Search This Blog

Saturday, 23 September 2017

CHIẾC CHUÔNG HAY LÀ CÁI ĐUÔI ?

CHIẾC CHUÔNG HAY LÀ CÁI ĐUÔI ?
Những ai đang theo ngành Quản lý hay Nhân sự chắc không còn lạ lẫm gì với mô hình Chiếc chuông gắn liền với danh tiếng của Jack Welch trong suốt thời gian tại vị của ông từ 1981 đến 2001 đem lại sự phát triển thần kỳ cho General Electrics.
Rất nhanh chóng, Chiếc chuông được mang tới hàng loạt Tập đoàn sừng sỏ: Microsoft, Cisco… Cuộc tình cứ ngỡ dài lâu, nhưng sau hơn 30 năm, GE tuyên bố “ly hôn” với Chiếc chuông, còn Microsoft, Cisco cũng nối gót, ngậm ngùi nói lời chia tay đi tìm tình mới. Vậy tại sao Chiếc chuông - mô hình quản lý nhân sự/performance từng được coi là xuất sắc và hiệu quả một thời lại bị thất sủng trong thời đại mới?
Để được coi là “hot” một thời, tất nhiên Chiếc chuông đã phải khẳng định những tố chất ưu việt.
Thứ nhất, nó giúp tổ chức tìm ra được những ứng viên hàng đầu trong tổng số nhân sự, đồng thời giúp nhân viên nhận ra mình đang ở vị trí nào. Nhìn vào các nhóm: 20% tốt nhất, 70% trung bình, 10% yếu kém, tổ chức có thể tập trung vào việc khen thưởng, phát triển nhóm nhân viên tốt, khiến họ cảm thấy mình xuất sắc, từ đó gắn bó và tạo nhiều giá trị hơn. Số 70% sẽ được định vị là lớp nhân sự chính, được duy trì phát triển và 10% còn lại sẽ thuộc nhóm cảnh báo - đánh giá lại, thuyên chuyển hoặc đào thải.
Chiếc chuông cũng giúp hạn chế việc đánh giá quá gắt gao hoặc quá dễ dãi trong chấm điểm nhân sự và công việc. Khi quá gắt gao sẽ khiến nhân viên cảm thấy giá trị mình tạo ra được đánh giá không tương xứng; khi quá dễ dãi sẽ dung túng cho những nhân viên còn kém nhưng lầm tưởng về năng lực của mình. Việc bắt buộc phải sắp xếp phân loại theo nhóm của Chiếc chuông khiến cho việc chấm điểm tránh được hai tình trạng kể trên (Nói nôm na là ngồi soi 10 viên pha lê giông giống nhau, thì cũng chọn ra được 2 viên sáng bóng hơn chút, 7 viên đều đều, và 1 viên hơi đùng đục, chứ không cho vào dạng trung bình cả thể nữa). Lúc này, các KPI, việc tuân thủ kỷ luật và nội quy sẽ là những tiêu chí hàng đầu được đưa ra soi xét, cân nhắc tỉ mỉ.
Chiếc chuông cũng là công cụ đắc lực giúp cho những người Quản lý đánh giá mức độ phù hợp của nhân sự với vị trí công việc: Việc một nhân viên có tố chất khá nằm trong top 10% yếu kém trong suốt nửa năm trời chắc chắn sẽ khiến người lãnh đạo cần suy nghĩ về tính phù hợp giữa nhân sự và công việc. Điều này càng quan trọng hơn khi đặt trong một tổ chức có công việc mang tính chất quy trình, quy định hoặc công việc routine, vì lúc này performance dưới trung bình đi kèm rất nhiều những rủi ro mang lại cho tổ chức. Những nhân viên top dưới của nhóm 70% chắc chắn cũng sẽ cần đặt câu hỏi tương tự.
Đi kèm với những lợi ích lớn về đánh giá và tổ chức nhân sự, chiếc Chuông cũng giúp bộ phận C&B của HR dễ dàng quản lý quỹ lương thưởng: Với một tỉ lệ cố định, việc tính lương thưởng có thể hệ thống hóa theo các công thức, đồng thời, cũng giúp bộ phận Tuyển dụng và đào tạo thay đổi định hướng cho phù hợp.
Nghe có vẻ ưu việt thế, tốt là thế, ấy mà vẫn bị thất sủng? Có lẽ sau 30 năm, khi mà chính GE – tập đoàn thành công nhất với Chiếc chuông cũng đã quay lưng từ biệt, chúng ta cũng cần ngẫm nghĩ xem liệu rằng trong những cái tốt kia, có tiềm ẩn những “mầm họa” nào hay không?
Ở đây, xét trên mặt trái của tính ưu việt khi “Giúp hạn chế đánh giá nhân sự quá dễ dãi hoặc quá khắt khe”, có lẽ câu hỏi là “có cần thiết phải xếp hạng nhân sự hay không”? Xếp hạng là bắt buộc, mà bắt buộc sẽ đi kèm với Cứng nhắc: Độ cong của hình chuông đồng nghĩa với việc: khi toàn bộ nhân sự đều giỏi ngang nhau hoặc kém ngang nhau, hoặc hơn kém không đáng kể, người lãnh đạo vẫn cần chọn ra top 20% tốt nhất và 10% kém nhất. Với một tổ chức có lượng nhân sự nhỏ, điều này thực sự sẽ khiến tính chính xác của phân bổ giảm đi đáng kể. Chưa kể đến việc, khi vác chiếc Chuông đó áp vào một tổ chức mà tính chất công việc phân hóa phức tạp, khó đánh giá giá trị tạo ra (ví dụ: phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhiều khi độ trễ giữa kết quả nghiên cứu và hiệu quả kéo dài cả năm) thì ranh giới giữa hợp lý và bất công thật quá mong manh.
Image may contain: text
Chiếc chuông treo trên đầu toàn bộ nhân viên, hàng tháng, hàng quý, hàng năm lại “úp” một phát xuống. Vô cùng căng thẳng, tinh thần làm việc giảm tức thì, bất hòa nội bộ tăng cao. Việc đánh giá nhân sự/performance đáng lẽ nên tập trung vào việc đưa ra những feedback để cải thiện và hoàn thiện nay sẽ đổi hướng xem trọng vào kết quả đánh giá cuối cùng, ai ai cũng lo lắng làm sao để được đánh giá thuộc nhóm tốt hay chí ít cũng an toàn. Hệ lụy tiếp theo: Những người thường xuyên rơi vào nhóm 70% lại có xu hướng “bình thường hóa” nghĩa là làm việc ở quanh quanh hiệu suất trung bình vì suy nghĩ “kiểu gì thì cũng thế”. Hơn nữa, càng ở những khu vực đáy của chiếc chuông, tinh thần hợp tác trong công việc càng thấp, sự đố kị, nghi ngờ lẫn nhau và nghi ngờ tổ chức càng bị đẩy lên cao hơn.
Còn nữa, Chuông ra đời chắc cũng ngót nghét 30 năm rồi, mà lực lượng lao động mới thì trong khoảng từ 24-30, thua cả tuổi Chuông. Có lẽ vì vậy, Chuông kém thích ứng với lực lượng được gọi bằng khái niệm “millennials” này. Với lớp trẻ, phong cách làm việc năng động hơn, tập trung vào việc giải quyết công việc nhanh hơn, , thường xuyên muốn đón nhận feedback và tìm giải pháp mới cho vấn đề được đặt ra. Thời đại thế giới phẳng và công nghệ số tạo điều kiện cho các phương thức táo bạo, đột phá để giải quyết vấn đề. Do vậy, Chuông khiến cho việc đo lường giá trị đóng góp cho tổ chức của những cá nhân xuất sắc không tương xứng, vì Chuông có giới hạn còn giá trị của sự đột phá thì rất khó để đặt giới hạn (Nếu có giới hạn trước chắc hẳn đã không được gọi là “đột phá”). Vậy là xảy ra chảy máu chất xám, mà Microsoft của những năm 2010-2013 là nạn nhân.
Liệu có nên đặt giới hạn cho việc đánh giá performance của một người hay không? Đó chính là lý do dẫn đến việc xem xét và áp dụng một mô hình khác: Mô hình Power –Law (còn gọi là Long tail – Cái đuôi dài) vào quản lý nhân sự/performance.
Bản chất của Cái đuôi dựa trên lý thuyết Pareto (80/20) không còn xa lạ gì với những người học về kinh tế. 20% nhân sự tạo nên 80% giá trị của tổ chức, 80% nhân sự tạo nên 20% giá trị còn lại. Đi sâu hơn nữa, phần giá trị cống hiến của những nhân sự thuộc top 20% cũng tiếp tục khác biệt. Trong 20% nhân sự, lại có top 2-5% tạo ra 60% tổng giá trị của 80% kia… Sự khác biệt về performace giữa các cá nhân là rất lớn, do vậy việc đánh giá performance cũng như phân bổ lương thưởng cũng cần đa dạng hơn, tương xứng hơn.
Cái đuôi tỏ ra hiệu quả trong việc làm thỏa mãn những tài năng thuộc top hyper-performer: lương thưởng phân bổ xứng đáng với cống hiến, dựa vào kết quả đánh giá giá trị mà nhân viên tạo ra cho tổ chức, không bị hạn chế tỉ lệ. Như vậy sẽ giúp nhân viên có động lực phát triển để đạt được performance cao hơn, tăng tính phối hợp đồng đội và giảm áp lực cạnh tranh nội bộ không lành mạnh vì lúc này không còn câu chuyện “Miếng bánh anh cắn thì tôi nhịn” nữa. Ai cũng có bánh, quan trọng là tạo ra được giá trị hữu ích cho tổ chức ở mức nào. Chính vì thế, Cái đuôi tìm được vị trí của mình trong các công việc cần sử dụng nhiều chất xám và mang tính chất đột phá hơn là mang tính quy trình.
Cái đuôi, so với Chiếc chuông phần nào như bà mẹ và ông bố trong gia đình vậy. Nếu như Chiếc chuông là ông bố luôn đánh giá, áp đặt, xếp hạng con cái, thì bà mẹ Cái đuôi hướng tới việc coaching, feedback và phát triển tiềm năng nhiều hơn. Loại bỏ xếp hạng đồng nghĩa với loại bỏ thời gian mà các cấp phải lục lọi các KPI, đánh giá và so sánh từng nhân sự với nhau để đưa ra kết quả cuối cùng. Thời gian ấy sẽ được dành cho theo dõi tiến độ, huấn luyện đào tạo, chỉ việc, tư vấn cho nhân viên.
Cái đuôi, tất nhiên, cũng không hoàn hảo, nó cũng có những nhược điểm nhất định. Đó sự khó khăn trong việc phân bổ lương thưởng cho “phù hợp” với giá trị tạo ra. Hoặc, trong các đơn vị mà tính chất công việc không có các điểm “vượt trội” về giá trị (như đơn vị hành chính, đơn vị sản xuất dây chuyền) thì đánh giá theo cách này không có hiệu quả tốt nhất…
Image may contain: text
Bên cạnh Chiếc chuông và Cái đuôi, hiện tại, đã có những công cụ mới được ứng dụng phù hợp với yếu tố thời đại công nghệ và thích ứng nhanh với sự thay đổi ngắn hạn. Có thể kể đến công cụ “PD@GE” tại GE – mô hình phát triển performance phẳng dưới dạng ứng dụng (application), trong đó giao việc được chia theo các mục tiêu ngắn hạn phân thành các ưu tiên khác nhau. Người sử dụng được tập trung mạnh vào trao đổi về các “insight” của công việc không giới hạn cấp quản lý kết hợp với việc các mentor hỗ trợ tư vấn… Đồng thời các feedback rõ ràng cả về chất lượng (quality) lẫn số lượng (quantity). Đó chỉ là một ví dụ cho thấy còn có rất nhiều các phương thức khác đang được phát triển và thử nghiệm ở các tổ chức khác trên toàn thế giới…
Như vậy, có thể thấy, để lựa chọn được một phương pháp quản lý performance hiệu quả, tổ chức cần có sự tổng hòa hai yếu tố chính sau:
1- Tính chất công việc, tầm nhìn và chiến lược của tổ chức: Người lãnh đạo cần phải nắm rõ tổ chức của mình sinh ra với sứ mệnh gì, trong sứ mệnh ấy, những nhiệm vụ gì sẽ cần hoàn thành. Với những nhiệm vụ ấy, lực lượng lao động của mình sẽ là ai, họ sẽ làm công việc với tính chất sử dụng chất xám, thiên về nghiên cứu sáng tạo hay theo quy trình và quy định... Từ đó có thể chọn và kết hợp các mô hình khác nhau cho những chức năng khác nhau nhằm có được tính hiệu quả cao nhất
2- Luôn luôn xem xét và cải thiện, hoặc thay đổi mô hình quản lý performance: Tính cập nhật và thay đổi với tốc độ cao của thời đại, của công nghệ cũng như tính chất công việc (hiện nay có những ngành nghề mà trước đây chưa có, chưa phát triển (digital marketing, MMO…) đi kèm với sự phát triển về tư duy và cách làm việc của lực lượng lao động mới, do vậy phương thức quản lý performance cũng cần thay đổi liên tục để tăng tính hiệu quả. Có những lý thuyết đúng về logic nhưng khi áp dụng thì lại nhận ra đó chỉ là niềm tin hoặc là chuyện của quá khứ. Người lãnh đạo tổ chức cần hết sức khách quan và có một cái nhìn mở để nhận ra những thứ chưa phù hợp và có sự điều chỉnh trên cơ sở khoa học.
Đuôi hay chuông, hay bất cứ mô hình gì khác, muốn phát huy tối đa hiệu quả, thì sự phù hợp và tính linh hoạt trong ứng dụng mới là quan trọng nhất.
Nguyễn Việt Anh
HR specialist
Viettel R&D Institute.
* Bài viết lấy cảm hứng từ chủ đề thảo luận rất thú vị về mô hình 20-70-10 của anh Hai Tran Xuan tuần trước. Tác giả muốn cung cấp thêm một góc nhìn cá nhân về vấn đề này. Đây cũng là bài đầu tiên được đóng góp cho Group, mong nhận được sự góp ý của các bậc tiền bối.
Image may contain: text

Friday, 22 September 2017

CHUYỆN THẰNG CẬN ĐI BÀN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ TẦM NHÌN

CHUYỆN THẰNG CẬN ĐI BÀN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ TẦM NHÌN

Có một số bạn trong quá trình khởi nghiệp đến hỏi tôi thế này: "Em đang lên kế hoạch cho 1 dự án kinh doanh sắp tới, mà chưa biết làm sao. Anh cho em vài ý tưởng được không? Vì em nghe nói là mấy anh/chị nào mà làm lãnh đạo thì thường nhìn xa trông rộng lắm."

Tôi đáp luôn: "Xin lỗi chú, chú thấy cái gì trên mặt anh không?"

Mắt đối phương tròn xoe long lanh nhìn ngắm cái dung nhan mùa hạ của tôi trong 30 giây rồi đáp: "Kính cận ạ".

"Ờ, đúng rồi!" - Tôi gật đầu đáp, "Tiếc là anh mày bị cận, nhìn xa không được, toàn nhìn gần thôi."

Nói như thế, các bạn ấy cứ tưởng tôi đùa và giấu nghề, thật ra là tôi nói thật, thật 1 cách chân thành cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nhưng nói ra chắc không ai tin, do đó, bữa nay tôi mạn phép viết 1 bài bàn về LÃNH ĐẠO và TẦM NHÌN theo quan điểm cá nhân, một thằng bị cận để tự minh oan vậy.

Có 1 khái niệm chúng ta thường nghe, đó là làm lãnh đạo hay làm sếp, thì thường cần phải có 1 tầm nhìn XA và RỘNG trên 10 ki-lô-mét, gió giật cấp 7, có lúc cấp 8 (chết, viết nhầm sang dự báo thời tiết). Tôi bảo đúng, nhưng chưa đủ.

Bởi vì trước khi tập NHÌN XA TRÔNG RỘNG, bạn phải tập NHÌN GẦN TRÔNG HẸP trước. Vì sao lại thế?

Có nhiều lý do, lý do đầu tiên là nhìn gần thì đỡ mỏi mắt, lại nhìn rõ hơn nhìn xa (nhất là với mấy thằng cận như tôi), ai đồng quan điểm giơ tay.

Ấy là chưa kể khi nhìn gần, có khi bạn còn phát hiện ra kha khá mấy thứ hay ho mà trước giờ bạn không để ý. Vậy, nhìn gần trông hẹp, bạn nhìn gì?

*** ĐIỀU ĐẦU TIÊN BẠN NHÌN, LÀ CHÍNH BẢN THÂN BẠN:

Có 1 câu chuyện thế này:

"Một anh bạn trẻ rất muốn trở thành một người thành công. Do đó, anh làm việc rất cần mẫn và chăm chỉ ngày này qua ngày nọ. Nhưng thời gian trôi qua, mà anh vẫn chưa đạt được những gì anh mong muốn.

Quá thất vọng, anh liền tìm gặp người sếp của mình và hỏi:
- Tại sao con đã làm việc gắng sức như vậy, chăm chỉ như vậy mà vẫn chưa thành công? Xin chú hãy cho con biết, con còn thiếu điều gì?

Người sếp già nhìn anh giây lát rồi mỉm cười, chậm rãi trả lời:
- Con trai, ta làm sao biết con còn thiếu những gì. Tại sao con không hỏi chính mình rằng con đang có những gì?"

Đấy, cái nhìn đầu tiên của việc tập nhìn gần là như thế. Bạn phải nhìn xem, bạn có năng lực gì, khả năng gì, ưu điểm khuyết điểm gì. Hay nói cách khác, bạn phải tự hỏi mình xem bạn là ai cái đã.

*** ĐIỀU THỨ HAI BẠN NHÌN, LÀ LIA MẮT XUNG QUANH:

Rồi, tiếp theo, nếu bạn là lãnh đạo, bạn thử lia mắt 1 vòng quanh bạn xem (gần thôi nghe), coi xung quanh bạn có bao nhiêu nhân sự và nguồn lực?

Ai là người tài, ai là người giỏi, và ai là người mang lại cho bạn những nguồn lực khác như tài chính, quan hệ, kinh nghiệm, v.v... Trong số đó bao nhiêu người có thể hợp tác được trong quá trình bạn xây dựng doanh nghiệp và đạt được mục tiêu mà bạn muốn.

Cái này khi đánh trận, người ta gọi là tìm đồng minh và kiếm "đồ chơi" trang bị để tăng thêm khả năng sống sót khi ra chiến trường - thương trường là chiến trường cơ mà.

*** Rồi, sau mấy cái đó rồi thì cái nhìn tiếp theo nữa mới nói đến chiến lược. Đó là với chừng đó nhân sự, chừng đó nguồn lực từ chính bản thân bạn và từ những yếu tố bên ngoài, thì bước tiếp theo gần nhất mà bạn có thể làm là gì?

Đa số chúng ta khi bắt đầu khởi nghiệp thường chưa có gì, nhất là mấy bạn trẻ trẻ, chưa biết trong tay mình đang nắm bao nhiêu quân, giữ bao nhiêu tiền, có bao nhiêu kinh nghiệm mà đã vội đem 2 chữ "Chiến lược" ra bàn luận và phán như đúng rồi.

Tới hồi bàn cho đã, phán cho đã rồi ra làm không được, rút quân gần hết, chết liểng xiểng. Nên tôi hay chọc, làm chiến lược kiểu đó, là liều mạng đi "Chiến" xong rồi khó quá nên "Lược" bỏ hết không còn gì (người mất, tiền tan, nhà cửa tồi tàn, tan hoang gia sản).

Tóm lại là, sau khi bạn nhìn được 3 cái nhìn gần và hẹp đó rồi, thì mới nên cho phép mình nhìn xa trông rộng.

*** Còn nhìn xa chưa được, thì thà làm một thằng cận như tôi còn hơn, tập nhìn gần trước, từng bước từng bước cái đã. Cũng như khi bạn chạy trên đường, cứ lo cắm đầu cắm cổ nhìn cho xa, mà không để ý cái ổ gà gần ngay trước mắt thì có ngày té lộn cổ như chơi.

>>> Và nếu một ngày bạn nào gặp tôi, hỏi tôi về một vấn đề nào đó, mà thấy tôi nheo nheo mắt ra chiều đăm chiêu suy nghĩ, thì thật ra lúc đấy, tôi chả nghĩ được cái gì đâu. Chẳng qua là tôi nhìn không rõ nên phải nheo mắt thế thôi.

~~> Hình chụp chung với anh Tấn Huy - Chánh VP liên hiệp Khoa học doanh nhân Việt Nam trong đợt 2 anh em đi chia sẻ "Tư duy khởi nghiệp" cho các bạn trẻ. Tôi chọn tấm này vì 2 anh em đều đeo kiếng cả.

#ceostevedang #dangtuantien
Bài viết dành cho nhà quản trị:
>> Cờ vua - Cờ tướng và 7 bài học về tư duy nhân sự:
https://goo.gl/9AR8LY
>> Triết lý cục kẹo và lý do nhân viên nghỉ việc:
https://goo.gl/2trnSW
>> Những loại "Thánh" bạn không nên làm ăn cùng:
https://goo.gl/ctWA3A
>> Lãnh đạo - Bạn đã gương mẫu chưa:
https://goo.gl/QKj2LB
>> 2 dạng sếp "Tài" nhưng dễ mất người:
https://goo.gl/QX2nwx
>> Lưu Bang, Hàn Tín và quan niệm Sếp của chúng ta "Ngu" thật:
https://goo.gl/iP81gZ
>> Thức tỉnh đi, khách hàng giờ hết ngu rồi:
https://goo.gl/8cXm13

Bài viết dành cho sinh viên - bạn trẻ:
>> Muốn khởi nghiệp thì bớt sỹ diện và thực dụng đi:
https://goo.gl/aAoCsY
>> Câu chuyện nhân sự: Bạn muốn lương bao nhiêu?
https://goo.gl/pZ6AGa
>> Một cái mail - Một nhân cách - Một con người:
https://goo.gl/BjvV2i

Tuesday, 19 September 2017

đóng startup hay đi tiếp!

6 tháng nữa, mình có chiến lược gì khác? 6 tháng nữa mình có nguồn khách hànb nào khác? 6 tháng nữa sản phẩm của mình có thay đổi gì đột biến? 6 tháng nữa tôi có đạt số khách, doanh số để quỹ đầu tư vào….Nếu có 1 hy vọng nào có cơ sở, tôi sẽ tận lực.

Gởi đến các bạn đang ở trong tình cảnh: đóng startup hay đi tiếp!
Đây là phần đầu của status do bạn Hải Hà Nguyễn học viên CEO Khởi nghiệp HN2, viết trong Group của lớp (bạn đã đồng ý cho tôi đăng câu chuyện và tên của bạn);
“Kính gửi thầy Lâm Minh Chánh, thầy Hoàng Tùng và toàn thể các anh chị
Ngày 16/09/17 là một ngày có giá trị rất lớn đối với em.
Hai ngày qua, em đã suy nghĩ rất nhiều rồi mới đưa ra quyết định khai tử cho cửa hàng của mình.Bản thân em giờ này là minh chứng rõ ràng nhất của câu nói: khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng và kết thúc với 1 đống nợ to.
Cửa hàng của em đã được tròn 1 tuổi, qua bao thay đổi,cuối cùng cũng chỉ đi đến được ngày hôm nay. Nếu tiếp tục cố chấp, cái em nhận lại sẽ là một khoản nợ ngày càng lớn mà thôi. Cửa hàng em tập hợp rất nhiều lý do để thất bại, trong số 15 lý do thất bại của thầy Lâm Minh Chánh, thì chiếm đến 7 lý do….”
Sau đó, tôi (LMC) đã viết, tư vấn cho bạn như sau:
Ai ở trong cuộc thì mới biết, doanh chủ yêu thương startup của mình như thế nào, và đau đớn khổ sở đến tột cùng khi thấy đứa con ruột của mình chết dần dần ngay trong trước mắt mình mà không làm gì được. Cảm giác đó phải là người trong cuộc thì mới thấu, mới hiểu…Còn những người khác như doanh nhân chỉ thành công chưa thất bại, các nhà quản lý, các nhà tư vấn...…dù có thông minh có mẫn cảm đến đâu cũng chỉ “feel” được phần nào thôi. Không thể nào thấu hiểu sâu sắc được tình cảnh startup sắp chết đau đớn và khủng khiếp như thế nào.
Sau 2 start up thành công vang dội, tôi bị "chết" ở startup thứ ba. Tháng nào cũng lỗ vài trăm triệu. Lúc đầu thì tôi lấy lời từ nơi khác đưa qua. Sau đó thì khoản lỗ ngày càng nặng, và tôi cũng không còn xông xênh nữa. Thế nhưng tôi đã kéo nó đến gần 3 năm trời. Có 2 lý do chính.
- Lý do thứ nhất: tôi quá tiếc những gì tôi đã đầu tư: tiền bạc, công sức, và thương hiệu...Đã đầu tư đã bỏ chi phí thì phải gỡ lại. Suy nghĩ đó là 1 suy nghĩ cực sai. Chính tôi đã viết 1 bài đầu đề “Chi phí chìm” trên báo Kinh Tế Sài Gòn những năm 2005, Bây giờ tôi lại mắc phải. Trong tài chính, những gì chúng ta đã bỏ ra, đầu tư trong tài chính gọi là chi phí chìm. Chúng ta kg được tiếc và tính về nó nữa. Điều chúng ta cần tính là: bắt đầu từ bây giờ: đi tiếp lợi hơn hay ngừng lại, bán đổ bán tháo thì lợi hơn. Dân tài chính, tính ra những phương án: và phương án nào lợi thì họ đề nghị.
Thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu điều này. Họ nghĩ đơn giản, giống như con bạc. Nãy giờ thua quá, giờ phải gỡ. Việc thua trong quá khứ là đã xảy ra. Việc quan trọng là tương lai mình sẽ đánh như thế nào. Mình có kinh nghiệm để thắng, hay là mình say máu để thua thêm. Chứ đâu có phải đã thua rồi sẽ thắng lại.
- Lý do thứ hai còn quan trọng hơn lý do thứ nhất đó là sự sĩ diện. Tôi là quản lý cấp cao của các tập đoàn, học MBA học bổng từ những năm 97-99, đi dạy CEO, quản lý, ra startup 2 cái đầu tiên thành công vang dội, bây giờ tuyên bố thua startup này thì còn gì là mặt mày nữa??? Tôi không thể nào chịu đựng được việc này. Chính điều này đã làm tôi quyết định sai, mất tiền và khổ sở hơn 2 năm.
Nhưng, sống “đủ” lâu tôi biết rằng những suy nghĩ đó là sự sĩ diện hảo. Thật sự thì chẳng ai thật sự quan tâm đến mình cả. Họ chỉ quan tâm đến họ. Họ không nghĩ gì về mình đâu, mà họ đang suy nghĩ rằng mình đang nghĩ gì về họ. Câu chuyện của mình cũng chỉ là 1 chút hương hoa để họ tám hay đố kỵ thôi, rồi họ sẽ quên nhanh thôi. Và nhất là khi chúng ta quay lại làm startup up mới thành công thì họ không còn nhớ gì nữa. Mà nói cho cùng, mình sống cuộc sống của mình, chứ không nên sống cuộc sống cho người khác.
Nếu cho tôi quay lại những năm đó. Tôi sẽ đặt câu hỏi như sau cho mình: 6 tháng nữa, mình có chiến lược gì khác? 6 tháng nữa mình có nguồn khách hànb nào khác? 6 tháng nữa sản phẩm của mình có thay đổi gì đột biến? 6 tháng nữa tôi có đạt số khách, doanh số để quỹ đầu tư vào….Nếu có 1 hy vọng nào có cơ sở, tôi sẽ tận lực.
Còn nếu không thấy có cơ sở nào cho 1 sự thay đổi lớn, khác biệt… …mà chỉ là những cố gắng hơn 1 chút, và mong chờ vào sự may mắn nào đó từ trời rơi xuống thì tôi sẽ đóng cửa sớm, Kết quả đã thấy trước sao phải kéo dài sự mất mát. Hãy để cái đầu mình tươi tỉnh, hãy tạm nghỉ ngơi, dù chỉ 1,2 ngày để có thể startup cái mới. Mục tiêu cuối cùng mới chính là cái đang quan tâm, startup hay doanh nghiệp cũng chỉ là những phương tiện đưa ta tới mục tiêu.
Hết cái này sẽ có cái khác, nếu đầu chúng ta còn lạnh, còn chịu suy nghĩ, còn chịu học hỏi, tim chúng ta còn nóng.
Thân ái
Lâm Minh Chánh
Người truyền cảm hứng

Friday, 15 September 2017

Crypto Curency và sự sụp đổ của quyền lực hiện tại! - Namster Đỗ



Crypto Curency và sự sụp đổ của quyền lực hiện tại!
Dạo này Crypto Currency đang là tâm điểm của sự chú ý toàn cầu. Cũng đơn giản thôi, vì nó Sẽ thay thế đồng tiền hiện tại. Để hiểu về nó, chúng ta cần hiểu về lịch sử của đồng tiền.
Trước đây, loài người sản xuất ra các loại hàng hoá và trao đổi trực tiếp với nhau. Sau này đổi gà lấy bò nó khó vì giá trị nó khác nhau nên người ta mới phải dùng đến curency! Vàng và bạc được dùng rộng rãi như một loại currency vì nó hiếm, vàng làm Được nhiều thứ và ai cũng muốn vàng. Thêm vào đó, chẳng ai chế đc vàng, chỉ có mỗi cách đào lên. Ai thích thì đều có thể đi đào vàng và ko ai có thể tự tạo ra vàng cả. Thế nên quyền lực ko thuộc về ai mà đc "distributed" cho cả nền kinh tế!
Chỉ từ tầm hơn 100 năm trở lại đây thế giới nó mới sinh ra cái gọi là "chính phủ". Và cái ông chính phủ này mới quyết định in mịe nó tờ giấy ra để thay cho vàng! Tất nhiên là chả ai tin ông, đang cầm vàng giờ chuyển sang cầm giấy, điên! Thế nên các ông ấy mới phải làm cái gọi là "bản vị vàng", cứ in ra tiền là phải có số vàng tương ứng đem cất! Và cứ mang tiền giấy ra là các ông ấy phải đổi số vàng tương đương cho mình! Có thế người dân mới chịu dùng tiền giấy!
Dùng dần nó quen, vì tiện hơn là đi đâu cũng phải mang bịch vàng, rồi ng dân Quên mịe nó mất là tiền giấy là "tượng trưng" cho vàng! Thế là chính phủ bỏ mịe nó "bản vị vàng" đi, chỉ in tiền giấy! Hình như Mỹ cũng mới bỏ cái này hôi đầu những năm 70 thôi chứ chẳng phải lâu gì lắm đâu.
Khi đã bỏ bản vị vàng rồi thì tự nhiên chính phủ lại thành oai vì họ là ng duy nhất có thể in ra tiền! Họ in với tội vạ để giải quyết nhu cầu chi phối nền kinh tế của mình! Lạm phát bắt đầu từ đó. Còn người dân giờ đã quá quen với tiền giấy, quá quen với việc tiền là "centralised" nên quên hoàn toàn việc currency used to be "decentralised"! Thế là như những con cừu ngoan ngoãn, họ bị chịu chi phối về tài chính của chính phủ.
Thế rồi năm 2009, với sự phát triển kinh hoàng của công nghệ trong suốt nửa thế kỷ, tất cả các thành tựu từ máy tính đến Internet, đi động ... đã hội tụ để mấy anh (hình như là sống lộn ngược ở Úc với cái tên rất Nhật) nghĩ ra cái mà chúng ta biết đến ngày hôm nay là Bitcoin!
Bitcoin, Ethereum, Litecoin... là các loại crypto curencies khác nhau Nhưng cùng chung một mục đích đó là "decentralised" đồng tiền. Nói nôm na nó như thế này:
Đồng tiền crypto có thể hiểu như đưa chúng ta trở lại với thời kỳ dùng vàng. Nó là vàng đc lập trình dưới dạng một cái chương trình máy tính, dựa trên các công thức toán học đc các ông gọi Newton bằng chú nghĩ ra từ rất lâu rồi! Cái công thức toán học này thì mở, ai cũng biết, và được dùng để "đào vàng" từ một cái mỏ vàng hữu hạn! Có nghĩa là có cái mỏ tiền crypto định sẵn, ai cũng có thể dùng cái công thức đc công bố cho tất cả mọi người để "đào" đc tiền crypto, và quan trọng là chả ông nào "in" ra đc một Đống tiền với tội vạ bằng cách khác đc cả! Điều đó có nghĩa là đồng tiền đã đc "decentralised", ko phụ thuộc vào một cá nhân, tổ chức hay chính phủ nào nữa! Và điều đó có nghĩa chúng ta Sẽ khoa có lạm phát!
Khi đã "decentralised" được đồng tiền, thì vấn đề nằm ở chỗ ai Sẽ là người đảm bảo cho đồng tiền đó? Thế nên tiền crypto rất khôn, nó dùng công nghệ blocked chain và distributed computing để đảm bảo việc chứng thực! Nôm na là thay vì đồng tiền được đảm bảo bởi chính quyền và central banks thì nó được đảm bảo bởi toàn dân! Chắc hơn vàng!
Không chỉ dừng lại ở đó, tiền crypto còn Thoòng minh đến độ nó tự "execute" đc thông qua cái gọi là "smart contract"! Nôm na là hai ông cá độ với nhau trưa mai mưa, đến chưa mai thời tiết ra sao tiền nó tự chuyển từ túi ông thua sang túi ông thắng chẳng cần ông đứng giữa phân giải!
Một đồng tiền vừa đc "decentralised" vừa "self execute", lại đc chứng thực bởi toàn dân, thì là một đồng tiền ưu việt hơn hẳn tiền giấy chúng ta đang tiêu! Mà lịch sử loài người cho thấy, cái gì ưu Việt hơn Sẽ chiến thắng dù ai có cố gắng ngăn chặn sự phát triển của nó đến đâu! Kể cả các chính phủ, công nhận hay ko công nhận tiền crypto thì đều dẫn đến chung một kết quả, mất kiểm soát tài chính! Nếu họ công nhận tiền crypto là một loại tiền, thì các chính sách tiền tệ của họ ko còn hiệu lực nữa vì hơn mất đi công cụ mạnh nhất, đó là in ra tiền! Còn nếu họ ko chấp nhận, thì mọi ng khi bán bất kể cái gì đều chuyển sang tiền crypto, và vì crypto ko phải là tiếng nên họ ko phải đóng thuế, chính phủ lại ko thu đc thuế! Mệt phết!
Nói chung, crypto currency đang dần chuyển quyền lực từ chính quyền sang nhân dân một cách thực thụ. Khi đó chúng ta có thể Sẽ bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế giảm phát thay vì lạm phát! Một đồng bitcoin mấy năm trước chưa uống được cốc trà đá, giờ này đã mua được cái xe SH.
Welcome to a truly free ecconomy where govt is not in control!
PS: bài này cố gắng dùng ngôn ngữ người thường để giải thích một vấn đề rất phúc tạp và complex một cách đơn giản nhất nên mong các bạn chuyên gia đọc thấy chưa chính xác thì bỏ qua cho!

Wednesday, 13 September 2017

5 cấp độ lãnh đạo

Cấp độ 1: Chức vị. Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền lực. Đây là lúc "mọi người theo bạn vì họ phải làm như vậy". Maxwell cho rằng: "Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của bạn. Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, bạn có thể có được những ích cá nhân nhưng sự tín nhiệm của nhân viên sẽ càng giảm".
Cấp độ 2: Sự chấp thuận. Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo. Tại cấp độ này, "mọi người theo bạn vì họ muốn như vậy", ông nói. "Mọi người sẽ theo bạn nhiều hơn là uy tín hiện có của bạn. Cấp độ này là sự tạo cảm hứng cho công việc". Tuy vậy, Maxwell cũng cảnh báo không nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết".
Cấp độ 3: Định hướng kết quả. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. "Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công", Maxwell nói. "Họ thích bạn và thích việc bạn đang làm cho tổ chức. Các vấn đề được giải quyết với rất ít nỗ lực vì đã có động lực từ bạn". Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề dễ dàng được giải quyết.
Cấp độ 4: Phát triển con người. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. "Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức", Maxwell lưu ý. "Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó".
Cấp độ 5: Cá nhân. Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì. "Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này".
Việc phát triển khả năng lãnh đạo cũng chính là việc tiến dần qua 5 cấp độ lãnh đạo nêu trên.

Thursday, 7 September 2017

Vinfast - VỊN sao cho PHÁT Tran Bang Viet

Vinfast - VỊN sao cho PHÁT
Ban đầu tôi cũng rất sửng sốt về ý tưởng sản xuất ô tô của Vin. Nghe về việc này từ mấy tháng trước, nhưng cứ nghĩ đây chỉ mới là ý tưởng, và Vin sẽ mua bán - sát nhập hay hợp tác chứ không nghĩ là tự làm. Tuy vậy, sau khi đọc kỹ những phát biểu và các động thái liên quan thì tôi hiểu rằng Vin nghiêm túc muốn làm.
Và nếu họ đã nghiêm túc muốn làm, thì chúng ta cũng nên nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, thay vì chỉ cảm tính “tự hào dân tộc”, “suy tôn cá nhân” hay chụp mũ bóp chết giấc mơ của người khác một cách hời hợt.
Trong phân tích này, tôi sử dụng những tiêu chí đánh giá rủi ro trong đầu tư vào ngành xe hơi của một tổ chức đánh giá tín dụng, các nghiên cứu về ba thị trường xe hơi nội địa tương đối thành công là Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia và chuỗi giá trị ngành xe hơi để dẫn dắt phân tích. Các thông tin khác, tôi góp nhặt từ Internet và qua trải nghiệm cá nhân. Thời gian giới hạn để viết phân tích này là 120’ nên mức độ đào sâu và độ tin cậy chỉ đủ để mua vui vài trống canh, mọi người tự sử dụng với sự cẩn thận của cá nhân. Tôi xin phép được miễn trừ mọi trách nhiệm.
Trước tiên, đâu là những mấu chốt để thành công trong ngành sản xuất xe hơi?
Có nhiều đề xuất khác nhau, tuy vậy không khó để tìm được đồng thuận từ các nhà nghiên cứu xoay quanh các điểm mấu chốt:
(1) Market Position (Vị thế thị trường mạnh)
(2) Operation Management (Quản trị vận hành hiệu quả)
(3) Product Range (Nhiều lựa chọn sản phẩm)
(4) R&D (Năng lực nghiên cứu & phát triển mạnh)
(5) Marketing & Distribution (Quảng bá và Phân phối hiệu quả)
(6) Positive Image (Hình ảnh thương hiệu tích cực)
(7) Capital Structure (Cấu trúc vốn)
(8) Cash Flow Protection And Liquidity (Dòng tiền ổn định và thanh khoản cao)
(9) Compliance (Mức độ Hợp chuẩn cao)
Sáu khâu quan trọng trong chuỗi giá trị ngành:
(A) General Conditions (Các điều kiện tổng thể)
(B) R&D (Nghiên cứu & Phát triển)
(C) Purchasing (Quản trị Mua hàng/Nhà cung ứng)
(D) Production (Quản trị Sản xuất)
(E) Logistic (Quản lý Hậu cần - Vận tải)
(F) Quality (Quản trị chất lượng)
Xin được lướt qua từng nội dung:
(1) Vị thế thị trường mạnh: Xác suất thành công (của dự án, hoặc của năm tài chính) sẽ càng cao nếu hiện tại thương hiệu đang có thị phần càng cao. Vị thế thị trường là thước đo trung thực nhất vì càng có thị phần, thì các khâu hậu mãi, sửa chữa bảo dưỡng càng tốt trong khi chi phí càng thấp. Chi phí vận hành của chủ xe (OPEX) cũng sẽ thấp hơn, khả năng bán lại xe cũ cũng sẽ vì thế mà dễ dàng hơn. Người mua vì vậy sẽ càng an tâm mua (rào cản tâm lý thấp). Đây chính là công thức thành công của Toyota ở Việt Nam trong 30 năm vừa qua.
Ở tiêu chí này, như mọi doanh nghiệp vừa gia nhập ngành khác, Vinfast được 0/10 điểm.
(2) & (D) Quản trị vận hành hiệu quả: Với năng lực quản trị vận hành tốt, doanh nghiệp sẽ có khả năng đưa ra thị trường sản phẩm trong thời gian ngắn hơn hoặc với chi phí thấp hơn. Doanh nghiệp nào có năng lực này tốt hơn, doanh nghiệp đó có khả năng thành công cao hơn.
Trong phần này, Vin không chỉ chưa bao giờ sản xuất xe, mà còn chưa bao giờ sản xuất bất kỳ sản phẩm có độ chính xác cao nào. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá cao văn hoá doanh nghiệp, tư duy đúng ngay từ đầu và khả năng kiểm soát quy trình hoạt động ở mức độ cao của Vin trong các dự án Bất động sản, Du lịch và hy vọng họ sẽ mang được văn hoá ấy qua mảng xe hơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều nhân sự từ ngành công nghiệp xe hơi cũng sẽ mang về một số kinh nghiệm và tiết kiệm cho Vin đáng kể chi phí đi đến thành công.
Ở tiêu chí này, Vinfast được 5/10 điểm. Hy vọng Vin sẽ cải thiện đáng kể được sau khoảng 2-3 chu kỳ sản phẩm.
(3) Nhiều lựa chọn sản phẩm: Quan sát bình thường chúng ta cũng sẽ thấy rằng chi phí để thuyết phục khách hàng đến showroom, rồi thuyết phục họ mua xe chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí một chiếc xe. Do đó, doanh nghiệp với nhiều dòng sản phẩm hơn sẽ có khả năng có được khách hàng với chi phí thấp hơn, lọt sàng xuống nia.
Không cần phải nói, ở tiêu chí này Vinfast được 0/10 điểm, ít nhất trong 5 năm đầu tiên.
(4) & (B) Năng lực nghiên cứu & phát triển mạnh: Những người quan tâm đến ngành công nghiệp xe hơi biết rằng tỷ trọng chi phí nghiên cứu và phát triển trong ngành là cực cao. Đó là lý do mà các hãng xe lập các liên doanh hay ký các hợp đồng chia sẻ kết quả nghiên cứu, thậm chí sử dụng động cơ và khung gầm chung với các hãng khác. Các liên doanh/liên minh kiểu Nissan Renault, Mazda Ford, BMW Toyota, Toyota Suzuki, Honda Rover, Suzuki Volkswagen, Suzuki Fiat,… một phần là để giảm chi phí R&D trong cơ cấu giá thành của doanh nghiệp.
Cho dù chúng tôi hiểu được rằng Vinfast đang cố gắng đi tắt trong việc sử dụng nhân sự của Bosch (một trong những nhà cung cấp phụ tùng & sửa chữa bảo dưỡng lớn nhất), BMW (một trong những hãng xe lớn nhất)… là một phần để tận dụng mối quan hệ, hiểu biết, và thậm chí đặt mầm móng thiết lập những liên minh/liên doanh với các hãng ấy. Tuy vậy, trừ phi lấy nguyên một mẫu xe về, sửa sửa ngoại thất rồi gán cho một cái tên Việt Nam, còn nếu đã muốn làm nghiêm túc, cho dù đã đứng trên lưng người khổng lồ, thì câu chuyện nghiên cứu phát triển không phải là chuyện của 1-2 năm.
Tại tiêu chí này, tôi mạnh dạn cho họ 2.5/10 điểm (tôi cho 4, nhưng một người bạn hiểu nội tình hơn chỉ cho 1, thôi lấy trung bình).
(5) Quảng bá và Phân phối hiệu quả: Doanh nghiệp cần tạo được nhận biết tốt cho nhóm khách hàng mục tiêu, xây dựng được hệ thống phân phối hiệu quả đến từng nhóm khách hàng ấy, và có thông điệp/gói hỗ trợ hấp dẫn giúp phân khúc đó mua xe dễ dàng.
Dễ thấy rằng Vin đang có một danh sách khách hàng tiềm năng khổng lồ, những người đang sử dụng bất động sản, du lịch, khám bệnh hay có con đi học tại các doanh nghiệp thành viên. Vin cũng có quá nhiều địa điểm đẹp để mở các showroom phân phối. Do đó, Vin sẽ có một lợi thế nhất định.
Tuy vậy, hãy lưu ý rằng marketing chưa bao giờ là một năng lực mạnh của Vin. Hiệu quả và thành công của Vin đến nhiều hơn từ tư duy trên tầm, khả năng chịu nhiệt, chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội so với những nhà cung cấp nội địa khác hơn là từ khả năng marketing của họ. Nhiều dự án chưa được coi là thành công một phần vì marketing chưa tới: thời trang, Adayroi, VinMart,… cho dù họ chi không ít tiền.
Thêm vào đó, những người trong danh sách đó liệu có là khách hàng của Vinfast không còn phụ thuộc vào định vị thị trường của họ. Câu chuyện này có lẽ sẽ gần giống ở Trung Quốc khi mà phân khúc trung & giàu sẽ mua xe ngoại còn phân khúc trung thấp mua xe nội địa. Nhưng ai trong số phân khúc trung thấp đó ở nhà Vinhomes? Và nếu có, thì liệu chừng thông điệp “yêu hàng Việt Nam chất lượng cao” có đủ để họ xìa đồng tiền ky cóp cả chục năm ra hay không?
Cũng cần lưu ý thêm rằng việc rất hiếm hãng xe trên thế giới sở hữu hệ thống phân phối không phải là không có lý do. Nhiều đất, nhiều danh sách khách hàng tiềm năng cũng không có nghĩa là sẽ phân phối hiệu quả.
Cho phần tiêu chí này, tôi chỉ dám mạnh dạn cho Vin 5/10 điểm.
(6) Hình ảnh thương hiệu tích cực: Người mua xe cảm thấy an tâm hơn với một doanh nghiệp gắn liền với an toàn, trách nhiệm và chất lượng cao. Ở khía cạnh này, Vin tương đối tạo được hình ảnh rất tốt. Cá nhân tôi rất ấn tượng với những gì Vin làm cho du lịch và bất động sản. Tuy vậy, cần lưu ý rằng xe hơi là một sản phẩm đặc biệt với độ chính xác cực cao, cần làm tốt ngay từ đầu. Và xe hơi cũng không đứng yên một chỗ.
Ở phần này, tôi cho Vinfast 8-/10 điểm.
(7) Cấu trúc vốn: Ngành xe hơi là một ngành hút vốn khổng lồ, và đặc thù khác hẳn với ngành bất động sản. Trong ngành BĐS, nhiều nhà phát triển (tôi không nói Vin) có thể mua một mảnh đất nông nghiệp với giá khoảng vài tô phở/m2, xây dựng dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng và định giá lại với giá 20-30 triệu/m2, thế chấp cho ngân hàng để lấy tiền thực hiện dự án. Làm chưa xong hoặc cùng lắm là vừa xong móng, đã bán cho khách hàng (nhiều khi còn giúp khách hàng vay tiền ngân hàng để mua, tức là một tài sản được thế chấp 2 lần). Trong ngành xe hơi, bạn phải có xe rồi thì mới bán được (ngoại trừ Tesla bây giờ và Toyota tại Việt Nam thủa 15 năm trước). Thậm chí, xe phải nằm ở showroom kha khá thời gian đồng nghĩa với ngốn vốn rất dài.
Số tiền đầu tư vừa nhiều, vừa dài nên cấu trúc vốn khác nhau là ngay lập tức hiệu quả sẽ khác hẳn. Hãy hình dung số tiền 1-2 tỷ USD vay bằng ngoại tệ, liệu chừng trong suốt 5-7 năm vay ấy liệu có bị rủi ro gì về biến động tỷ giá hay không? Do đó, tôi khá tán đồng với phát biểu của lãnh đạo Vin về việc muốn huy động nguồn trong nước, cho dù phải trả lãi suất cao hơn.
Trong phần này, tôi mạnh dạn cho Vin 7/10 điểm.
(8) Dòng tiền ổn định và thanh khoản cao: Như đã phân tích ở phần trên, ngành công nghiệp xe hơi đòi hỏi số tiền lớn trong thời gian dài. Do đó, nếu doanh nghiệp không đủ "trường vốn”, hoặc không có dòng thu tốt thì sẽ là thảm hoạ.
Trong trường hợp của Vinfast, họ sẽ còn tệ hơn các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành vì họ mới bắt đầu và chưa có dòng thu đáng kể trong ít nhất 3-4 năm nữa. Tuy vậy, nếu nhìn trong ngữ cảnh của Vin group thì họ được hỗ trợ bởi những dòng tiền tươi của mảng du lịch, và thậm chí chiếm dụng được vốn (của nhà cung cấp ở Vinmart, hay của khách hàng ở mảng bất động sản). Nhưng cho dù như vậy thì cũng sẽ vẫn là một áp lực lớn cho bộ phận tài chính của Vin để xoay nguồn.
Trong phần này, tôi chỉ dám cho Vin 3/10 điểm.
(9) & (F) Mức độ Hợp chuẩn cao: Việc tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường nghiêm ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường. Với việc mới đầu tư công nghệ và với tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế hơn các hãng hiện hữu khi không phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng: những gì hứa, tuyên bố hay theo đuổi chỉ mới là một vế của vấn đề, vế còn lại là phải sản xuất được sản phẩm thực sự đạt được tiêu chuẩn ấy. Việc này thì Vin sẽ phải còn cố gắng nhiều. Nhưng tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể. Nhất là khi liên hệ với những gì họ đã làm được trong các ngành khác.
Cho phần này, tôi mạnh dạn cho Vin 10-/10 điểm.
(C) Quản trị Mua hàng/Nhà cung ứng & (E) Quản lý Hậu cần - Vận tải: Không ai sản xuất xe mà lại đi làm từng con ốc nhỏ. Ngành xe hơi luôn cần ngành công nghiệp hỗ trợ rất mạnh. Với hơn 30 ngàn phụ tùng khác nhau để tạo nên một chiếc xe, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ là rất yếu thì ai ở Việt Nam sản xuất xe rồi cũng phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Thế nên, cho dù năng lực Quản trị Mua hàng & Quản lý nhà cung ứng của Vin là rất tốt (thuộc loại tốt nhất tôi từng biết), thì thách thức cũng không hề ít.
Cho dù ta đã thấy được tầm nhìn của Vin khi xây nhà máy ngay cảng nước sâu, thuận lợi giao thông cho hàng hoá nhập và xuất, gần nhà máy lốp xe và nhiều đơn vị phụ trợ khác (trung tâm xe hơi Nhật ở Vĩnh Phúc cũng chỉ cách hơn 2h xe chạy) thì hiệu quả cũng sẽ khó cao được. Nhất là ngành xe hơi là ngành mà quy mô kinh tế (economies of scale) khá ảnh hưởng, biểu hiện qua giá cả vật tư, phụ tùng, sẽ rất cao nếu không đạt đến mức đặt hàng tối thiểu (MOQ - Minimum Order Quantity).
Trong phần này, tôi nghĩ Vin chỉ đạt 6+/10 điểm.
(A) Các điều kiện tổng thể: Công nghiệp cơ khí trước đây, và công nghiệp ô tô bây giờ, thường được coi là biểu hiện của một nền kinh tế mạnh (cho dù điều ngược lại là không hẳn sẽ đúng). Và do đó, nhiều quốc gia và địa phương tìm cách ưu đãi để phát triển các ngành này. Những ưu đãi về cấp đất, giao thông, đào tạo nguồn lực lao động, ưu đãi thuế hay các khoản vay lãi suất thấp dưới các lý do nào đó… là luôn có. Cách đây chưa lâu, Toyota doạ sẽ rút khỏi Việt Nam để nếu không được đánh đổi bởi những khoản ưu đãi đến nhiều tỷ USD cũng là một biểu hiện như vậy. Do đó, nếu Vinfast hay ngành ô tô nội địa Việt Nam có thương lượng được điều khoản có lợi thì cũng không đến mức ngỡ ngàng, và sẽ cực kỳ ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của dự án này.
Phần này, không cần phân tích, tôi nghĩ rằng ai cũng đồng ý cho Vin 10+/10 điểm.
Lưu ý rằng việc cho điểm chỉ là cái neo để chúng ta tự biết tốt hay chưa. Chứ bản thân mỗi yếu tố có một trọng số khác nhau, và cao không có ý nghĩa nếu người khác cao hơn, thấp không sao nếu đối thủ cũng vậy.
Nhưng sau khi điểm qua một số yếu tố thành công then chốt và một số phần trong chuỗi giá trị ngành, chúng ta có thể phần nào tương đối gặp nhau ở kết luận rằng:
(a) tham vọng làm xe của Vin không phải là không có căn cứ.
(b) khả năng sản xuất ra xe hơi của Vin là hoàn toàn có. Nhất là nếu họ sử dụng lại khung gầm, động cơ và một số phần cấu kiện quan trọng từ các hãng khác và tập trung vào phần “nội - ngoại thất”.
(c) chiếc xe của Vin sẽ khó cạnh tranh được với các lựa chọn tương đương khác do giá còn chát và hàng rào chống thâm nhập cao. Nếu Vin sử dụng đồng bộ hệ thống của Bosch thì xe của Vinfast có thể được chẩn đoán, sửa chữa & bảo dưỡng, thay phụ tùng ở các cửa hàng/đại lý của Bosch và tương thích. Điều này cực kỳ quan trọng với Vin trong thời gian đầu. Nhưng điều đó cũng không đủ giúp cho Vinfast thành công.
(d) sử dụng hiệu quả (9) và (A) hoặc kết hợp sẽ là nơi mà Vin có thể Vịn vào để Phát. Hãy hình dung xem việc gì sẽ xảy ra nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt (hay thuế môi trường) cho các xe có tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở xuống rất cao (Vinfast tuyên bố hợp chuẩn Euro 5). Và cũng đừng quên rằng Vinfast không chỉ sản xuất xe hơi mà còn có cả những xe đạp điện. Việc gì sẽ xảy ra nếu xe máy bắt đầu bị hạn chế trong các thành phố lớn? Việc gì nếu ngành quốc phòng hay an ninh sử dụng xe của Vinfast vì lý do đặc biệt logic nào đó?
Các bạn cũng đừng vội nặng nề cho rằng điều đó là xấu. Tất cả điều đó là đúng đắn, hợp lý và khoa học hết. Mấu chốt chỉ ở thời điểm triển khai. Mà thời điểm thì thực ra càng sớm càng tốt hơn cho đất nước này mà thôi.
Dĩ nhiên rằng những lợi thế ấy chỉ có ích cho thị trường nội địa và không có ích lắm cho thị trường quốc tế. Tuy vậy, đừng quên rằng những con số rất ít ấy sẽ giúp:
- đào tạo đội ngũ & thu thập know-how của ngành
- lấp đầy phần MOQ mà chúng ta bàn ở phía trên
- dần xây dựng được chuỗi công nghiệp phụ trợ
Nếu tôi là Vin, tôi sẽ không bao giờ đầu tư vào làm động cơ mà sẽ mua sử dụng lại trong khoảng vài chu kỳ đầu, học tập & tích luỹ rồi đợi đến lúc động cơ ô tô điện trở nên rẻ và phổ biến hơn thì đầu tư thẳng vào. Lúc đó, xác suất thành công trong thị trường nội địa là cao. Còn thị trường khu vực thì không phải là không có khả năng.
Cho dù như vậy, cuộc chơi này cũng rất cam go. Và tôi không nghĩ rằng Việt Nam không có nhiều người làm được, và dám làm.
Cảm ơn anh Vượng về sự lãng mạn và dũng khí này! Cuộc chơi này sẽ là bản lề.
Và cho dù anh có thành công hay không thì người (cùng) có lợi sẽ là Thaco! Và người dân Việt Nam!


P/S:
1. Nhắc lại, tôi xin miễn trừ trách nhiệm với chia sẻ vội này.
2. Chia sẻ này hoàn toàn có thể được thay đổi nội dung khi tôi có thêm thời gian, hoặc khi có thêm những thông tin có giá trị khác.
3. Bạn có thể share lại từ Timeline của tôi.

Monday, 4 September 2017

the skills set for I4.0 (OT)? KinhND

So what is the skills set for I4.0 (OT)?
My notes: Decentralized, self-organizing production
Ability to interact with modern interfaces (human-machine / human-robot)
CPS, RFID, NFC, Augmented Reality, Energy Monitoring, Autonomous Guided Vehicle, interfaces and standards etc.
  • The use of mobile terminal devices, such as tablets and smartphones, in production
  • Planning and organization for the networking of intelligent system components and modules
  • Integration of facilities into ERP systems
  • Vertical networking of production sites throughout the value added chain via the virtual world of the Internet
  • Integration of manufacturing divisions into digital production
  • Automated and manual assembly
  • Logistics in autonomous systems
  • Production planning and production control/MES
  • Lean production as a basis for Industry 4.0
  • Smart maintenance to monitor systems and system states
  • Quality assurance in Smart Factories
1/ Data analysis, interpretation, and evaluation 2/ Integration of components and modules into complex communication systems 3/ Elimination of process data irregularities 4/ Configuration of parameters for production orders 5/ Operation of hybrid systems
Smart Factory ERPなどの基幹システム、製造実行システム(MES)、現場のFA機器がネットワークでつながった工場」と語っている。また、つながっただけではなく、各システム、機器から得られらたデータの相関分析を行い、工場と経営の全体最適を図れるようにすることが重要となる。日本においては、2016年時点でシステムや生産機器からのデータを取得している製造業は多いが、それらの分析ができておらず、製造に使用される電力量、消費電力のピーク時間帯、短時間の停止が発生している機器の有無、累計停止時間といった全体最適化につながるような分析ができていない。
四つのゴールがある。 (1) 生産性向上など自社のパフォーマンス向上 (2) 自社のビジネスモデル変革 (3) 自社製品の機能、価値の向上 (4) 新たなビジネスの創出
日本企業で進まないのは、このゴール設定、ビジネスシナリオが描けていないことが大きい。もうひとつ大きな阻害要因がある。社内にリスクを取り、推進するリーダーが不在なことが多い。
スマート・ファクトリーに取り組んだ人のほとんどが「見えないものは改善できない。見えて初めて改善が始まる」「データを見て初めて気づけることも多々存在する」「人間の認識と実際のデータは大きな相違があるものがある」と口をそろえて言う。これはすべてROIに換算できるものでもない。スピード感が重要だ。
FA設備を設計できるようなエンジニア 経営を語るコンサルタント --> お客さまの経営陣、情報システム部門、生産技術部門の間に入ってお互いを連携させることができる。
--> これまで紙の帳票で報告していた設備停止の情報をシステム化し、報告数が10倍に増加
--> ベテラン作業員と新人の作業の仕方を分析し、作業方法の改善から工程の組み立て、人員の配置まで改善した
--> 結果、導入9カ月で10%強の生産性向上に成功した
すべての工程と製品でトレーサビリティができるようになっている。それを取引先が高く評価してくれ、発注量が増えたという。製品がコモディティ化し、ハードウエアで差別化するのが難しくなるなか、サービスやソフトの部分で差別化していかないと世界では生き残っていけない。
  • 在庫回転率を高めるために、現行製品のトータルリードタイムは何日なのか?
  • 計画変更はリードタイムが伸びる要素であるが、それが多い製品とその理由は何か?
  • 設備の実際の稼働状況はどうか? 停止中の機械はあるか?
  • 品質不良発生率が高い工程はどこか?
  • 品質問題の発生時に、速やかにその影響範囲を特定できるか?
  • 品質問題の発生時に、影響範囲の特定で必要なデータはどこにあるか?