Search This Blog

Thursday, 29 March 2018

With Mr. Binod H.R - Executive VP from #Infosys, Hochiminh City 2018/03/28.

With Mr. Binod H.R - Executive VP from #Infosys, Hochiminh City 2018/03/28.

1/ Nhân viên nghỉ vì: a) salary, b) độ interesting của công việc. Cần nói cho họ sự khác biệt bản chất giữa FPT và các công ty làm product, hay giữa FPT và cty start-up. Nếu không cho họ high salary thì hãy tạo sự hấp dẫn trong công việc, bằng công nghệ, bằng rotation giữa các dự án. Cần làm cho nhân viên hiểu rất rõ về khách hàng, về những thứ họ đang làm cho khách hàng của FPT.

Start-up là thứ hấp dẫn với youngsters vì qua đó họ phải làm nhiều, nên học được nhiều. Làm việc cho cty của chính mình sẽ làm năng suất lao động tăng vọt, khác hẳn làm việc cho công ty của thằng khác.

2/ Dự án T&M, nếu không làm gì thì margin sẽ giảm year by year. Chỉ có cách negotiate một cách logical với khách hàng, cho họ lựa chọn: hoặc là ông tăng giá cho tôi hàng năm, để cover lạm phát etc. (và điều này nên được nêu rõ trong hợp đồng★1), hoặc ông chấp nhận cho tôi rotate nhân viên của tôi.

Ví dụ dự án T&M với 10HC, trong đó 4 seniors, 6 juniors - sau 1 thời gian thì bạn có thể manage để chỉ cần 7HC cũng vẫn deliver được lượng công việc cũ. Bạn có mấy lựa chọn:

a) Rút 2 senior và 1 junior ra để đi làm việc khác. Phần cost cho 3 người đó thì cưa đôi: khách hàng 1 nửa, FPT 1 nửa

b) Rút 3 người ra, nhét thêm 3 juniors vào, vẫn nhận được revenue như cũ mà lại có 3 người làm dự án khác.

Kiểu gì thì việc thương lượng với khách hàng cũng nên là việc của Delivery, không phải việc của bọn bán hàng - bọn đấy chỉ stay ở resort nào đó, và 1, 2, 3, dzo với khách thôi.

Confidence của khách khi làm với FPT nằm ở hội Delivery, không phải ở hội Hunter.

Đương nhiên đừng tạo ra tình huống sau: khách hàng lý luận rằng tớ chọn FPT vì competitive price, ấy thế mà các bạn tăng giá - nếu thế tớ chuyển việc sang công ty khác. Khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ mình nếu mình đảm bảo quality cho họ, đặc biệt là khách Nhật. Chỉ thương lượng các điều khoản bên trên khi quality đảm bảo.

Hãy transparent với khách, show cho họ biểu đồ biến thiên giữa revenue và nhân sự theo năm của Fsoft, dùng nó làm vũ khí để thương lượng về tăng giá/hoặc rotate người.

3/ Một số top guys nghỉ Fsoft vì chán outsourcing, muốn làm gì đó khác? Điều này không đúng, và nếu có thì đó là trách nhiệm của manager. Managers cần chủ động tạo ra môi trường tốt, cho họ cái gì đó mới,..

Người trẻ hiện nay khác người trẻ ngày xưa. Hãy tạo aspiration (step by step)!! Đừng bao giờ sợ việc có members giỏi hơn mình★2, mà hãy encourage smart guys to eliminate you. Đó là cách để chúng ta rảnh rang làm việc mới, việc lớn hơn.

4/ Đừng sub-contract nhân viên hiện tại. Nếu cần thì hãy sub-contract cho cựu nhân viên. Hãy tạo portal/network kết nối cựu Fsofters, hãy public các cơ hội cho họ quay lại★3. Nhưng nhớ là cần tuân thủ mấy nguyên tắc:

- Cựu nhân viên đó khi exit interview thì cần check khả năng "có thể re-hire hay không", cái này gọi là "clean exit." Lúc tuyển lại thì recruiter có thể check thông tin đó trong records, hoặc check cách nào đó để make sure là có thể re-hire người đó.

- Đừng có tăng pkg quá so với lúc họ nghỉ.

5/ Effort thừa (nếu có) nhờ tăng năng suất etc trong ODC, nếu không rotate người thì hãy focus cho họ được trained. Infosys có các lớp học (đủ các thể loại skills) vào lúc 16:00-19:00, everyday.

6/ Năng suất cho individual ư? Hừm, bản thân Infosys cũng không/chưa đo đạc, làm gì được. Bạn có biết được nhân viên của bạn làm gì trong 8 giờ vàng ngọc đâu.

Chỉ có năng suất theo dự án, theo team★4. Productivity theo LOC là 1 giải pháp, nhưng chắc chắn là khó chính xác được. Hãy đảm bảo rằng nhân viên thực sự làm việc trong 8 giờ vàng; nếu tốt hơn nữa thì thử Function Point analysis - cái này khó đấy, cần PM hands-on.

Ở Infosys thì năng suất đang được soi / cải thiện bằng cách:
- Có estimation model tốt, và hy vọng rằng estimation là đúng
- Từ đó sẽ remove các thể loại overhead, buffer ra - cố gắng deliver dự án bằng budget nhỏ hơn budget charge được★5.

7/ Làm LSI ư? Why? Fsoft sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều chuyên gia sẵn có, margin sẽ rất thấp. Bản thân các kỹ sư hw sẽ bị đồng nghiệp sw nhìn như là "step brother." Fsoft chỉ nên làm LSI/hardware khi đảm bảo kiếm được margin tốt hơn SW, thông qua những full solutions kết hợp cả vi mạch lẫn phần mềm nhúng.

8/ ERP consultant ư? Đừng có mà thuê nhiều như là nhân viên chính thức, hãy dùng sub-contract, mạng lưới freelancer. Chả biết bên Nhật thế nào chứ bên Âu, Mỹ thì nhan nhản. Tất nhiên là unit price sẽ đắt, nhưng không sao, hãy get things done trong giai đoạn dự án.

9/ SQA là quan trọng, delivery phải respect (S)QA officers; ngược lại (S)QA cũng đừng đóng vai cảnh sát/inspector. Thay vì chỉ raise issues, thì hãy đưa cả solutions. Nếu (S)QA mà làm được code review thì là brilliant.

PQA ư? Không cần thứ ấy. (P)QA nếu có thì hãy làm nhiệm vụ chia sẻ best practices, auditing. PQA có sứ mạng quan trọng tại các giai đoạn nào đó nhưng PQA không thể là 1 nghề, không có career-path cho PQA. Hãy rotate PQA và Delivery. Hãy đưa PQA trở về với Delivery, với Technology.

PQA để phục vụ việc report? Nếu cần thì đừng có nhiều layers, hãy sáng suốt de-layer các tầng mà chỉ làm nhõn việc consolidate. Hãy đưa các tầng không cần thiết trở lại với Delivery, với Technology.

Comtor? Hừm, comtor của tôi là cái điện thoại, là Google translate, (zero distance?).. Không có career-path cho Comtor. Comtor cũng giống PQA bên trên.

Quality Executive/SEPG (CQO - anh HyTQ) không nên report to CDO (a CuongDD), vì sẽ phát sinh conflict về interest ở đây★6. Quality Executive phải rất powerful, independent from Delivery/CDO.

CQO phải tự thiết kế escalation mechanism, và triển khai cơ chế đó★7.

10/ Tương lai ngành outsourcing à? Chịu!! Technology sẽ tạo ra rất nhiều đột phá. Chả có tương lai gì cho bọn làm BPO đâu. Level 1, level 2 jobs đã hầu hết được automated rồi. Một phần level 3 job cũng đang dần được automated bởi AI. Chắc chắn automation sẽ càng ngày càng khủng.

Xu thế tự làm tại các enterprises sẽ tăng lên. Và tổng thống Trump đang không có gì sai với đất nước của ông ấy cả. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu cái gì cũng tự làm thì sẽ đẩy cost lên cao, và cốt lõi hơn: làm gì có người mà làm?

Nên tôi vẫn nghĩ ngành out-sourcing vẫn sống khỏe trong 15-20 năm nữa. Tuy nhiên, số lượng large scale contracts sẽ giảm đi, giá trị sẽ được shift hay tồn tại ở những công nghệ mới, công nghệ khó (ví dụ advanced data analytics, facebook, google,.. - bạn cần tạo ra WOW cho khách hàng.)

Software vẫn là tương lai, be fair to software engineers.

Let's wait and see.

11/ Sub-contract cho công ty ngoài ư? Không nên, vì bạn cần control 100% chất lượng mà, ngoài ra còn rủi ro sub-contractors sẽ bypass FPT để làm trực tiếp với khách hàng của FPT.

Chỉ sub-contract những việc đơn giản (nếu cần), ví dụ Infosys đang out-source level 1, level 2 của các việc internal IT cho công ty bên ngoài.

Wednesday, 7 March 2018

CHIẾN LƯỢC GÁI XINH CHỐNG Ế

CHIẾN LƯỢC GÁI XINH CHỐNG Ế

 

Đợt vừa rồi, tôi về Việt Nam cũng gặp một số người bạn cũ. Em cũng là một người bạn tôi quen từ hồi đại học nhưng vì ở xa nên cũng ít có điều kiện gặp. Khi hỏi về cuộc sống hiện tại, em thỏ thẻ tình trạng của mình-"Biết bao mùa hoa mai, chưa cùng ai lọ mọ. Biết bao mùa khoai sọ, chưa lọ mọ cùng ai". Tôi khá ngạc nhiên vì em là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, lại là chủ một tiệm Spa, cũng có của ăn của để. Dường như đây không phải vấn đề của riêng em mà còn của rất nhiều bạn nữa. Em cũng đi tư vấn tâm lý, rồi các lớp học về tình yêu mà tình trạng vẫn chẳng khá khẩm hơn. Em nhờ vả tôi thiết kế một chiến lược kiếm người yêu cho mình. Sau một thời gian nói chuyện, tôi nắm bắt được một số ý chính của em.

 

+Định vị bản thân: người phụ nữ xinh đẹp, thành đạt, giỏi kinh doanh

+Đối tượng mục tiêu: Nam giới, độ tuổi 28-40, thành đạt trong sự nghiệp, tài khoản ngân hàng có tầm chục tỷ. Theo em, như vậy mới xứng.

 

Tôi cười lớn: "Em mà xác định như vậy thì ế là đúng rồi vì định vị thương hiệu và thị trường đều sai."

 

Tôi phân tích cho em:

-Em có thứ người ta không cần và thứ cần thì lại không có. Nếu người đàn ông đến với em vì nhan sắc thì em không thể đọ được với những cô người mẫu, diễn viên ngoài kia, thậm chí những em mười tám, đôi mươi xinh tươi mơn mởn. Nếu đàn ông cần tìm người giỏi kinh doanh thì em cũng không giỏi bằng những chuyên gia mà họ có thể thuê hoặc hợp tác. Nói tóm lại, ở cả hai thị trường cạnh tranh em đều ở thế yếu. Tất cả những phẩm chất em coi là thế mạnh thì đều chưa đạt tới "điểm chạm" khiến khách hàng thay đổi hành vi.

 

-Nhưng đó là những đặc điểm tốt mà! – Em cự nự

-Đúng là những điểm tốt nhưng cũng vì vậy mà em đang ở một phân khúc thị trường rất "chơi vơi"-"chân không chạm đất, đầu không chạm trời". Với những chàng trai bình thường thì họ sẽ không dám với tới em khi em vừa có nhan sắc và tài chính. Đàn ông ai cũng muốn là trụ cột gia đình, chứ không phải cụ chột trong gia đình. Còn với đàn ông đủ sức chinh phục em thì họ cũng có thể chinh phục được những cô gái khác mà theo họ là tốt hơn em. Ở một thị trường, các chàng trai thấy chi phí đầu tư vào em quá lớn. Còn ở thị trường khác, chi phí đầu tư vào em lại kém hiệu quả khi họ có thể tán tỉnh một cô gái trẻ đẹp hơn với mức đầu tư bằng hoặc thấp hơn.

 

-Vậy em phải làm thế nào để có thể thu hút được đàn ông?

 

- Có hai cách: em cần giảm tiêu chuẩn, bước vào thị trường bình dân hoặc hoàn thiện bản thân để bước vào phân khúc hạng sang. Trước khi quyết định chiến lược thì cần phải xem lại mục đích. Mục đích của em là hạnh phúc nên anh không khuyên em hạ thấp tiêu chuẩn. Yêu một người đàn ông mà không có gì để mình nể phục thì em sẽ không thể hạnh phúc. Em cần đầu tư thêm để bước vào phân khúc thời thượng, hạng sang.

 

-Anh chia sẻ cụ thể đi!-Em tò mò

 

-Để trở nên sang chảnh, cách dễ nhất là hoàn thiện mẫu mã, bao bì còn khó hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo các giá trị vô hình. Em nên học thêm về makeup và đầu tư vào trang phục để nhan sắc thật lộng lẫy, kiêu sa. Sau đó, em có thể tạo thêm các giá trị vô hình bằng cách đi thi vài cuộc thi nhan sắc, người mẫu, hoa hậu gì đó. Khi sản phẩm không có sự khác biệt (ở đây là nhan sắc) thì người ta sẽ tập trung vào những câu chuyện đằng sau, những thông điệp tạo giá trị vô hình. – Tôi nói

 

-Nâng cao chất lượng sản phẩm thì khó hơn chút. Em cần tìm hiểu xem đối tượng của mình cần điều gì? Nếu anh ta cần một người phụ nữ biết giao tiếp thì em cần nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Nếu anh ta muốn ăn ngon, thích nhậu thì hãy biết cách nấu những món nhậu ngon để anh ta mời bạn bè về nhà cùng nhậu. Đàn ông "chết" cục bộ chứ không phải tổng thể. Chỉ cần em xuất sắc một trong những hạng mục mà anh ta cần là đủ rồi. Như trong kinh doanh, đôi lúc cảm xúc là điều quyết định, lấn át cả lý trí.

 

Mắt em sáng lên rồi lại thoáng chút ngần ngại:

-Nếu em lên phân khúc hạng sang khó quá thì còn cách nào không anh?

 

-Tất nhiên là có cách. Em có thể đi vào thị trường ngách. Thị trường ngách là những thị trường chưa ai để ý hoặc nó có một số điểm đặc biệt. Ví dụ như em có thể tìm người đàn ông khiến em kính nể về tri thức chứ không phải tài chính. Hoặc anh ta có điểm gì đó khiến anh ta hiện giờ vẫn chưa có người yêu: mải mê công việc, du học mới về…

 

-Nghe anh nói xong thì em tự tin năm sau ra mắt người yêu với anh rồi – Em cười tít mắt

 

P/s: Các bạn có thể chia sẻ từ tường FB của mình.

 

Ảnh minh họa - Google

#ldcl #xinhmae #thoate

--------------------------

Vũ Minh Trường - NCS Tiến sĩ Lãnh Đạo Chiến Lược, ĐH James Madison