Search This Blog

Wednesday, 15 November 2017

Những điều người Nhật cần chú ý khi làm việc với người Việt


Chia sẻ cho anh em. Comment bên dưới từ 1 khách hàng gửi FPT, đúng sai ko quan trọng, quan trong là anh em rút ra được gì:   
1 số điểm chính
Trở ngại khi làm offshore
・言葉の壁: rào cản ngôn ngữ
・文化の違い: khác văn hóa, VN hay ngụy biện. Ví dụ đi trễ thì hay lý do chứ không xin lỗi đầu tiên
・経験不足: thiếu kinh nghiệm, dân số trẻ
・「石の上にも三年」を嫌う外国人のキャリア観: Người nước ngoài không thích sự kiên trì.
Câu 石の上にも三年 nghĩa là hòn đã lạnh lẽo mà ngồi lên nó 3 năm liên tiếp thì nó cũng ấm áp 📷📷📷:D tức kiên trì ắt thành công.
・Ý chí phát triển thành chuyên gia kém, mang tư tưởng ngắn hạn trong career path, thậm chí ngắn hơn TQ.
Có tư tưởng đạo khổng, thích lợi dùng mối quan hệ/huyết thống để kiếm tiền hơn là trở thành chuyên gia.
Vấn đề khi làm với VN
・Câu này là dành cho FPT :ベトナム各社は、FPTの影響で管理ツール運用はうまいただし、CMM/CMMIの知識のみを振りかざす偽物管理者には要注意
→Do ảnh hưởng FPT, việc vận dụng tool quản lý ở các công ty VN thì tốt. Nhưng chỉ biết chém gió kiến thức CMMI, cần chú ý mấy ông quản lý giả/dỏm.
・ベトナム人は品質意識が足りない: Ý thức về chất lượng người Việt không đủ.
・Ý nghĩa chữ 了解
- Người Nhật: understand + agree + do
- Người Việt・người nước ngoài: undestand, 1/2 agree, 0 [do]
・Người Việt thì:
- Cá nhân > tổ chức
- Thân thuộc/thân thích > Thực tích/khả năng
- Top down > bottom up
- Automatically > Manually operated
・Xem nhẹ phần 【Check-Action】 trong PDCA Cycle
・Không dùng nhiều tool hỗ trợ cho việc vận hành/kinh doanh. Chủ yếu mục tiêu lấy dc cái danh CMMi với ISO thôi, còn việc vận dụng nó vào thực tế không được chú trọng.
・Không thiết lập quy chuẩn chất lượng ngoài việc quản lý chủ yếu dựa vào số bug được phát hiện ra
・Không biết phương pháp phân tích data cơ bản
・Leader chỉ biết ra quyết dịnh mà không hiểu rõ tình hình genba
・Vì turn overate cao nên năng lực của genba thấp
・Đối vơi người Việt Boss là ngoại lệ, không cần theo rule
Training 1 số skill cho người Nhật khi làm với người Việt
・Offshore, nó nói はいはい cần coi chừng thông tin 80% không được truyền đạt đủ
・Cần memo, gửi cho nó or bắt nó làm MM gửi ngược lại
・Vặn vẹo cho đến khi nào nó hiểu thì thôi
・Nên đi tới VN khi muốn hợp tác để hiểu bối cảnh, thằng leader bên đó như nào
・Đừng kỳ vọng quá vào việc mong muốn tụi nó quen dc business manner của người Nhật
・Khi cần nego/hội ý thì nên làm việc trực tiếp với cán bộ phía VN
・Các biểu đồ phân tích các kiểu

Thursday, 2 November 2017

Những điều cần biết khi uống thuốc bắc

Những điều cần biết khi uống thuốc bắc - Tô Ấn Trà - FB
Đối với các thuốc chữa bệnh tỳ vị hoặc dùng để công hạ, nên uống giữa hai bữa ăn để thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc. Còn với các thuốc diệt trùng thì nên uống cách đêm (trước khi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống lần nữa khi còn đói) để tiện cho việc thải các loại trùng bị diệt ra khỏi cơ thể.
Đối với thuốc bắc, việc uống trước hay sau khi ăn, uống nóng hay lạnh, ngâm hay sắc tùy thuộc vào loại thuốc và bệnh cần điều trị. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
- Uống trước bữa ăn 30-60 phút:
Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột. Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.
- Uống sau bữa ăn 15-30 phút:
Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc.
- Uống vào sáng sớm khi đói:
Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi.
- Uống trước khi ngủ 15-20 phút: Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng.
- Uống ấm: Các thuốc sắc ôn hòa và bổ dưỡng.
- Uống nguội: Các thuốc sắc giải độc, phòng nôn, thanh nhiệt.
- Uống nóng: Các thuốc sắc giải biểu (cho ra mồ hôi) nên uống nóng để toát được mồ hôi. Các loại thuốc khử hàn, thông huyết mạch cũng nên uống nóng.
- Uống liền một mạch:
Nghĩa là uống một lần hết ngay, hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ. Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng.
- Uống từ từ: Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau.
- Ngâm uống:
Với các loại thuốc quý như trầm hương, mộc hương và thuốc có mùi thơm, không nên đun lâu, có lúc nên pha uống (cho thuốc vào cốc, cho thang còn nóng vào ngâm, một lúc sau thì uống). Các loại nhục quế, tàng hồng hoa nên ngâm nước nóng để uống, tránh đun lâu để không làm mất các thành phần có ích trong thuốc.