc.
....
Bạn còn lựa chọn nào khác không?
Không!
Bạn có để ý ...???
...Tất cả những lựa chọn trên đều chỉ là lựa chọn thay -đổi -thái -độ -làm việc của bạn.
Chứ ko hề có lựa chọn thay đổi ông sếp!!!
Tôi dĩ nhiên không khuyên bạn chọn cách nào trong 4 cách ở trên. Vì bạn mới là người hiểu rõ nhất thứ bạn cần.
....
Người sếp đầu tiên của tôi từng nói: "Em chỉ đc nghỉ việc khi bản thân em đã có đóng góp cho công ty. Hãy ra đi trong sự lưu luyến của người khác"
Bạn đã làm việc chuyên nghiệp. Vậy khi nghỉ việc, cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp.
Đừng làm mình làm mẩy. Đừng dỗi hờn thế giới. Đừng nói xấu công ty hay lão sếp.
Bởi khi bạn ra đi rồi, tất cả những gì bạn để lại, khiến người ta luyến tiếc...
là những đóng góp cho cty...
....hay là một cái thở phào của người ghét bạn...
Bạn hoàn toàn có thể quyết định được nó!!!
-Michi-

Wednesday, 2 May 2018

KindND New Year letter

Wish all FGA members A Happy New Year 2018!!

We closed 2017 with 56% growth in number of persons, increased our team from 1,187 to 1,847 (HN/HL: 1,244, HCM: 397, DN: 206).

2017 is a crazy year for FGA: business with LG and NXP grew at all time high rate; We won projects from another Tier-1 in Korean market: WindRiver; We won the first project from Chinese market with the top Tier-1 client: Harman; We won projects directly from the top semiconductor company: Renesas (Japan); The long time expected project from Mitsubishi did not happen since the client themselves lost it to other Tier-1; Some projects with Japanese clients faced many challenges due to new competitors from India. It's what we called business! You did great, be proud of what you'd been doing last year.

During 2017, we detected a lot of obstacles for us to go up to next level: 1/ The capability to make high quality products as mass production; 2/ Lacking experience for some sub-domain of automotive industry like Telematics; Testing automation including HILS (Hard-ware In the Loop Simulation); Design (CAD); Analysis (CAE). We are going to fix them.

One-hundred millions line of codes will be deployed to a car in very near future. It's time for SOFTWARE DEFINED CARS. The companies that have strong automotive software development expertise will lead the automotive world.

We are aiming "TO BECOME A SOFTWARE TIER-1" - it means that we will work directly with car makers (OEMs) at software areas. We will spend this year 2018 to strengthen our capability that will result in more projects directly ordered from OEMs, ranging from traditional Embedded/CAD/CAE/LSI to IT/Data Analytics/AI/Blockchain. Blockchain? Yes, Blockchain - it's going to change our life and industries, including Automotive.

Our objective of 2018 is increasing productivity, it means that less number of persons will do more volume of works - resulting in higher benefit for each individual. We will apply as many as possible new model of delivering projects: KHOÁN (project members earn on project profit)

FGA must be a learning organization. Keep learning new things everyday! We will do following programs:

1/ Enhance English & Soft skill.

2/ Baseline capacity & knowledge of employee (focus on C/C++, Testing, PM)

3/ Enhance technical skills (Android/Qt/Testing/Project Management).

4/ Manage / track learning & training progress of all FGA member by tools.

5/ Create knowledge sharing portals (training materials, experiences, lessons, failures)

6/ Collaborating with universities (Include R&D).

Happy Learning and Leveling Up 2018!

--

Nguyen Duc KINH

FPT Software, FPT Global Automotive (FGA), Director

FPT Japan, VP

TEL: +84-12-3773-6688 / +81-70-3627-5220

Skype: nguyenduckinh

Sunday, 29 April 2018

40 điều sống chậm mỗi ngày

40 điều đơn giản có thể thực hiện hằng ngày. Sống chậm lại đơn giản thôi mà??!!!

1. Đừng cố đọc suy nghĩ của người khác. Cũng đừng cố gắng để người khác hiểu suy nghĩ của bạn. Mà hãy giao tiếp và giao tiếp với nhau nhiều hơn.
2. Hãy lịch sự, nhưng đừng cố để làm bạn với tất cả mọi người xung quanh. Thay vào đó, dành thời gian để quan tâm và phát triển mối quan hệ tốt với những người bạn thật sự cần thiết.
3. Phải biết tự chăm sóc cơ thể, hãy khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm.
4. Đừng mua những thứ không cần thiết. Hãy thiết lập một ngân sách với kế hoạch tiết kiệm để bản thân không rơi vào tình trạng rỗng túi.
5. Đảm bảo có đủ giấc ngủ mỗi tối. Mệt mỏi thì sẽ rất khó để làm việc tốt.
6. Hãy dậy sớm hơn 30 phút để bạn không phải cuống cuồng bận rộn, lo lắng vì lỡ xe, muộn giờ hay những rắc rối khác.
7. Đừng lãng phí thời gian trong sự ghanh tỵ. Chỉ có một đối thủ đáng gờm nhất đó là chính mình.
8. Mọi người xung quanh bạn có thể giúp lấp đầy những khoảng trống mà bạn đang còn thiếu sót. Giữ tinh thần học hỏi mọi nơi và bạn sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân.
9. Sắp xếp không gian sống và không gian làm việc của bạn. Loại bỏ đi những vật dụng không cần thiết.
10. Nếu bạn không chắc chắn, bạn phải biết cách đi hỏi người khác.
11. Dành chút thời gian để tìm hiểu về các mẹo vặt trong cuộc sống.
12. Khi bạn tức giận hoặc chán nản, đừng chọn rượu như một người bạn. Thay vào đó hãy thử chạy bộ.
13. Nhất định phải thanh toán các hóa đơn đúng hạn.
14. Hãy nhớ đổ xăng trên đường đi làm về để không phải hoảng sợ vào mỗi buổi sáng.
15. Chỉ tám chuyện trong một vài phút và dừng lại.
16. Lựa chọn nơi ở gần nơi làm việc.
17. Luôn luôn tự đối xử với mình một cách trung thực như với người khác.
18. Nói "tôi yêu bạn" với những người mà bạn yêu thích càng nhiều càng tốt.
19. Hoàn thành công việc của ngày hôm nay đừng để đến ngày mai.
20. Hãy mang hành lý đơn giản nhất khi phải đi xa, đảm bảo tính cơ động nhất.
21. Học cách nấu ăn.
22. Thực hiện một thực đơn lành mạnh và hợp lý mỗi tuần. Đừng ăn vặt cuối tuần.
23. Thường xuyên lau chùi xe hơi, nhà cửa và đồ dùng cá nhân khác của bạn.
24. Luôn luôn mỉm cười và thậm chí đối mặt với người lạ.
25. Nếu bạn không thích làm gì đó, hãy dừng lại.
26. Xin lỗi khi thấy lời xin lỗi là cần thiết.
27. Ghi nhật ký mỗi ngày.
28. Hãy tò mò và đừng e ngại khi học những điều mới.
29. Đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình.
30. Đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người. Chỉ cần làm những gì bạn nghĩ là đúng.
31. Đừng cố nhìn hình mẫu một ai đó và bắt mình phải đẹp như họ.
32. Dành thời gian cuối tuần với những người bạn thân.
33. Đừng uống rượu và lái xe. Và hãy nhớ uống nước khi bạn khát.
34. Đừng ăn khi bạn chán, chỉ ăn khi bạn cảm thấy đói.
35. Tập thể dục hàng ngày, đi bộ thường xuyên nhé.
36. Từ bỏ những điều không thể thay đổi. Tập trung vào những gì bạn đang thực sự giỏi.
37. Làm theo trái tim của bạn. Đừng lãng phí cuộc sống của bạn để thực hiện ước mơ và mong muốn của người khác.
38. Đặt cho mình một mục tiêu và có hành động tức thì.
39. Nếu cuộc sống của bạn đang quá vội vàng, hãy sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống một chút, rồi mọi thứ vẫn ổn thỏa.
40. Bạn phải biết rằng đời không thể lúc nào cũng được yên tĩnh như bạn mong đợi.

Bài này sưu tầm, không kiên nhẫn để liệt kê tới 40 điều! Chỉ nói điều số 18 mỗi ngày : "Tèo yêu bạn"

Saturday, 28 April 2018

DOANH SỐ GẤP ĐÔI LÀ CHUYỆN NHỎ

DOANH SỐ GẤP ĐÔI LÀ CHUYỆN NHỎ
Trước khi đi vào vấn đề chúng ta cần hiểu rõ về 2 bộ phận Sale Online và Marketing Online. Có một sự thật rằng nhiều chủ DN không phân biệt được Sale Online và Marketing Online, nhiệm vụ chức năng là gì, cách thức vận hành và sử dụng nhân sự ra sao.

80% các doanh nghiệp đang làm Marketing cho DN mình, không có đội Sale Online, thậm chí còn lẫn lộn giữa đội Sale Online và đội Marketing Online (trừ thằng start-up thì làm tất tần tật), trên môi trường mạng xh, có một ngộ nhận tai hại: Marketing Online sẽ thay thế cho Sale Online và ngược lại.

Hệ quả dẫn đến, KPI đặt ra sai, ko sử dụng đúng nhân sự và tối ưu đc nguồn lực. Dĩ nhiên trong TH này, các bạn cũng đã có một business mà lượng khách hàng đã đi vào ổn định, sản phẩm đã được chứng minh đáp ứng nhu cầu của thị trường, bạn cần một nằm 2017 thêm nhân sự để triển khai nhân X2 doanh số như chia sẽ của thầy giáo đẹp trai Nguyễn Hoài Thi.
Vậy sự khác nhau của đội Marketing Online và Sale Online là gì?

Sản phẩm đc đưa ra thị trường (Product launch), tiếp xúc với khách hàng tiềm năng thông qua đội Marketing Online, KPI có thể là:

- số lượng KH tiếp cận
- khách hàng nuôi dưỡng
- khách hàng cũ cần chăm sóc
- khách hàng mới.

Sau đó lượng khách hàng này sẽ được gửi cho đội Sale Online, KPI có thể là:
- số đơn chốt trên điện thoại
- số đơn chốt trên inbox
- số đơn chốt tại điểm bán
- số đơn khách hàng quay lại mua lần 2, 3.

Sau đó lại tới khâu CSKH hậu bán hàng, KPI có thể là:
- phản hồi tốt (tốt ntn...): Tốt để làm tư liệu Marketing.
- phản hồi xấu (xấu ntn...): Xấu để một phần tư liệu Marketing và cải tiến dòng sản phẩm.

Lượng phản hồi của KHMT sẽ chuyển đến phòng R&D (Research & Development) để cải tiến sản phẩm, sản phẩm ngày càng được hoàn thiện, ngay cả Facebook đang đứng top thế giới về mxh, mà họ thỉnh thoảng còn hỏi bạn cảm giác của bạn khi ‪‎report‬‬ một điều gì đó như thế nào, mày hãy cho tao feedback đi, thì chẳng có lý gì chúng ta ko cải tiến sản phảm của chúng ta cả.

Sản phẩm gắn liền vs nghiên cứu thị trường (Market Research / Product launch) cho tới khâu sản phẩm đc cải thiện (Products after research & development) là một vòng tròn Marketing mà chủ DN cần hiểu rõ. Trong môi trường online, sản phẩm đi tương tự như môi trường offline, sản phẩm từ kho chuyển qua ép doanh số cho sale, sale đưa ra yêu cầu về số lượng khách hàng tiếp cận, tỷ lệ khách hàng tiềm năng cho đội Marketing Online, Marketing Online sử dụng các kênh phân phối (owned, earned, paid) của mình để tiếp cận khách hàng.

Thông tin khách hàng tiềm năng chuyển về cho Sale, đội sales có nhiệm vụ chốt sales và biến họ thành KH thực sự. Sau đấy dữ liệu sẽ được chuyển về bộ phận CSKH, biến đổi khách hàng hiện tại trở thành khách hàng trung thành (loyal customers), và cuối cùng là tiếp nhận phản hồi, cải tiến sản phẩm tiếp tại phòng R&D.

Áp dụng case cụ thể. Doanh nghiệp A sản xuất ra sản phẩm áo ngực phụ nữ, cần đẩy được 2 tỷ doanh số.

Sale: Ê thằng MKT, tao cần mày kiếm cho tao 1000 đứa thích mặc áo ngực của tao.

MKT: Ok mài! NV MKT làm gì, sale không quan tâm, sau khi đã phân tích, tìm ra insight, đề ra đc kế hoạch, event, kênh phân phối online/offline, truyền thông, ngân sách/timeline gì đấy không cần biết, sau 1 tuần ném cho đội sale 200.000 reachs, 5.000 likes, 120 shares và 2.000 cmts hỏi giá, chất lượng sản phẩm:

- Đây nè mài, có thằng hỏi đấy, vào chốt sale đi nhé!
Sale: nhiệm vụ của nv sale lúc này sẽ là nghiên cứu đống khách hàng kia, click vào profiles của KH xem tên tuổi nhà ở đâu, giàu hay nghèo, hay đi xe gì, chơi với ai, nhà bố của hắn có to ko, hành vi sở thích có gì đặc biệt không? Sau đó, xác định xem họ có phải khách hàng tiềm năng thật sự không, rồi quyết định sẽ tán tỉnh, ve vãn để chốt sales.

Tiếp theo, dữ liệu chuyển cho bộ phận CSKH. Phải nói, đến đây có rất nhiều DN bỏ quên mất công đoạn CSKH, và đây là khâu đc đánh giá là tệ hại nhất mà DN thường hay bỏ quên, 68% KH bỏ chúng ta vì khâu CSKH có vấn đề. Chúng ta phải làm cho họ nhớ đến chúng ta một cách tinh tế bằng cách kết hợp đa kênh, một là để nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), hai là để khởi tạo nhu cầu, ba là để nhắc nhở ra quyết định mua hàng.

Vì sao phải phân biệt hai đội Marketing Online và đội Sale Online - Chúng ta hiểu điều này để làm gì? Đừng để nhân viên bạn làm việc không đúng sở trường và khả năng tiềm ẩn của họ, chán họ nghỉ việc thì thiệt cho bạn, đừng bắt người không thể bán hàng đi bán hàng, cho họ canh fanpage đi. Còn nv sale đừng bắt họ vào fanpage trả lời khách hàng, bắt họ phân tích xem khách hàng nào là tiềm năng thật sự, khách hàng nào hỏi thật, khách hàng nào hỏi chơi, thằng nào là người của đối thủ giả bộ hỏi mún dò tìm thông tin. Thời đại này bán hàng mà thiếu đầu óc phân tích thì chỉ có bị đào thải thôi.

Phân tích xong rồi thì chốt liền tay thôi. Tỉ lệ chốt sales sẽ rất cao.
Kết bạn hết với những người like, còm, share quảng cáo cùng với một tin nhắn rất thân thương, tình cảm:

- Cảm ơn mày đã quan tâm đến bộ áo ngực quyến rũ của tao, rất vui nếu mày đồng ý làm bạn vs tao để tao có thể chăm sóc, giới thiệu và bày cho mày cách mang áo ngực đúng cách, đồng thời tao sẽ tặng mày nhiều tips để giúp mày trông hấp dẫn hơn trong mắt anh ấy.

Đến đây, chúng ta đã biết và tường tận hơn chân dung tập KHMT, biết được họ đang quan tâm gì. Biết được họ thích loại sản phẩm nào, cứ đến lúc có sản phẩm mới về là nhắn tin gạ gẫm, tâm tình, tán tỉnh, bốc phét này nọ, cứ có chương trình khuyến mãi lại thông báo.

Thông qua báo cáo hàng tháng, Head of Marketing sẽ biết và có những điều chỉnh phù hợp về training nhân sự, điều chỉnh mô hình kinh doanh (business model), để có những bước tiến hợp lý. Nội dung nào tương tác tốt, quảng cáo nào ra nhiều đơn hàng, thời điểm nào khách hàng tương tác cao, thay vì phân bổ ngân sách ở kênh FB ads và GG ads, bạn phải lựa chọn một trong 2, bạn phải chọn ai. Thay vì phân phối HCM hay Đà Nẵng, bạn sẽ chọn thành phố nào với một ngân sách tương đối cho giai đoạn này. Giữa dòng sản phẩm A và B đều mang lại doanh thu và các cost khác nhau, nếu bạn không có số liệu làm sao bạn biết sản phẩm này doanh thu cao hơn với chi phí tốt hơn? Nếu bạn không phân tích khách hàng, làm sao tối ưu tập KHMT và nên bỏ bớt tập khách hàng nào.

Bởi vậy, nếu không có đo lường thì bạn đang ném tiền tỉ hàng tháng liệu có phải là điều không hợp lý. Quá có lý đi chứ!
Cơ bản, chúng ta sẽ đi như vậy, trục đường chúng ta sẽ ko thay đổi để đạt đc mục tiêu nào đó đã đề ra, chỉ có chiến thuật là linh hoạt để đối phó vs diễn biến liên tục của thị trường, KH, cùng với bước tiến của đối thủ.

DN đang vứt hàng tỉ tiền quảng cáo qua cửa sổ quá nhiều? Bởi vì 80% trong số đó không hiểu chân dung khách hàng mục tiêu của họ là ai. Bài viết này chỉ dừng lại giải quyết vấn đề bởi chữ ‪what‬‬ và chữ ‪why‬‬, còn chữ ‪how‬‬, tất nhiên sẽ phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường (Market research) các yếu tố vĩ mô, vi mô, hiểu khách hàng, hiểu customer insight, SWOT trong, ngoài doanh nghiệp, từ đó đề ra được các tatics (chiến thuật) hợp lý, toolsets (bộ công cụ), skillsets (kĩ năng) để triển khai, và một timeline cụ thể để đạt được mục tiêu định lượng và định tính.

Và dĩ nhiên sản phẩm bạn cũng phải đủ tốt và USP cũng phải rõ ràng.

Marketing là cuộc chiến dài hạn, mục tiêu cuối cùng của Marketing và Sales chỉ đơn giản là làm khách hàng tin, một khi đã tin và mọi qui trình đã được tối ưu, việc còn lại của các bạn chỉ là có một cái giá hợp lý và làm sao tỉ lệ lãi ròng là cao nhất. Thế thôi

Phần 2: Đọc Customer Insight có khó không?
Phần 3: Content is not the King, nội dung là vua giờ đã xưa rồi.

Phung Le Lam Hai
#sustainabledevelopment #phunglelamhai #strategicmarketing

TỪ CHỐI BÁN HÀNG

TỪ CHỐI BÁN HÀNG
Nghe thật lạ, làm dân bán hàng thế mà lại từ chối bán hàng hay từ chối chốt một hợp đồng với khách. Chê tiền chăng? Không đâu.

Những gì khách hàng lần đầu tiên tiếp xúc với bạn, câu hỏi lớn nhất của họ là; bạn có thể cho họ một cảm giác tin tưởng được hay không. Vậy làm sao để họ trở nên tin tưởng bạn hơn?

Tôi từng từ chối những hợp đồng cả tỉ (nghe thì ghê gớm, nhưng thật ra Marketing là ngành chi tiền, 1 tỉ cũng không lớn đâu). Tôi từ chối bán hàng vì tôi cảm nhận tại thời điểm đó tôi không có khả năng đáp ứng được nhu cầu này của họ. Hoặc tôi nói rõ bằng cách phân tích cho họ hiểu, dịch vụ của tôi đang ở đâu trong bức tranh thông tin tôi đang có, qua công cuộc khảo sát và nghiên cứu các đơn vị khác cũng đang cung cấp dịch vụ như tôi.

Tôi không bán sản phẩm hay dịch vụ, cái tôi bán là giá trị. Sau khi phân tích nhu cầu của KH, tôi hiểu và rà soát doanh nghiệp của anh. Tôi nhận thấy dịch vụ của tôi không mang lại giá trị kì vọng như tôi mong muốn anh nhận được. Nên tôi từ chối. Hoặc chí ít tôi phân tích hết tất cả những điểm tốt, điểm chưa tốt, tôi cho anh đầy đủ tất cả thông tin đa chiều xung quanh vấn đề anh đang gặp phải trước khi anh ra quyết định. Lúc đó, nếu anh cảm thấy vẫn muốn sử dụng sản phẩm, và dịch vụ của bên tôi. Tôi sẽ ký HD với anh.

Nghe có vẻ điên, nhưng không. Và sẽ lắm kẻ bảo rằng lý thuyết là vậy, mấy ai làm được.

Nhưng tôi biết rằng, việc tôi cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho sai đối tượng mục tiêu, hậu quả sẽ lớn lắm. Tôi thấm nhuần ý nghĩa của việc khách hàng cảm thấy không hài lòng và thõa mãn khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình, tôi thấm nhuần từng cử chỉ, khuôn miệng hay cái nhăn mày của họ khi cứ cố gắng phải chấp nhận một sản phẩm, chỉ vì tiếc tiền. Tôi từng so sánh nếu chi phí tôi bỏ ra: thời gian, công sức, tiền bạc tôi cung cấp dịch vụ cho sai đối tượng đã khiến tôi tổn hại lớn như thế nào. Doanh nghiệp không phát triển, tiếng xấu vang xa, chi phí cơ hội không định lượng được, tích tụ dần và càng ngày, doanh nghiệp của tôi bị khách hàng chê cười, khách hàng ở đây bao gồm nhân viên và người sử dụng sản phẩm. Và có một điều oái oăm rằng, số tiền lúc nhận đại để làm hay bán sản phẩm dịch vụ, định lượng được và … lúc đó cảm giác thích thật đấy. Nhưng những gì tôi mất đi khi cung cấp sai dịch vụ cho đối tượng mục tiêu, vô cùng lớn, mà quan trọng là, cái mớ chi phi vô hình này lại ít khi định lượng được.

Mấy ai cam kết được chữ tín khi đứng trước cục tiền, có lẽ sẽ có người nghĩ như vậy khi đọc tới đây. Tôi nghĩ đó chỉ là sự ngụy biện cho 2 giả thiết: Anh chưa tự tin với sản phẩm của mình, hoặc anh đang phải cố nói quá giá trị của chúng để chốt đơn hàng. Anh phát biểu giá trị cốt lõi chính trực nhưng anh chẳng làm được như những gì anh nói. Mà đã là giá trị cốt lõi mà khách hàng không "cảm" thấy, thì giá trị cốt lõi của anh vô nghĩa và chỉ là đồ bắt chước đáng tội nghiệp. Phải rồi, cuộc đời không thường tốt đẹp như những gì người ta vẫn thường ca ngợi (như trong cổ tích) và mong đợi. Và tôi cũng rất hiểu rằng tôi sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, và có lẽ sẽ chẳng ký được HD nào cả.

Nhưng có hề gì. Vì hiện tại tôi đã chứng minh thấy sự lựa chọn của mình là đúng.

Tôi là dân Marketing & Branding. Tư duy của ông Branding sẽ phải mang đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, vượt xa kì vọng mà họ nhận được. Khác với tư duy của ông bán hàng bằng mọi giá bán được hàng hóa hay dịch vụ của mình, cho dù tốt hay chưa.

Sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt, không nói gì. Sản phẩm chất lượng không ra chi, tối về ôm vợ lòng cũng không khỏi day dứt. Đúng không các anh sales?
Cho nên triết lý kinh doanh này tôi mãi mang theo bên mình. Tuy chậm, nhưng tôi có cơ hội xây dựng sự phát triển hết sức bền vững. (Sustainable branding)

Biết cách từ chối bán hàng, vì tôi biết, không chốt đơn hàng này sẽ mở một cơ hội chốt đơn hàng khác tốt hơn trong tương lai.

Các bạn của tôi trong QT&KN, thử xem nhé.

Phung Le Lam Hai

BÁN HÀNG LÀ GÌ?

Mấy bác kinh doanh dám bảo chỉ có mình tôi bán hàng. Bởi vậy đâu có hiểu nội hàm như thế nào gọi là bán hàng.

Cả công ty phải bán hàng, thì công ty mới phát triển được.

Cả đời này… ai cũng phải bán một thứ gì đó, quan trọng là, sản phẩm là gì, bán cho ai, và khả năng phân tích thị trường, thông tin thị trường nào, kênh nào … mà thôi.

Bán hàng tóm gọn lại 1 chữ thôi – Understanding - Thấu hiểu.
Hồi xưa mình tóm gọn lại 1 chữ Relevancy – Sự tương thích, hòa hợp.

Nội hàm: 
Khách hàng đó, với sản phẩm (Products) đó, với hành vi (Behavior) đó, thu nhập (Income) đó, phân khúc (Segment) đó, suy nghĩ (Mindeset) đó, tần suất (Facts) đó, số liệu (Figures) đó, giá (Pricing) đó, CTKM (Promotion) đó, phân phối (Place) đó, thì họ có mua hàng hay không?

Còn bây giờ khác hơn tí – Thấu hiểu.

Thấu hiểu là giá trị cốt lõi đầu tiên của DN mình. Mà đảm bảo mấy bác chưa có hiểu đâu.

Nội hàm: Bất cứ nhân viên nào từ tài chính, kế toán, thu mua, nhân sự, kinh doanh, marketing…đều phải bán một món hàng … gì đó.

Bán hàng phải có sản phẩm. Mà như thế nào là sản phẩm?

CEO & Chủ tịch HDQT bán gì? Bán sự hài lòng và gắn kết giữa các GD Chức năng. Bán bức tranh công ty để tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh: M&A, huy động vốn. Bán bức tranh vài triệu đô la trở lên chẳng hạn.

Tài chính – Kế toán bán gì? Bán sự hài lòng về dịch vụ cho anh em công ty, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư (lãi lỗ).

Nếu không biết bán hàng, không biết phản hồi khách hàng, không biết như thế nào là service mind (Tư duy dịch vụ), kế toán tài chính làm khó, cứ nghĩ mình đang làm vì lợi ích công ty, nhưng lợi nhuận xấu (chi phí chìm) mình tạo ra có khi còn đang gấp đôi số mình tiết kiệm được.

Tương tác nhân sự giảm, áo 80k không có nghĩa là sẽ rẻ hơn áo 120k khi mà hình ảnh thương hiệu (Brand Image), sự thoải mái của nhân sự trong công việc hằng ngày và nguy cơ, rủi ro sẽ phải làm lại áo trong tương lai, khi mà chưa tới thời điểm phải khấu hao tài sản.

Nhân sự bán gì?
Bán sự gắn kết, bán giá trị doanh nghiệp, bán văn hóa công ty, bán lộ trình phát triển, bán bộ máy, qui trình quản trị các phòng ban, bán sự kiện, bán chính sách thay đổi mới, bán thân. Kaka

Nhân sự không vui vẻ, không gắn kết, chính sách bấp bênh, văn hóa lung tung, ứng xử bản năng thì lấy gì mà chúng ta phát triển, lấy gì ổn định, lấy gì phát triển DN bền vững.

Nội bất hòa, ngoại không bao giờ phát triển được.

Kinh doanh bán hàng công ty? Đủ chưa. 
Tự về định nghĩa lại sản phẩm của mình đi. Không biết định nghĩa sản phẩm là gì thì nghỉ, không cần phải đi bán hàng đâu.

Sản phẩm bao gồm cả lí tính, ví dụ bán nước, cảm tính là thái độ của sales, thái độ của giao nhận, dịch vụ trọn gói chỉ cần gọi 1 cú, giao hàng trong vòng 3 tiếng, chương trình KM đồng bộ tất cả theo khu vực, mua hàng, chứ tao hổng có đi bán hàng.

Tất cả thứ như trên, mới gọi là sản phẩm. Mi đang bán cái cục đó, không phải bán nước.

Marketing bán gì?
Bán hình ảnh, bán thương hiệu, bán chương trình, bán thông điệp, tổ chức chương trình 'Thay lời kinh doanh, tôi muốn nói', bán sự hài lòng nội bộ của các phòng ban, nhà cung cấp, đối tác truyền thông, báo chí, nhà đầu tư, nhân viên.

Bán ROI, với chi phí đó, tạo ra được contribution bao nhiêu về doanh thu, giúp đỡ kinh doanh dễ dàng bán hàng hơn được bao nhiêu %? Marketing phải đưa ra được bài toán chi phí ít hơn, định phí (Fixed cost) giảm đi, chất lượng vẫn đảm bảo hoặc tăng, nhưng đừng tiết kiệm quá đến độ sản phẩm lỡ cở, không phân tích được chi phí chìm. Tưởng tiết kiệm, hóa ra chi phí nặng hơn vì phải … làm lại.

Áo 80k có rẻ hơn 120k không? Chưa chắc à nhen.

Kết luận: Về định nghĩa lại như thế nào là sản phẩm của mình, mình bán cái gì, làm cho ai hài lòng, mình đã làm tốt chưa, mình có định kiến gì không, và làm sao để sửa chửa cái định kiến đó à nhen.

Phung Le Lam Hai

Trích câu nói của anh Nguyễn Dương
Cả cuộc đời này, ai cũng sẽ phải đi bán một cái gì đó. Vậy bạn đang bán gì? Còm men ở dưới nhé.

Thái độ chiếm 70% năng lực của nhân sự, như vậy như thế nào là thái độ tốt?: goo.gl/FtHTyU

Bán không tăng số, thế mà lại đi từ chối. Từ chối bán hàng là gì?

Câu chuyện bán hàng đỉnh cao phần 4 (Phần cuối)

Câu chuyện bán hàng đỉnh cao phần 4 (Phần cuối) 
BÁN HÀNG B2B 
Em không nên thể hiện thái độ đó với anh. Anh đọc được suy nghĩ của em đó.

Lắc cái má xinh xinh sang bên khác, tóc quay đi, cười mỉm chi.

Nội hàm: Trời có 2 chụt chịu mà sao công ty to như vại, mà keo dữ ta.

Bởi vậy, anh nói em, hành vi thể hiện tư duy.

Bán hàng là thấu hiểu, mà anh thấy em đâu đã thấu hiểu họ.

Nhân sự công ty anh 145 người, lương 8 triệu. Nhân nhẹ nhẹ quĩ lương 1 tỉ 2. 
Chưa kể chi phí vận hành, chi phí quản lý, chi phí công nghệ, chí phí xe tải tài sản CCDC, chi phí xã hội, chi phí set up kho vận, điểm bán lẻ.

Chưa kể chi phí chìm to đùng của nhiều bạn không định nghĩa được như thế nào gọi là … bán hàng. To mà còn nguy hiểm, vì chúng đâu có kiểm soát được và nhìn thấy bằng mắt.

Vậy em đã đủ hiểu cái ghế chủ doanh nghiệp áp lực nhường nào chưa. 
Anh chưa chốt với em vì nhìn trên gương mặt em đã thể hiện 2 chữ "khát tiền". Thì làm sao mà anh đủ tin em mà anh chi. Vì em chưa đủ có khả năng để thấu hiểu chủ DN.

Anh có thể có 10 tỉ nằm yên trong ngân hàng chơi vậy đó. Nhưng vì thấy 2 chữ "khát tiền" rõ trên mặt em quá nên anh không thích chi, có sao không? Nghe chua chát, nhưng là suy nghĩ của họ đó em à.

Kết luận: Nếu em đủ khả năng để thấu hiểu chủ DN, em sẽ làm được các thứ sau đây.

1. Biết công việc mình đang giúp đỡ khách hàng, có hiệu quả thật không?
2. Biết từ chối nếu không phù hợp để giữ uy tín. Bán hàng mà từ chối mới nghệ thuật. 
3. Có được sự tin tưởng trọn vẹn từ KH và họ tự giới thiệu cho những người tiếp theo sử dụng.

Tài chính trả lời logich về kế hoạch, sổ sách thôi. Em muốn bán hàng đơn vài tỉ em phải hiểu và học về Marketing. Marketing trả lời chữ Why tại sao em phải đầu tư, và tại sao họ bán được hàng, tại sao nên bán và không nên bán. Tại sao phải từ chối KH để không mất uy tín của mình.

Có kiến thức Marketing, phân tích được chữ Why, anh lại vẽ được bức tranh tài chính logich về chữ What. Anh lại định nghĩa được chữ Product (sản phẩm) và làm được trải nghiệm khách hàng (CX). Nên người ta cứ chọn anh thôi.

Bán hàng là bề nổi, bề chìm chính là: Marketing, tài chính, trải nghiệm khách hàng, sản phẩm, khả năng thực thi, ngoài ra còn có tài quản lý & lãnh đạo nữa.

Bán hàng thì có thể phát ra từ nhiều cái miệng. Chỉ khác nhau ở cái phần nội tại & bề chìm, em ạ. Và mọi chức năng, một cách thực dụng nhất, phải qui về hiệu quả của doanh số. Nếu tất cả chưa qui về doanh số, nghĩa là lượng chua đủ để cấu thành nên chất.

Hello chào cả nhà ngày lễ.

Phần 1: Cả công ty phải bán hàng mới ok: goo.gl/bEh9e6

Phần 2: Từ chối bán hàng vì dư quá nhiều khách hàng?: goo.gl/cdK9yU

Phần 3: Doanh số gấp đôi, nhiều người đã đạt được, còn bạn thì sao? goo.gl/WBuwYr

Tuesday, 24 April 2018

Lương ở fsoft

Khi em viết những tâm sự này thì có thể em sẽ bị mất việc nhưng em nghĩ mình nên chia sẻ sẽ tốt hơn.
Thực trạng: Ở fsoft đang tồn tại thực trạng: Chưa có sự công bằng trong dự án.
Em đưa ra các ví dụ em đã chứng kiến.Vì bảo mật nên em không tiết lộ thông tin nha.
Người A đang làm 1 dự án về C# sau đó do dự án hết việc nên chuyển sang dự án về java.Người B từ bộ phận khác chuyển sang và cũng join làm cùng dự án với A.2 người cùng làm team lead và cùng code những màn hình giống nhau về độ khó và độ to tay(cái này có thể đánh giá đc trong dự án). Trong 1 buổi trà đá chém gió người A biết được người B lương cao gấp rưỡi mình. Về lý thuyết thì gấp rưỡi sẽ phải làm gấp rưỡi về hiệu quả và chất lượng nhưng sự thật là không thế.Điều này làm A bức xúc và có ý định out Fsoft.
Anh C đang làm ở 1 dự án OSDC được 3 năm .anh ấy làm tốt và trở thành key member.tuy nhiên 1 năm a ấy chỉ được tăng 2 lần mỗi lần 2 bậc.Do xuất phát điểm thấp nên lương hiện tại vào tháng 03.2018 được 11 củ. Do dự án thiếu người nên phải đi pv bên ngoài được anh D. Khi vào dự án do phải học lại nghiệp vụ và framework mới nên PM bảo anh C training lại cho D. Trong 1 buổi rượu say, C vô tình được D tiết lộ lương mình gross 14 củ. Anh C cảm thấy thật bất công vì mình đóng góp cho dự án 3 năm mà lại đi train cho ông lương cao hơn mình tận 3 củ. vì lẽ đó a C vẫn làm dự án nhưng độ nhiệt huyết giảm đi đôi chút .
E là 1 sinh viên tốt nghiệp đại học kinh doanh, vì ham học hỏi và muốn lấy kinh nghiệm E xin vào fsoft làm thực tập với vị trí thực tập 2 tháng không lương. Khi vào dự án E đã làm quen với 1 bạn cùng tên.Cậu này là E' tốt nghiệp đại học XXX. Do cậu này tự tin, chém gió tốt nên lúc pv cậu được deal mức lương 8 triệu. Khi vào dự án và 2 cậu đi đánh thuê thì cùng làm về frontend : cắt HTML,CSS và code JS. Như vậy lương cậu E' mỗi tháng cao hơn cậu E 8 củ mà làm công việc giống nhau. E biết được nhưng bản chất hiền lành thật thà nên E ngậm ngùi coi như học để lấy kinh nghiệm.sau đó E vẫn tiếp tục làm FS với mớ kinh nghiệm : Đi làm có nhiều cái bất công và cách tốt nhất là hãy chấp nhận nó_ trích câu của bác Bill Gate.
F là 1 sinh viên mới ra trường .Sau khi học fresher xong thì F join vào dự án làm.F với 1 anh có 3 năm kinh nghiệm java cùng làm 2 màn hình với độ khó dễ như nhau.F sau đó có đi pv bên ngoài thì được deal mức lương cao hơn nên F đề đạt với anh bu lead xin out. Anh ấy ngồi nói chuyện với F và thảo luận sẽ đền đáp cho F với FS coin và hứa tháng 9 tới sẽ tăng lương cho F. F ok và ngoan ngoãn làm.Trong buổi trà đá ở vườn chuối, F tâm sự với anh M. anh M nghe xong cười khà khà và nói rằng chú đang bị thiệt. từ giờ đến tháng 9 còn 5 tháng nữa, anh kia mỗi tháng hơn F tận 5 củ.Như vậy 5 tháng sẽ hơn F tận 25 củ.Tiền FScoin 1 quý may lắm thì F được 5 triệu(chưa kể dev 1 bị thiệt 50%), mà biết đâu tháng 9 tới do quỹ CHE có hạn nên F lại ko được tăng lương :D .F nghe xong thấy buồn quá và vẫn làm.F tự an ủi rằng: thôi thì mới ra trường, làm lấy kinh nghiệm đã.F đâu biết rằng số năm kinh nghiệm chẳng ý nghĩa gì, sự chăm chỉ và thái độ làm việc quan trọng hơn rất rất rất nhiều.

Giải pháp:
Ở Fsoft là 1 công ty rất đông người, có nhiều người trong 1 dự án nên việc đảm bảo sự công bằng cho từng member là khó.Tuy nhiên nên có action để đảm bảo sự công bằng.
Việc dùng FS Coin là ok nhưng mới chỉ 1 phần thôi.
Giải pháp : Em chỉ là dev quèn nên viết có thể chưa đúng và view em chỉ ở mức công nhân.Mong anh chị thông cảm.
+) Khoán việc, trước em đọc cũng có comment của anh Kính bên FGA là khoán.Có nghĩa là giờ không trả lương hàng tháng nữa mà khoán.Khi PM nhận order 1 dự án là 100 triệu phải làm trong 1 tháng chẳng hạn.Tổng dự án là 100 màn hình. PM sẽ ngồi với các anh giỏi để chia ra số tiền cho mỗi màn hình.Màn khó thì 10 triệu , màn dễ thì 2 triệu chẳng hạn.
Khi làm dự án thì ông nào technical ngon thì nhận việc khó , ông nào fresher thực tập thì nhận việc dễ hơn. Sau khi làm xong thì nộp cho KH.nếu KH review thấy ok thì trả tiền cho người làm đó. Ở quê em cũng có kiểu khoán việc khi làm nhà kiểu này.
Tất nhiên khi ông thực tập chưa có kinh nghiệm sẽ gặp vấn đề khó khăn cần đi hỏi ông giỏi.Thì ông giỏi sẽ support rồi note lại số giờ và sô tiền cần nhận được khi giúp đỡ.
Các bên sẽ thống nhất và trả tiền giúp đỡ cho ông này.

Việc này sẽ đảm bảo làm nhiều ăn nhiều, ko check theo thời gian ngồi ở công ty mà check theo hiệu quả và chất lượng.Điều này cũng giúp đo đạc hiệu quả và thái độ làm việc tốt nhất của nhân viên.
+) PM hay SM không biết lương thực tại của mỗi nhân viên trong dự án.Lương mỗi nhân viên chỉ có Bu lead biết được. Khi PM giao việc thì căn cứ theo cảm nhận cảm tính để giao. Action: PM nên biết lương của mỗi member, ông nào lương cao thì đi mà làm việc khó, còn ông nào thực tập lương thấp thì làm việc dễ hơn.
Về lý thuyết ông 20 triệu phải làm gấp 2 lần ông 10 triệu về độ khó của công việc và độ hiệu quả, chất lượng công việc.
Không biết tag ai.nếu anh chị admin thấy sai thì xóa giúp em bài viết này ạ.Em cảm ơn.

Friday, 20 April 2018

KinhND dạy con

Tứ thập nhi bất hoặc, bắt đầu soạn giáo án dạy trẻ con (8t, 5t - cho tới khi chúng 40t)^^.

1/ Hiểu rõ bản chất của sự vật
2/ Chịu trách nhiệm về quyết định của mình
3/ Muốn thứ gì thì cứ nghĩ, cứ bị ám ảnh liên tục bởi thứ ấy, cả vũ trụ sẽ giúp mình đạt được
4/ Lắng nghe người khác nói
5/ Nói ít nhưng giá trị
6/ Lời nói của mình có thể làm người khác tổn thương nghiêm trọng, hãy cẩn thận khi phát ngôn
7/ Uống nước ấm, không ăn nhiều muối, không ăn nhiều đường, không hút thuốc lá
8/ Cuộc sống thật ngắn ngủi, hãy trân trọng từng phút từng giây
9/ Không cần ngủ nhiều, mỗi ngày chỉ cần ngủ sâu từ 4 tới 6 tiếng
10/ Càng giỏi, càng mạnh thì càng khiêm tốn, nhẹ nhàng
11/ Càng giỏi càng nên thật thà, chất phác
12/ Giá trị của con người mình thể hiện ở tầm ảnh hưởng của mình tới thế giới xung quanh
13/ Ý nghĩa tồn tại của mình là mang lại hạnh phúc cho càng nhiều người càng tốt
14/ Học điều mới mỗi ngày, tuổi tác không quan trọng
15/ Tri thức của nhân loại nằm cả ở trong sách
16/ Biết nhiều ngoại ngữ
17/ Kiến thức là quan trọng, trải nghiệm còn quan trọng hơn
18/ Trò chuyện được với bất cứ ai trên thế giới
19/ Tạo cảm tình bằng thần thái trong lần gặp đầu tiên: mắt cười sáng trưng, thân thể sạch sẽ, quần áo/râu tóc gọn gàng, chào hỏi vui vẻ, hơi thở thơm tho
20/ Giúp người khác thành công
21/ Leader làm việc khó nhất
22/ Mỗi tuần làm một việc khó
23/ Việc hôm nay chớ để ngày mai
24/ Mỗi ngày làm một việc tốt; đọc/nghe một bài thơ/văn/nhạc hay; xem một bức tranh đẹp
25/ Khi não chúng ta nghĩ việc chúng ta đang làm đã đến mức giới hạn thì thực ra chúng ta mới chỉ mới cố gắng được 40% sức lực
26/ Kết nối và phát huy sức mạnh tập thể
27/ Kết luận nói trước, diễn giải sau
28/ Làm gì cũng cần có mục đích
29/ Đặt câu hỏi thông minh
30/ Tuân thủ luật chơi
31/ Quản lý rủi ro
32/ MECE
33/ 5W 2H
34/ Đôi khi tất cả đều sai, chỉ mình mình đúng
35/ Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
36/ Mỗi người là một cá thể duy nhất, không giống ai khác - cần tôn trọng sự khác biệt
37/ Tôn giáo, đảng phái chính trị, niềm tin, nhân sinh quan, quan điểm về giá trị của mỗi người là khác nhau - cần tôn trọng
38/ Có thể không đồng thuận, nhưng cần có sự tôn trọng
39/ Không thỏa hiệp với cái xấu
40/ Phải bảo vệ bạn bè của mình
41/ Làm gì là quan trọng, "làm với ai" còn quan trọng hơn
42/ Tinh thần khỏe mạnh tạo ra cơ thể khỏe mạnh
43/ Thay đổi tạo ra năng lượng, không ngại thay đổi
44/ Môi trường thay đổi thì con người cũng thay đổi theo
45/ Mỗi một thất bại đều là một sự trưởng thành
46/ Phải đối diện với hiện thực thì mới vượt qua hiện thực
47/ Mọi việc đều có thể thương lượng
48/ Người thành công nhất là người không bỏ cuộc, là người kiên trì hơn tất cả những người còn lại
49/ Suy nghĩ nhanh sẽ mang lại nhiều lợi thế, tuy nhiên sự cẩn thận và kiên trì còn quan trọng hơn nhiều
50/ Xuất phát điểm của mọi người hầu như đều giống nhau, ai chăm chỉ và kiên trì thì người đó sẽ thành công
51/ Hãy làm việc hết sức, bằng tất cả sự đam mê, mọi điều tốt đẹp sẽ đến sau đó
52/ Học tập thật tốt là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công
53/ Gia đình hạnh phúc là điều kiện tiên quyết để mang lại thành công
54/ Đừng học từ thành công của người khác, hãy học từ thất bại của họ
55/ Thiên tài 1% là bẩm sinh, 99% là mồ hôi nước mắt (Thomas Edison)
56/ Muốn có thứ này thì hãy cho đi thứ khác
57/ Phải biết buông bỏ
58/ Vật dụng của mình cần được tối giản
59/ Cuộc sống vốn đơn giản, đừng để mình bị phụ thuộc vào máy móc, vật dụng
60/ Sống ở xứ lạnh vì tinh hoa khoa học nghệ thuật của nhân loại đều từ xứ lạnh mà ra
61/ Xởi lởi trời cho
62/ Tiền cần được mang đi đầu tư để sinh thêm tiền mới; giữ tiền trong ngân hàng là giải pháp cuối cùng
63/ Người giàu là người "tiêu" bao nhiêu tiền, không phải là người "có" bao nhiêu tiền
64/ Đừng cho bạn bè vay tiền vì có thể mất tình bạn thông qua việc vay mượn đó
65/ Đừng cầm giùm đồ đạc cho người khác khi nhập cảnh vào nước này từ nước khác vì có thể bị vào tù
66/ Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Khổng Tử)
67/ Với con gái/phụ nữ thì chỉ cần chăm chú lắng nghe
68/ Hãy là công dân vũ trụ vì khái niệm quốc gia ngày càng trở nên mờ nhạt
69/ Ai cũng có nguồn gốc của mình, đừng bao giờ quên nguồn gốc ấy
70/ Không cần phải cố cân bằng giữa cuộc sống và công việc
71/ Cần tư duy logic, phản biện, biện chứng
72/ Hãy yêu công việc của mình (không nhất thiết phải yêu công ty)
73/ Tin vào người trẻ, trao quyền cho họ
74/ Quản lý thực ra là việc kết nối các sự vật và dữ kiện
75/ Khoán là cách tốt nhất để nâng cao năng suất
76/ Profit per capita

Thursday, 19 April 2018

Đánh bác sĩ

1.* Bọn mở mồm ngụy biện không có lửa sao có khói, rồi gớm người nhà đánh bác sĩ chẳng qua vì xót con bơi hết vào đây tao cân giá sỉ hết này:

-Con chúng mày trộm chó, chơi ngu nhập viện chúng mày còn xót. Thế bố mẹ những thằng lang, đẻ con nuôi ăn học sml, rồi nó lại bị tẩn khi làm nhiệm vụ cứu người, họ có quyền xót con không hay chỉ chúng mày có tiêu chuẩn kép?

-Bác sỹ ăn học chục năm chuyên môn mà chúng mày cho rằng họ đéo biết cách cứu con chúng mày hơn là kiến thức chúng mày, vậy sao không tự cứu cho con đi nhập viện làm đéo?

-Có ai kề dao vào cổ bắt chúng mày nhét phong bao không? Chúng mày tự nguyện mua sự ưu tiên, tự nguyện dùng tiền mua quyền ưu đãi của bọn đéo mua. Rồi lại rên như chó ốm kết tội lang cắn phong bì. Dcm tráo trở mất dạy vừa thôi chứ 😀

-Con người văn minh, ai cũng phải được giáo dục từ trứng nước về quyền bất khả xâm phạm thân thể. Cho nên, trong mọi tình huống việc dùng đấm đá giải quyết mọi chuyện đã là thiếu, hoặc không có giáo dục đã- trừ khi chúng mày là nguyên thủ hay giang hồ hẳn. Bác sĩ càng là giai cấp đáng nhận được sự tôn trọng xã hội tuyệt đối, do tính chất công việc và đóng góp cộng đồng của họ. Bọn nào, bởi bất cứ lý do gì cho rằng tẩn lang do abcxyz là chấp nhận được, tao đều xét nhanh đó là phường mất dạy!

2* Bọn mở mồm là so sánh y tế công Vn đéo văn minh như tây lông, bơi vào đây tao bảo này:

Seach tiếng Việt Cẩm nang sức khỏe Thụy sỹ, quê tao còn phát hành 28 ngôn ngữ cuốn này cho di dân để tuyên truyền quyền được nhập viện chăm sóc sức khỏe bình đẳng nữa kìa. Kể cả bọn tứ cố vô thân đéo giấy tờ một mảnh lận lưng có bệnh là được điều trị đéo lói nhiều.

Quê tao, bệnh chìa nhõn thẻ bảo hiểm cho thư ký ghi số, hoặc đéo có thì đưa nhõn địa chỉ liên lạc (case đặc biệt cho bọn nhập cư lậu), rồi khám xong cắp đít về. Bệnh viện gửi bill sau cho bảo hiểm. Bảo hiểm thanh toán lại với mình.

Nghèo mạt rệp hoặc di dân lậu đéo khả năng thanh toán, quỹ xã hội chi trả cho. Tuyệt đối đéo có chuyện lăn tăn tiền trước tiền sau gì cả.

Nhưng, khi các mày mở mồm so sánh lang tây với lang việt, thì hãy lắc não để nhận ra những cơ bản khác:
-Bảo hiểm sức khỏe bắt buộc: lên tới 7-10% thu nhập. 
-Các loại thuế thu nhập: 20-40% => quỹ xã hội trả cho bọn nghèo mạt rệp lấy từ đâu? Chi phí cho y tế công vận hành lấy từ đâu? Hỏi đã là trả lời. 
-Bác sỹ tây lông 1 ngày đéo có quyền khám cho tối đa chục bệnh nhân. 
-Việc của bác sĩ tây lông là 100% tập trung vào chuyên môn khám chữa bệnh, thủ tục lằng nhằng có nguyên system hành chính đảm nhiệm. 
-Bác sỹ tây lông đéo bị trừ lương khi bệnh nhân bùng viện phí như bác sĩ Giùn.

Vậy, khi so sánh cái nhân đạo của system y tế tây lông, hãy biểu tình cho quyền được nộp 10% thu nhập cho bảo hiểm cá nhân + 40% thu nhập phục vụ các loại quỹ xã hội. Tao tin tự khắc bác sĩ Giùn văn minh tử tế hơn tây ngay 😀

Chúng mày đéo hài lòng với thứ được nhận, chẳng qua vì cái giá phải trả chưa tương xứng giá trị, mà thôi. Aka tiền ít thì làm đéo có đít thơm!

Nhu cầu Maslow, chỉ khi con người đủ nhu cầu cơ bản ăn ngụ đụ ị thì mới tới nhu cầu thể hiện bản thân, và cống hiến. Bọn lang ăn học lồi mắt to đầu, lao động công suất còn khét hơn công suất phò đồ sơn trong khi khung lương quy định lại thậm chí đéo đáp ứng được nhu cầu ăn ngụ đụ ị. Thế mà chúng mày đòi bỏn phải cống hiến. Phải biết cự tuyệt phong bao do chúng mày tự nguyện sống chết nhét vào? 
Dcm nhõn cái hài là đéo ai bằng!

Monday, 9 April 2018

1 chiêu hay nhiều chiêu, cái nào cũng tốt, miễn là có chiêu và vận dụng linh hoạt

Độc chiêu hay nhiều chiêu?

Một thương hiệu lớn không chỉ hướng tới heavy users - những khách hàng trung thành mua thường xuyên. Thương hiệu vẫn có thể hấp dẫn cả những light users - khách hàng trung tính, những người mua không thường xuyên. Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia về ngành neuromarketing Byron Sharp trong cuốn sách khá hay của ông How Brands Grow, nhiều người mua không thường xuyên nhưng nếu tỷ lệ này đông thì doanh số mang lại có thể không kém gì nhóm khách hàng thường xuyên. Khi nói về quy luật tập trung là nói về single business (đơn ngành) và hướng tới khách hàng mục tiêu mua thường xuyên. Nhưng câu chuyện thực tế còn rộng hơn thế. 

Đàn ông trên thế giới này khó mà cưỡng nổi vẻ đẹp quyến rũ của nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe. Nhận xét về sự nghiệp của cô, nhiều người cho rằng thực ra người tình của tổng thống John Kennedy tài năng chẳng đến mức để được gọi là minh tinh. Cô ta quá đẹp. Đẹp đẹp và đẹp. Đó là độc chiêu của Marilyn Monroe.

Khi ra đời từ đầu những năm 1970 tại thành phố Settle (Mỹ) Strabucks định vị là chuỗi cửa hàng cà phê dành cho những người sành cà phê và yêu cà phê. Họ cực kỳ trau chuốt cho triết lý văn hoá cà phê của mình và đã gặt hái thành công vang dội nhờ văn hoá này.  Độc chiêu của Starbucks là cà phê, cụ thể hơn là "một không gian cà phê lãng mạn hay cốc cà phê espresso rang xay đậm màu" như mô tả đầy cảm xúc của ông Howard Schultz.

Nhưng Starbucks có vẻ đang làm nhạt đi vị đậm đà ban đầu này của họ. Ít nhất tôi cảm nhận thấy điều đó ở chuỗi cửa hàng của họ ở Việt nam. Giờ đây nhiều người đến Starbucks không phải vì cafe ngon, cũng không phải vì có tình yêu như câu chuyện "Dốc hết trái tim" mà Howards Schultz đã say sưa mô tả. Họ đến Satrbucks đơn giản vì thói quen, vì địa điểm thuận tiện, vì có trà, có nước hoa quả, vì thể hiện sự sành điều hoặc  để gặp gỡ trao đôi công việc. Có bao nhiêu lý do thì có bấy nhiêu nhóm khách hàng khác nhau. Họ là nhóm khách hàng light users - những người không trung thành, không yêu Starbucks nhưng có thể đóng góp lớn đến doanh số của cửa hàng. Vì họ rất đông. Nhiều nhóm nhỏ với các nhu cầu khác nhau tạo nên một nhóm lớn. Nhóm khách hàng này hoàn toàn là "trung tính" với định vị ban đầu của Starbucks mà chúng ta đã biết. Họ chẳng quan tâm và không bỏ tiền ra vì một không gian cà phê lãng mạn hay cốc cà phê espresso rang xay đậm màu. Với bánh ngọt và đủ thứ nước uống hoa quả, bạn bước vào quán Starbucks giờ đây và nhận thấy đâu còn mùi thơm lừng mùi cà phê đậm đặc, không gian cà phê "đậm đà nồng nàn bí ẩn". Di sản thương hiệu của Starbucks đã "bay theo" chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm hướng tới số đông đại trà, dễ tính và đa số chỉ cần một địa điểm đẹp, một cái tên sành điệu để ngồi, check in và selfie.

Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng. Chỉ có tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu. Quy luật tập trung nhắc lại có lẽ thật thừa thãi.

Vậy tại sao Starbucks vẫn từ bỏ vũ khí đã làm nên tên tuổi của họ? Thậm chí họ đi xa, rất xa của cái mà dân kinh doanh luôn tôn thờ là giá trị cốt lõi khi đưa cả rượu & bia vào thánh đường cà phê của mình. Giữa năm 2015 các cửa hàng của Starbucks ở California, Colorado, Florida và New York đã bắt đầu phục vụ bia và rượu vang (từ sau 4 giờ chiều). Strabucks dự kiến sẽ có 2000 trong số 12.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ phục vụ rượu bia cùng cà phê trong 5 năm tới.
"Tôi cho rằng chuyện này cũng không có gì sai với một quán chỉ chuyên bán cà phê. Vì chúng tôi nhận thấy rất nhiều khách hàng muốn ghé qua buổi tối, để làm một cốc bia hay ly rượu và gọi thêm một đĩa thức ăn", ông Rhys Iley - Phó chủ tịch Starbucks tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho biết. Những người xưa nay quen với lý thuyết về tập trung có thể ngạc nhiên về phát biểu này. Nhưng thực tế nói lên tất cả. Theo một bài viết trên tạp chí The Econimists tháng 1/2016, trong lúc các cửa hàng cà phê của McDonald's hay Dunkin' Donuts đang vật lộn với khó khăn, Starbucks vẫn giữ mức tăng trưởng đều đặn 5% và giá cổ phiếu tăng gần 50% so với 2014. Còn ở thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 2000.

Hoá ra quy luật về tập trung, một cách thể hiện của định vị thương hiệu (vốn đề cao nguyên tắc tập trung) có vấn đề hay sao? Vì không chỉ Starbucks, có khá nhiều thương hiệu ban đầu chỉ làm một thứ thôi, sau đó theo thời gian họ mở rộng sang nhiều ngành nghề khác (dưới một cái tên duy nhất). 
Amazon lúc đầu chỉ bán sách, giờ họ bán đủ thứ, rất nhiều thứ. Amazon thành công ra sao ai cũng thấy.
Vingroup ban đầu chỉ kinh doanh bất động sản. Giờ đây họ có bán lẻ, trường học, bệnh viện, điện máy, rau sạch. Vingroup đang thành công.

Quy luật tập trung không có vấn đề gì. Nó vẫn đúng và rất đúng. Chỉ có điều không có một quy luật nào đúng tuyệt đối cả. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, quy luật tập trung để tồn tại, tập trung để khác biệt vô cùng cần thiết. Đối với doanh nghiệp quy mô lớn, vẫn có thể duy trì tập trung (về định vị ngành nghề) hoặc theo đuổi chiến lược đa ngành nghề. Bên cạnh những doanh nghiệp trọn đời chỉ làm một thứ đúng như quy luật tập trung đã chỉ ra vẫn có nhiều doanh nghiệp theo thời gian từ đơn ngành thành đa ngành. Có doanh nghiệp thất bại buộc phải thu hẹp lại sau thời gian mở rộng. Và có nhiều doanh nghiệp mở rộng thành công.  Đối với doanh nghiệp mở rộng, câu hỏi cực kỳ quan trọng là giá trị & bản sắc doanh nghiệp đó có đủ mạnh, đủ hấp dẫn với thị trường để họ theo đuổi chiến lược đa ngành nghề hay không.

Làm thế nào một quán cà phê có thể thu hút được những người có nhu cầu uống bia rượu bước vào. Starbucks không đơn thuần bán coffee. Họ bán một lối sống. Họ không phục vụ coffee, họ phục vụ con người. Nhưng suy cho cùng nếu nói về liên tưởng ngành nghề, Starbucks vẫn phải giữ cho được hai chữ cà phê. Cho dù họ có bán bia bán rượu hay cái gì khác nữa thì liên tưởng ngành nghề cốt lõi vẫn là điều quan trọng để họ được biết đến một cách rộng rãi. Một thương hiệu lớn về quy mô như Starbucks không chỉ hướng tới heavy users - những khách hàng trung thành mua thường xuyên. Strabucks còn hấp dẫn cả những light users - khách hàng trung tính, những người mua không thường xuyên nhưng họ khá đông. Theo chuyên gia về ngành neuromarketing Byron Sharp trong cuốn sách khá hay của ông How Brands Grow, nhiều người mua không thường xuyên nhưng nếu tỷ lệ này đông thì doanh số mang lại có thể không kém gì nhóm khách hàng thường xuyên.

Trong số những khách hàng của Vingroup có những người thích, có những trung gian và có cả những người ghét họ. Với tư cách là một tên tuổi lớn, Vingorup có tệp khách hàng vô cùng đa dạng. Theo thời gian Vingroup không chỉ gắn với Vincom, Vinpearl nữa. Rõ ràng Vingroup đã tạo dựng được uy tín và giá trị riêng để tên tuổi của họ vượt qua giới hạn ngành nghề BĐS. Như cách Starbucks vượt qua giới hạn sản phẩm cà phê, Amazon vượt qua giới hạn ngành nghề bán sách. 

Độc chiệu rất hữu hiệu. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Ông cha ta cũng nói vậy từ ngàn xưa. Nhưng có một sự thật là khá ít cô gái có độc chiêu đẹp như Marilyn Monroe. Được bao nhiêu thương hiệu cà phê như Starbucks? Khi không thể có một chiêu độc, sở hữu nhiều chiêu nhỏ cũng là một cách để tồn tại. Những quan điểm học thuật kinh điển nó vẫn ở đó, vẫn đúng và hữu dụng. Nhưng sự cập nhật những quan điểm mới và ứng biến với sự đa dạng thay đổi của môi trường ngày nay mới là yếu tố tiên quyết cho những nhà quản trị thương hiệu. 

Độc chiêu hay nhiều chiêu? không có câu trả lời cố định nào cả. Miễn là có chiêu để dùng, và dùng một cách linh hoạt.

Đức Sơn 
CEO of Richard Moore Associates

Bài này nói về việc hút thuốc nhưng có giải thích về các hormone hay

🔥 KHÔNG HÚT THUỐC & 4 CÁCH TỰ SƯỚNG (bài này không dành cho người yêu thuốc lá, rượu bia, ...)
"Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi" (Bao thuốc nói)
"Chúng ta không thừa kế trái đất từ tổ tiên, chúng ta mượn nó từ thế hệ tương lai" (Ngạn ngữ)

Mỗi chiều chở con đi học về, trên đường, mặc nhiên bắt gặp những màn ảo thuật đường phố thật vi diệu. Một tay cầm lái bên phải, tay bên trái để lên đùi, cắm trên tay là một điếu thuốc (giống như cắm trên bát nhang). Hương thúi tỏa nghi ngút. Tội cho bọn trẻ con và người đi đường với những lá phổi yếu ớt. 

Tối thứ 7, chở mấy mẹ con đi xem phim. Dừng xe ngay đèn đỏ. Một mùi hăng hắc khó chịu xộc vào mũi. Nhìn qua xe kế bên. Một cánh tay rắn chắc đặt trên vô lăng. Thật thiện nghệ với 2 ngón tay vươn ra, kẹp giữa là điếu thuốc tỏa sáng. Đôi môi chu lên, làn hơi nóng thúi được thổi ra.

Hôm chủ nhật, dự một hội thảo nâng cao kiến thức Marketing, rất hay. Customer journey gần đây được các diễn giả sử dụng ngày càng nhiều, như một xu hướng thời thượng. Giờ giải lao, âm thanh một nhóm bạn quen thu hút tôi sà vào. Hương thúi lại thoang thoảng. Một nhóm quý ông đàm đạo trong sương. Trưa về, quần áo được xức lên một loại nước hoa gắt mũi, thời thượng.

Hiện tượng xông khói nơi công cộng đã được hợp thức hóa bởi các công ty sản xuất thuốc, một ngành mũi nhọn siêu lợi nhuận được đảm bảo từ chính phủ (nộp thuế nhiều quá mừ).  Ai cũng biết hút thuốc có hại cho sức khỏe. Vậy tại sao vẫn còn những người có thói quen hút thuốc? Tại sao con người có những thói quen khó bỏ? Tại sao con người lại bị các đội nhóm- tổ chức xấu dzụ dzỗ?

☯️ Vì CON NGƯỜI luôn tìm kiếm sự vui vẻ và hạnh phúc. Vậy HƯNG PHẤN, HẠNH PHÚC có từ đâu?

🕐 DOPAMINE: Một trong những cơ chế gây hưng phấn cho não bắt nguồn từ hoạt chất nicotine trong điếu thuốc lá (còn dùng làm thuốc trừ sâu, diệt côn trùng).  Khi hút, nicotine từ thuốc đến phổi và nhanh chóng lan đến não. Sau đó một "chất mang lại niềm vui và cảm giác tức thời" được sinh ra. Đó là Dopamine (điều này lý giải tại sao người ta hút hết điếu này đến điếu khác). 
- Rượu bia (alcohole), chất kích thích (heroine, cocaine, meth, ...), hoặc hoàn thành một mục tiêu cụ thể nào đó như đánh bài, chơi game, chém gió, cua gái, công việc,  ... đều có cơ chế tạo Dopamine tương tự. 
- Khi căng thẳng hoặc cần vui vẻ, bộ não có khuynh hướng tìm cái gì tạo Dopamine nhanh nhất. Và khi trở thành thói quen, não lệ thuộc vào cách làm đó. Do vậy, "TỨ ĐỔ TƯỜNG" chẳng qua là những thói quen ăn sâu vào tiềm thức.
- Bạn có thể kiểm soát quá trình này bằng cách tạo ra các thói quen mới có lợi, như đọc sách vào lúc 6g sáng, viết nhật ký lúc 22g30, hoặc tạo ra các phần thưởng chiến thắng khi Bạn hoàn thành công việc, ... hãy nói KHÔNG HÚT THUỐC, thậm chí phạt bản thân để huấn luyện cho não không được tái phạm.

🕑 ENDORPHIN: hormone hạnh phúc giúp giảm lo lắng- đau đớn- trầm cảm được tạo ra khi vận động. Mỗi sáng tập thể dục 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp chúng ta yêu đời hơn. Các mạch máu được tiếp nạp oxi. Cơ bắp giãn hơn. Các khối máu đông- cholesterole có cơ hội tan ra. Chất độc được đào thải qua 4 đường: thở, mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện. Các tế bào được tiếp nạp năng lượng, tạo nên gia tốc truyền động giữa các hạt tế bào, cơ thể tràn đầy hưng phấn và năng lượng chào đón ngày mới.
- Khi cười hoặc tham dự các chương trình hài hước, hương thơm của vanilla- hoa oải hương, socola đen, thức ăn cay cũng góp phần giải phóng Endorphin.
- Bây giờ Bạn đã lý giải được tại sao bọn trẻ con luôn vui vẻ, hạnh phúc? Chúng năng động, các tế bào mới được sinh ra với mật độ cao, ánh mắt tinh anh, cơ thể tràn trề năng lượng.

🕒 SEROTONIN: hormone sung sướng được tạo ra khi có ai đó khen hoặc công nhận Bạn. Cảm giác hạnh phúc này thôi thúc Bạn không ngừng làm gì đó để được tán thưởng, thừa nhận từ những người xung quanh. Trong thang điểm Maslow 8 điểm hiện đại thì khao khát được yêu thương và thừa nhận luôn nằm ở trên cùng. Do đó, con người luôn muốn gia nhập vào cộng đồng và thể hiện giá trị bản thân. Bài viết này của tôi là một minh chứng, hihi ^^. 
- Hầu hết các loại thuốc chống suy nhược đều tập trung vào sản xuất Serotonin. Phơi nắng sẽ giúp cơ thể sản sinh Vitamin D và Serotonin.
- Chúng ta hãy làm quen với nhau. Mình tên Đỗ Hoàng Công Nguyên ^^, một vợ hai con, chuyên môn chính là Marketing và xây dựng hệ thống. Sứ mệnh cuộc đời của mình là đem lại cho bất cứ ai gặp gỡ 7 chữ "Sức khỏe, tinh thần, tâm linh, trí tuệ, xã hội, thời gian và tài chính". Còn Bạn, tự giới thiệu đi? Gia nhập cộng đồng rất đơn giản, Bạn thể hiện nha.
- Hãy bấm LIKE, CÒM chính là đem lại Serotonin cho tác giả và những member.

🕓 OXYTOCIN: hormone của tình yêu xuất hiện khi Bạn fall in love hoặc nắm tay, âu yếm, ôm ấp, sex, ...  Hormone này được sản sinh và Bạn cảm thấy thỏa mãn, cảm thấy sự gắn kết giữa đôi bên. Do đó, mỗi ngày vào công ty, Bạn đừng chào hỏi suông, hãy nắm tay, ôm vai để trao Oxytocin cho mọi người xung quanh nha. Một ngày mới hạnh phúc sẽ được lan tỏa.
- Những người đàn ông trung thực, 1 vợ 1 chồng sẽ sản xuất Oxytocin nhiều hơn, giảm căng thẳng về tim mạch, cải thiện hệ thống miễn dịch, ... 
- Tặng quà cũng là cách thức để tăng cường Oxytocin cho mọi người xung quanh. WOW là một từ tuyệt vời.

🎯 Ứng dụng của việc tạo ra các hormone gây hạnh phúc & hưng phấn này rất đa dạng, một nghệ thuật đúng nghĩa. Ví dụ: 
- Sếp khen nhân viên trước tập thể. Các doanh nhân bắt tay ôm nhau, trao nhau những lời có cánh. Gửi một email hài hước cho đối tác, ... 
- Mỗi sáng ba mẹ ôm con cái, khen con hôm nay rất tuyệt vời, chúc con một ngày vui vẻ. 
- ̶H̶̶ộ̶̶i̶ ̶t̶̶h̶̶ả̶̶o̶ ̶l̶̶à̶̶m̶ ̶g̶̶i̶̶à̶̶u̶ ̶n̶̶h̶̶a̶̶n̶̶h̶̶.̶ ̶B̶̶ă̶̶n̶̶g̶ ̶n̶̶h̶̶ó̶̶m̶ ̶t̶̶ộ̶̶i̶ ̶p̶̶h̶̶ạ̶̶m̶. Mọi người cùng nhau làm gì đó như vỗ tay, khích lệ, động viên nhau, ̶c̶̶ù̶̶n̶̶g̶ ̶n̶̶h̶̶a̶̶u̶ ̶l̶̶à̶̶m̶ ̶đ̶̶i̶̶ề̶̶u̶ ̶x̶̶ấ̶̶u̶. Chơi trò chơi có phần thưởng như đi trên than hồng, trò chơi đồng đội, ... (ghi điều này không phải vẽ đường cho hươu chạy mà để Bạn nhận thấy cách các tổ chức xấu đang làm để gây hưng phấn cho con người). 
- Đưa ra những mục tiêu giá trị để theo đuổi. Chia mục tiêu thành những đoạn nhỏ để dễ hoàn thành, dễ tạo hưng phấn. Làm những việc chưa từng làm. Xây dựng kỷ luật cho bản thân, tạo lập thói quen tốt, tự kỷ ám thị, ...

😜 Mọi sách báo, hội thảo, khóa học viết về tạo động lực nội- ngoại sinh, tạo năng lượng tích cực, gia tăng năng lực cá nhân- đồng đội, ... đều có nguồn gốc- cốt lõi như nhau. Bài viết tổng hợp nhiều nguồn, góc nhìn chia sẻ quan điểm riêng của tác giả, Bạn đọc tham khảo cho vui nhé ^^

🍀 Bạn không thể một mình làm mọi việc trên đời. Bạn hãy mỗi ngày tự rèn luyện chính mình và trở thành người có giá trị hơn với bản thân, gia đình, đồng đội và xã hội xung quanh nhé. Nhân bài viết này tôi xin phép được phát động phong trào KHÔNG HÚT THUỐC bằng các hành động thiết thực sau. Bạn chọn nhé: 
1. Trong tháng 4, gặp bất kỳ ai trên đường đang hút thuốc, nói ngay với họ "Vui lòng không hút thuốc nơi công cộng, hút thuốc có hại cho sức khỏe". KPI: 10 người/ tháng. 
2. Trong tháng 4, đánh vào vai người Bạn của mình khi hút thuốc và nói "Vui lòng không hút thuốc, hút thuốc hại phổi, có thể ung thư". KPI: 10 người/ tháng. 
3. Trong tháng 4, nếu Bạn muốn hút thuốc, tự xử lý bằng cách bóp méo gói thuốc, đánh vào tay thật đau 10 cái và nói "Hút thuốc tốn tiền, mất sức khỏe, mất tương lai". KPI: 10 lần/ tháng. 
4. Vì chúng ta đang kết nối nhau bằng facebook, khi đạt đủ KPI, Bạn tự tạo 1 status trên trang cá nhân và tag các người Bạn của mình vào mời họ tham gia, challenge với nhau. Yêu cầu sử dụng hastag ký tên chuẩn chung như sau: #khônghútthuốc, #hútthuốchạithân

🌻 Chào ngày mới, tự tạo động lực cho chính mình và mời Bạn tham gia chương trình KHÔNG HÚT THUỐC nha. Hãy lan tỏa điều tốt đẹp cho xã hội. Chân thành cảm ơn.

Đỗ Hoàng Công Nguyên 
#ĐỗNguyên _Mod QTvKN

💥 Đọc thêm: 


#ba: Vận dụng 5 cấp đội mối quan hệ vào cuộc sống: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206155406924462&set=p.10206155406924462&type=1&theater






Thursday, 29 March 2018

With Mr. Binod H.R - Executive VP from #Infosys, Hochiminh City 2018/03/28.

With Mr. Binod H.R - Executive VP from #Infosys, Hochiminh City 2018/03/28.

1/ Nhân viên nghỉ vì: a) salary, b) độ interesting của công việc. Cần nói cho họ sự khác biệt bản chất giữa FPT và các công ty làm product, hay giữa FPT và cty start-up. Nếu không cho họ high salary thì hãy tạo sự hấp dẫn trong công việc, bằng công nghệ, bằng rotation giữa các dự án. Cần làm cho nhân viên hiểu rất rõ về khách hàng, về những thứ họ đang làm cho khách hàng của FPT.

Start-up là thứ hấp dẫn với youngsters vì qua đó họ phải làm nhiều, nên học được nhiều. Làm việc cho cty của chính mình sẽ làm năng suất lao động tăng vọt, khác hẳn làm việc cho công ty của thằng khác.

2/ Dự án T&M, nếu không làm gì thì margin sẽ giảm year by year. Chỉ có cách negotiate một cách logical với khách hàng, cho họ lựa chọn: hoặc là ông tăng giá cho tôi hàng năm, để cover lạm phát etc. (và điều này nên được nêu rõ trong hợp đồng★1), hoặc ông chấp nhận cho tôi rotate nhân viên của tôi.

Ví dụ dự án T&M với 10HC, trong đó 4 seniors, 6 juniors - sau 1 thời gian thì bạn có thể manage để chỉ cần 7HC cũng vẫn deliver được lượng công việc cũ. Bạn có mấy lựa chọn:

a) Rút 2 senior và 1 junior ra để đi làm việc khác. Phần cost cho 3 người đó thì cưa đôi: khách hàng 1 nửa, FPT 1 nửa

b) Rút 3 người ra, nhét thêm 3 juniors vào, vẫn nhận được revenue như cũ mà lại có 3 người làm dự án khác.

Kiểu gì thì việc thương lượng với khách hàng cũng nên là việc của Delivery, không phải việc của bọn bán hàng - bọn đấy chỉ stay ở resort nào đó, và 1, 2, 3, dzo với khách thôi.

Confidence của khách khi làm với FPT nằm ở hội Delivery, không phải ở hội Hunter.

Đương nhiên đừng tạo ra tình huống sau: khách hàng lý luận rằng tớ chọn FPT vì competitive price, ấy thế mà các bạn tăng giá - nếu thế tớ chuyển việc sang công ty khác. Khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ mình nếu mình đảm bảo quality cho họ, đặc biệt là khách Nhật. Chỉ thương lượng các điều khoản bên trên khi quality đảm bảo.

Hãy transparent với khách, show cho họ biểu đồ biến thiên giữa revenue và nhân sự theo năm của Fsoft, dùng nó làm vũ khí để thương lượng về tăng giá/hoặc rotate người.

3/ Một số top guys nghỉ Fsoft vì chán outsourcing, muốn làm gì đó khác? Điều này không đúng, và nếu có thì đó là trách nhiệm của manager. Managers cần chủ động tạo ra môi trường tốt, cho họ cái gì đó mới,..

Người trẻ hiện nay khác người trẻ ngày xưa. Hãy tạo aspiration (step by step)!! Đừng bao giờ sợ việc có members giỏi hơn mình★2, mà hãy encourage smart guys to eliminate you. Đó là cách để chúng ta rảnh rang làm việc mới, việc lớn hơn.

4/ Đừng sub-contract nhân viên hiện tại. Nếu cần thì hãy sub-contract cho cựu nhân viên. Hãy tạo portal/network kết nối cựu Fsofters, hãy public các cơ hội cho họ quay lại★3. Nhưng nhớ là cần tuân thủ mấy nguyên tắc:

- Cựu nhân viên đó khi exit interview thì cần check khả năng "có thể re-hire hay không", cái này gọi là "clean exit." Lúc tuyển lại thì recruiter có thể check thông tin đó trong records, hoặc check cách nào đó để make sure là có thể re-hire người đó.

- Đừng có tăng pkg quá so với lúc họ nghỉ.

5/ Effort thừa (nếu có) nhờ tăng năng suất etc trong ODC, nếu không rotate người thì hãy focus cho họ được trained. Infosys có các lớp học (đủ các thể loại skills) vào lúc 16:00-19:00, everyday.

6/ Năng suất cho individual ư? Hừm, bản thân Infosys cũng không/chưa đo đạc, làm gì được. Bạn có biết được nhân viên của bạn làm gì trong 8 giờ vàng ngọc đâu.

Chỉ có năng suất theo dự án, theo team★4. Productivity theo LOC là 1 giải pháp, nhưng chắc chắn là khó chính xác được. Hãy đảm bảo rằng nhân viên thực sự làm việc trong 8 giờ vàng; nếu tốt hơn nữa thì thử Function Point analysis - cái này khó đấy, cần PM hands-on.

Ở Infosys thì năng suất đang được soi / cải thiện bằng cách:
- Có estimation model tốt, và hy vọng rằng estimation là đúng
- Từ đó sẽ remove các thể loại overhead, buffer ra - cố gắng deliver dự án bằng budget nhỏ hơn budget charge được★5.

7/ Làm LSI ư? Why? Fsoft sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều chuyên gia sẵn có, margin sẽ rất thấp. Bản thân các kỹ sư hw sẽ bị đồng nghiệp sw nhìn như là "step brother." Fsoft chỉ nên làm LSI/hardware khi đảm bảo kiếm được margin tốt hơn SW, thông qua những full solutions kết hợp cả vi mạch lẫn phần mềm nhúng.

8/ ERP consultant ư? Đừng có mà thuê nhiều như là nhân viên chính thức, hãy dùng sub-contract, mạng lưới freelancer. Chả biết bên Nhật thế nào chứ bên Âu, Mỹ thì nhan nhản. Tất nhiên là unit price sẽ đắt, nhưng không sao, hãy get things done trong giai đoạn dự án.

9/ SQA là quan trọng, delivery phải respect (S)QA officers; ngược lại (S)QA cũng đừng đóng vai cảnh sát/inspector. Thay vì chỉ raise issues, thì hãy đưa cả solutions. Nếu (S)QA mà làm được code review thì là brilliant.

PQA ư? Không cần thứ ấy. (P)QA nếu có thì hãy làm nhiệm vụ chia sẻ best practices, auditing. PQA có sứ mạng quan trọng tại các giai đoạn nào đó nhưng PQA không thể là 1 nghề, không có career-path cho PQA. Hãy rotate PQA và Delivery. Hãy đưa PQA trở về với Delivery, với Technology.

PQA để phục vụ việc report? Nếu cần thì đừng có nhiều layers, hãy sáng suốt de-layer các tầng mà chỉ làm nhõn việc consolidate. Hãy đưa các tầng không cần thiết trở lại với Delivery, với Technology.

Comtor? Hừm, comtor của tôi là cái điện thoại, là Google translate, (zero distance?).. Không có career-path cho Comtor. Comtor cũng giống PQA bên trên.

Quality Executive/SEPG (CQO - anh HyTQ) không nên report to CDO (a CuongDD), vì sẽ phát sinh conflict về interest ở đây★6. Quality Executive phải rất powerful, independent from Delivery/CDO.

CQO phải tự thiết kế escalation mechanism, và triển khai cơ chế đó★7.

10/ Tương lai ngành outsourcing à? Chịu!! Technology sẽ tạo ra rất nhiều đột phá. Chả có tương lai gì cho bọn làm BPO đâu. Level 1, level 2 jobs đã hầu hết được automated rồi. Một phần level 3 job cũng đang dần được automated bởi AI. Chắc chắn automation sẽ càng ngày càng khủng.

Xu thế tự làm tại các enterprises sẽ tăng lên. Và tổng thống Trump đang không có gì sai với đất nước của ông ấy cả. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu cái gì cũng tự làm thì sẽ đẩy cost lên cao, và cốt lõi hơn: làm gì có người mà làm?

Nên tôi vẫn nghĩ ngành out-sourcing vẫn sống khỏe trong 15-20 năm nữa. Tuy nhiên, số lượng large scale contracts sẽ giảm đi, giá trị sẽ được shift hay tồn tại ở những công nghệ mới, công nghệ khó (ví dụ advanced data analytics, facebook, google,.. - bạn cần tạo ra WOW cho khách hàng.)

Software vẫn là tương lai, be fair to software engineers.

Let's wait and see.

11/ Sub-contract cho công ty ngoài ư? Không nên, vì bạn cần control 100% chất lượng mà, ngoài ra còn rủi ro sub-contractors sẽ bypass FPT để làm trực tiếp với khách hàng của FPT.

Chỉ sub-contract những việc đơn giản (nếu cần), ví dụ Infosys đang out-source level 1, level 2 của các việc internal IT cho công ty bên ngoài.

Wednesday, 7 March 2018

CHIẾN LƯỢC GÁI XINH CHỐNG Ế

CHIẾN LƯỢC GÁI XINH CHỐNG Ế

 

Đợt vừa rồi, tôi về Việt Nam cũng gặp một số người bạn cũ. Em cũng là một người bạn tôi quen từ hồi đại học nhưng vì ở xa nên cũng ít có điều kiện gặp. Khi hỏi về cuộc sống hiện tại, em thỏ thẻ tình trạng của mình-"Biết bao mùa hoa mai, chưa cùng ai lọ mọ. Biết bao mùa khoai sọ, chưa lọ mọ cùng ai". Tôi khá ngạc nhiên vì em là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, lại là chủ một tiệm Spa, cũng có của ăn của để. Dường như đây không phải vấn đề của riêng em mà còn của rất nhiều bạn nữa. Em cũng đi tư vấn tâm lý, rồi các lớp học về tình yêu mà tình trạng vẫn chẳng khá khẩm hơn. Em nhờ vả tôi thiết kế một chiến lược kiếm người yêu cho mình. Sau một thời gian nói chuyện, tôi nắm bắt được một số ý chính của em.

 

+Định vị bản thân: người phụ nữ xinh đẹp, thành đạt, giỏi kinh doanh

+Đối tượng mục tiêu: Nam giới, độ tuổi 28-40, thành đạt trong sự nghiệp, tài khoản ngân hàng có tầm chục tỷ. Theo em, như vậy mới xứng.

 

Tôi cười lớn: "Em mà xác định như vậy thì ế là đúng rồi vì định vị thương hiệu và thị trường đều sai."

 

Tôi phân tích cho em:

-Em có thứ người ta không cần và thứ cần thì lại không có. Nếu người đàn ông đến với em vì nhan sắc thì em không thể đọ được với những cô người mẫu, diễn viên ngoài kia, thậm chí những em mười tám, đôi mươi xinh tươi mơn mởn. Nếu đàn ông cần tìm người giỏi kinh doanh thì em cũng không giỏi bằng những chuyên gia mà họ có thể thuê hoặc hợp tác. Nói tóm lại, ở cả hai thị trường cạnh tranh em đều ở thế yếu. Tất cả những phẩm chất em coi là thế mạnh thì đều chưa đạt tới "điểm chạm" khiến khách hàng thay đổi hành vi.

 

-Nhưng đó là những đặc điểm tốt mà! – Em cự nự

-Đúng là những điểm tốt nhưng cũng vì vậy mà em đang ở một phân khúc thị trường rất "chơi vơi"-"chân không chạm đất, đầu không chạm trời". Với những chàng trai bình thường thì họ sẽ không dám với tới em khi em vừa có nhan sắc và tài chính. Đàn ông ai cũng muốn là trụ cột gia đình, chứ không phải cụ chột trong gia đình. Còn với đàn ông đủ sức chinh phục em thì họ cũng có thể chinh phục được những cô gái khác mà theo họ là tốt hơn em. Ở một thị trường, các chàng trai thấy chi phí đầu tư vào em quá lớn. Còn ở thị trường khác, chi phí đầu tư vào em lại kém hiệu quả khi họ có thể tán tỉnh một cô gái trẻ đẹp hơn với mức đầu tư bằng hoặc thấp hơn.

 

-Vậy em phải làm thế nào để có thể thu hút được đàn ông?

 

- Có hai cách: em cần giảm tiêu chuẩn, bước vào thị trường bình dân hoặc hoàn thiện bản thân để bước vào phân khúc hạng sang. Trước khi quyết định chiến lược thì cần phải xem lại mục đích. Mục đích của em là hạnh phúc nên anh không khuyên em hạ thấp tiêu chuẩn. Yêu một người đàn ông mà không có gì để mình nể phục thì em sẽ không thể hạnh phúc. Em cần đầu tư thêm để bước vào phân khúc thời thượng, hạng sang.

 

-Anh chia sẻ cụ thể đi!-Em tò mò

 

-Để trở nên sang chảnh, cách dễ nhất là hoàn thiện mẫu mã, bao bì còn khó hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo các giá trị vô hình. Em nên học thêm về makeup và đầu tư vào trang phục để nhan sắc thật lộng lẫy, kiêu sa. Sau đó, em có thể tạo thêm các giá trị vô hình bằng cách đi thi vài cuộc thi nhan sắc, người mẫu, hoa hậu gì đó. Khi sản phẩm không có sự khác biệt (ở đây là nhan sắc) thì người ta sẽ tập trung vào những câu chuyện đằng sau, những thông điệp tạo giá trị vô hình. – Tôi nói

 

-Nâng cao chất lượng sản phẩm thì khó hơn chút. Em cần tìm hiểu xem đối tượng của mình cần điều gì? Nếu anh ta cần một người phụ nữ biết giao tiếp thì em cần nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Nếu anh ta muốn ăn ngon, thích nhậu thì hãy biết cách nấu những món nhậu ngon để anh ta mời bạn bè về nhà cùng nhậu. Đàn ông "chết" cục bộ chứ không phải tổng thể. Chỉ cần em xuất sắc một trong những hạng mục mà anh ta cần là đủ rồi. Như trong kinh doanh, đôi lúc cảm xúc là điều quyết định, lấn át cả lý trí.

 

Mắt em sáng lên rồi lại thoáng chút ngần ngại:

-Nếu em lên phân khúc hạng sang khó quá thì còn cách nào không anh?

 

-Tất nhiên là có cách. Em có thể đi vào thị trường ngách. Thị trường ngách là những thị trường chưa ai để ý hoặc nó có một số điểm đặc biệt. Ví dụ như em có thể tìm người đàn ông khiến em kính nể về tri thức chứ không phải tài chính. Hoặc anh ta có điểm gì đó khiến anh ta hiện giờ vẫn chưa có người yêu: mải mê công việc, du học mới về…

 

-Nghe anh nói xong thì em tự tin năm sau ra mắt người yêu với anh rồi – Em cười tít mắt

 

P/s: Các bạn có thể chia sẻ từ tường FB của mình.

 

Ảnh minh họa - Google

#ldcl #xinhmae #thoate

--------------------------

Vũ Minh Trường - NCS Tiến sĩ Lãnh Đạo Chiến Lược, ĐH James Madison

Saturday, 10 February 2018

Kỹ thuật

r/sex

NSFW

[OP bẩn tính, thích nói đểu, troll người khác. Đừng như OP.]

#viếttặngLâmKiệtlặc =))

 

Mừng 14/2 sắp đến, vì hạnh phúc của các chàng trai đýt đỏ có gấu, tôi viết bài chia sẻ vài kỹ năng cơ bản dành cho các cô.

Chúc các bạn nữ nhanh nắm bắt nội dung, áp dụng tốt vào thực tế để vui càng thêm vui. Vui thôi, đừng vui quá. 24/11 có rên rĩ cũng đừng lôi tên tôi ra rủa nhé.

Tôi tạm gọi ciu là súng nhé. Nghe máu lửa hơn.

 

1) Bj: Chỉ dùng bờ môi và lưỡi, tuyệt đối không để răng chạm súng. Các bước bj có thể xem ở porn, jav. Tôi chỉ nêu những điều cần lưu ý thôi.

Hai cánh môi chạm vào đầu súng, điều khiển bờ môi mở rộng rồi thu nhỏ như chữ O sang o và ngược lại. Chậm rãi thâu tóm nòng súng, kết hợp hít bằng mũi và thở bằng miệng. Hơi thở ấm nóng của bạn, trong môi trường ẩm ướt, càng làm súng nở to hơn. Muốn tăng kích thích có thể ngậm kẹo bạc hà ít đường trước khi bj. Tôi đề cử kẹo Frisk neo peppermint sugarless, Eclipse cooling mint sugarfree .

Người xưa có câu "Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Chả hiểu thầy cô nghĩ gì mà dạy mọi người NÊN VÀ CHỈ NÊN hiểu theo nghĩa bóng. Ahihi đồ ngốk.

Theo tôi, các cô tự tập chuyển động lưỡi nhiệt tình vào. Bằng không, súng chưa bóp cò mà miệng đã mỏi, lưỡi đã tê. Khi bạn tự tin dùng lưỡi cởi được nút áo partner trong thời gian 10s là đủ trình làm senpai rồi đấy.

Quay lại chủ đề bj, các cô đừng vồ vập mút nuốt đầu súng liên tục. Chậm rãi dùng lưỡi uốn quanh súng, theo chiều xoắn ốc từ trên xuống và ngậm/nuốt súng tiến dần vào miệng. Khi nhả ra cũng phải chậm rãi từ từ. Đặt lưỡi ở phía dưới súng (vị trí dây hãm) tạo lưỡi hình vòng cung hoặc chữ U để bám chặt dây thần kinh dọc súng. Nơi cần vuốt ve chu đáo nhiều nhất là ở các vị trí rãnh/vành nấm, dây hãm (tôi thích gọi là caravat của nấm) và miệng sáo (họng súng).

Dùng đầu lưỡi khuấy, chọt, mút họng súng tương tự như các anh đang húp sò các cô vậy. Điểm G này ít người để ý, vì thường mọi người chỉ chăm sóc khu vực "cà vạt" thôi. Hãy dùng lưỡi của các cô khám phá từng mm khu vực nấp dưới vành nấm. Partner sướng tê tái khôn tả đấy.

Ngoài ra, các cô cần chủ động vuốt ve vị trí quanh bẹn, hai hòn bi. Tập nuốt, vờn 2 hòn bi trong miệng cũng là tuyệt chiêu. Người nào nhạy cảm sẽ rên ngay lập tức. Khu vực nếp rãnh của bi cũng cho cảm giác rùng mình đê mê tương tự hành động vuốt súng.

 

2) Tôi khuyến khích các cô chủ động hơn trong cuộc vui. Đành rằng đạn đã lên nòng, sẳn sàng nhắm bắn. Nhưng các cô có nghĩ đến suy nghĩ của partner không? Bia tập bắn gần quá, lại cố định nên bắn trúng hồng tâm là chuyện đương nhiên. Nhưng phàm những gì dễ quá sẽ nhanh chán. Hãy di chuyển bia nhắm bắn. Tăng độ khó của nó lên, như xoay mông theo hình vòng tròn. Dễ hơn thì hẩy mông từ dưới lên trên theo hình cánh cung. Tăng độ cọ xát, tiếp xúc giữa súng với bao thịt. Điểm G của nữ trong "bao súng" thường nằm ở vị trí phía trên gần mu. Nói dễ hiểu nếu đấy là miệng, thì điểm G ở vị trí tương ứng là lỗ mũi vậy. Tôi dốt văn nên diễn tả cục súc, mọi người thông cảm hộ.

Ngoài ra các cô có thể hợp tác với partner bằng cách nâng nửa người dưới và kẹp 2 chân lấy mông của anh ấy. Nhớ chừa khoảng trống cho súng hoạt động như piston nhé. Tương tự chơi xích đu vậy mà. Trò này đòi hỏi các cô phải có thể lực và độ dẻo dai nhất định. Bù lại, partner đỡ tốn sức hơn. Chưa kể khoái cảm tính theo cấp số nhân. Không tin hãy thử xem nào. Dù hài lòng hay không cũng nhớ quay lại cmt cho tôi rõ với nhé.

Muốn thành thạo skill này, cần thời gian tập luyện không ít. Mà ngày 14/2 thì chẳng còn bao xa. Vậy dùng tạm cách đơn giản hơn, kê gối nâng mông và tích cực sàng mông sang hai bên tầm 5 cm. Lí do vì sao chỉ được sàng ở biên độ ngắn? Là đề phòng súng bị gãy do đâm hụt, đâm chệch đấy ạ. Tốt nhất vẫn là đưa nòng vào 1/3 bao rồi sàng, kết hợp đưa vào rút ra. Vừa tăng độ dẻo dai, giữ mạch hưng phấn cho súng, vừa giúp các điểm G trong bao được chạm đầy đủ.

 

3) Quả doggy huyền thoại. Chiêu này chắc mọi người quá quen rồi. Cực phấn khích cho cả hai. Tôi chỉ chia sẻ đôi câu, nên nâng mông cao ngang bằng hông của partner. Nếu các cô không thích quỳ gối, vậy để hai chân chạm đất, nửa người trên nằm lên bàn hoặc giường và chổng mông lên. Kiểu chữ L úp 90 độ. Miễn sao partner đứng thẳng chân thoải mái là được. Súng chỉ tập trung cho việc đâm ngang thọt dọc, khuấy đảo tứ phương.

Kết hợp với động tác hẩy hất xoay mông càng ngon.

 

4) "Còn thời cưỡi ngựa bắn cung.

Hết thời xuống ngựa để người ta cưỡi mình."

Món ngon thường dọn ra sau cùng. Trước hết các cô tập squat cho mông chắc, đùi khỏe đã nhé. Sau khi làm được 300 cái không thấy mệt thì bước ngay ra chợ mua ghế nhựa như hình. Ghế cao cho người mới và ghế thấp cho người đã có kinh nghiệm.

Các cô ngồi xổm cách mặt ghế 5 cm. Rồi giữ nguyên mông đứng yên, chỉ cử động bụng và thắt lưng. Ban đầu các cô mỏi lưng ghê lắm, mà từ từ cũng quen thôi. Tư thế đẩy từ trên xuống đã thành thục, tập tiếp đẩy trái – phải và xoay vòng tròn. Tuyệt đối không để mông chạm mặt ghế nhé. Làm tốt động tác này trên 10 phút là hoàn thành bài tập.

Bài tập nâng cao là di chuyển và nhấp, ngoáy mông theo điệu nhạc EDM, nhưng nhớ đảm bảo khoảng cách tối thiểu với mặt ghế 2cm, trọng tâm vẫn là lỗ tròn của ghế nhựa. Nếu không có gương to để tự điều chỉnh, lấy dưa leo nhét vào lỗ tròn giữa ghế làm vật mẫu cũng được.

Khi các cô áp dụng vào thực tế, trọng lượng cơ thể không đè lên người partner mà khoảng cách 2cm đủ để hắn ta chủ động phối hợp cùng đưa cả hai lên đỉnh vu sơn.

 

5) Các cô các cậu đang thả hashtag #Đmbọncógấu cũng có quà 14/2 từ tôi đây. He he he.

Sau đây là cách tạo súng và bánh bao giả một cách đơn giản, tiết kiệm, dễ phi tang.

 

- Súng giả: gồm dưa leo size nhỏ, 5 - 8 sợi dây thun nhỏ, 1 condom, nước.

Đeo condom cho dưa, cho thêm ít nước để tăng kích thước. Thắt nút condom rồi buộc dây thun ở 1/8 đầu súng tạo hình eo thon. Nhớ điều chỉnh nước cho căng tròn phần đầu luôn nhé. Để ngăn đá 2h là được. Nếu thời gian lâu hơn sẽ làm nước đông đá lạnh buốt, dễ làm viêm bao súng. Lạnh tê vừa phải là ổn. Gỡ dây thun ra là sử dụng được.

Muốn tăng kích thích có thể đặt vòng bi nhựa mini quanh eo rồi tròng thêm vài condom bên ngoài để cố định bi. Tối thiểu là 3 cái để tránh hăng quá làm rách condom thì ăn lờ. Bôi thêm tí tinh dầu bạc hà cho mát. Nhớ chọn loại không gây kích ứng cho bao thịt đấy.

Sau khi dùng xong, chỉ việc xé bao, bẻ dưa là phi tang vật chứng.

 

- Víu giả: miếng dán hạ sốt dành cho em bé (của Nhật dùng ổn hơn), condom, chậu nước.

Ngâm miếng dán vào nước, tách thạch đã tan nhét vào condom, tạo hình tròn cho vừa tay rồi thắt nút condom. Hưởng thụ thôi.

----------------

Cảm ơn mọi người đã đọc. Chúc vui vẻ.

 

Khách hàng là trung tâm

 

Một phụ nữ bước vào cửa hàng thời trang tìm mua một chiếc váy.

 

Người bán hàng là một người đàn ông trung niên, đẹp trai (các bạn có thấy mô tả giống mình không 🙂)

 

Sau khi tư vấn cho khách hàng thử một vài chiếc, người bán hàng không thực sự ưng ý với chiếc váy nào. Sau đó, anh đã đưa cho khách hàng một mảnh giấy. Mảnh giấy là sơ đồ và địa chỉ của một cửa hàng khác và ghi cả tên chiếc váy của cửa hàng đó mà anh nghĩ nó sẽ rất đẹp với nữ khách hàng này.

 

Theo chỉ dẫn, người phụ nữ đã chọn được chiếc váy tuyệt vời cho mình và rất ngạc nhiên khi biết rằng người đàn ông bán hàng đã hướng dẫn cô đi mua chiếc váy đó tại cửa hàng đối thủ của anh. Quá ấn tượng và có tình cảm cho người bán hàng đó, cô đã giới thiệu với nhiều bạn bè về cửa hàng đó.

 

Chỉ một lần tiếp xúc, người bán hàng đã biến một khách hàng mới thành người ủng hộ cửa hàng của mình, vậy làm bán hàng đâu có vất vả gì?

 

"Đừng bán hãy giúp khách hàng mua hàng" là một trong các nguyên tắc làm trải nghiệm khách hàng. Với tư tưởng này người bán hàng sẽ xem nhiệm vụ của họ thực chất là đi tìm sản phẩm cho khách hàng, thay vì " đi săn" khách hàng cho sản phẩm của mình.

 

Zappos – một công ty bán giày trên mạng, được biết đến với một nền văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành hình mẫu văn hóa doanh nghiệp mà nhiều doanh nhân muốn xây dựng.

 

Với khách hàng, tinh thần chính của văn hóa DN này là khiến khách hàng vui sướng đến sửng sốt với dịch vụ của mình.

 

Zappos có nhiều nguyên tắc, KPI vận hành để nuôi dưỡng tinh thần này, một trong các nguyên tắc đó là:

 

Khi một khách hàng đặt mua sản phẩm, nếu nhân viên thấy rằng loại sản phẩm đó không còn trong kho của Zappos thì việc đầu tiên người nhân viên cần làm là: đi tìm mẫu hàng đó trên 3 websites khác, thường là website của đối thủ. Sau khi tìm được thì gọi điện lại cho khách hàng và chỉ cho họ để họ có thể mua được sản phẩm muốn mua.

 

Trong nỗ lực "WOW" khách hàng của mình, nhân viên của Zappos thậm chí đã đi mua giúp giầy cho khách hàng tại một cửa hàng bán lẻ và giao hàng miễn phí cho khách hàng khi họ đang cần.

 

Nhân viên của Zappos sẽ không bị khiển trách khi làm sai quy trình nếu lỗi đó xảy ra chỉ vì họ muốn WOW khách hàng – một trong những giá trị cốt lõi mà Zappos muốn nhân viên của mình sống và thở hàng ngày với nó.

 

Chuyện Zappos làm tôi nhớ lại quan điểm của một CEO khác, với tinh thần lấy khách hàng làm trung tâm "với những vấn đề liên quan đến khách hàng, chúng ta cần khuyến khích nhân viên làm việc một cách đúng đắn, không vì gì cả, chỉ vì nó là việc đúng đắn cần làm".

 

Những công ty cung cấp trải nghiệm xuất sắc, hầu hết cho rằng, họ có một mục đích lớn hơn nhiều sản phẩm hay mục tiêu kinh doanh của họ, đó chính là tạo giá trị cho khách hàng.

 

Hơn 10 năm làm nghề bán hàng (tôi gọi theo nghề nghiệp chính thức đã làm, chứ thực chất chúng ta là "người bán hàng" trong cả cuộc đời mình, dù chúng ta làm gì), tôi từng nói không nhiều lần với cơ hội bán hàng và giới thiệu họ với lựa chọn khác mà khách hàng chưa biết đến. Nhưng tôi vẫn ngày càng bán được cho họ nhiều hơn khi nhu của họ phù hợp với sản phẩm của mình.

 

Khi cố gắng bán một sản phẩm không phù hợp cho khách hàng, bạn sẽ chịu rủi ro mất đi niềm tin của khách hàng, một ngày họ sẽ nhận ra bạn đã tư vấn "vớ vẩn" cho họ – khoản thu có được đó gọi là "lợi nhuận xấu"- nếu bạn muốn hiểu thêm về lợi nhuận xấu có thể đọc thêm bài của tôi trên mục Góc Nhìn của báo vnexpress. Khi cố bán sản phẩm không phù hợp, hậu quả ngay trước mắt là, chúng ta đã "chất" một gánh nặng lớn cho khâu chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại.

 

Có một đơn hàng cũng đáng quý, nhưng có một mối quan hệ tốt với khách hàng thì hay hơn nhiều.

 

Kể những chuyện này, tôi không có ý khuyên bạn đi bán hàng cho đối thủ. Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta phải nhìn ra xa hơn lợi ích trước mắt.

 

........

Hình ảnh những con người đầy nhiệt huyết của KA Group. Buổi học kéo dài đến gần nửa đêm vì quá hăng say đi tìm giá trị cho khách hàng

Wednesday, 31 January 2018

ELI5: Thị trường chứng khoán

 

ELI5: Những người trong sàn chứng khoán hò hét về cái gì vậy ? 
------------------------------------------------------------------------------------------
u/fox-mcleod

Phần 1:
Hãy tưởng tượng như ông kiếm thêm tiền tiêu vặt bằng cách bán kẹo mút ở trường. Vì ông mua 100 cây kẹo với giá 10 đô nên ông kiếm lãi bằng cách bán 25 cent (1/4 đô) mỗi cái.

Nhưng ông đào đâu ra 10 đô ? Tuy nhiên, ai cũng được lợi nếu họ hùn tiền cho ông. Nên ông nhờ đám bạn "đầu tư" cho thương vụ béo bở này. Mỗi người đưa ông 1 đô, đổi lại ông cho họ (và chính bản thân mình) một ít cổ phần trong thương vụ liều lĩnh này như một giao kèo chia lợi nhuận sau này. Ông và đám chiến hữu mua một gói kẹo, bán hết đống đó trong một tuần với giá 25 cent/cây.

Vậy bây giờ ông có 0 cây kẹo và 25 cent * 100 = 25 đô. Tuyệt vời ! Ông có thể trả cho bản thân mình nhiều hơn một ít (market rate) vì ông là người bán hàng – tầm 5 đô gì đó đi. Bây giờ ông có 20 đô và chia cho 10 người. Mỗi người được 2 đô từ khoản đầu tư 1 đô – 10 người góp, 10 người vui. 1 đô là tiền đầu tư ban đầu, 1 đô là tiền lãi – phần lãi đó gọi là cổ tức.

Bây giờ, liệu những nhà đầu tư của chúng ta có tham gia tiếp tuần này không ? Đương nhiên rồi, ông đang nhân đôi tiền lên cho họ cơ mà. Với cả ông hết kẹo rồi thì phải ? Tốt nhất là tụ tập cả đám lại tại một "cuộc họp cổ đông", bỏ phiếu và thống nhất rằng sẽ bỏ qua việc chia lợi nhuận, dùng số tiền đó để mua hai gói kẹo và kiếm tiền nhanh hơn.

Tuần sau ông lại bạn hết sạch hàng. Vì chỉ có mình ông là người bán nên ông vẫn có 5 đô mà "biên lợi nhuận" của ông lại tăng. Ông có thể mua 4.5 gọi kéo mút mỗi tuần. Việc làm ăn của ông đang phát triển !

Hiện giờ thằng nhóc mới vào trường để ý viêc kinh doanh của ông và muốn mua ít cổ phần. Ông bán cổ phần của mình với giá 1 đô. Nhưng mỗi tuần ông lại kiếm được nhiều hơn tuần trước. Vậy giá trị của một cổ phần hôm nay sẽ là bao nhiêu ? Dù những người đầu tư chưa nhận được tiền, nhưng giá trị cổ phần họ tăng khi "doanh nghiệp" này phát triển.

Giờ thì một thằng bạn cũ của ông muốn mua một cuốn truyện giá 5 đô, nhưng nó lại không có một xu dính túi vì đã bỏ tiền mua cổ phần. Thằng nhóc cần kiếm lại tiền ngay bây giờ, nhưng những đứa khác muốn tiếp tục đầu tư phần lãi đó. Thế nên một vài đứa và thằng nhóc mới – hãy gọi nó là Martin, tụ tập lại vào giờ ra chơi. Thằng nhóc truyện tranh bảo nó muốn bán cổ phần của mình. Thế nên nó ra giá 5 đô cho Martin. Nhưng Martin coi đó là quá đắt và ra giá 4.5 đô. Có sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán ở đây (bid-ask spread). Có lẽ hôm nay sẽ chả ai bán được gì, vì cổ phần của công ty có "tính thanh khoản" thấp.

Một vài đứa nhóc khác tụ tập lại. Chúng nó muốn có thêm tiền ăn trưa. Bọn đó ra giá 4.75, 4.85 và 4.95 – thằng nhóc mua truyện tranh cho rằng đây là một giá rất ổn và quyết định bán. Tính thanh khoản của thị trường tăng khi nhiều đứa đến mua bán hơn.

Nhưng đối với Martin, nó đang sợ mình sẽ bỏ lỡ cơ hội béo bở (FOMO). Nó ra giá 5.10 đô để mua lại từ một thằng nhóc mới gia nhập. Nhận thấy giá cố phần tăng , những đứa khác cũng quyết định bán/mua thêm cổ phần. Mọi người bàn tán xôn xao. Một vài đứa xin thêm tiền tiêu vặt từ phụ huynh. Một vài phụ huynh biết rằng việc làm ăn của ông có lời gấp đôi sau mỗi tuần, liền bày cho con họ rằng hãy làm cò, à không, "nhân viên môi giới" và mua bán hộ cho ông bô bà bô. Ông bạn, ông đã có một sàn giao dịch nho nhỏ cho bản thân.

Phần 2: Thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, bán khống, giao dịch nội gián và lũng đoạn thị trường

Tất cả những điều trên đều không ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Cổ phiếu được phát hành lần đầu tiên cho mọi người trong trường (IPO). Kể từ lúc ban đầu, công ty của ông chỉ có bán kẹo mút và đầu tư lại. Nhưng nếu mọi người muốn công ty phát triển hơn, những "cổ đông" sẽ túm tụm lai và bỏ phiếu để bán ra nhiều cổ phiếu hơn. Điều này sẽ làm suy giảm cổ phần của các cổ đông, nhưng nếu nó có ích, giá cổ phiếu sẽ tăng và mọi người sẽ được một miếng bánh nhỏ của một cái bánh bự hơn lúc đầu – nghe cũng có lý đó chứ, và họ quyết định làm vậy. Họ phát hành thêm cổ phiếu.

Và như thế, công ty Kẹo Mút (tên mã: KEMU) đang bùng nổ. Ý tôi là, công ty của ông có lãi gấp đôi mỗi tuần nên ai cũng muốn mua thêm cổ phiếu. Những vị phụ huynh trong khu và các chủ doanh nghiệp nhỏ lẻ khác cũng muốn kiếm thêm tiền. Và vì thế họ tới trường ông, hỏi giáo viên trong trường xem họ có thể vào đó mua ít cổ phiếu không ? Những giáo viên sẽ đáp lại kiểu: "Ừm… không, anh/chị/em/chú/bác không thể vào sân chơi được, các vị không đi học ở đây và đều là người lớn". Vì lẽ đó, họ nhờ những đứa trẻ trong trường – hay còn là "nhân viên môi giới" - mua giùm họ cổ phiếu và làm một thỏa thuận với tụi nó. Nhưng những người bán luôn thay đổi giá, nên tụi nhỏ hỏi : "cô/chú/bác muốn mua cổ phiếu với giá bao nhiêu ?". Và những quý vị đó có thể ra một "lệnh giới hạn" – họ chỉ mua với mức giá là 6.50 đô, giá cao hơn thì hủy, hay là "lệnh thị trường" – họ mua sẽ mua với bất cứ giá nào trong tầm một tiếng đồng hồ tiếp theo, hoặc là "lệnh dừng" – vì lý do nào đó họ chỉ muốn mua khi mức giá cao hơn một con số nhất định, có lẽ họ nghĩ rằng giá nó vẫn sẽ tiếp tục giảm như vậy.

Những thương vụ càng ngày càng rắc rối và tụi nhỏ không muốn làm việc không công. Người lớn (các nhà đầu tư có tổ chức) thì có rất nhiều tiền so với tụi nhỏ. Mỗi giao dịch lớn làm tăng giá của cổ phiếu. Những đứa làm môi giới sẽ được trả phí – khoảng 25 cent gì đó. Nhưng người lớn mua tầm 1000 đô cổ phiếu mỗi lần. Và ví thể một thằng nhóc rất láu cá, hãy gọi nó là Max, quyết định mua KEMU khi phụ huynh của nó mua. Và vì giá cổ phiếu bây giờ tầm 7 đô gì đó, nếu một người lớn muốn mua 1000 cổ phiếu, giá sẽ tăng khi nó phải hỏi mua từ đứa này sang đứa khác. Nó biết điều này nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng mãi – vì thế nó tự mua nhiều nhất có thể và rồi bán lại cho người lớn. Đây còn được gọi là front-running.

Giáo viên biết được vụ việc và nổi giận vì front-running đẩy giá lên cao một cách bất công cho những người lớn, mà chính họ là những người đóng thuế để trả tiền lương cho giáo viên. Và vì thế, giáo viên đề ra rằng: front-running là hành động vi phạm nội quy nhà trường.

Trong lúc đó, là CEO và nhân viên duy nhất (tôi đoán vậy) của Kemuco., ông biết doanh số bán hàng mỗi tuần trước tất cả mọi người. Ông có thể "lũng đoạn thị trường" bằng cách rò rỉ thông tin đó ra ngoài. Ông có thể bảo rằng lượng bán hàng đang thấp, mua thêm cổ phiếu, rồi lại bảo: "giỡn vậy thôi " và nhìn giá cổ phiếu phi lên nóc nhà. Giáo viên cũng ghét cay ghét đắng điều này, vì nó làm cho những người đóng thuế nổi giận. Vì thế họ bảo đây là hành vi vi phạm nội quy và đặt cho nó cái tên đầy mùi hình sự: "lũng đoạn thị trường" – đặc biệt là báo cáo sai tình hình tài chính và giao dịch nội gián.

Max – sau khi được cô giáo tha tội – nghĩ ra một ý tưởng đại tài khác. KEMU bây giờ có giá 4555 đô do tất cả phụ huynh đều đã mua nó. Nó nghĩ rằng cái thứ KEMU này giá quá cao so với thực tế. Nó đã tìm đọc phần 1 của bài ELI5 này (trẻ con cũng lên reddit à ?) và được khai sáng rằng giá cổ phiếu phải dựa vào cổ tức, mà rõ ràng cái trường làng này đâu đủ con nít để mua hàng triệu đô kẹo mút cơ chứ ? Nó quyết định chơi liều. Max sẽ đi "mượn" cổ phiếu từ một vài người lớn. Nó sẽ nợ thêm một ít lãi. Sau đó, nó tìm cách bán số cổ phiếu đó với giá thấp hơn thị trường. Sau một hồi van nài hàng xóm, nó đã sở hữu một số tiền lớn – 4555 đô – dưới dạng một cổ phiếu, và sau 30 ngày nó phải trả lại cho ông hàng xóm. Giả sử như giá tiếp tục tăng, Max sẽ gánh một khoảng nợ lớn. Rõ ràng đây là hành động rất liều lĩnh, nhưng đân chơi thì phải biết liều. Nó bán khống số cổ phiếu đó, và hỏi han tụi bạn trong trường xem tụi nó có biết cổ tức là gì không ? Có vẻ không đứa nào chịu đọc phần 1 bài ELI5 này ? Max, với sự hiểu biết uyên bác của mình về KEMU, giải thích cho tụi bạn giá trị của cố phiếu từ đâu mà có. Và như những con cừu ngơ ngác, bọn bạn liền bán tống bán tháo số cổ phiếu trước khi nó mất giá. Chỉ sau một giờ ra chơi, giá cổ phiếu tụt xuông 15 đô, và thằng Max cứ thế mà vét. Giờ đây nó đủ tiền để trả lại cho ông hàng xóm, lại bỏ túi được một khoản nho nhỏ - tầm 4540 đô. Từ hôm nay, nó sẽ ăn cơm tấm sườn bì chả mỗi trưa.

Nhưng công ty của ông thì vẫn ổn thôi – kẹo sẽ được bán đều đều (trans: Cho tới khi có đoàn thanh tra thực phẩm về, đó lại là một câu chuyện khác)

https://np.reddit.com/…/eli5_what_are_people_in_t…/dt5y625/…