Search This Blog

Thursday, 19 January 2017

Công ty tên là Khám Phá Bản Thân (KPBT)



Hãy cho tôi cơ hội làm việc với bạn.
Thân gởi 500 Anh em Quản trị và Khởi nghiệp,
Tổng kết cuộc thi hoạt động tháng 12/2016, sau khi đã giảm 50% các chỉ số hoạt động của mình, tôi vẫn còn giành được 2 giải, và vì thế được viết 1 status PR rong tháng 1/2017.
Status PR này dành cho 1 trong 3 công ty con mà công ty CP Đầu tư LMC đầu tư vào trong thời gian gần đây. Tôi sẽ mô tả kỹ bên dưới nhé.
***** Công ty tên là Khám Phá Bản Thân (KPBT)
Công ty KPBT do Công ty đầu tư LMC góp toàn bộ tài chính: vốn đầu tư ban đầu gồm chi phí bản quyền nội dung, phần mềm đọc dấu vân tay tự động, phần mềm xuất báo cáo tự động, chi phí vận hành 6 tháng đầu… và quan trọng hơn ý tưởng về sản phẩm và mô hình kinh doanh. Nhưng Công ty LMC chỉ chiếm 70% vốn. Còn lại 30% sẽ chia cho các key staffs.
(Ghi chú Nhân viên vẫnđược nhận lương, hoa hồng thỏa đáng, và vẫn được nhận thêm cổ phần. Sỡ dĩ tôi chia “rộng” tay như vậy để có thể giao quyền, có thời gian làm nhiều việc khác).
***** Sản phẩm: Khám phá bản thân là một công ty kinh doanh sản phẩm “Sinh trắc học vân tay”. Đây là ngành nghiên cứu sự tương quan giữa tế bào thần kinh của não bộ và dấu vân tay nhằm tìm ra được tiềm năng bẩm sinh, các loại hình thông minh, các chỉ số cơ bản IQ, EQ, CQ, AQ …và tính cách của mỗi con người.
Trong bài này, tôi sẽ không đi sâu vào sản phẩm. Nhưng sau khi tôi và gia đình đã sử dụng, và đọc các nhận xét của nhiều khách hàng của công ty KLD (công ty uy tín cung cấp bản quyền nội dung về STHVT) tôi tin rằng sản phẩm này sẽ giúp được nhiều người, nhất là trẻ em, khám phá bản thân của mình, để từ đó kích hoạt tiềm năng và phát triển.
Hiện nay, các sản phẩm của các công ty STHVN, chính quy uy tín, như sau: scan 10 dấu vân tay, phân tích chủng vân tay, ra báo cáo 8 bộ chỉ số, tư vấn. Thời gian trung bình cho một sản phẩm từ: 7 – 20 ngày, tùy công ty và thời điểm. Giá một sản phẩm trung bình 3 triệu, dao động từ 2.8 triệu cho đến 3.2 triệu.
Toàn bộ các công ty trên thị trường dùng chuyên viên phân tích để xác định chủng loại vân tay . Đây là một việc khá phức tạp, người phân tích phải xác định core, delta và số lượng đường vân để xác định chính xác chủng vân tay…Để thực hiện công việc này một cách chính xác, người phân tích phải giỏi, và tập trung công việc trong nột thời gian khá lâu. Chính vì vậy mà các công ty hay hẹn từ 10-20 ngày mới có kết quả báo cáo.
** Sự khác biệt của KPBT là đầu tư vào công nghệ. KPBTđã sử dụng công ty công nghệ Sig…của Mỹ viết phần mềm phân tích dấu vân tay để xác định chủng vân tay. Sau một thời gian dài, và nhiều công đoạn kiểm tra, phần mềm đã hoàn thiện với mức độ chính xác cao. Quan trọng là thời gian để phân tích chính xác dấu vân tay, và ra báo cáo chỉ từ 10-15 phút.
** Từ sự khác biệt về công nghệ, dẫn đển sự khác biệt về sản phẩm. Thay vì làm một sản phẩm có 8 bộ thông số như các công ty, KPBT chia ra làm 2 bộ sản phẩm.
Sản phẩm KPBT Cơ bản: đọc dấu vân tay 10 đầu ngón tay, ra bộ báo cáo 5 chỉ số, thời gian: 10 phút, Giá: 950.000 VNĐ.
Sản phẩm KPBT chuyên sâu: ra báo cáo hoàn chỉnh 8 chỉ số + tư vấn. Thời gian: 3 - 5 ngày. Giá: 2.050.000 VNĐ. Ghi chú: sản phẩm KPBT chuyên sâu chỉ dành cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm KPBT cơ bản.
** Như vậy sản phẩm KPBT cơ bản là mức đệm để củng cố niềm tin của khách hàng. Thay vì mua sản phẩm bình thường với giá 3 triệu, họ có thể mua sp KPBT cơ bản với giá 950.000VND để hiểu cơ bản về bản thân mình. Khi đã thật sự thích và tin, họ sẽ mua thên sản phẩm KPBT chuyên sâu với giá chỉ 2.050.000 VNĐ. Tổng tiền cũng là chỉ là 3 triệu.
** Độ lớn thị trường:
Thị trường của sản phẩm STHDVT là khá lớn, đặc biệt cho những nước như Việt Nam vốn áp dụng hệ thống giáo dục theo khuôn mẫu không đề cao sự phát triển cá nhân. Cha mẹ không hiểu con mình có tiềm năng trong lãnh vực nào để hướng con theo, cha mẹ không hiểu con để giao tiếp và dạy con. Thanh niên và cả người lớn cũng chưa hiểu hết bản thân mình để có thể chọn nghề đúng, để giao tiếp với người khác hiệu quả, để phát triển bản thân.
Theo khảo sát và tính toán sơ bộ của KPBT, thì ít nhất có 10 triệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm KPBT cơ bản (950.000 VNĐ), và 5 triệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm KPBT chuyên sâu (2.050.000 VNĐ).
Chưa kể thị trường nước ngoài, khi chúng ta quốc tế hóa sản phẩm này và phát triển vào những nước Đông Nam Á.
**** Cùng làm việc với tôi
Trong thời gian 6 tháng đầu, mỗi ngày tôi sẽ dành cho KPBT 4 tiếng đồng hồ. Sau đó thì thời gian KPBT phải tự đứng vững và phát triển.
** Điểm mạnh của tôi:
- Chinh chiến 26 năm, 16 năm làm thuê (quản lý) cho Kodak, AIA, Prudential, Chứng khoán DVSC; 8 năm khởi nghiệp, đồng sáng lập sàn vàng Thế giới, chuỗi trung tam toán học Mathnasium, sàn TMĐ WST, web TMDT Hangtumy, Web Pasoto và nay nay công ty CP đầu tư LMC
- Theo lý thuyết tính cách MBTI tôi: ENFP, theo lý thuyết hành vi DICS tôi trước là DI nay chuyển từ từ qua ID.
- Tôi quyết đoán nhưng biết lắng nghe; nhiều ý tưởng và nhiều kỳ vọng; sáng tạo nhưng yêu cầu chỉnh chu, chi tiết khi cần thiết; nhanh và luôn trong tư thế chuẩn bị sửa sai; yêu cầu cao nhưng cũng khá tình cảm, bao dung; đầy cảm hứng và luôn sẵn sàng tuyền cảm hứng..
** Điểm yếu: Rất nhiều, nhưng sẽ không kể ra đây
**** Vị trị Giám đốc kinh doanh, tương lai là Giám đốc điều hành KPBT: làm việc tại SG
** Thu nhập: Ngoài lương thỏa đáng, bạn sẽ được hưởng 10-15% cổ phần của công ty mà không phải bỏ vốn. Thời gian thử việc: 2 tháng. Thời gian thử thách để nhận cổ phần của công ty: 6 tháng.
** Điều kiện
- Có đầy đủ KASH của một Giám đốc Kinh doanh. (Knowledge: Kiến thức, Attitude: Thái độ, S: Skills: Kỹ năng, Habit: thói quen)
- Có 3- 5 năm kinh nghiệm quản lý kinh doanh, ưu tiên cho người có kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp.
- Thu nhập trung bình năm 2016: ít nhất 25 triệu / tháng.
- Khao khát phát triển cá nhân
- Khao khát làm giàu
Nếu bạn quan tâm và muốn cho tôi cơ hội làm việc với bạn, mời bạn click vào link này nhé.
https://goo.gl/forms/LDhGdz6BMyaUC3Xp1

***** Các Tổng Đại lý
KPBT đặt trụ sở tại quận 1, và sẽ phát triển kinh doanh bằng cách phát triển Tổng Đại lý.
Theo kế hoạch là một tỉnh sẽ có 1 Tổng Đại lý, mỗi quận tại SG và Hà nội sẽ có 1 Tổng Đại lý.
Yêu cầu: Tổng Đại lý có thể là công ty hay cá nhân, có kinh nghiệm trong ngành bán hàng cá nhân đến cá nhân (ví dụ như nhân viên sales ngành giáo dục, đại lý bảo hiểm nhân thọ), có KASH của 1 Tổng đại lý, và yêu thích những cản phẩm về giáo dục, phát triển con người.
Tổng Đại lý sẽ được được huấn luyện, được chuyển giao công nghệ, được hỗ trợ để phát triển kinh doanh, và được hưởng hoa hồng: 40-60% doanh số.
Nếu bạn quan tâm và muốn cho tôi cơ hội làm đối tác với bạn, mời bạn click vào link này nhé.
https://goo.gl/forms/IyGvIZ070BZfWMsC3
**** Và đây là link cuối cùng dành cho những thành viên ở Sài Gòn muốn mua sản phẩm KPBT cơ bản giá 950.000 VNĐ. Hãy Click vào link đăng ký, nhân viên tư vấn của KPBT sẽ phục vụ bạn và dành cho bạn một món quà xuân bất ngờ. Trước tết Ta nhé bạn.
https://goo.gl/forms/VKzQuOt80oPCcoh62
Thân ái
Lâm Minh Chánh
Người truyền cảm hứng.
Các bạn không quan tâm có thể like, còm giúp status đi xa nhé. Thanks.

ĐIỂM YÊN NGỰA: BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG CUỘC SỐNG

ĐIỂM YÊN NGỰA: BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG CUỘC SỐNG
Trong toán học có một khái niệm "điểm yên ngựa" (saddle point) là điểm tối ưu theo nghĩa: đạt giá trị cao nhất (max) theo một chiều và đạt giá trị thấp nhất (min) theo chiều còn lại.
Người ta dùng từ "yên ngựa" vì điểm đó chính là điểm mà người ta ta đặt cái yên trên mình con ngựa cho kỵ sĩ ngồi. Điểm max chính là điểm cao nhất trên thân con ngựa theo chiều ngang, điểm min chính là điểm thấp nhất tính dọc theo thân con ngựa tính từ đầu đến đuôi. Thực tế đã chỉ ra rằng chỉ có vị trí ấy kỵ sĩ ngồi mới vững chắc nhất.
Trong cuộc sống khi giải quyết một vấn đề đôi khi chúng ta thường chỉ quan tâm đến một tiêu chí, mà quên đi mất một vài tiêu chí khác, vì thế kết quả đạt được không phải là kết quả tốt nhất, bền vững nhất. Nhưng có đôi khi chúng ta lại tham lam, ôm đồm quá nhiều tiêu chí vì thế mà vấn đề cần giải quyết trở lên lùng bùng, cái này trói buộc, cản trở cái kia.
Bài toán tối ưu - tìm điểm yên ngựa là nhu cầu chính đáng, cần thiết, cần có ở tất cả mức độ từ cuộc sống, sự nghiệp của mỗi cá nhân đến kinh doanh, lãnh đạo, quản trị của doanh nghiệp tiếp đến là phát triển kinh tế, bảo vệ mội trường, gìn giữ bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia.
Trong bài này tôi chỉ sới lên một vài vấn đề cần tìm điểm tối ưu - điểm yên ngựa mà tôi cho rằng là tương đối phổ biến, chúng ta gặp thường xuyên hàng ngày.
CẤP ĐỘ QUỐC GIA
Ở góc độ quốc gia theo tôi có rất nhiều vấn đề cần tìm lời giải tối ưu, tìm điểm yên ngựa, có thể kể một vài vấn đề sau:
1. Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
2. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
3. Tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững
4. Kiểm soát thông tin, văn hoá phẩm độc hại và tốc độ Internet
5. Kiểm soát thông tin, văn hoá phẩm độc hại với tiếp cận thông tin, tri thức của nhân loại
6. ....
CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
1. Sự năng động, sáng tạo với kiểm soát rủi ro
Trong kinh doanh, muốn năng động thì nguyên tắc cơ bản là tướng ra trận phải có quyền (thượng vương bảo kiếm), nếu cái gì cũng phải xin phép, phải báo cáo thì nhiều khi cơ hội kinh doanh bị mất. Thế nhưng nếu uỷ quyền nhiều quá, quá năng lực của cán bộ thì sẽ dẫn đến quyết định sai, thua trận, thất thoát, lãng phí.
Để giải quyết vấn đề này trong doanh nghiệp người ta xây dựng một hệ thống quản trị trong đó qui định về phân cấp, phân quyền, uỷ quyền, thanh tra, giám sát, kiểm soát... Nói thì dễ nhưng xây dựng được một hệ thống quản trị phù hợp với qui mô kinh doanh, qui mô thị trường, trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của doanh nghiệp thì không phải dễ.
2. Bảo vệ, bảo mật cơ quan và sự mến khách
Trong các cơ quan, văn phòng hầu như việc tối ưu giữa việc bảo vệ, bảo mật thông tin, tài sản của cơ quan, cá nhân với sự mến khách, tạo sự thiện cảm và yêu quí của khách hàng cũng là vấn đề không dễ.
Trước đây rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp có qui định khách đến làm việc phải trình chứng minh thư ở quầy lễ tân hoặc quầy bảo vệ. Qui định này gây rất phiền hà cho khách: có người quên, không mang theo giấy tờ, có người lúc về lại quên lấy CMT, mất công quay lại để lấy. Việc qui định giữ CMT ấy chắc chắn sẽ gây khó chịu, không muốn đến cơ quan ấy làm việc cho không ít khách.
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh đang bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Để giảm ùn tắc giao thông, chính quyền thành phố đã đưa ra rất nhiều giải pháp:
- Hạn chế xe cá nhân
- Thu phí nội đô
- Xe biển chẵn, biển lẻ, đi ngày chẵn, đi ngày lẻ
- Xe buyt BRT, đường sắt đô thị, xe Bus công cộng
Thế nhưng việc hạn chế xe cá nhân, thu phí nội đô, xe biển chẵn, biển lẻ, xe buyt BRT đang bị phản ứng rất mạnh của số đông người dân.
Chúng ta không thể để phương tiện cá nhân phát triển tự do không kiểm soát như hiện nay, vì chắc chắn vài năm nữa Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh sẽ ùn tắc nghiêm trọng đến mức không ai có thể đi được nữa. Chúng ta cũng không thể cấm đoán phương tiện cá nhân một cách hành chính, bất chấp phương tiện GTCC chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Hôm nọ tôi nghe được anh bạn hiến kế giải pháp tối ưu yên ngựa cho giao thông đô thị Việt Nam như sau:
1. Thu phí quyền lưu hành phương tiện cá nhân: ví dụ ô tô 5 - 10 triệu xe năm, xe máy 1 - 2 triệu xe năm.
2. Phát triển mạnh xe Bus, xe Bus BRT và miễn phí đi xe Bus, Bus BRT cho tất cả hành khách (cả khách quốc tế lẫn khách Việt Nam).
3. Bán quảng cáo trên thân xe Bus (cả bên ngoài và bên trong xe).
4. Tiền thu được từ phí quyền lưu hành phương tiện cá nhân và tiền quảng cáo để hỗ trợ xe Bus, Bus BRT (ước tính thu được 2-3 tỷ USD năm).
4. Người dân sẽ tự chọn: đi xe Bus, Bus BRT miễn phí hay nộp lệ phí để lưu hành xe cá nhân.
CUỘC SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP
Trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi cá nhân cũng có rất nhiều vấn đề cần tìm lời giải tối ưu, tìm điểm yên ngựa, có thể kể một vài vấn đề sau:
1. Sự nghiệp và hạnh phúc gia đình (tình yêu)
2. Sự nghiệp và sức khoẻ
3. Sự nghiệp và báo hiếu cha mẹ, ông bà
3. Công việc và giải trí hưởng thụ các giá trị cuộc sống
4. Tự do của cá nhân này với tự do của các cá nhân khác
5. .....
LỜI KẾT:
Về Toán học, chỉ cần những người giỏi toán, thông minh, ngồi một chỗ yên tĩnh là có thể tìm ra lời giải, tìm ra điểm yên ngựa, điểm tối ưu.
Trong cuộc sống, việc tìm ra lời giải tối ưu, điểm yên ngựa lại đòi hỏi lớn hơn rất nhiều. Mỗi vấn đề cần giải quyết đều là một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá rất phức tạp, như một cỗ máy lớn, có nhiều bộ phận liên quan mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta tác động, thay đổi bộ phận này, không chỉ một bộ phận ấy thay đổi mà còn rất nhiều bộ phận khác cũng thay đổi theo, tốt lên cũng có và xấu đi cũng có.
Vì vậy việc tìm lời giải tối ưu, điểm yên ngựa cho các vấn đề của cuộc sống, đòi hỏi những người đi tìm lời giải phải có các yếu tố sau:
(1) Đầu tiên phải là một KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG HỆ THỐNG, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống, hiểu biết sâu sắc (hoặc có chuyên gia tư vấn) về từng bộ phận cấu thành của hệ thống. Hiểu biết mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau của từng cấu thành.
(2) Có tâm, chỉ đứng trên lợi ích của quốc gia, dân tộc, tổ chức mình, không vì lợi ích nhóm, vì quyền lợi, vì danh tiếng cá nhân.
(3) Có đội ngũ tư vấn tốt, giỏi chuyên môn.
(4) Có tính thực tiễn cao, hiểu biết sâu sắc hiện trạng, cũng như các mô hình, các hệ thống tiên tiến tương tự trên thế giới.
(5) Năng lực hành động, quyết đoán, làm đến cùng, không nửa vời.

Tuesday, 10 January 2017

Kỹ năng ứng biến trong bán hàng

KỸ NĂNG ỨNG BIẾN TRONG BÁN HÀNG
(Bài đăng thử vào giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo của anh Chánh :D)

Có cậu bé giúp việc cho một tiệm rau quả ở Hà Nội. Một hôm, có một người đàn ông bước vào và hỏi mua nửa cây xà lách. Tất nhiên cậu bé cho biết xà lách phải bán nguyên cây. Vị khách rất bực bội, đòi gặp ông chủ tiệm. Cũng bực bội không kém, cậu bé vào trong báo cáo:
- Chú ơi, có một lão dở hơi đang đòi mua nửa cây xà lách.
Nói chưa dứt lời thì thấy ông khách đứng lù lù ngay sau lưng. Rất nhanh trí, cậu bé quay người sang ông khách, chữa cháy:
- Và chú tốt bụng này muốn mua một nửa cây còn lại.
Chủ tiệm đồng ý. Người khách nhận nửa cây xà lách ra về.
Rất lấy làm hài lòng về khả năng ứng biến của cậu bé, chủ tiệm bảo:
- Chú rất hài lòng với cách con giải nguy lúc nãy. Cửa hàng này cần những người có khả năng ứng biến nhanh như vậy. Con quê ở đâu vậy, con trai?
- Nghệ An, thưa chú, cậu bé đáp.
- Vậy sao không ở nhà học hành mà lại bỏ đi làm vậy, chủ tiệm hỏi tiếp.
- Dạ, vì ở đó chẳng có gì ngoài gái làm tiền và cầu thủ bóng đá, cậu bé đáp.
- Hừm... Thật sao? Chủ tiệm hắng giọng, vợ chú cũng là người Nghệ An đấy.
- Không phải vậy chứ? Cậu bé thốt lên, cô nhà mình chơi cho đội bóng nào thế ạ?

Câu chuyện trên chỉ là hư cấu cho vui (và tôi cũng quê Nghệ An các bác nhé :D), nhưng rõ ràng kỹ năng ứng biến của cậu bé là rất tuyệt vời.

Theo tôi, kỹ năng xử lý tình huống một cách linh hoạt là rất quan trọng trong bán hàng (và có lẽ là trong mọi khía cạnh của cuộc sống). Có khả năng ứng biến sẽ giúp tăng cường năng suất, hiệu quả và đặc biệt là giúp xử lý khủng hoảng, giải tỏa nhiều tình huống nguy hiểm - vốn khá dễ phát sinh - trong bán hàng mà truyện vui trên là một ví dụ.

Có người sinh ra đã có khả năng ứng biến tốt hơn người khác (năng khiếu bẩm sinh), nhưng về cơ bản, kỹ năng này có thể luyện tập được. Kinh nghiệm cá nhân cho tôi thấy, muốn có thể ứng xử linh hoạt, uyển chuyển, đối phó tốt với mọi tình huống một cách duyên dáng (xin nhắc lại, “một cách duyên dáng”), thì trước hết phải phải tự tin và phải hiểu rõ, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu ai đã từng lên sân khấu để hát hay diễn thuyết trước đám đông sẽ cảm nhận rõ điều này. Không làm chủ được sân khấu thì việc trả lời ngô nghê, hớ hênh trước các câu hỏi từ cử tọa, khán giả là rất dễ xảy ra. Trong câu chuyện trên, cậu bé chắc chắn là người nắm rất rõ sân khấu của mình - là tiệm rau quả. Kinh nghiệm hàng ngày cho cậu ta biết rõ về các loại khách hàng và những vấn đề họ thường mang đến, cậu nắm rõ và làm chủ hoàn cảnh. Đương nhiên, năng khiếu bẩm sinh của cậu bé đóng vai trò quan trọng.

Vậy để có thể “làm chủ sân khấu” trong bán hàng thì cần phải tập luyện như thế nào? Có khá nhiều việc cần phải làm bởi, như đã bàn ở trên, việc này động tới ít nhất 3 việc khác, gồm: sự tự tin, hiểu rõ hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh. Tự tin chỉ có được khi ta nắm vững vấn đề. Bán hàng mà không nắm vững sản phẩm thì không thể tự tin. Còn muốn làm chủ hoàn cảnh, dẫn dắt cuộc chơi thì bạn cần phải hiểu khách hàng, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và cả thói quen của họ. (Các bạn có thể tìm đọc thêm bài “Bán hàng có khó không?” tôi đã chia sẻ trên Group).

Để làm được như vậy, ngay từ hôm nay, hãy học cách quan sát, suy nghĩ và đúc kết sự việc. Sau mỗi giao dịch, hãy “tua lại” lại toàn bộ câu chuyện đã xảy ra và rút xem mình đã có thể làm gì để tốt hơn.

Ngoài ra, hãy rèn luyện để nâng cao khả năng hài hước của mình, bắt đầu bằng việc đọc, cảm nhận và kể những truyện vui như trên.

Và đừng quên mỉm cười trong mọi tình huống.

Nguyễn Anh Tuấn, Cố vấn Cấp cao về Chiến lược Kinh doanh, VBiz Promo,  Sydney, Australia.

Note: Cái truyện vui kia chỉ là chuyện sưu tầm, hư cấu, vừa là để giúp mọi người giải trí (ai đọc mà ko cười được thì mình ko chịu trách nhiệm nhé :D), vừa là cái cớ để bàn chuyện cần có kỹ năng ứng biến trong bán hàng. Còn ở dưới mình có nói rất rõ để giỏi ứng biến thì phải rèn luyện nâng cao sự tự tin và làm chủ tình huống. Cả bài không hề có chỗ nào khuyến khích các bạn học nói dối hay láu cá (như cậu bé) cả. Ngoài ra, mình cũng đã nhấn mạnh, ứng biến linh hoạt, uyển chuyển nhưng "phải duyên dáng", tức là ko được lố bịch, ko được mồm loa mép dải, cả vú lấp miệng em. Các bạn đọc từ từ nhé :-)

Monday, 9 January 2017

BAN NGÀY LÀM THUÊ – BAN ĐÊM LÀM CHỦ

BAN NGÀY LÀM THUÊ – BAN ĐÊM LÀM CHỦ
Mấy ngày hôm nay thấy nhiều anh chị trên Group chia sẻ chủ để liên quan đến vừa khởi nghiệp khi còn đi làm thuê. Mình (xin phép cho em xưng là mình cho thân mật) cũng là 1 trường hợp như vậy nên quyết định viết lên đôi dòng chia sẻ về góc nhìn cá nhân.
Trước tiên, theo mình nghĩ đi làm thuê hay mình đi làm chủ, cái nào cũng giàu cả (theo mục tiêu của mỗi người). Nhưng bước ra khởi nghiệp mình có 1 cái hơn đó là “sự tự do”, chủ động về thời gian, chủ động trong kinh doanh, chủ động quyết định chọn khách hàng phù hợp với doanh nghiệp mình chứ không phải đối mặt với những “KH luôn xem mình là thượng đế’ đến mức quá đáng. Nhưng để có được hai chữ “tự do” đó là một con đường chông chênh phía trước chứ không hề đơn giản trong thời gian đầu. Ra làm kinh doanh có những lúc trong túi có rủng rỉnh tiền nhưng có những thời điểm chỉ đủ tiền cơm. Đi làm thuê, hết giờ thì về, cuối tháng lãnh lương nhẹ đầu. Nhưng ra kinh doanh, đến 9h, 10h vẫn còn đi giao nốt những chuyến hàng, đói rã người. Nhưng dù nói gì nói, Mình chấp nhận để theo đuổi giấc mơ của mình. Cho tới bây giờ mình ngồi nghĩ lại, đối với những người trẻ như mình hoặc những bạn sinh viên mới ra trường. Khi chưa đủ điều kiện để tự ra khởi nghiệp thì đi làm thuê 1 thời gian là điều cần thiết và là một cách hay để hoàn thiện mình. ĐI LÀM QUAN TRỌNG LÀ HỌC ĐƯỢC GÌ VÀ CHUẨN BỊ ĐƯỢC GÌ TRƯỚC KHI RA KHỞI NGHIỆP:
1. ĐI LÀM THUÊ ĐỂ ĐỊNH HÌNH CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP
- Còn nhớ cách đây 3 năm khi chuẩn bị ra trường, trong đầu cứ phân vân là nộp đơn ứng tuyển hay làm là ra tự kinh doanh. Trong đám bạn Đại học tụi nó đứa nào cũng không đi làm mà lập Hội bán giày Fake (tới bây giờ tụi nó vẫn còn làm và vẫn sống tốt). Mình thì thấy kinh doanh theo con đường này không đi xa được nên thôi. Với lại trong đầu cứ đặt ra những câu hỏi: Tiền đâu kinh doanh?( Xin ai, mượn ai, ba mẹ nuôi tới đây là hết mấy đám ruộng và dắt mấy con bò vô Sài Gòn hết rồi). Kinh doanh cái gì? Cách thức kinh doanh sao? Cứ dồn dập như vậy nên QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THUÊ. Nhưng làm phải trong vị trí SALE (đọc sách thấy ông chủ nào cũng bán hàng giỏi hết nên sẵn tiện vừa làm mình vừa trao dồi lun). Và rồi quyết định đầu quân cho 1 BANK tại Hồ Chí Minh (để có cơ hội tiếp cận với nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực trong xã hội. Vì chưa biết chọn ngành gì, sản phẩm gì để kinh doanh hết).
- Khoản thời gian đi làm trong P.CÁ NHÂN, mình mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Hồi giờ cứ nghĩ muốn làm giàu phải kinh doanh gì đó cao siêu lắm. Đủ mọi thành phần nghề từ vải, áo quần, đồ ăn…..Điều đọng lại trong mình là KINH DOANH CÁI GÌ CŨNG ĐƯỢC, MIỄN HỢP PHÁP VÀ MUA – BÁN CÓ LỜI (NHÂN CHO) THỜI GIAN SẼ RA ĐƯỢC 1 CON SỐ KINH KHỦNG. Có ông bán trứng cút, trứng gà bán 1 quả lời 100 đồng à (lời gì mà ít vậy?) nhưng mỗi ngày ông bán được trên 20.000 trứng. Tính ra thu nhập hàng tháng của vợ chồng anh này còn cao nhiều lần so với Sếp (trên) mình. Tính ra cũng chẳng ngạc nhiên khi mới 35 tuổi anh này cầm đâu đó được 3 cái nhà ở Sài Gòn này. Sau này có cơ hội làm việc với cty Ba Huân mới hiểu được NHIỀU LÚC KHÔNG CẦN PHẢI CHỌN SẢN PHẨM CAO SIÊU, NHỮNG SẢN PHẨM ĐƠN GIẢN GẦN GŨI, PHỔ BIẾN NẾU BIẾT CÁCH LÀM CŨNG CÓ THỂ TẠO DỰNG ĐƯỢC 1 DOANH NGHIỆP CÓ TÊN TUỔI.
- Khoản thời gian làm việc tại P. DOANH NGHIỆP là khoản thời gian làm mình trở nên chỉnh chu hơn rất nhiều. Những doanh nghiệp lớn họ đòi hỏi sự chính xác và tính chuyên nghiệp rất cao. Đặc biệt là những Ông chủ Bà chủ doanh nghiệp họ có những cách giao tiếp và ứng xử rất chuẩn mực mà mình đáng được học và áp dụng vô trong doanh nghiệp nhỏ của mình. Có cơ hội làm việc với những doanh nghiệp từ giấy, sắt thép, nhựa, may mặc,….từ sản xuất đến thương mại thuần túy giúp cho mình có được 1 cách nhìn sâu sắc hơn về làm kinh doanh. Có 1 điều thừa nhận là lúc còn đi học, các chỉ số tài chính, kế toán, quản trị nhân sự,…..nghe thầy cô dạy chỉ cố gắng nuốt vô và trả bài chứ thực sự chưa hiểu hết về nó là sao. Nói như vậy có nghĩa là kiến thức trong môi trường Đại học dạy nó cũng bổ ngang, bổ dọc khi đi làm chứ không đơn thuần là lãng phí…(mặc dù lúc học thấy chả hiểu và chả thực tế gì hết). Con đường khởi nghiệp của những Ông chủ, Bà chủ là KH của mình cũng muôn màu, nhiều khó khăn chứ không hề đơn giản mà có được ngày hôm nay. Được làm việc với họ là cơ hội ĐỂ HỌC HỎI VÀ CỐ GẮNG HƠN NỮA. VÌ ĐỂ ĐƯỢC NHƯNG NGÀY HÔM NAY HỌ ĐÃ TRẢ RẤT NHIỀU CÁI GIÁ, KỂ CẢ THẤT BẠI NHIỀU LẦN.
2. ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO SAU NÀY
Trong 3 năm, trải qua 2 đời Sếp. Mỗi người theo một phong cách riêng, mỗi người là 1 trải nghiệm cực kỳ hay: Ông thì theo hướng kiểm soát thời gian và khối lượng, tiến độ hoàn thành công việc rất chặt chẽ, Ông thì theo hướng mở, tạo động lực cho nhân viên “tự giác, tự ý thức làm việc”. tất nhiên trong môi trường công sở không phải ai cũng tự giác cả và cũng không phải ai cũng thích bị kiểm soát chặt. NHƯNG CÁI ĐIỂM CHUNG ĐÓ LÀ SỰ DẪN DẮT, ĐỊNH HƯỚNG, LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN VÀ LƯƠNG THƯỞNG CÔNG BẰNG CHO NHỮNG AI BIẾT NỖ LỰC VÌ CÔNG TY. Nhiều lúc nghĩ mình tới đây, 1 bước nữa là lên 1 nấc mới. Thế nhưng con đường mình chọn là 1 ngã rẽ khác nên mình sẽ là người đầu tiên phá lệ và bơi ngược dòng nước vậy.
3. CÁCH ĐI TÌM KHÁCH HÀNG
- Khách hàng là nguồn mang đến lợi nhuận cho công ty. Kiếm khách hàng đâu ra giờ. Chân ướt chân ráo, biết dựa vào đâu mà tìm khách hàng. Chạy đôn chạy đáo hỏi những Anh Chị đi trước. Người thì chỉ cách A, Người thì chỉ cách B, C, D…..Tâm đắc với cái ông trả lời 1 câu phủ phàng theo kiểu CHẢNH CHỌE nhưng tới giờ thấy câu này hay nhất: “CỨ ĐI RỒI SẼ ĐẾN – CỨ TÌM RỒI SẼ THẤY”. Từ tự ái, nổ lực….rồi đúng thật….đi rồi sẽ đến…..tìm cũng sẽ thấy.
- Khách hàng họ ngộ lắm, họ sử dụng dịch vụ mình rồi. Họ đi khoe với người này, người khách, rồi cuối cùng họ giới thiệu những khách hàng mới cho mình. Mình nghĩ đi tìm khách hàng đầu tiên nó khó nhưng đến 1 lúc nhất định, khách hàng tự động tìm đến với mình theo kiểu “Hữu xạ tự nhiên hương”. KHI MÌNH PHỤC VỤ 1 KHÁCH HÀNG TỐT, SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG SẼ DẦN TĂNG THEO CẤP SỐ NHÂN, PHƯƠNG THỨC HỌ TRUYỀN MIỆNG CHO NHAU CỰC KỲ HIỆU QUẢ.. Mỗi một khách hàng có những đòi hỏi riêng, đi bán hàng là làm dâu trăm họ mà (kaka), ông nào cũng có chỗ ngứa hết, gãi đúng chỗ ngứa là thu được tiền, bán được hàng mà khách hàng biết ơn nữa chứ. Câu nói khoảng cách từ trái tim đến túi ngắn hơn khoảng cách từ não đến túi nên làm cho KH hài lòng là bán được hàng à.
- Không phủ nhận những khách hàng khi mình còn đi làm thuê là nguồn khách hàng tiềm năng và rất quý. Quá trình làm việc với chúng ta,họ sẽ hiểu nhiều về chúng ta, họ dễ dàng mua hàng cho chúng ta (kể cả họ cả nể muốn giúp chúng ta cũng có). Trong bước đầu khởi nghiệp họ là khách hàng sẽ cảm nhận đầu tiên + đánh giá thẳng thắng = chúng ta hoàn thiện sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của mình. Cái giá để trả cho Thất bại sẽ ít hơn.
4. TIẾT KIỆM TIỀN, TIẾT KIỆM THỜI GIAN
- Cái trước tiên bắt buộc cần phải đi làm là để có cái ăn hằng ngày, không thể xin tiền ba mẹ được nữa. Ra kinh doanh, đầu tiên vẫn là tiền đâu? Nuôi chí lớn sẽ làm cho mình có động lực chắc chiêu những đồng lương, thưởng để làm việc lớn hơn. À mà mình cũng nghe nhiều người nói là “Chỉ cần có ý tưởng tốt, còn vốn thì huy động nhà đầu tư”. Nhà đầu tư này là những khách hàng đã và đang làm việc với mình trong thời gian đi làm thuê chẳng họ. Họ hiểu, chúng ta cũng dễ chia sẽ hơn, dễ hỗ trợ chúng ta hơn (nó là cả 1 nhân cách khi chúng ta sống và đối xử với họ và doanh nghiệp họ)..Bala, Bala…..Nhưng đến thời điểm hiện giờ mình chỉ mới dám chia sẻ với họ để họ dùng kinh nghiệm, định hướng giúp mình tốt hơn chứ tài chính mình cũng không dám. Vì nhạy cảm với công việc hiện tại mình đang làm.
- Nhiều khi mình tự nhận mình là “CÔNG NHÂN LÀM CA 3” Mở đầu 1 ngày làm việc bằng 1 list to do, đọc sách thấy người ta hướng dẫn vậy nên làm theo, và cuối ngày check lại + vài dòng nhật ký (Thấy hơi sến nhưng cực kỳ hiệu quả). Đây là cách kiểm soát khối lượng công việc và với mình thời gian hiệu quả tại công sở. Trở về nhà bắt đầu làm ca 3 từ 6h đến 22h, là chính mình, làm theo một ông chủ nhỏ. Cảm giác thật thích, đó là cảm giác là chính mình. Nhưng phải nói thêm nếu vừa lúc đi làm và vừa khời nghiệp cần có thêm 1 Partner nữa sẽ hỗ trợ mình rất nhiều.
- Câu nói: NGHĨ LỚN NHƯNG LÀM TỪNG VIỆC NHỎ, thấm thía. Cũng như bao Anh Chị có những ước mơ xây dựng những doanh nghiệp lớn mạnh, những tập đoàn…..Ít tiền, sợ mất tiền, còn phải gồng gánh cuộc sống hiện tại nên thận trọng từng bước, từng bước một. Những thành công nhỏ nó tạo cho mình có động lực bước tiếp, thấy tin ở bản thân mình ở từng quyết định. Rồi tiền cứ sinh sôi ra, lấy lời làm vốn tiếp tục, lấy lời làm vốn, lấy khách hàng hiện tại phát triển khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
- Có chia sẻ của Anh Thanh Nguyễn "Nếu muốn thành công, bạn phải chấp nhận hi sinh và đánh đổi. Đó có thể là thời gian rảnh rỗi, là một vài sở thích cá nhân, là những cuộc vui trong thoáng chốc. Nhưng tin tôi đi, những gì bạn nhận lại được chắc chắn sẽ rất xứng đáng" mình thấy hay. Mình tin chắc hiện tại trong Group và còn có rất nhiều người hiện tại bên ngoài kia vẫn có những ý định bước ra kinh doanh cho chính mình nhưng hiện tại vẫn còn phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Mình tin rằng: NƠI NÀO CÓ Ý CHÍ NƠI ĐÓ CÓ CON ĐƯỜNG. Không sớm thì muộn, những nỗ lực mỗi ngày cũng sẽ đơm hoa kết trái. Mình cứ chần chứ, chỉ dám đọc, like, comment. Hôm nay mình thử bước ra khỏi giới hạn mỗi ngày để chia sẻ góc nhìn cá nhân và trải nghiệm thực tế của bản thân mình với Group. Mình cũng mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ từ các Anh Chị trong Group.
Xin cảm ơn
Trần Thành Thuận

Friday, 6 January 2017

Hôm nay là kỷ niệm 1 năm tôi đặt chân đến "Quốc gia Khởi nghiệp" Israel.

Hôm nay là kỷ niệm 1 năm tôi đặt chân đến "Quốc gia Khởi nghiệp" Israel. Sinh sống, học tập, làm việc ở đây gần 1 tháng giúp tôi có may mắn được gần gũi hơn với "Trí tuệ Do Thái", và khám phá ra nguyên nhân vì sao một quốc gia với dân số chỉ vỏn vẹn 0.2% thế giới nhưng lại chiếm giữ hơn 20% giải Nobel của nhân loại. Hơn nữa, người Do Thái còn làm kinh tế rất tốt, tinh thần khởi nghiệp rất tuyệt vời. Tel Aviv từng vượt mặt Silicon Valley trở thành nơi sôi động nhất thế giới về khởi nghiệp. Và chúng ta gọi họ là "Startup Nation" cơ mà! Tiếp xúc với họ lâu như vậy cũng giúp tôi khám phá ra nhiều khác biệt giữa sự thật & ngộ nhận về Quốc gia Khởi nghiệp nếu chỉ xem và đọc thông tin về họ trên truyền thông. Cũng như nhận ra rõ ràng hơn Định vị Thương hiệu và Chiến lược Quốc gia của Israel khi xây dựng hình ảnh về mình như vậy. Tuy nhiên có lẽ đó là một bài chia sẻ khác. Ngày hôm nay tôi muốn nói về tính Cải tiến (Kaizen) và Đổi mới (Innovation). Chúng ta rất dễ dàng được truyền cảm hứng về sự Cải tiến & Đổi mới khi trải nghiệm cuộc sống ở Israel. Như trong hình 1 là một ví dụ. Bạn có nhận ra ngay cả một quán cafe ở Jerusalem cũng rất sáng tạo để thu về nhiều hơn lượng tiền Tip của khách? Chúng ta vẫn thường nghe nói đến "Think out of the box" và xem nó như "mốt thời thượng". Nhưng tại Israel người ta lại dạy tôi "Think inside the box". Nói một cách ngắn gọn là sự sáng tạo phải hiệu quả, phải tạo ra giá trị, trước khi nghĩ tới những gì quá cao xa thì hãy "nhìn bên trong cái hộp" và tận dụng hết mọi nguồn lực trong cái hộp để sáng tạo ra giải pháp mang lại giá trị đã. Đó là sự hiệu quả. Thuốc tốt là thuốc chữa được bệnh, và phải ở trong sân vườn nhà mình. Nhiều người quên mất vế thứ hai. Nên đến khi tìm được thuốc thì đã... tắc tử rồi. Cái Tối ưu (Optimize) thì khác cái Tốt nhất (The best). Khi khởi nghiệp, ai cũng muốn có sản phẩm tốt nhất, song sản phẩm tốt nhất lại cần có thời gian và tiền bạc để phát triển. Doanh nghiệp lại rất cần sự phản hồi của thị trường để biết thị trường định nghĩa thế nào là tốt? Nên đến khi có được cái tốt nhất thì doanh nghiệp đã tử ẹo vì cạn vốn hoặc thị trường không cần sản phẩm đó. Giải pháp tối ưu là phát triển MVP để thử nghiệm, có sự "ma sát" với thị trường, và còn có thể sử dụng để gọi thêm vốn. Trong Khởi nghiệp và Kinh doanh, giải pháp cứu sống chúng ta là giải pháp tối ưu, không phải giải pháp tốt nhất. Người Mỹ đầu tư cả triệu USD để phát minh ra loại bút mực đặc biệt có thể viết được trong môi trường không trọng lực. Còn người Nga chỉ đơn giản là sử dụng bút chì để viết ngoài không gian, và họ tiết kiệm đươc hàng triệu Donald Trump. Về Israel, đó thực sự là một dân tộc rất sáng tạo. Với cá nhân tôi thì có hai trường phái sáng tạo: Cải tiến liên tục (Kaizen) hoặc là Đổi mới đột phá (Innovation). Vì vậy tôi muốn chia sẻ lại một bài viết về Cải tiến (Kaizen) và Đổi mới (Innovation) được tôi viết từ năm 2007 trên blog Yahoo 360 của mình. Sau khi đọc xong bài viết này bạn thấy Israel thiên về Kaizen hơn hay Innovation hơn? CẢI TIẾN vs ĐỔI MỚI Bạn đã bao giờ từng băn khoăn, trăn trở về 2 khái niệm này? Bạn nghĩ rằng Đổi mới và Cải tiến là một? Cải tiến liên tục (Kaizen) và Đổi mới (Innovation) là 2 khái niệm khác nhau. Mọi thứ đều có cái giá của nó, tùy theo cách bạn đánh giá cái giá và nhìn nhận vấn đề mà Đổi mới hay Cải tiến sẽ liên quan với nhau như thế nào: đối nghịch, tương hỗ, hay không liên hệ, từ đó bạn sẽ tìm ra giải pháp riêng của mình. 1. Đổi mới Phương Tây rất tôn sùng Innovation, đối với họ sự phát triển có nghĩa là không ngừng tạo ra cái mới, tôn vinh những giá trị mới. “Thay đổi” cũng là một giá trị trong văn hóa phương Tây. “Thay đổi” là một giá trị Mỹ từ ngày lập quốc đến nay, là khẩu hiệu của đảng Dân Chủ trong lần ra tranh cử thứ 56, là một yếu tố giúp cho nước Mỹ luôn dẫn đầu với vai trò siêu cường quốc. “Chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là sự thay đổi” – Michael Dell. Innovation là nỗi loạn, thách thức quá khứ. Định nghĩa của Sáng tạo – là luôn tạo ra cái mới – Đó là định nghĩa theo “iGod” Steve Jobs, và cũng là văn hóa tinh thần của hàng ngàn nhân viên Apple. Có thể xem Apple là một công ty mẫu mực cho việc sáng tạo ra cái mới. Vấn đề nảy sinh, mỗi khi những công ty phương Tây sáng tạo ra cái mới, gần như ngay lập tức họ để mất thị trường vào tay những công ty phương Đông, họ bị cắt xẻ thị trường, và giải pháp của họ ở đây là thay vì cố gắng giành giật lại thị trường bằng cái cũ, họ tiếp tục phát huy giá trị đổi mới của mình, không ngừng tạo ra những vật chất mới, tạo ra những thị trường mới. Lý do của vấn đề trên đó là những công ty phương Đông đã rất thành công trong việc áp dụng những gì mà phương Tây đã tạo ra, và còn hơn thế nửa, họ Cải tiến liên tục những thứ này, làm cho nó không ngừng Tốt hơn. Sự khác nhau là, một bên giành thị trường bằng cách không ngừng tạo ra cái mới, một bên giành thị trường bằng cách không ngừng cải tiến những cái bên kia đã tạo ra để làm cho nó tốt hơn hẳn. 2. Cải tiến Mác-xít giống như một con dao đâm thẳng vào chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa tư bản đã dùng chính con dao ấy để khâu lành vết thương của mình. Câu đó có nghĩa gì? Nhờ nghiên cứu Mác-xít, thậm chí phần nào nghiêm túc hơn cả các nước xã hội chủ nghĩa, mà chủ nghĩa tư bản phương Tây mới không bị Mác-xít nuốt chửng. Ở đây cũng vậy. Từ chỗ là người đi đầu, phương Tây phải cử những đoàn người liên tục sang Nhật trong 55 năm để học hỏi những công cụ quản lý tốt nhất, khám phá những viên ngọc ẩn giấu về khoa học quản lý và sản xuất, đó là Hệ Thống Sản Xuất Toyota (TPS), Just in time (JIT), Lean … như những kho tàng quý giá giúp cho các doanh nghiệp phương Tây nâng cao sức cạnh tranh, một trong số đó là Kaizen. Như đã nói, tính triết lý của Kaizen không giống như Innovation. Nếu như Đổi mới là thay đổi toàn bộ, diễn ra ngay lập tức, cường độ cao, quy mô lớn và tốn nhiều chi phí thì Cải tiến liên tục diễn ra trong 1 thời gian đủ lâu, với những động tác nhỏ, hàng ngàn những ý tưởng sáng tạo đơn giản, mà khi cộng gộp lại, nhìn vào kết quả cuối cùng ta sẽ phải kinh ngạc. Bản chất của Kaizen là sự đơn giản. Nhưng hàng ngàn cái đơn giản sẽ tạo ra một hiệu quả không thể tin được. Toyota là một công ty mẫu mực của việc áp dụng Kaizen. Có bao nhiêu công ty trên thế giới mơ ước mình sẽ xây dựng được một hệ thống như Toyota? Hãy hỏi nhân viên rằng “Nếu làm chủ công ty này, anh sẽ làm gì để cải thiện nó?” Kaizen là một hệ thống: mà tất cả mọi người trong công ty, tổ chức đều tham gia vào quá trình cải tiến, đóng góp ý tưởng sáng tạo. Kaizen là một bầu không khí: kích thích nhân viên hào hứng hơn khi đóng góp và thực thi ý tưởng, từ đó họ dấn thân hơn, cống hiến hơn và tự hào hơn khi là một phần của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Kaizen rất đơn giản, nhưng lại cực kỳ khó bắt chước, khi triển khai Kaizen bạn sẽ thấy muôn vàn những khó khăn lộ dạng. Để duy trì Kaizen là cả một khoa học nghệ thuật. Kaizen là một văn hóa, một triết lý – triết lý của sự giản đơn. Kaizen là những gì đơn giản nhất. “Đừng xem thường những thứ nhỏ nhoi, diều bay được là nhờ cái đuôi.” – ngạn ngữ Mỹ. Kaizen có nghĩa là thách thức hiện tại. Hãy làm cho mọi thứ tốt hơn và không bằng lòng với hiện trạng. Cái tốt nhất là kẻ thù của Kaizen. Phấn đấu đạt cái tốt nhất, nhưng hãy bắt đầu bằng cái tốt hơn. Kaizen có nghĩa là phải liên tục thực hành. “Những điều mà chúng ta phải học trước khi thực hành chúng, chúng ta sẽ học bằng cách thực hành chúng” – Aristotle. Sáng tạo ở đây được tôi hiểu rằng: Sáng tạo thực ra chỉ là sắp xếp lại những gì đã có sẵn, bởi vì “Không có gì mới dưới ánh mặt trời” – Kinh Cựu Ước. Kaizen có nghĩa là thay đổi cách tư duy dựa vào hiện trạng để mang đến sự cải tiến. “Think inside the box” before “Think out of the box” Hình 2: Các cột đèn giao thông trên lề đường đôi khi bị tán cây che khuất khiến cho người đi đường không thể quan sát các đèn tín hiệu. Giải pháp? Hình 3: Chuyển “chiều dọc thành chiều ngang” đối với cột đèn. Đó chính là Kaizen. Đèn tín hiệu giao thông trong trường hợp trên nằm ngang, với những nước có mùa đông thì diện tích tuyết phủ lên đó sẽ nhiều, gây ra nhiều khó khăn, tai nạn cho người đi đường. Giải pháp? Hình 4: Bằng việc “chuyển chiều ngang thành chiều dọc” với đèn tín hiệu, diện tích tuyết phủ sẽ giảm đi, ta không cần dùng nguyên liệu nặng để chế tạo đèn giao thông, chi phí vật liệu tiết kiệm được rất đáng kể xét trên diện tích một quốc gia. Đó chính là Kaizen. Đừng bỏ qua những điều hiển nhiên. Chúng có để làm gì? Hãy tưởng tượng một công ty gồm 100 nhân viên, mỗi nhân viên trung bình đóng góp và thực thi 1 ý tưởng / tuần, như vậy trong một năm công ty thực thi được 5200 ý tưởng cải tiến như vậy. Năng suất làm việc, thời gian tạo ra sản phẩm sẽ được cải tiến đến mức nào? Hiệu quả là không ngờ. 3. Kaizen vs Innovation Edison từng nói : “Nếu mọi người chỉ lo cải tiến, sẽ chẳng có phát minh nào cả.” Thật vậy, Edison là thiên tài phát minh với hàng ngàn bằng sáng chế. Ông là một thiên tài trong lĩnh vực tạo ra cái mới. Nhưng một điều mà Edison không nói ra, đó là “Cải tiến mà không đổi mới thì sớm muộn gì ta cũng cáo chung. Còn nhìn về tương lai, đổi mới mà không cải tiến thì chẳng đi về đâu cả.” Lấy chiếc máy ghi âm làm ví dụ, đó là một phát minh rất lớn, một phần quan trọng trong lịch sử loài người. Edison gần như không thu về được đồng nào từ phát minh này. Chiếc máy của Edison có dạng hình trụ và ghi âm trên ống trụ thẳng đứng. Tuy nhiên hình dáng này không phù hợp trong sản xuất. Không lâu sau, những nhà cải tiến đã làm một công việc đơn giản đó là “chuyển chiều dọc thành chiều ngang”, từ đó mới có cái dĩa nhựa nằm ngang, ấy vậy mà đã giúp cho máy ghi âm có thể sản xuất hàng loạt. Thay đổi nhỏ nhưng làm cho máy ghi âm phổ biến toàn thế giới, và các nhà cải tiến sản xuất đã hốt tiền từ nó, tất nhiên, thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn, mọi nhà đều có thể có một chiếc máy ghi âm. Ta rút ra được điều gì? Không cần phải là người đặc biệt, người thường có thể dễ dàng thực hiện những việc như “chuyển chiều dọc thành chiều ngang”, rõ ràng, nó không đòi hỏi thiên tài hay năng lực tư duy như việc tạo ra một chiếc máy ghi âm, nói cách khác: Biết cách vận dụng những thay đổi nho nhỏ, sử dụng những điều sờ sờ ra trước mắt nhưng người ta thường bỏ qua thì: Ngay cả người bình thường cũng có thể Thách thức Thiên tài. Người Nhật không phát minh ra điện thoại, ti vi, máy vi tính, họ không phát minh ra động cơ hơi nước, ô tô, máy bay, và cũng không phát minh ra World Wide Web, Internet, họ cũng không đặt chân lên mặt trăng … vậy tại sao ngày nay cả thế giới đang thán phục trước những gì mà Nhật Bản làm được? Và chúng ta đang chứng kiến nước Nhật “xâm lược” thế giới như thế nào? Nếu bạn không phải là thiên tài, có cách nào giúp bạn chiến thắng thiên tài? Cuộc chiến giữa gã tí hon và người khổng lồ nên có kết quả là người khổng lồ bị gã tí hon quật ngã hay là gã tí hon đứng trên vai của người khổng lồ? Henry Ford – tượng đài của ngành công nghiệp xe hơi, người tạo ra mô hình sản xuất hàng loạt mà sau này Toyota đã dựa vào đó để tạo ra JIT, một con người vĩ đại, mỗi buổi sớm thức dậy suy nghĩ đầu tiên của ông là “Tôi có thể làm điều đó Tốt hơn không?”, với triết lý của mình, ông không ngừng đưa ra những mẫu xe hơi chất lượng cao hơn mà giá thành ngày càng rẻ hơn – làm lợi cho khách hàng bằng cách làm cho hàng hóa ngày càng rẻ đi, đó là triết lý sống còn của Henry Ford, là điều làm nên sự vĩ đại của ông. Trên hết, Henry Ford và Thomas Edison là 2 người bạn thân. Họ là những người bạn lớn của nhau, từng giúp đỡ nhau trong sự nghiệp của mình, thỉnh thoảng họ vẫn ra dòng suối câu cá cùng nhau. Giữa họ – cách nghĩ của người kia chẳng có gì là mâu thuẫn với mình. Họ đều là những người vĩ đại. Kaizen hay Innovation? Cải tiến liên tục hay Đổi mới? Câu trả lời là ở bản thân bạn. Không dấn thân vào việc truy tìm ý tưởng là sống giống như loài kiến chứ không phải con người. Hãy mơ ước cái thế giới mà bạn sống, rồi làm cho cái thế giới đó trở thành của bạn! TMT - Tạ Minh Tuấn #qtkn_khoinghiep #qtkn_tmt Các bài viết khác cùng tác giả: https://m.facebook.com/groups/1759029707649403?view=permalink&id=1815196352032738 https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1762065117345862/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1765424307009943/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1772144333004607/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1787605191458521/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1809956395890067/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1811694892382884/ https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1815196352032738/

Thursday, 5 January 2017

Phần 5: Các cách điều chỉnh tính cách – CŨ LÀ LẠC HẬU?

Phần 5: Các cách điều chỉnh tính cách – CŨ LÀ LẠC HẬU? Người làm kinh doanh, đòi hỏi phải có một số tính cách cụ thể nhất định như là thực dụng, linh hoạt, phấn đấu không ngừng nghỉ, chúng ta rèn luyện tính cách đó thế nào? Nghe thì có vẻ trừu tượng, mông lung và do vậy khá là khó đo đếm và kiểm soát, nhưng nếu theo phân tích của văn hóa phương Đông thì vẫn có cách để tác động để thay đổi tính cách. Khoan nói chuyện “tàng hồn, ký phách” của thuật Phong Thủy hay của các thầy bùa, ngải, trong bài ngắn dưới đây tôi xin phép nêu một số cách người xưa thường làm. NẮN TƯ DUY Trong chuỗi tác động ở đầu bài, thì rõ ràng tính cách là cái cuối cùng còn suy nghĩ là khởi nguyên mọi việc. Có lẽ không ở đâu câu chuyện ước thúc tư duy để không vượt giới hạn trung dung lại rõ như ở văn hóa phương Đông. Những câu như là Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân – Cái gì không muốn cho mình đừng làm cho người chính là điều mà người quân tử luôn phải xét tới khi định làm một việc gì. Hoặc “vật cùng tắc phản” – Cái gì quá cũng sẽ phải thay đổi. Vậy là chúng ta có thể dùng tư duy, để thay đổi tính cách của con người. DÙNG HÀNH ĐỘNG Một cách khác là dùng hành động để uốn nắn tính cách. Có anh đại ca của tôi, hiện đang là Giảng Sư của Giáo hội Phật giáo tu theo dòng Ưu Bà Tắc của Mật Tông. Anh cho biết ấn tượng nhất với bài tập nhặt cỏ trong vườn mà mình từng được Sư phụ dạy. Hãy hình dung, một chú bé hiếu động, tầm khoảng 12,13 tuổi phải cần mẫn tỷ mẩn nhổ cỏ ngoài vườn vào những buổi trưa hè nắng gắt. Chỉ sau 2 tuần, anh hầu như không còn thấy sốt ruột mà đã tĩnh lặng hơn khi quan sát các sự vật hiện tượng theo chỉ dạy của Sư Phụ. Cũng như thế, không phải tự dưng trong giáo trình giảng dạy của một số hệ phái Karate của đảo Okinawa và sau này là đại học TOKYO có bài tập dùng đũa gắp đậu trước khi tập võ, hay trong Vịnh Xuân môn, chúng tôi cứ phải đứng một chỗ tay thu về ngang hông và tập xoay trên hai chân cho tới phát chán! Ngoài kỹ năng, đó đều là những bài tập giúp hành giả trở nên tĩnh tại và tập trung hơn. Khi đọc các đoạn mô tả Khổng Tử, chúng ta thấy ông có sự cầu kỳ trong từng hành vi, nào là chiếu không ngay không ngồi, thịt cắt không vuông không ăn, đi trước mặt vua thì như sợ sệt,..Tất cả những cái đó chỉ là dùng hành động để điều Tâm thức hàng ngày. Và lâu dần thì hình thành tính cách mà thôi! CHỈNH GÂN MẠCH Ở mức cao hơn, các bài tập, đặc biệt trong võ thuật, có tác dụng vào thẳng kinh mạch của người tập. Y học cổ phương Đông cho rằng, ngũ tạng tương tác và tạo ra các trạng thái tình cảm khác nhau. Do vậy nếu dùng động tác tập trung vào một số kinh mạch thì sẽ khiến cho đương sự rèn luyện tốt một số tính cách nhất định. Hồi còn sinh viên, tôi được học bài Phế kinh quyền do Sư phụ dạy riêng mà mãi mới hiểu bài tập đó không hẳn là tập võ mà còn tập trung giúp tôi chữa bệnh đồng thời vui vẻ hơn, thoát được cảm giác tiêu cực mà cái vòng : Can – Tâm – Tỳ - Phế - Thận tương ứng với Nộ - Hỷ - Tư – Bi – Khủng gây ra. DỤNG ÂM THANH Một trong các cụ tổ nhà tôi làm quan thời phong kiến có nghiên cứu khá uyên thâm về âm luật. Sau này đọc kỹ càng tôi mới hiểu vì sao cụ quan tâm tới điều đó như vậy. Theo quan điểm của người xưa, âm thanh là thứ tác động vào bản thân con người rất rõ ràng. Chúng ta vào sàn nhảy, dù không muốn thì chỉ một lát chìm trong thứ âm nhạc dậm dật ấy chúng ta cũng sẽ thấy người mình tự động lắc lư theo tiếng Nhạc. Yoga lý giải đó là do luân xa ở phần thắt lung của chúng ta bị tác động và làm cả cơ thể chuyển theo âm thanh. Âm thanh ở tầng càng cao càng tác động sâu vào tâm thức con người và chỉnh sửa chúng tốt hơn. Không phải vô lý mà cứ ở mỗi đoạn kinh Phật lại có một câu Chú, với người tu Mật, đôi khi câu Chú ngắn gọn (và đôi khi không có mấy ý nghĩa) đó lại chính là căn cơ quan trọng nhất! Nếu động tác là sự tác động bên ngoài vào nội tạng bên trong, thì âm thanh là một dạng tự massage cao cấp nhưng lại vô cùng đơn giản. Nền văn minh phương Đông đã để lại cả một lượng kiến thức khá uyên thâm về cách tập luyện để điều chỉnh âm sắc của chính bản thân mình. Đơn cử chỉ một bài tập đã được mã hóa vào trò chơi mà đáng tiếc rất ít trẻ em ngày nay biết tới. Ở miền Bắc trò này có tên là chơi U hoặc chơi Âm vì nó mô tả đúng động tác mà người chơi phải làm, đó là phát ra từ u trong cổ họng càng dài càng tốt. Chỉ sau khoảng 5 phút làm việc này, cơ thể người chơi sẽ phát nhiệt và mọi nội tạng được tác động một cách nhẹ nhàng, giúp chống lại các loại hàn tà rất hay gặp phải trong khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Bài tập này thực chất nếu làm đúng cách và đủ thời gian, sẽ thay đổi giọng nói của đương sự khá nhiều. Dấu hiệu rõ nhất là giọng sẽ trầm xuống vang hơn do thành vách của “hộp cộng hưởng” tạo ra âm thanh được làm dày và cứng chắc lên. Mà như trong bài trước tôi có nói, giọng nói chịu ảnh hưởng của phần Hậu Thiên – do cá nhân rèn luyện mà thành, đó chính là thay đổi tính cách. Truy nguyên nguồn gốc, cách chơi này, theo quan điểm của cá nhân tôi sau khi tham khảo một số bậc thầy trong giới tu đạo tại Việt Nam, xuất phát từ cách phát âm từ OM trong Phật giáo Mật tông, một môn phái có nhiều công phu có thể tác động vào các tầng rất sâu trong tâm thức con người. Do dùng quá nhiều từ ngữ phức tạp lại ẩn dưới nhiều hình thức khác nhau và bị làm cho trở nên thần bí, nên nhiều kiến thức của người xưa đã bị coi là lạc hậu trongkhi thực tế nếu được nghiên cứu và học hỏi đúng mức thì chúng vẫn phát huy tốt trong thời đại ngày nay. #qtkn_doxuantung #qtkn_sales Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt/ Chuyên gia đào tạo Kỹ năng Sales và Quản lý Bán hàng CŨ LÀ LẠC HẬU? – Phần 1: https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1875363652682674/ CŨ LÀ LẠC HẬU? – Phần 2: https://m.facebook.com/groups/1759029707649403?view=permalink&id=1876341689251537 CŨ LÀ LẠC HẬU? – Phần 3: Nội trước ngoại sau https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1877772855775087/ CŨ LÀ LẠC HẬU? – Phần 4: Tính cách làm nên thành công https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1879706478915058/

XU THẾ PHÁT TRIỂN THẾ KỶ 21

XU THẾ PHÁT TRIỂN THẾ KỶ 21 Các bạn có biết nguyên lý thành công ở thế kỷ này có gì đặc biệt không ạ? Đó chính là 3 từ khóa: KẾT NỐI CHIA SẺ CÔNG NGHỆ. ------ 1. KHÔNG PHẢI CỨ SỐ ĐÔNG LÀ ĐÚNG Vâng. Ở thế kỷ 20 khi ai đó nói với bạn rằng " tôi muốn thành lập 1 hãng taxi lớn nhất thế giới nhưng tôi sẽ không tậu xe mà tôi mượn xe của thiên hạ không trả tiền, kêu họ lái cho tôi không trả lương mà ngược lại họ phải nộp tiền cho tôi" có lẽ các bạn bảo người đó khùng. Vậy mà Uber đã đi ngược các nguyên lý để thành công và có mặt trên 40 quốc gia, đồng thời tạo nên một làn sóng mới cho việc cả thế giới ồ ạt đua theo làm platform các kiểu. Cùng nguyên lý đó, Alibaba , Airbnb, Facebook...và nhiều ông lớn khác đã thành công với mô hình này. Các bạn đã nhìn ra 3 từ khóa tôi đưa ra trong mô hình của họ chưa ạ? 2. PLATFORM VÀ VIỆC THAY ĐỔI THẾ GIỚI Alibaba bán lẻ khắp thế giới nhưng không sở hữu bất kỳ 1 cửa hàng nào. Airbnb có phòng trọ ở tất cả mọi hang cùng ngõ hẻm trên trái đất cũng chả tốn xu nào xây khách sạn. Tất cả 3 tập đoàn này đã phá đi nguyên lý kinh doanh cả nghìn năm bởi họ biết dựa vào sức mạnh của công nghệ. ( nói tới đây vẫn còn run vì sợ anh Chánh đuổi ra khỏi group bởi ảnh biết dùng công nghệ để truy tìm du kích. Thật lợi hại!) Trước đây, các đơn vị kinh doanh tìm mọi cách đè bẹp nhau, giết nhau, giảm giá sản phẩm để cạnh tranh nhau. Ngày nay nếu tinh ý các bạn sẽ thấy một số tập đoàn đang bắt tay nhau để cùng phát triển. ( bạn nào có ví dụ chứng minh xin còm vào bên dưới giúp ạ.) 3.CỘNG TÁC VÀ HỢP TÁC ĐƯỢC GÌ Bản thân Samsung không một mình sản xuất ra chiếc điện thoại mà phải kết nối với nhiều đơn vị sản xuất linh kiện khác. Như vậy lợi ích của họ gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Sự KẾT NỐI và CHIA SẺ này theo kiểu CỘNG TÁC. Một tập đoàn giáo dục đang nổi lên rất nhanh và hiện đang hùng cứ một phương ở Đồng Nai và 1 số tỉnh thành khác là TTCedu của bác Thành (Sacombank). Tập đoàn này cũng giống như những tập đoàn giáo dục khác ở VN như Nguyen Hoang đi mua lại các trường dân lập không thành công để hệ thống và xây dựng lại theo mô hình chuẩn để cùng phát triển. Nội bộ không rõ tỉ lệ mua bán thế nào nhưng cách họ đầu tư khá bài bản và hiệu quả. Cách làm này chính là KẾT NỐI và CHIA SẺ theo kiểu HỢP TÁC. Hai loại hình trên đều đi đúng hướng của sự phát triển và trước mắt đang gặt hái thành công. Tôi không dám lạm bàn về bài toán kinh tế. Tôi chỉ nhìn nhận và tự định hướng theo xu thế chung của thế giới. Việc anh Chánh và các anh em lập ra diễn đàn này cũng chính là sự kết nối để chia sẻ tuyệt vời theo hướng CỘNG TÁC đấy ạ. 4. LỜI KẾT Cuối cùng, sự ra đời của internet và Facebook cũng đã mở ra những vận hội mới mà ai biết khai thác sẽ có sức mạnh kinh người bởi cái thèng Phây này kinh doanh về thông tin mà chả sản xuất được cái thông tin nào cả, chỉ xài thông tin từ chính chúng ta thôi . Anh Chánh cũng đang khai thác sức mạnh của số đông và quy tụ được một lực lượng doanh nhân khủng. Cám ơn các anh chị em đã đọc được đến đây. Nếu bài này trên 100 like thì tôi mới dám nói tiếp về XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ạ. No automatic alt text available. LikeShow more reactionsComment https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1882927535259619/

Monday, 2 January 2017

LEADER KHÁC MANAGER NHƯ THẾ NÀO.



LEADER KHÁC MANAGER NHƯ THẾ NÀO.
Mình giải luôn hén.
Leader là người làm đúng việc (do the right things), và manager là người làm việc đúng (do the things right).
Leader đề ra chiến lược (Strategy), còn manager là người quản lý và kiểm soát công việc đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo (Planning). (Ngày, tuần, tháng, quí, 1H, 2H).
Vậy, trong trường hợp Leader ra chiến lược sai, người manager có làm đúng thì tổ chức vẫn không khá nổi. còn nếu người leader làm chiến lược đúng, manager hoạch định chiến lược đó đúng timeline, chọn đúng chiến thuật, chọn đúng nhân sự thực thi và phân bổ công việc, giải quyết các vấn đề nội bộ cho đúng với những gì nhà chiến lược đề ra và định hướng, thì công ty sẽ thành công.
Lãnh đạo không cần phải quản lý (không cần khác không biết hen), nhưng ngược lại; nhà quản lý hiển nhiên phải cần leadership (khả năng lãnh đạo).
Đơn giản thế thôi, mình thích đơn giản (Simplicity Orientation)
Phần 1 - Một số điểm ngắn gọn đúc kết được của một quản lý tốt: (Lãnh đạo để bài khác hén).
- Họ là nhà quản lý có phong cách chuyên nghiệp (professional management) chứ không phải là nhà quản lý. Nghe kỳ ha, không kỳ đâu. CEO hay Director chỉ là Tittle (Chức vụ), còn việc anh làm được gì với chức vụ đó, đó là điều tôi mong muốn và quan tâm.
Vậy tại sao phải là chuyên nghiệp, kết quả tạo ra mà anh không rõ nguyên nhân vì sao anh tạo được, tức là anh …chưa chuyên nghiệp. Anh chưa chuyên nghiệp mà anh tạo ra kết quả, nghĩa là anh may mắn. Nhưng anh chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc anh…tạo ra kết quả liên tiếp và dĩ nhiên, anh là người rõ hơn ai hết vì sao anh đạt được kết quả đó.
Vậy bạn cần CEO hay cần CEO chuyên nghiệp?
- Chuyên nghiệp nghĩa là anh không đổ thừa hoàn cảnh, “vì, là, tại, bị” là những cụm từ không có trong từ điển của người quản lý chuyên nghiệp. Cho dù anh có gặp những vấn đề khách quan, anh cũng không được phép đổ lỗi, lỗi chẳng qua là anh chưa lường hết rủi ro, có nhiêu đó thôi.
- Đạo đức nghề quản lý: Không cần biết anh cố tình hay vô ý, nhưng anh cướp công của nhân viên mình, đó là dấu hiệu của một nhà quản lý thiếu chuyên nghiệp.
Nhà quản lý chuyên nghiệp luôn có tư duy mong muốn nhân viên phát triển lên vị trí của mình. Performance của quản lý chính bằng performance của tất cả nhân viên anh ta đang quản, việc giấu nghề hoặc sợ mất vị trí không phải là dấu hiệu của một nhà quản lý chuyên nghiệp có…leadership tốt.
Khả năng và nội lực khác nhau, có người cả đời làm việc nhưng không thăng tiến, vì nội tại có hạn. Nếu anh phát hiện ra nội tại của nhân viên, tốt nhất là anh nên khai phát, khai phá họ. Anh biết đấy, Lưu Bị không nhất thiết phải giỏi vỏ như Triệu Tử Long.
Tôi mong nhân viên giỏi hơn mình, để tui có thời gian đi chơi với gấu. ahuhu
- Nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ … rất nghiêm khắc với nhân viên; tuy nhiên sẽ là người đứng ra lãnh tội với cấp trên cho dù không phải lỗi của mình. Hãy thử tưởng tượng nhân viên biết bạn nhận tội thay họ với cấp trên, à mà thôi tôi đoán luôn, hôm sau kết quả công việc thay đổi thấy rõ, tăng 200% mới chết.
Chẳng có âm mưu hay ủ mưu gì ở đây cả, chẳng có một ai chống lại anh để mà làm gì, chẳng ai vào làm việc để lật đổ cái ghế này của anh, anh quản lý ạ. Không có nhân viên tồi, chỉ có sếp chưa đủ tốt, thế thôi. 99% nhân viên vào làm việc, đều mong muốn cống hiến hết mình, vì sự phát triển của họ trước, và cũng vị sự phát triển của chính công ty.
1% ngựa chứng, không bàn; vì chúng ta đang đứng trên góc nhìn của số đông.
Thế nhà quản lý hay bị ghét ở những trường hợp nào?
- Hứa mà không làm: Một khi tôi không làm được, tôi sẽ không hứa, nhưng một khi đã hứa tôi sẽ take note cẩn thẩn để thực hiện lời hứa đó.
Tôi không vẽ một bức tranh thật huyền diệu và đẹp đẽ trước mắt nhân sự của tôi. Tôi làm ngược lại, tôi cùng ngồi với họ và chia sẻ tình trạng thực sự của công ty và cùng nhau tìm ra giải pháp. À rất hay ho, đồng sự của tôi đều cùng chung góp ý kiến để giải quyết sự vụ hơn là tin vào những điều tôi vẽ ra; có phần chưa thành sự thật.
- Hình ảnh của nhà quản lý trước sau phải thống nhất, không thể trước mặt khách hàng làm bộ chính trực, sau mặt lại thể hiện một bộ mặt khác với nhân viên mình.
- Vô trách nhiệm: Đổi gió nghe kể chuyện đi.
“Sao em chưa về?”
“Huhu anh ơi cái dự án này, kĩ thuật về mất tiêu rồi mà chìu này em phải gửi”
Cô bé NV đang thiếu bình tĩnh đến nỗi các hành động của cô không còn được gọn gàng như thông thường nữa, cô nhấc máy điện thoại lên, điện thoại gọi không được, cô vấp phải cái ghế, lòng cô khó chịu, cô quay số, số không có tín hiệu. Dường như mọi thứ … đang chống lại cô.
“Em bình tĩnh lại, anh ở lại với em, mọi chuyện nhỏ thôi, không có gì phải rối cả, SĐT của anh trưởng phòng kĩ thuật đây, cái này chỉ việc xuất file là được, không khó như em nghĩ đâu”.
Sau khi giải quyết được rồi thì tôi ra về. Tới nhà không quên gọi cho cô bé ấy.
“Alo, em gửi cho khách hàng chưa, có vấn đề gì không?”
“Không anh ạ, em cảm ơn anh, mà anh gọi em có gì không anh?”
“Anh gọi hỏi thăm em thôi, gửi cho khách xong là ok rồi, về nghỉ ngơi đi nhé.”
“Dạ, hì. Em cảm ơn anh rất nhiều”. hiu hiu hiu
Phân tích tâm lý: Cô gái này là một cô gái rất nhanh và chủ động, là gà nòi của tôi. Nhưng chỉ vì trong TH mọi người… đã về hết. Còn mình cô ở lại, nôn nóng của tuổi trẻ làm các hành động của cô không còn được trơn tru nữa, mọi thứ lúc đó cho dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn nhất.
Trấn an bằng cách nói rằng vấn đề này nhỏ thôi (nhỏ thiệc), anh ở lại với em (hết cô đơn har), đưa điện thoại anh cho em gọi. (Lưu ý là của anh nha).
Ra về, 30 phút sau khi chia tay gọi lại thể hiện sự quan tâm, tránh TH mình đi bỏ lại cô bé bơ vơ một mình, tâm lý còn một mình cô đơn và cảm giác bị bỏ mặc. Và ngày hôm sau, cô đến công ty 7 rưỡi so với 8 giờ, cô làm việc gấp 150% so với bình thường chẳng đợi tôi nhắc nhở.
Bạn là một nhà quản lý trách nhiệm hay vô trách nhiệm?
- Không sâu sát nhân viên: Nhân viên làm gì cũng không biết, nhân viên có nguyện vọng gì cũng bí đặc, nhân viên đang buồn bực, thất vọng cũng …hết sức vô tư. Nhân viên đang có vấn đề khúc mắc còn bạn vẫn...đẹp zai lai láng. Thì rõ ràng bạn là một quản lý chưa tốt.
- Độc tài, lại hay lấy le: Cái này thuộc về phạm trù nhân cách xã hội, nếu có như vậy thật, bạn đang mất điểm trầm trọng trong mắt nhân viên của mình.
Hãy soi gương chính mình, có khi bạn đang là “sói ca” trong cơn ác mộng hằng đêm của nhân viên.
Các chức năng chính của nhà quản lý: Hoạch định chiến lược, tổ chức hệ thống, lãnh đạo và kiểm soát.
- Mô tả công việc
- Giao việc, giải thích rõ ý nghĩa công việc và kì vọng đạt được.
- Huấn luyện, lãm mẫu.
- Làm gương và dẫn dắt đội ngũ.
Kiểm soát chứ không phải kiểm tra. Kiểm soát là phòng ngừa sự vụ không cho nó có cơ hội xảy ra. Sếp mà "chỉ chờ" nhân viên đi muộn bắt quả tang để…trừ lương là hổng có được òi. Chỉ chờ trong ngoặc kép, hiểu cho đúng hen.
Nhân viên đi làm vì lợi ích của họ. Không phải vì lợi ích của công ty. Insight là nó như thế, đừng cố bẻ gãy mà làm gì. Tôi đi làm việc cho Tây, có một câu này tôi vẫn hay dùng làm cho mình hay nhân viên mình.
“Em không làm việc vì công ty, em làm việc vì sự phát triển của bản thân em, để khi em không làm cho anh nữa, em đi bất kì đâu em đều có thể…cân được hết”.
Theo bạn kết quả sẽ là gì nhỉ? Tâm lý con người mà, cái gì cũng phải vì bản thân mình trước, sòng phẳng với nhau đi đã, rồi hẵng nói chuyện tình cảm. Đổi lại, kết quả CV của nhân sự luôn ở ngưỡng cao nhất.
99% sẽ là như vậy, còn 1% ngựa chứng, tôi cũng không bàn, vì họ không phù hợp văn hóa công ty tôi.
Vai trò của nhà quản lý
- Chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng: Tuyên bố đi, nếu các kết quả định lượng và định tính sau 6 tháng - 1 năm không như cam kết, tôi xin từ chức.
- Truyền thông nội bộ: Giải thích rõ ràng và có khả năng giao việc. Một sai lầm thường thấy của các thợ giỏi làm quản lý đó là khả năng giao việc. Giao việc không được, thế là tự làm luôn. Thiếu kiên nhẫn, training thấy lâu tiến bộ, thế là buông bỏ, còn trách nhân sự mình nữa chứ (ahuhu); hãy tự trách khả năng training của mình. Không phải lỗi của nhân viên.
Tôi lại nhắc lại. Không có nhân viên tồi, chỉ có quản lý kém.
- Ra quyết định. Làm quản lý mà khách hàng hỏi không tự ra quyết định được mà nhờ cậy ý kiến của cấp trên, vế trước không có trong từ điển của nhà quản lý chuyên nghiệp. Hãy đẹp trai và bản lĩnh, tự đong đếm lợi ích và sự hợp lý, phân tích tất cả các góc cạnh vấn đề về customer insight (nhu cầu ẩn chứa của KH) và customer relationship (mối quan hệ với họ), để ra quyết định ngay. Thời điểm là sống còn.
Các kỹ năng cuối cùng:
- Chuyên môn, rành công cụ: Không rành nói ai nghe.
- Nhân sự.
- Tư duy.
Nếu bạn đang làm quản lý mà dành hơn ¾ thời gian cho việc làm chuyên môn, xin chia buồn cùng bạn.
Thống kê thú vị cuối bài: 80% nhà quản lý không có kế hoạch ngày, tuần chứ đừng nói đến quí hay 1H, 2H.
Professional management cơ bản là thế, sâu hơn mời cà phê. Hihi
"Hãy tự tin, đẹp trai, bản lĩnh và cầm trịch cuộc chơi".
Phung Le Lam Hai
Program Director at azProfile
Các bài viết khác:
Không tự nhiên xuất hiện những tay bán hàng siêu giỏi: https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1876140802604959/?match=a2jDtG5nIHThu7Egbmhpw6puLHR1

Sunday, 1 January 2017

Câu chuyện phân fối

CÂU CHUYỆN PHÂN PHỐI – PHẦN 6

HÀNG MỸ PHẨM – PHẦN 1 SỨC MẠNH CỦA HỆ THỐNG NGẦM

Đây là một thất bại điển hình của tôi. Có lẽ không phải vì cẩu thả mà do không hiểu hết những khả năng của những hội nhóm buôn bán ngầm ở Việt Nam. Mà sau này kinh nghiệm rút ra là muốn thế anh/chị phải có ít nhất vài ba năm làm tại từng địa bàn thì mới rõ điều này!

Diễn biến:
Năm 2009 tôi có được mối nhập hàng dầu gội và tinh dầu bạc hà cho tóc hư tổn của Pháp thương hiệu X  từ bà cô vốn đã quen biết lâu năm.

Vì đã từng biết sản phẩm này trên thị trường nên ngay lập tức tôi bay vào Sài Gòn, ở trong đó một tuần để khảo sát tất cả các chợ bán lẻ tới bán buôn sản phẩm này. Đi nhiều tới mức mà chồng của cô nhân viên đi cùng phát ghen! Tôi sục sạo vào tất cả các chợ đầu mối từ chợ Kim Biên tới An Đông và các khu bán hàng của dân xách tay, rồi khu phố của người Hoa, nơi có các đầu nậu rất lớn. Thông tin thu được khá phấn khởi. Lúc ấy trên thị trường chỉ lưu hành sản phẩm quá date của hàng này với giá bán vào các sạp là 200k và giá bán ra là 250k trong khi nếu giá nhập về tối đa của tôi, sau khi tính hết các khoản sẽ là 52k/chai. Như vậy là giá bằng ¼ so với thị trường bình thường.

Tại sao là hàng quá date mà vẫn bán được? là vì date này không ghi theo kiểu ngày tháng thông thường mà ghi theo mã số của lô sản xuất tại nhà máy, ví dụ: Sản xuất năm 2015 thì sẽ là P, tháng 2 thì là F, ngày 9 thì là 9 vậy là date sẽ là PF9. Chính vì kiểu ghi này khi tới tay người tiêu dùng họ vẫn không phát hiện ra đó là hàng quá hạn. Tệ hơn, khi tôi đi thăm dò có mang theo một chai còn date, đưa ra cho một chủ sạp hàng lớn tại chợ An Đông, bà này còn khẳng định như đinh đóng cột là hàng của tôi là hàng giả, vì mùi thơm khá mạnh, còn hàng của bà ấy, là hàng xịn vì nó “thơm dịu hơn”, hiển nhiên rồi, hàng hết date thì nó sẽ phai dần mùi đi theo thời gian!

Vậy là tôi nhập hàng về, tất nhiên vẫn khá thận trọng bằng cách nhập cargo chứ không phải cả container và bán phủ rộng ngay lập tức tại Sài Gòn với mong muốn hàng đó sẽ lan nhanh ra toàn quốc từ đó. Trong 2 tuần đầu tiên mọi việc ngon nghẻ không có gì đáng nói, nhiều đại lý gọi trực tiếp cho tôi và nhân viên của tôi để nhập hàng chứ không chờ chúng tôi phải tới chăm sóc. Tôi đang chuẩn bị nhập tiếp lô hàng thứ hai thì không rõ từ đâu, hàng quá date bắt đầu giảm giá ồ ạt, đầu tiên là xuống 100 rồi xuống 70 sau cùng là xuống 50. Tôi cũng không mấy bận tâm vì thấy họ bán nhanh như vậy cũng tốt, thị trường sẽ không còn hàng cũ nữa mà chỉ còn hàng mới của mình. Nhưng số lượng hàng quá date dường như không ít như tôi nghĩ, cứ liên tục, sau khoảng 2 tuần lại có một lô hàng mới về và lại dập vào hệ thống các đại lý của tôi. Cả năm trời sau đó chuyện này không giảm mà chỉ có tăng.

Tôi vẫn kiên trì nghĩ rằng đó chỉ là số nhỏ nhất là khi đã check với hãng và biết họ không có đại lý nào khác tại vùng Đông Nam Á chứ chưa nói Việt Nam. Hãng thì thấy bắt đầu bán được liên tục đưa ra sức ép phải tăng doanh số. nhưng càng nhập số lượng lớn về đợi cho hàng lậu giảm xuống mà không ăn thua.

SAu này tìm hiểu ra tôi mới biết là do đây là hãng lớn, quanh năm nhà sản xuất có những lô giảm giá trên toàn cầu cho các đợt hàng không bán hết và gần hết date. Số hàng này họ bán rất rẻ, chỉ 1 USD/chai, dường như với định hướng là bán cho các nhà sản xuất khác để làm nguồn nguyên liệu. Với kiểu nhập khẩu luồn lách của một số đối tượng hàng đó về tới Việt Nam không phải chịu thuế má gì và vào dịp gần Giáng Sinh thì nó lên tới hàng container nếu không phải là hàng chục container. Nếu tại các nước khác, thì tôi với tư cách NPP chính thức của hãng chả phải lo lắng gì, tuy nhiên, ở Việt Nam thì chuyện đó là cả một câu chuyện “buồn và dài lắm!” Hàng kiểu đó không cần phải dập vào mọi cửa hàng mà tôi đã bao phủ, chỉ cần nó xuất hiện tại một cửa hàng đầu nậu lớn, thông tin sẽ được lan ra toàn hệ thống. Với việc mẫu mã giữ nguyên không thay đổi, tem nhãn phụ không ai quan tâm nhất là khi hàng xách tay được coi trọng còn hơn hàng nhập khẩu chính hãng, chúng tôi ngoi ngóp sống qua hết đợt xả hàng này tới đợt xả hàng khác với số lượng chỉ cần vài chục thùng của hàng lậu!

Cầm cự được tất cả 2 năm sau đó trên thị trường, bằng cách bán vào người tiêu dùng, bán vào cả các nhà thuốc bán vào salon tóc (là hệ thống tôi có một loại hàng khác đang chạy), thậm chí là cả vào các viện da liễu do đây là hàng có chức năng chữa một số bệnh về da đầu, tôi cũng phải hạ vũ khí.

Bài học:
1. Môi trường chưa chuẩn chỉnh là yếu tố đưa tới thất bại của tôi và việc này thì có rút kinh nghiệm cũng không biết làm thế nào tiếp theo. Túm lại mọi anh chị doanh nhân hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ gặp vấn đề ở một hướng nào đó không thể đoán trước và theo kiểu không thể xử lý được!

2. Với một thị trường mới, nhỏ như Việt Nam, trước khi nhập hàng về có lẽ nên check việc xử lý hàng quá date của hãng đó trên thị trường để tránh việc phải đấu nhau về giá cả trong tuyệt vọng như tôi từng phải làm. Chỉ cần làm khách hàng lo ngại về chất lượng sản phẩm khi giá cả sản biến đổi liên tục là đủ để họ dừng toàn bộ việc nhập hàng mà chuyển sang trạng thái chờ cho tới khi hết biến động. Mà lúc đó thì doanh nghiệp “được vạ thì má cũng đã sưng” rồi!

3. Cho tới giờ, tôi thấy chúng ta đừng hy vọng là khách hàng sẽ đọc kỹ nhãn hay tem phụ hay các chỉ số ghi trên sản phẩm. Người Việt lười hơn hẳn so với người phương Tây khi đọc các ghi chú kiểu này. Trong trường hợp này, tôi đã làm thêm tem phụ hướng dẫn nhưng không ăn thua vì khách vẫn không chịu đọc để hiểu hàng thế nào mới là còn date!

4. Hàng xách tay ở Việt Nam đôi khi được tôn trọng hơn hàng chính hãng nhập khẩu do họ nghĩ, đã là nhập khẩu vào Việt Nam thì tiêu chuẩn bị làm thấp hơn nhiều rồi! Tôi đã thử lột nhãn phụ của hàng và bán như hàng xách tay thì doanh số có nhích lên dù không lâu vì cuối cùng vẫn phải đấu về giá với hàng quá date!
#qtkn_doxuantung
#qtkn_sales

Làm việc đúng và làm đúng việc

Đầu năm bàn về: LÀM VIỆC ĐÚNG & LÀM ĐÚNG VIỆC

Peter Drucker có nói: “Doing the right thing is more important than doing the thing right” (Làm đúng việc quan trọng hơn là làm việc đúng). Thế làm đúng việc là gì? Làm việc đúng là sao?

LÀM VIỆC ĐÚNG
Đầu tiên hãy bàn về làm việc đúng trước. Làm việc đúng tức là làm việc đúng cách, là làm việc theo cách mà công việc phải được làm, với đầu ra năng suất cao nhất có thể đạt. Người ta thường gọi nó là HIỆU SUẤT (Efficiency).

LÀM ĐÚNG VIỆC
Là làm đúng những việc cần làm, không ôm đồm, không để hiện tượng quá tải xảy ra cho bản thân. Làm đúng những việc cần làm chính là biết tập trung vào những điều quan trọng nhất, những việc có thứ tự ưu tiên hàng đầu, mang lại giá trị và kết quả cao nhất. Người ta thường gọi nó là HIỆU QUẢ (Effectiveness).

Sau đây là một số minh hoạ về ứng dụng cách LÀM ĐÚNG VIỆC thay cho cách làm việc đúng:

• Trong sản xuất & kinh doanh: Làm đúng việc chính là sản xuất & kinh doanh cái khách hàng cần, không sản xuất cái mình có thể sản xuất tốt nhất. Ví dụ 1: Bạn là đầu bếp số 1 về món mặn, bạn mở một nhà hàng tại khu vực có rất nhiều chùa chiềng & những người ăn chay thì dù nấu ngon cách mấy, bạn cũng sẽ không thể có nhiều khách hàng như mong đợi. Ví dụ 2: bạn rất giỏi tiếng Nga và là một chuyên gia về đào tạo ngôn ngữ Nga, nhưng nếu trong một xã hội không có nhu cầu sử dụng tiếng Nga đó nhiều, thì bạn sẽ không có nhiều học viên so với mong đợi cho dù trình độ Nga ngữ của bạn rất cao. Làm đúng việc chính là cung cấp cái mà người khác cần, không phải cái mình có thể cung cấp.

• Trong giao tiếp: Làm đúng việc chính là nói những gì người khác thích nghe, thay vì nói những gì mình thích nói.

• Trong trang phục: Mặc những gì mọi người thích nhìn, cho là đẹp, không phải những gì chỉ mình thích.

• Trong thi cử: Làm đúng việc chính là làm những câu hỏi mình biết rành trước, làm những câu dễ trước chớ không phải làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 2, … câu n.

• Trong tặng quà: Làm đúng việc chính là tặng quà mà đối phương thích/cần, chớ không chỉ tặng thứ mà mình có sẵn hay mình thích. Ví dụ, ngày Nhà giáo, nhiều người cùng lúc bỏ ra rất nhiều tiền để mua hoa tặng cho giáo viên, nhưng lại không quan tâm xem giáo viên đó có cần hay thích nhiều hoa như thế trong một ngày hay không. Có bao giờ bạn tặng quà cho người khác mà không hề quan tâm hay để ý xem họ thích loại quà gì không?

* Trong quản lý/lãnh đạo: muốn động viên nhân viên cần đáp ứng đúng nhu cầu của nhân viên theo từng thời kỳ chớ không chỉ đáp ứng theo những gì sếp thích hay sếp nghĩ, vì nhu thế tính hiệu quả sẽ không cao. Một người đang có nhu cầu phát triển để thăng tiến thì việc hứa hẹn tăng lương chắc chắn sẽ không tạo được động lực, trái lại, những chương trình đào tạo, hoạch định nhân sự kế thừa, phát thảo lộ trình nghề nghiệp,v.v... sẽ đáp ứng được nhu cầu của người đó.

• Trong công việc: Làm đúng việc chính là biết tập trung vào những việc quan trọng nhất, những việc phải đích thân mình làm, còn những việc khác, ít quan trọng hơn có thể uỷ thác cho người khác hoặc không làm, nhất là khi quỹ thời gian quá hạn hẹp.

Tóm lại, trong cuộc sống hay trong công việc, hiệu suất và hiệu quả đều cần phải đạt, nhưng cần ưu tiên khai thác tính hiệu quả trước rồi mới cải thiện phần hiệu suất sau. Vì hiệu suất mà không hiệu quả thì kết quả chỉ bằng 0, trong khi hiệu quả nhưng hiệu suất chưa cao (kết quả cũng được vài chục phần trăm) vẫn có thể cải thiện dần đến mức tối ưu là 100%. Chính vì thế, Peter Drucker mới nói hiệu quả (làm đúng việc) quan trọng hơn hiệu suất (làm việc đúng), dù cả 2 đều cần thiết.
Chúc các bạn đều LÀM ĐÚNG VIỆC thật tốt ngay từ đầu năm 2017 này.
https://www.facebook.com/profile.php?id=1328807969